Bài soạn Hình học 9 - Trường THCS Đông Thạnh - Tuần 8 năm 2009

Bài soạn Hình học 9 - Trường THCS Đông Thạnh - Tuần 8 năm 2009

I. MỤC TIÊU

 Qua bài này, học sinh cần nắm được:

 -Kiến thức: Nhận biết được ứng dụng toán vào thực tiễn. Hiểu được cách vận dụng toán học trong khi giải quyết vấn đề đặt ra của thực tiễn; tác dụng của một số dụng cụ như: giác kế, thước dây. Vận dụng được hệ thức trong tam giác vuông giải bài toán được toán học hóa.

 -Kỹ năng: Biết cách sử dụng dụng cụ đo đạc ngoài trời. Có kỹ năng xác định chiều cào của vật. Vận dụng thành thạo hệ thức trong tam giác vuông.

 -Thái độ: Cẩn thận chính xác trong tính toán, lập luận. Tinh thần làm việc tập thể. Phát triển tư duy logic, trí tưởng tượng không gian.

II. PHƯƠNG PHÁP

 -Gởi mở vấn đáp đan xen hoạt động nhóm.

III. CHUẨN BỊ

 -GV: Sgk Toán 9, thước thẳng, compa, phấn màu, máy tính fx-220, thước cuộn, giác kế, cọc mốc, bảng phu.

 -HS: Sgk Toán 9, thước thẳng, compa, máy tính fx-220, cọc, thước cuộn.

IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Hình học 9 - Trường THCS Đông Thạnh - Tuần 8 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8– Tiết: 15 	 	 Ngày soạn: 30.09.2009	 Ngày dạy: 07à09.10.2009
§5. ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA CÁC TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN. THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI
I. MỤC TIÊU
	Qua bài này, học sinh cần nắm được:
	-Kiến thức: Nhận biết được ứng dụng toán vào thực tiễn. Hiểu được cách vận dụng toán học trong khi giải quyết vấn đề đặt ra của thực tiễn; tác dụng của một số dụng cụ như: giác kế, thước dây. Vận dụng được hệ thức trong tam giác vuông giải bài toán được toán học hóa.
	-Kỹ năng: Biết cách sử dụng dụng cụ đo đạc ngoài trời. Có kỹ năng xác định chiều cào của vật. Vận dụng thành thạo hệ thức trong tam giác vuông. 
	-Thái độ: Cẩn thận chính xác trong tính toán, lập luận. Tinh thần làm việc tập thể. Phát triển tư duy logic, trí tưởng tượng không gian.
II. PHƯƠNG PHÁP
	-Gởi mở vấn đáp đan xen hoạt động nhóm.
III. CHUẨN BỊ
	-GV: Sgk Toán 9, thước thẳng, compa, phấn màu, máy tính fx-220, thước cuộn, giác kế, cọc mốc, bảng phu.ï
	-HS: Sgk Toán 9, thước thẳng, compa, máy tính fx-220, cọc, thước cuộn..
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Oån định và giới thiệu bài mới – 2 phút
1) Oån định
 -Gọi LT báo cáo sĩ số lớp.
2) Giới thiệu bài.
 -Ở lớp 8 ta biết được cách đo chiều cao của một vật. Hôm nay chung ta cùng tìm hiểu cách đo khác.
 -LT báo cáo sĩ số.
 -HS theo dõi.
Hoạt động 2: Bài mới – 42 phút
Hoạt động 2.1: Xác định chiều của vật - 10 phút
1.  Xác định chiều cao của vật: 
* Các bước thực hiện:
 Đặt giác kế thẳng đứng cách chân tháp một khoảng bằng a (CD=a).
+ đo chiều cao của giác kế giả sử bằng b.
Dùng giác kế đo 
 Þ tính tga 
- Độ cao cột cờ: AD = b + a.tga
?1 sgk.90
@ Gv đưa hình 34 từ bảng phụ lên bảng.
@ Gv nêu nhiệm vụ:
xác định chiều cao của một tháp mà không cần lên đỉnh tháp. 
@ Gv giới thiệu: độ dài AD là chiều cao tháp mà khó đo trực tiếp được.
Ø Độ dài OC là chiều cao của giác kế.
Ø CD là khỏang cách từ chân tháp tới nơi đặt giác kế. 
-Yêu cầu HS thực hiện ?1 
@ Theo em qua hình vẽ em hãy nêu các yếu nào ta có thể xác định được? Bằngcách nào? 
-Nhận xét – đánh giá
* HS chuẩn bị: Giác kế, thước cuộn, máy tính (hoặc bảng số) 
* HS làm theo các bước h.dẫn (quan sát h.34 – SGK trang 90) 
* Độ cao cột cờ là AD: 
AD = AB + BD (BD = OC = b) 
* Dựa vào D AOB vuông tại B để có : AB = a.tga 
 -HS thảo luận thực ?1 
 Tam OAB vuông tại B, nên OB=a
Hoạt động 2.2: Thực hành đo đạc ngoài trời - 27 phút
 -Kiểm tra các dung cụ học sinh và phân công nhiệm vụ, đồng thời tập trung lớp tại vị trí tập kết.
 -Cho học bắt đầu thực hiện và hướng dẫn từng nhóm.
 -HS kiểm tra lại các dụng cụ và phân công nhiệm vụ từng thành viên của nhóm.
 -Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
 *Chuẩn bị dụng cụ đo.
 *Các bước thực hiện.
 * Nhiệm vụ đo chiều cao của vật.
 *Với mỗi bước đo, thư ký của tổ ghi lại các sô liệu đo đạc và kết qủa tính toán.
 *Thực hiện như hướng dẫn.
Hoạt động 2.3: Báo cáo lại kết qủa - 5 phút
 -Tập trung toàn lớp.
 -Báo cáo của mỗi nhóm.
 -Chính xác hóa, xử lý sai số.
-Hướng dẫn HS tìm ra cách đo chiều cao của một vật.
 -Tập trung tại vị trí tập kết ban đầu.
 -Mỗi nhóm cử đại diện báo cáo.
 -Xác nhận kết qủa đo đạc gần đúng nhất.
 -Cách đo chiều cào của vật.
Hoạt động 3: Dặn dò – 1 phút
 -Về các em xem lại bài và chuẩn bị các dụng cụ như: êke đạc, giác kế, thước cuộn,
 -HS theo dõi lắng nghe.
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Tuần: 8– Tiết: 16 	 	 Ngày soạn: 30.09.2009	 Ngày dạy: 07à09.10.2009
§5. ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA CÁC TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN. THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI (tt)
I. MỤC TIÊU
	Qua bài này, học sinh cần nắm được:
	-Kiến thức: Nhận biết được ứng dụng toán vào thực tiễn. Hiểu được cách vận dụng toán học trong khi giải quyết vấn đề đặt ra của thực tiễn; tác dụng của một số dụng cụ như: giác kế, thước dây. Vận dụng được hệ thức trong tam giác vuông giải bài toán được toán học hóa.
	-Kỹ năng: Biết cách sử dụng dụng cụ đo đạc ngoài trời. Biết cách xác định khoảng cách giữa hai điểm. Vận dụng thành thạo hệ thức trong tam giác vuông. 
	-Thái độ: Cẩn thận chính xác trong tính toán, lập luận. Tinh thần làm việc tập thể. Phát triển tư duy logic, trí tưởng tượng không gian.
II. PHƯƠNG PHÁP
	-Gởi mở vấn đáp đan xen hoạt động nhóm.
III. CHUẨN BỊ
	-GV: Sgk Toán 9, thước thẳng, compa, phấn màu, máy tính fx-220, thước cuộn, giác kế, cọc mốc, bảng phu.ï
	-HS: Sgk Toán 9, thước thẳng, compa, máy tính fx-220, cọc, thước cuộn..
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Oån định và giới thiệu bài mới – 2 phút
1) Oån định
 -Gọi LT báo cáo sĩ số lớp.
2) Giới thiệu bài.
 -Tiết trước chúng ta đã biết cách đo chiều cao của vật. Và để nắm được cách đo khoảng cách thì hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách xác định khoảng cách ở phần tiếp theo bài trước.
 -LT báo cáo sĩ số.
 -HS theo dõi.
Hoạt động 2: Bài mới - 42 phút
Hoạt động 2.1: Xác định khoảng cách - 10 phút
2.  Xác định khỏang cách
* Các bước thực hiện: 
- Dùng giác kế đạc vạch Ax^AB 
- Đo AC = a (C Ỵ Ax) 
- Dùng giác kế đo 
Þ Chiều rộng : AB = a. tga
?2 sgk.91
Vì hai bờ sông song song và AB với 2 bờ sông.
Nên chiều rộng khúc sông chính là đoạn AB.
Có D ACB vuông tại A.
AC=a.
AB=a.tg .
- GV nêu nhiệm vụ : xác định chiều rộng con đường trước cổng trường mà việc đo đạc chỉ tiến hành tại một bên đường. (hoặc hai điểm)
- Dựa vào sơ đồ h.35 – SGK trang 91. GV hướng dẫn HS thực hiện và kết quả tính được là chiều rộng AB của con đường. 
-Yêu cầu HS thực hiện ?2 
 -Nhận xét – đánh giá
 -HS theo dõi.
- HS chuẩn bị : ê-ke đạc, giác kể, thước cuộn, máy tính (hoặc bảng số) (quan sát h.35 - SGK trang 91) 
 -HS theo dõi lắng nghe và trả lời.
 -HS thực hiện ?2
- DABC vuông tại A và có 
=> AB = a.tga 
Hoạt động 2.2: Thực hành đo đạc ngoài trời - 27 phút
 -Kiểm tra các dung cụ học sinh và phân công nhiệm vụ, đồng thời tập trung lớp tại vị trí tập kết.
 -Cho học bắt đầu thực hiện và hướng dẫn từng nhóm.
 -HS kiểm tra lại các dụng cụ và phân công nhiệm vụ từng thành viên của nhóm.
 -Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
 *Chuẩn bị dụng cụ đo.
 *Các bước thực hiện.
 * Nhiệm vụ xác định khoảng cách giữa hai điểm.
 *Với mỗi bước đo, thư ký của tổ ghi lại các sô liệu đo đạc và kết qủa tính toán.
 *Thực hiện như hướng dẫn.
Hoạt động 2.3: Báo cáo lại kết qủa - 5 phút
 -Tập trung toàn lớp.
 -Báo cáo của mỗi nhóm.
 -Chính xác hóa, xử lý sai số.
-Hướng dẫn HS tìm ra cách xác định khoảng cách giữa hai điểm.
 -Tập trung tại vị trí tập kết ban đầu.
 -Mỗi nhóm cử đại diện báo cáo.
 -Xác nhận kết qủa đo đạc gần đúng nhất.
 -Cách xác định khoảng cách giữa hai điểm.
Hoạt động 3: Dặn dò – 1 phút
 -Về các em xem lại bài, học thuộc các định lý – công thức ở các bài đã học ở phần tóm tăt chương. Và làm các bài tập 35, 36, 37 sgk,
 -HS theo dõi lắng nghe.
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Đông Thạnh, ngày  tháng  năm 2009
Duyệt của tổ chuyên môn
Tổ trưởng
Nguyễn Tuấn Khanh

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8 (moi sua).doc