Bài soạn Hình học lớp 9 - Tiết 21, 22

Bài soạn Hình học lớp 9 - Tiết 21, 22

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Củng cố các kiến thức về sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn qua một số bài tập.

- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, suy luận chứng minh hình học.

- Thái độ : Rèn tính cẩn thận, rõ ràng.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- Giáo viên : Thước thẳng, com pa, bảng phụ, phấn màu.

- Học sinh : Thước thẳng, com pa.

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Hình học lớp 9 - Tiết 21, 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 28/10/2010
Giảng:
Tiết 21: LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Củng cố các kiến thức về sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn qua một số bài tập.
- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, suy luận chứng minh hình học.
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận, rõ ràng.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 
- Giáo viên : Thước thẳng, com pa, bảng phụ, phấn màu.
- Học sinh : Thước thẳng, com pa.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức: 9A..........................................................................
 9B..........................................................................
 9C..........................................................................
2. Kiểm tra: 15 phút 
Đề bài
 Cho hình hình chữ nhật ABCD có AB = 16 cm , BC = 12cm, hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. Bốn điểm A,B,C,D cùng nằm trên đường tròn có tâm là điểm nào? Tại sao ? Tính bán kính của đường tròn đó?
Đáp án:
Nội dung
Hình vẽ
Điểm
Vẽ hình 
- 4 điểm A,B,C,D cùng nằm trên đường tròn có tâm là điểm O 
- Vì AC BD = 
 AC = AD ( t/c hcn)
 OA = OB ; OC = OD (t/c hcn)
 OA = OB = OC = OD = AC
Mà 
AC = 
 (ĐL Py ta go)
 OA = AC = . 20 = 10 (cm)
Vậy: 4 điểm A,B,C,D nằm trên đường tròn tâm O, bán kính 10 (cm)
1 điểm
2 điểm 
4 điểm 
2 điểm
1 điểm 
3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Yêu cầu HS làm bài 1 SGK/Tr99
Bài 6 SGK/tr100:
- GV đưa đầu bài 6 lên bảng phụ.
y/c HS trả lời miệng 
- Bài 7: Đưa đầu bài lên bảng phụ, yêu cầu HS trả lời.
- Yêu cầu HS làm Bài 5 SBT/tr128 (BP)
 HS đứng tại chỗ trả lời.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 1:
Có OA= OB = OC= OD t(/c hcn)
Þ A,B,C,D Î(O;OA)
AC = = 13 (cm)
Þ OA = .AC = 6,5 cm
ÞR của (O) = 6,5 cm.
 Bài 6 SGK/tr100:
 Hình 58 SGK/tr100 có tâm đối xứng và trục đối xứng.
Hình 59 SGK/tr100 có trục đối xứng không có tâm đối xứng.
 Bài 7SGK /tr101
Nối (1) với (5).
 (2) với (6)
 (3) với (4).
Bài 5 SBT/tr128
a) Đúng.
b) Sai.
c) Sai.
- Yêu cầu HS làm bài tập 8SGK /TR101
- GV vẽ hình , yêu cầu HS phân tích tìm cách dựng.
- Yêu cầu HS làm bài tập sau theo nhóm: 
Cho DABC đều, cạnh bằng 3 cm. Bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC bằng bao nhiêu ?
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, GV kiểm tra các nhóm làm việc.
Thu bài hai nhóm chấm điểm.
GV kết luận:
+ Đường cao của tam giác đều bằng ( a là cạnh của tam giác đều)
+Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác đều bằng ( a là cạnh của tam giác đều)
 Bài 8:
Có OB = OC = R Þ O thuộc trung trực của BC. Tâm O của đường tròn là giao điểm của tia Ay và đường trung trực của BC.
HS nêu cách dựng 
Dựng trung trực của BC cắt Ay tại O 
Dựng đường tròn (O;OB)
Bài tập:
C1: DABC đều, O là tâm đường tròn ngoại tiếp DABC Þ O là giao của các đường phân giác, trung tuyến, đường cao, trung trực Þ O Î AH (AH ^ BC).
 Trong D vuông AHC:
AH = AC. Sin600 = 
R = OA = AH = . = 
C2: HC = 
 OH = HC. tg300 = 
OA = 2OH = .
CỦNG CỐ
- Phát biểu định lí về sự xác định đường tròn.
- Nêu tính chất đối xứng của đường tròn.
- Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông ở đâu ?
- Nếu một tam giác có 1 cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác thì đó là tam giác gì ?
4. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại các định lí đã học 
