Bài soạn Hình học 9 - Trường THCS Đông Thạnh - Tuần 27 năm 200 7 - 2008

Bài soạn Hình học 9 - Trường THCS Đông Thạnh - Tuần 27 năm 200 7 - 2008

I. MỤC TIÊU

 -Kiến thức: HS hiểu được góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đường tròn và số đo của mỗi loại góc đó.

 -Kỹ năng: HS xác định được góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đường tròn. Tính đúng số đo của góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đường tròn.

 -Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác trong tính toán, lập luận. Phát triển trí tưởng tượng không gian, tư duy logic, tư duy xuôi ngược, biết quy lạ về quen.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

 - Phương pháp gởi mở – vấn đáp đan xen hoạt động nhóm.

III. CHUẨN BỊ

 -Gv: sgk Toán 9, phấn màu, thước, compa, êke, bảng phụ.

 -HS: sgk Toán 9, thước, êke, compa, học bài và làm bài tập trước ở nhà.

IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 934Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Hình học 9 - Trường THCS Đông Thạnh - Tuần 27 năm 200 7 - 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27– Tiết 49
Ngày soạn: 03.03.2009
Ngày dạy: 11à14.03.2009
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
	-Kiến thức: HS hiểu được góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đường tròn và số đo của mỗi loại góc đó.
	-Kỹ năng: HS xác định được góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đường tròn. Tính đúng số đo của góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đường tròn.
	-Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác trong tính toán, lập luận. Phát triển trí tưởng tượng không gian, tư duy logic, tư duy xuôi ngược, biết quy lạ về quen.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
	- Phương pháp gởi mở – vấn đáp đan xen hoạt động nhóm.
III. CHUẨN BỊ
	-Gv: sgk Toán 9, phấn màu, thước, compa, êke, bảng phụ.
	-HS: sgk Toán 9, thước, êke, compa, học bài và làm bài tập trước ở nhà.
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Oån định và kiểm tra bài cũ – 5 phút
a) Oån định
 -Gọi LT báo cáo sĩ số.
b) Kiểm tra bài cũ
 - Gọi hs lên bảng làm bài.
 1. Phát biểu và chứng minh định lí về số đo của góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. 
2. Phát biểu và chứng minh định lí về số đo của góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn. 
 -LT báo cáo sĩ số.
 -Hs lên bảng trả bài.
HS1: câu 1.
HS2: câu 2.
Hoạt động 2: Luyện tập – 39 phút
Bài 40/83 
 ADS = (góc có đỉnh D ở bên trong đường tròn) (1) 
 SAD = (góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung) (2) 
 BE = CE (gt) (3) 
Từ (1), (2), (3) Þ ADS = SAD
Þ DSAD cân tại S Þ SA = SD
GV cho HS lên bảng vẽ hình theo yêu cầu đề bài.
Để SA=SD ta làm như thế nào?
Để DSAD cân tại S ta chứng minh điều gì?
Lưu ý sử dụng bên góc bên trong đường tròn để chứng minh.
Nhận xét – đánh giá.
HS trả lời làm bài theo hướng dẫn.
HS lên bảng CM 
 ADS = (1) 
 SAD = (2) 
 BE = CE (gt) (3) 
Từ (1), (2), (3) Þ ADS = SAD
Þ DSAD cân tại S Þ SA = SD
Bài 41/83 : 
 Â = (1) 
(góc có đỉnh ở ngoài đường tròn) 
 BSM = (2) 
(góc có đỉnh ở trong đường tròn) 
Cộng (1) và (2) có : 
 Â + BSM = sđ CN 
Mà CMN = (góc nt) 
Nên  + BSM = 2. CMN 
GV cho HS lên bảng vẽ hình 
Góc A là góc gì?
Góc BSM là góc như thế nào?
Góc CMN là góc như thế nào?
Gv theo dõi và sửa lại bài.
HS lên bảng vẽ hình 
HS thực hiện theo yêu cầu.
 Â = (1) 
(góc có đỉnh ở ngoài đường tròn) 
 BSM = (2) 
(góc có đỉnh ở trong đường tròn) 
Cộng (1) và (2) có : 
 Â + BSM = sđ CN 
Mà CMN = (góc nt) 
Nên  + BSM = 2. CMN 
Bài 43/83 
 Ta có: 
 AIC = 
(góc có đỉnh ở trong đường tròn) 
AC = BD (AB // CD) 
Þ AIC = sđ AC (1) 
 AOC = sđAC (góc ở tâm) (2) 
Từ (1), (2) Þ AIC = AOC 
GV cho HS lên bảng vẽ hình theo yêu cầu đề bài 
 Góc AIC bằng cái gì?
 Góc AOC là góc như thế nào và bằng gì?
Hai dây cung song song với nhau thì chắ các cung như thế nào với nhau?
HS trả lời theo yêu cầu.
HS lên bảng giải BT
 AIC = 
