Bài soạn môn Hình học 9 - Tiết 24: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

Bài soạn môn Hình học 9 - Tiết 24: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nắm được vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, các khái niệm tiếp tuyến, tiếp điểm , nắm được định lí

2. Kỹ năng : HS biết vận dụng các kiến thức trên để nhận biết các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. Liên hệ được thực tế về các vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn

3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực, chính xác

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, compa, phấn màu

2. Học sinh: Thước thẳng, compa

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 877Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Hình học 9 - Tiết 24: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/11
Ngày giảng: 15/11-9BC
Tiết 24
Vị trí tương đối của 
đường thẳng và đường tròn 
A. Mục tiêu 
1. Kiến thức: HS nắm được vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, các khái niệm tiếp tuyến, tiếp điểm , nắm được định lí 
2. Kỹ năng : HS biết vận dụng các kiến thức trên để nhận biết các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. Liên hệ được thực tế về các vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn 
3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực, chính xác 
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, compa, phấn màu 
2. Học sinh: Thước thẳng, compa
C – Tiến trình dạy – học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
HĐ1: Ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Hãy nêu các vị trí tương đối của 2 đường thẳng? 
Cho HS làm ?1 
Gv: Nếu 1 đường thẳng và 1 đường tròn, sẽ có mấy vị trí tương đối? Mỗi trường hợp có mấy điểm trung
Gv vẽ 1 đường tròn và dùng thước thẳng làm hình ảnh đường thẳng di chuyển cho HS thấy được các vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn 
Gv y/c HS đọc và cho biết khi nào nói : Đường thẳng a cắt (O) ?
GV: Đường thẳng a được gọi là cát tuyến của đường 
GV hướng dẫn HS vẽ hình minh họa 
Khi nào nói đường thẳng a và đường tròn (O) tiếp xác nhau ?
HS: Có 3 vị trí tương đối 
+ Hai đường thẳng cắt nhau
+ Hai đường thẳng song song 
+ Hai đường thẳng trùng nhau
HS: Có 3 vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn: 
+ TH1 có 2 điểm trung
+ TH 2 có 1 điểm trung
+ TH 3 có 0 điểm trung
HS quan sát và nắm bắt thu thập thông tin 
a, Đường thẳng và đường tròn cắt nhau 
HS: Khi đường thẳng a và đường tròn (O) có 2 điểm chung 
a
O
H
B
A
OH = 0 < R 
HB = HA = 
Khi đường thẳng a và đường tròn (O) có 1 điểm chung
GV: Đường thẳng a gọi là tiếp tuyến . Điểm chung gọi là tiếp điểm 
GV hướng dẫn HS vẽ hình 
GV: Gọi C là tiếp điểm . Em có nhận xét gì về vị trí của OC đối với đường thẳng a và độ dài k/c OH ? 
Gv hướng dẫn HS chứng minh nhận xét trên và từ đó nêu nội dung định lí 
GV hướng dẫn HS đọc SGK và nắm bắt trường hợp c:
Đường thẳng và đường tròn không giao nhau khi chúng không có điểm chung nào? 
b, Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau 
HS nắm bắt thu thập thông tin 
HS vẽ hình theo sự hướng dẫn của GV 
 O 
 a 
 H 
 D 
 C 
 CO a, H C và OH = R
Giả sử H không trùng C, lấy D thuộc a sao H là TĐ của CD Khi đó C không trùng D. Vì OH là TTrực của CD nên OC=OD, do OC=R=> OD=R
Như vậy ngoài C còn có D là điểm chung của a và (O)=> mâu thuẫn
Vậy H phải trùng C
 HS nắm bắt nội dung định lí và đọc lại trong SGK 
* Định lí : (SGK ) 
c, Đường thẳng và đường tròn không giao nhau 
HS đọc SGK - 108 :
 a
HĐ 2: Hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính
Gv : đặt OH = d và y/c HS đọc SGK thu thập thông tin và lên bảng điền vào bảng 
HS đọc SGK và 3 HS lên bảng điền mỗi HS 1 trường hợp 
Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Số điểm chung
Hệ thức giữa
d và R
Đường thẳng và đường tròn cắt nhau
2
d<R
Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau
1
d=R
Đường thẳng và đường tròn không giao nhau
0
d>R
NX đánh giá
HĐ3: Củng cố
GV tổ chức HS làm ?3 
+ HS đọc đề bài 
+ Gv hướng dẫn HS vẽ hình 
GV hướng dẫn HS thực hiện : áp dụng định lí Py-ta-go tính HB rồi tính BC
GV đánh giá và sửa chữa 
?3 ( SGK)
+ HS đọc đề bài 
+ HS vẽ hình theo GV vào vở 
O
a
H
d
R
B
C
HS nắm bắt và thực hiện 
1HS lên bảng trình bày
a, đường thẳng a cắt đường tròn vì d < R ( 3 < 5) 
b, Xét tam giác BOH theo định lí Py-ta-go:
HB = 
 BC = 2BH = 8 (cm)
HĐ4: Hướng dẫn về nhà
+ Tìm trong thực tế các hình ảnh về các vị trí tương đối của đường tròn và đường thẳng
+ Học kĩ lí thuyết và giải các bài tập: 18, 19, 20 ( SGK- 110)
+ Giờ sau học bài mới " Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn" 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 24-Vi tri tuong doi cua DT&DT.doc