Bài soạn môn Hình học 9 - Tiết 40: Góc nội tiếp

Bài soạn môn Hình học 9 - Tiết 40: Góc nội tiếp

I/ Lý do chọn đề tài

1. Cơ sở lý luận:

Mục tiêu của giáo dục THCS là " giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động". Học sinh trong THCS phải có những kiến thức phổ thông cơ bản gắn với thực tiễn địa phương, có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhữngvấn đề thường gặp trong cuộc sống. Học sinh phải được giáo dục để trở thành những con người năng động sáng tạo, có khả năng thích ứng với mọi sự phát triển nhanh của xã hội cùng với những tiến bộ khoa học công nghệ cao.

Trong lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học luôn là một vấn đề được bàn luận rất sôi nổi từ nhiều những năm qua. Hơn nữa hiện nay để đáp ứng được yêu cầu đổi mới về mục tiêu cấp học, chúng ta đã tiến hành xây dựng lại chương trình, biên soạn lại SGK theo tư tưởng tính tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thì việc đổi mới phương pháp dạy học càng là một yêu cầu cấp thiết đối với người giáo viên. Nội dung chương trình SGK mới được thiết kế theo hướng giảm lý thuyết kinh viện, tăng tính thực tiễn thực hành đảm bảo vừa sức khả thi.

 Với Toán học là môn khoa học tự nhiên có liên quan rất nhiều đến các môn khoa học khác. Toán học có gắn liền với thực tế, rất cụ thể song cũng rất trừu tượng khái quát ở mức độ cao. Đổi mới phương pháp dạy học Toán hiện nay ở trường THCS là phải tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dạy và phát triển năng lực tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn, tácđộng đế tình cảm, đem lại miền tin, hứng thú học tập cho học sinh. Đó chính là định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đã được pháp chế hoá trong luật giáo dục, không còn là vấn đề tranh luận mà cốt lõi ở đây chúng ta làm thế nào để thực hiện được yêu cầu đó.

 

