Bài soạn Hình học khối 9 - Tuần 15

Bài soạn Hình học khối 9 - Tuần 15

LUYỆN TẬP.

A. MỤC TIÊU

- Củng cố các tính chất của tiếp tuyến của đường tròn, đường tròn nội tiếp tam giác.

- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, vận dụng các tính chất của tiếp tuyến vào bài tập tính toán và chứng minh.

- Bước đầu vận dụng tính chất của tiếp tuyến vào bài tập quỹ tích và dựng hình.

B. CHUẨN BỊ

Giáo viên: Thước thẳng, com pa, bảng phụ, phấn màu.

 Học sinh: Thước thẳng, com pa.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP

 I. ổn định lớp: (1 phút)

II. Kiểm tra bài cũ.(7 phút)

1.Nêu các tính chất của tiếp tuyến?

Thế nào là đường tròn nội tiếp tam giác? Xác định tâm của đường tròn nội tiếp tam giác?

Chữa bài 26a,b.

2. Thế nào là đường tròn bàng tiếp tam giác? Xác định tâm của đường tròn đó?

Chữa bài 27 sgk.

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Hình học khối 9 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15	
Tiết 29
 Ngày soạn: 26/11/08
 Ngày dạy: 3/12/08
Luyện tập.
A. Mục tiêu
Củng cố các tính chất của tiếp tuyến của đường tròn, đường tròn nội tiếp tam giác.
Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, vận dụng các tính chất của tiếp tuyến vào bài tập tính toán và chứng minh.
Bước đầu vận dụng tính chất của tiếp tuyến vào bài tập quỹ tích và dựng hình.
B. Chuẩn bị
Giáo viên: Thước thẳng, com pa, bảng phụ, phấn màu.
	Học sinh: Thước thẳng, com pa.
C. hoạt động dạy học trên lớp 
	I. ổn định lớp: (1 phút)	
II. Kiểm tra bài cũ.(7 phút)
1.Nêu các tính chất của tiếp tuyến?
Thế nào là đường tròn nội tiếp tam giác? Xác định tâm của đường tròn nội tiếp tam giác?
Chữa bài 26a,b.
2. Thế nào là đường tròn bàng tiếp tam giác? Xác định tâm của đường tròn đó?
Chữa bài 27 sgk.
III. Dạy học bài mới: (30 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 30 tr 116 sgk.
-Cho hs nghiên cứu đề bài 
-Gọi 1 hs lên bảng vẽ hình, ghi gt – kl.
-Nhận xét?
-GV nhận xét, bổ sung nếu cần
-Ax, By, CD là tiếp tuyến của nửa (O) theo tính chất tiếp tuyến ta suy ra điều gì ? (Về góc)
-Nhận xét?
CO là tia phân giác của , OD là tia phân giác của góc ?
-Nhận xét?
CD = AC + BD
CM = CA, MD = BD
Ax, By, CD là tiếp tuyến của (O).
-Gọi 1 hs lên bảng chứng minh.
Bài 31 tr116 sgk.
-Gọi 1 hs lên bảng vẽ hình, ghi gt – kl.
-Nhận xét?
GV nhận xét.
-Cho hs thảo luận theo nhóm .
-Kiểm tra sự thảo luận của hs.
-Cho hs kiểm tra chéo giữa các nhóm.
-1 HS lên trình bày bài.
-Nhận xét?
-GV nhận xét, bổ sung nếu cần.
Bài 32 tr 116 sgk.
-Cho hs nghiên cứu đề bài.
-Gọi 1 hs lên bảng vẽ hình, ghi gt – kl.
-Nhận xét?
-KT hs dưới lớp.
OD = 1 cm AD =? 
-Nhận xét?
ADC có ? DC = ?
 -Nhận xét?
 BC =?
Vậy SABC =?
-Nhận xét?
 chọn đáp án đúng?
 Nửa (O;AB/2) Ax AB, By AB. 
GT M (O), tiếp tuyến tại M cắt Ax 
 tại C, cắt By tại D. 
KL a) 
 b) CD = AC + BD.
 c) AC.BD không đổi.
-Thảo luận theo nhóm 
-Nhận xét.
-Bổ sung.
-OC là phân giác , OD là phân giác của .
-Nhận xét.
 và là 2 góc kề bù OC OD
-Theo tính chất tiếp tuyến thì CM = CA, MD = MB
 CD = AC + BD
-1 hs lên bảng chứng minh, dưới lớp làm vào vở
Chứng minh
a) Theo tính chất tiếp tuyến ta có OC là phân giác , OD là phân giác của mà và là 2 góc kề bù OC OD hay .
b) Theo tính chất tiếp tuyến ta có CM = CA, MD = MBCM + MD = CA+ BD CD = AC + BD. 
c) Ta có AC.BD = CM.MD. Trong tam giác vuông COD có OM CD CM.MD = OM2 ( theo hệ thức lượng trong tam giác vuông) AC.BD = R2 (không đổi).
-1 hs lên bảng vẽ hình, ghi gt – kl.
-nhận xét.
-Thảo luận theo nhóm.
-Phân công nhiệm vụ các thành viên.
-Kiểm tra chéo nhau.
Chứng minh.
a) Ta có AD = AF, BD = BE, CF = CE (Theo tính chất tiếp tuyến)
 AB + AC - BC 
= AD + DB + AF + FC – BE – EC 
= AD + DB + AD + FC – BD – FC 
= 2 AD.
b) Các hệ thức tương tự là:
2BE = BA + BC – AC.
2CF = CA + CB – AB .
-Nhận xét.
-Bổ sung.
-Nghiên cứu đề bài.
-1 hs lên bảng vẽ hình, ghi gt – kl.