- Làm các bài tập 6, 8, 9, 11 .
Soạn: 28/10/2010
Giảng:
Tiết 22: §2 - ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY CỦA ĐƯỜNG TRÒN
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS nắm được đường kính là dây lớn nhất trong các dây của đường tròn, nắm được hai định lý về đường kính vuông góc với dây và đường kính đi qua trung điểm của 1 dây không đi qua tâm. HS biết vận dụng các định lý để chứng minh đường kính đi qua trung điểm của một dây, đường kính vuông góc với dây.
- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng lập mệnh đề đảo, kĩ năng suy luận và chứng minh.
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận, rõ ràng.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 
- Giáo viên : Thước thẳng, com pa, bảng phụ, phấn màu.
- Học sinh : Thước thẳng, com pa.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức: 9A.............................................................................
 9B.............................................................................
 9C.............................................................................
2. Kiểm tra: 
1. Vẽ đường tròn ngoại tiếp DABC trong các trường hợp sau:
a) D nhọn. b) D vuông c) D tù.
2. Nêu rõ vị trí của tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
3. Đường tròn có tâm đối xứng không? có trục đối xứng không ? Chỉ rõ 
- GV đánh giá và ĐVĐ vào bài .
1. 
2. * D nhọn: tâm đường tròn ngoại tiếp nằm trong tam giác.
* D vuông: tâm đường tròn ngoại tiếp là trung điểm của cạnh huyền.
* D tù: tâm đường tròn ngoại tiếp nằm ngoài tam giác.
3.- Đường tròn có một tâm đối xứng là tâm của đường tròn.
 - Đường tròn có vô số trục đối xứng.
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
- GV y/c HS đọc bài toán SGK tr102.
- GV: Đường kính có phải là dây của đường tròn không ?
- Từ bài toán rút ra định lí.
- Yêu cầu HS đọc định lí SGK.
Yêu cầu HS làm bài tập 10 SGK, GV đưa đầu bài lên bảng phụ.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. SO SÁNH ĐỘ DÀI CỦA ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY:
Bài toán:
- Trường hợp 1: AB là dây đường kính.
Có: AB = 2R.
- Trường hợp 2: AB không là đường kính: 
Xét DOAB có: 
AB < OA+OB ; R+R=2R
(bđt D)
Vậy AB < 2R.
 *Định lí 1:
 Trong các dây của đường tròn, dây lớn nhất là đường kính.
Bài 10/SGK tr104
Gọi M là trung điểm của BC, 
ta có: EM = BC, DM = BC
ME = MB =MC = MD 
Do đó B, E, D, C cùng thuộc đường tròn đường kính BC
b) Trong đường tròn nói trên, DE là dây , BC là đường kính nên DE < BC
GV: Vẽ đường tròn (O; R) đường kính AB vuông góc với dây CD tại I. So sánh độ dài IC với ID ?
- Qua kết quả trên có nhận xét gì ? Từ đó rút ra định lí.
- Yêu cầu HS đọc lại nội dung định lí 2
- GV hỏi: Đường kính đi qua trung điểm của dây có vuông góc với dây đó không?
- GV vẽ hình minh hoạ.
- Vậy mệnh đề đảo có thể đúng trong TH nào ? Þ ND định lí 3.
- Yêu cầu HS về nhà CM định lí 3.
- Yêu cầu HS làm ?2.
- Yêu cầu HS trả lời miệng.
2. QUAN HỆ VUÔNG GÓC GIỮA ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY: 
Bài toán: So sánh IC;ID?
- Trường hợp CD là đường kính:
 AB đi qua trung điểm O của CD.
- TH: CD không là đường kính:
 Xét DOCD có OC = OD (= R).
Þ DOCD cân tại O, mà OI là đường cao nên cũng là trung tuyến Þ IC = ID.
* Định lí 2: Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.
- HS: Có TH ^ ; Có TH không vuông góc
*Định lí 3: SGK- tr103
?2.
Có AB là dây không đi qua tâm
MA = MB (gt) Þ OM ^ AB
(đ/l quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây).
Xét D vuông AOM có:
 AM = (đ/l Pytago).
 AM = = 12 (cm)
AB = 2. AM = 2. 12 = 24 (cm).
CỦNG CỐ 
- Yêu cầu HS làm bài 11 .
- GV đưa đầu bài vẽ sẵn h.vẽ lên bảng.
- Phát biểu định lí so sánh độ dài cảu đường kính và dây.
- Phát biểu định lí quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây.
4.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Thuộc và hiểu kĩ 3 định lí đã học.
- CM định lí 3.
- Làm bài 11-SGK .
- Làm bài tập: 16, 18, 19 , 20 .

Tài liệu đính kèm:

  • docHÌNH 9 - Ti↑t 21,22.doc