(góc có đỉnh ở trong đường tròn) 
AC = BD (AB // CD) 
Þ Sđ AIC = sđ AC (1) 
Sđ AOC = sđ AC (góc ở tâm) (2) 
Từ (1), (2) Þ AIC = AOC 
Hoạt động 3: Dặn dò – 1 phút
Về nhà các em xem lại bài và đọc trước bài “Cung chứa góc”
HS theo dõi – lắng nghe.
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Tuần 27– Tiết 50
Ngày soạn: 03.03.2009
Ngày dạy: 11à14.03.2009
§6. CUNG CHỨA GÓC
I. MỤC TIÊU
	-Kiến thức: HS nhận biết được bài toán quỹ tích, hiểu được quỹ tích cung chứa góc, vận dụng được cách trình bày lời giải một bài toán quỹ tích.
	-Kỹ năng: HS bước đầu vận dụng bài toán quỹ tích, vận dụng được quỹ tích cung chứa góc..
	-Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác trong tính toán, lập luận. Phát triển trí tưởng tượng không gian, tư duy logic, tư duy xuôi ngược, biết quy lạ về quen.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
	- Phương pháp gởi mở – vấn đáp đan xen hoạt động nhóm.
III. CHUẨN BỊ
	-Gv: sgk Toán 9, phấn màu, thước, compa, êke, bảng phụ.
	-HS: sgk Toán 9, thước, êke, compa, học bài và đọc bài trước ở nhà.
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Oån định và giới thiệu bài mới – 3 phút
a) Oån định
 -Gọi LT báo cáo sĩ số.
b) Kiểm tra bài cũ
 - Liệu ba điểm M, N, P có cùng thuộc một cung tròn căng dây AB hay không? 
 -LT báo cáo sĩ số.
 -Hs theo dõi – lắng nghe và dự đoán trả lời.
Hoạt động 2: Tiếp cận bài toán quỹ tích – 10 phút
1. Bài toán qũy tích “cung chứa góc”
Bài toán: sgk.83
?1. sgk/84
?2. sgk/84
Gọi hs đọc bài toán và yêu câu HS thực hiện ?1
Nhận xét – sửa bài. 
Gọi hs khác chứng minh. 
HD: Tam giác vuông nội tiếp đường tròn. Tâm của đường tròn là trung điểm của cạnh huyền.
Sử dụng tấm bìa thực hiện ?2 và cho HS nhận xét kết quả.
Một hs đọc bài toán.
HS thực hiện ?1
Một hs lên bảng vẽ hình.
HS thực hiện theo yêu cầu.
Ta có:
 (gt)
Nên N1, N2, N3 nằm trên đường tròn đường kính CD. 
HS nhận xét: - Điểm M di chuyển trên hai cung tròn nằm trên 2 nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa đoạn AB.
Hoạt động 3: Chứng minh bài toán quỹ tích “cung chứa góc” – 20 phút
a. Phần thuận : (h.40)
- Giả sử M là một điểm bất kỳ, sao cho AMB = a và nằm trong một nửa mp có bờ AB. 
Kẻ tiếp tuyến Ax của đường tròn đi qua A, M, B
. Vậy O nằm trên đt .
Mà O nằm trên đường trung trực d của AB => O là giao điểm của d và Ay cố định không phục thuộc vào M. 
Vậy M thuộc cung tròn AmB.
b. Phần đảo (h.41)
- Lấy M’ Ỵ AmB 
- AMB là góc nội tiếp chắn AnB mà xAB là góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung (chắn AnB).
Nên AM’B = xAB = a 
CM tương tự ta có Am’B đối xứng với AmB qua AB.
Nên ta đều có: 
c. Kết luận: Với đoạn thẳng AB và góc a cho trước thì quỹ tích các điểm M thỏa mãn là hai cung chứa góc a dựng trên đoạn AB.
d. Chú ý: sgk/85 
Cách vẽ cung (sgk.86)
- Giới thiệu bài toàn quỹ tích SGK trang 89. 
- Xét một nửa mp có bờ là đường thẳng AB. 
- GV hướng dẫn HS vẽ AmB theo SGK trang 90. 
Hướng dẫn hs cách chứng minh phần đảo.
Cho HS nêu kết luận tương tự sgk.
Dựa vào bài đã chứng minh cho hs nêu cách vẽ cung chứa góc.
Một hs đọc đề.
HS phát hiện các yếu tố.
HS theo dõi.
HS phát hiện các yếu tố.
 HS theo dõi
 HS nêu tương tự sgk.
 HS quan sát hình và nêu như sgk/86. 
Hoạt động 3: Cách giải bài toán quỹ tích – 7 phút
2. Cách giải bài toán quỹ tích
Phần thuận : Mọi điểm có tính chất T đều thuộc hình H.
Phần đảo: Mọi điểm thuộc hình H đều có tính chất T. 
Kết luận : qũy tích (hay tập hợp) các điểm M có tính chất T là hình H.
Muốn chứng minh qũy tích các điểm M thỏa tính chất T là một hình H nào đó, ta phải chứng minh hai phần: phần thuận và phần đảo 
Trong nhiều trường hợp cần dự đoán hình H trước khi chứng minh
Hoạt động 4: Củng cố – 4 phút
Cho hs nhắc lại cách vẽ cung chưa góc và cách giải bài toán quỹ tích.
Một số hs đứng tại chỗ phát biểu.
Hoạt động 5: Dặn dò – 1 phút
Về nhà các em xem lại bài – học bài và làm bt 48 – 49 – 50 sgk.
HS theo dõi lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27 (moi).doc