-Nhận xét.
-Bổ sung.
AD = 3cm.
-Nhận xét.
ADC vuông tại D có 
DC = AD.cotg600
BC = 2DC 
SABC = 
Giải.
Theo tính chất trung tuyến ta có OD = 1 AD = 3 cm.
Trong tam giác vuông ADC có DC = AD.cotg600 = BC = 2DC = 2 cm 
 SABC = = cm2.
Vậy đáp án D là đúng.
-Chọn đáp án đúng là D.
IV. Luyện tập củng cố:( 5 phút)
GV nêu lại các dạng toán trong tiết học.
Bài 28 tr 116 sgk.
Theo tính chất của 2 tiếp tuyến cắt nhau thì tâm của các đường tròn tiếp xúc với 2 cạnh của góc xOy nằm trên tia phân giác trong của góc xOy.	
V.Hướng dẫn về nhà:( 2 phút)
-Học thuộc bài.
-Xem lại các bài đã chữa.
-Làm bài 54, 55, 56, 61, 62 tr 137 – 137 sbt. 
*****************************
Tuần 15	
Tiết 30
 Ngày soạn: 26/11/08
 Ngày dạy: 6/12/08
Đ7.Vị trí tương đối của hai đường tròn.
A. Mục tiêu
Nắm được ba vị trí tương đối của hai đường tròn, tính chất của hai đường tròn cắt nhau, tiếp xúc nhau.
Biết vận dụng các tính chất của hai đường tròn cắt nhau, tiếp xúc nhau vào các bài tập tính toán hoặc chứng minh.
Rèn tính chính xác trong phát biểu, chứng minh, vẽ hình và tính toán.
B. Chuẩn bị
Giáo viên: Thước thẳng, com pa, bảng phụ, phấn màu.
	Học sinh: Thước thẳng, com pa.
C. hoạt động dạy học trên lớp 
	I. ổn định lớp: (1 phút)	
II. Kiểm tra bài cũ.(7 phút)
Chữa bài 56 tr 135 sbt.
III. Dạy học bài mới: (30 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ba vị trí tương đối của hai đường tròn.
?1. sgk tr 117.
-Cho hs nghiên cứu đề bài ?1.
-Gọi hs trả lời.
-Dùng mô hình cho hs phát hiện các vị trí tương đối của hai đường tròn.
-Nhận xét?
-GV nhận xét, bổ sung nếu cần.
-Kiểm tra độ chính xác của các hình vẽ.
-GV nhận xét, nêu 1 số khái niệm.
Hai đường tròn có hai điểm chung được gọi là hai đường tròn cắt nhau, hai điểm chung gọi là 2 giao điểm, đoạn thẳng nối 2 giao điểm gọi là dây cung chung
Hai đường tròn chỉ có 1 điểm chung được gọi là hai đường tròn tiếp xúc nhau, điểm chung được gọi là tiếp điểm.
Hai đường tròn không có điểm chung nào được gọi là hai đường tròn không giao nhau..
2. Tính chất đường nối tâm
Cho (O) và (O’). thì đường thẳng OO’ gọi là đường nối tâm, đoạn thẳng OO’ gọi là đoạn nối tâm.
?2. sgk tr 118.
-Cho hs thảo luận theo nhóm ?2.
-Theo dõi sự thảo luận của các nhóm.
-yêu cầu 1 em lên bảng làm bài.
-Nhận xét?
-GV nêu nội dung định lí.
ĐịNH Lí
a) Nếu hai đường tròn cắt nhau thì hai giao điểm đối xứng nhau qua đường nối tâm, tức là đường nối tâm là đường trung trực của dây chung.
b) Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm.
- Cho hs đọc nd định lí.
-Cho hs làm ?3.
-Xác định vị trí của (O) và (O’)?
-(O) và (O’) cắt nhau mối quan hệ giữa OO’ và AB?
-Mối quan hệ giữa AB và CB?
 ?
Nhận xét?
-Gọi 1 hs c/m C, B, D thẳng hàng.
-Nhận xét?
-GV nhận xét.
-Nghiên cứu ?1.
Trả lời :
-Nếu hai đường tròn có 3 điểm chung trở lên thì chúng trùng nhau. Vậy hai đường tròn phân biệt thì có không quá hai điểm chung.
-Quan sát mô hình để phát hiện ra các vị trí.
-Nhận xét.
-3 hs lên bảng vẽ hình cho từng vị trí.
-Dưới lớp vẽ hình vào vở.
-Nhận xét.
-Bổ sung.
-Nắm các khái niệm
-Thảo luận theo nhóm ?2
-Quan sát bài làm trên bảng.
-Nhận xét.
-Bổ sung.
-Nắm nội dung định lí.
-1 hs đọc đl.
-Làm ?3.
- (O) và (O’) cắt nhau.
-OO’ AB.
CB AB.
 OO’ //CB.
-c/m OO’ // BD kl.
a) (O) và (O’) cắt nhau.
b) Nối AB ta có OO’AB theo tính chất hai dường tròn cắt nhau. Mà CB AB do đó OO’ //CB.
Tương tự ta có BD // OO’ C, B, D thẳng hàng.
-Nhận xét
-Bổ sung.
IV. Luyện tập củng cố:( 5 phút)
? Nêu các vị trí tương đối của hai đường trònvà số điểm chung tương ứng?
?Phát biểu định lí về tính chất đường nối tâm?
 V.Hướng dẫn về nhà:( 2 phút)
-Nắm vững 3 vị trí tương đối của hai đường tròn, tính chất của đường nối tâm.
-Xem lại các vd đã chữa.
-Làm bài 34 tr 119 sgk, 64 – 67 tr 137 + 138 sbt.
-Ôn BĐT trong tam giác.

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh9 tuan 15.doc