doc 15 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1266Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Hình học 9 - Tiết 40: Góc nội tiếp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề
I/ Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lý luận:
Mục tiêu của giáo dục THCS là " giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động". Học sinh trong THCS phải có những kiến thức phổ thông cơ bản gắn với thực tiễn địa phương, có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhữngvấn đề thường gặp trong cuộc sống. Học sinh phải được giáo dục để trở thành những con người năng động sáng tạo, có khả năng thích ứng với mọi sự phát triển nhanh của xã hội cùng với những tiến bộ khoa học công nghệ cao.
Trong lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học luôn là một vấn đề được bàn luận rất sôi nổi từ nhiều những năm qua. Hơn nữa hiện nay để đáp ứng được yêu cầu đổi mới về mục tiêu cấp học, chúng ta đã tiến hành xây dựng lại chương trình, biên soạn lại SGK theo tư tưởng tính tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thì việc đổi mới phương pháp dạy học càng là một yêu cầu cấp thiết đối với người giáo viên. Nội dung chương trình SGK mới được thiết kế theo hướng giảm lý thuyết kinh viện, tăng tính thực tiễn thực hành đảm bảo vừa sức khả thi.
 Với Toán học là môn khoa học tự nhiên có liên quan rất nhiều đến các môn khoa học khác. Toán học có gắn liền với thực tế, rất cụ thể song cũng rất trừu tượng khái quát ở mức độ cao. Đổi mới phương pháp dạy học Toán hiện nay ở trường THCS là phải tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dạy và phát triển năng lực tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn, tácđộng đế tình cảm, đem lại miền tin, hứng thú học tập cho học sinh. Đó chính là định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đã được pháp chế hoá trong luật giáo dục, không còn là vấn đề tranh luận mà cốt lõi ở đây chúng ta làm thế nào để thực hiện được yêu cầu đó.
2. Cơ sở thực tiễn.
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh trong học tập không phải là vấn đề mới, đã được đặt ra cho giáo dục nước ta từ những năm 60 của thế kỷ XX, nó được nhân rộng với các năm dạy học theo nội dung sách giáo khoa mới 6,7,8,9 vừa qua. Thực trạng qua các năm giảng dạy và học tập theo nội dung SGK mới vừa qua vẫn còn nhiều hạn chế, một trong những hạn chế đó là phương pháp giảng dạy của giáo viên, như đã nêu trong báo cáo của lãnh đạo Bộ giáo dục và Đào tạo tại hội nghị tổng kết năm học 2005- 2006: "...Đổi mới chương trình giáo dục phổ thôngmặc dù có nhiều tiến bộ song một bộ phận giáo viên chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, đặc biệt là yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học".
Để dần khắc phục hạn chế trên, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục,,nói không với việc học sinh ngồi nhầm lớp"(của Bộ trưởng Bộ giáo dục ban hành ngày 28 - 07 - 2006 ) đòi hỏi sự sáng toạ của thày và trò trong dạy học, chúng ta cần chấm dứt ngay cách dạy thông báo kiến thức:"Thầy đọc - trò chép, truyền thụ theo kiểu nhồi nhét , học thụ động. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, khách quan cũng như chủ quan, song chủ yếu vẫn là hai chủ thể chính của quá trình dạy - học chưa thực sự giác ngộ ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp dạy học trong mục tiêu đào tạo lớp người mới năng động, sáng tạo, phục vụ công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước.Tới đây trên con đường thích ứng với cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, trong thanh thiếu niên , học sinh dần có chuyển biến về mục đích, động cơ , thái độ học tập. Các em dần ý thức được việc học tập là một nhu cầu, phấn đấu học tập để có trình dộ thực lực là con đường tốt nhất để mỗi thành viên đạt tới vị trí kinh tế , xã hội phù hợp với năng lực của mình. Một đối tượng như vậy đòi hỏi nhà trường phải nhanh chóng gắn đổi mới nội dung với đổi mới phương pháp dạy học nói chung , đổi mới phương pháp dạy Toán nói riêng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. Như vậy giáo dục mới có được những sản phẩm đào tạo với chất lượng ngày càng cao.
II/ Mục đích và phạm vi nghiên cứu:
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi thấy đa số học sinh có tư tưởng ngại học hình vì bộ môn này đòi hỏi phải tư duy trìu tượng khá cao. Có học sinh chưa biết trình bày, chưa biết vẽ hình, lập luận chưa chặt chẽ, sử dụng thuật ngữ chưa chính xác. Bởi vậy tôi mạnh dạn áp dụng đổi mới phương pháp dạy học toán nói chung, phân môn hình học nói riêngnhằm mục đích giúp học sinh bằng những vốn kiến thức đã biết , thông qua các hoạt động trí tuệ để tự lực tìm ra kiến thức mới. Từ đó các em sẽ hiểu, nhớ và vận dụng kiến thức đã tiếp thu được vào việc giải các bài tập hình học (bao gồm cả những bài toán có tính thực tiễn) tạo cho học sinh hứng thú học tập bộ môn. 
Với bài viết này , tôi chọn ví dụ minh hoạ cho phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực , chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh qua bài dạy: "Góc nội tiếp" - Tiết 40 Hình học 9 
B. Giải quyết vấn đề.
I/ Quá trình nghiên cứu:
 Xét về mảng hình học ta thấy trong sách giáo khoa mới các kiến thức được trình bày theo con đường trực quan thực hành, thực nghiệm và bước đầu suy diễn đơn giản. Việc hiểu biết các khái niệm cơ bản của hình học được diễn ra thông qua việc sử dụng các dụng cụ như thước thẳng, thước đo góc , com pa,.... Tuy nhiên từ quan hệ trực quan do quan sát, thực nghiệm đo đạc, học sinh phải hiểu được các quan hệ trừu tượng trong hình học. SGK viết theo kiểu quy nạp, đúng trình tự lên lớp. Vì vậy giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng SGK, giúp hoc sinh tự học, nêu thắc mắc, phát biểu, tranh luận. Giáo viên làm trọng tài, gợi ý, chốt kiến thức.
Bằng kinh nghiệm thực tế bản thân đã giảng dạy kết hợp với học hỏi thêm đồng nghiệp tôi nhận phương pháp dạy học đổi mơí trong môn toán để phù hợp với nội dung của SGK mới cần thể hiện các đặc trưng sau:
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh. Giáo viên không cung cấp, không áp đặt những kiến thức có sẵn mà hướng dẫn học sinh thông qua các hoạt động để phát hiện và chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, giáo viên giúp học sinh chuyển từ thói quen học tập thụ động sang tự học, chủ động, biết cách học, biết cách suy luận, biết cách tự tìm tòi để phát hiện kiến thức mới.
- Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác yêu cầu học sinh phải nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn. Như vậy học sinh phải thực sự suy nghĩ và làm việc một cách tích cực, độc lập đồng thời phải có mối quan hệ hợp tác cá nhân trong việc tìm tòi, phát hiện kiến thức mới.
- Kết hợp đánh giá của thày với tự đánh giá của trò. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình bằng cách yêu cầu học sinh tự đánh giá bài làm của mình, nhận xét góp ý bài của bạn, phê phán, sửa chữa những chỗ sai ....
 Với yêu cầu của phương pháp dạy học theo tính tích cực phù hợp với nội dung chương trình SGK mới hiện nay thì giáo viên không còn đóng vểntò đơn thuần là người truyền đật kiến thức mà là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh tự lực tiếp thu kiến thứcmới, hình thành kỹ năng, thái độ mới theo yêu cầu của chương trình. Muốn vậy giáo viên và học sinh cần có sự chuẩn bị nỗ lực cho giờ học. Sự chuẩn bị đó là việc soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng của giáo viên, việc chuẩn bị dụng cụ học tập và ôn lại các kiến thức cũ có liên quan đến bài học của học sinh. Để soạn giáo án , giáo viên cần nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách tham khảo , sách bài tập, sách giáo viên; xác định đúng kiến thức cơ bảncủa tiết học. Thông thường mỗi tiết học ở cấp THCS có từ 1 đến 2 kiến thức cơ bản, nhiều nhất là 3 kiến thức. Từ đó giáo viên xác định được cụ thể mục tiêu của tiết họclà sau khi học xong một bài học sinh của mình phải nắm được những kiến thức, kỹ năng gì, hình thành thái độ gì thay cho việc đưa ra những yêu cầu của giáo viên phải đật được trong bài đó. Bởi theo hướngphất huy tính tích cực, chủ động của người học thì mục tiêu đề ra là cho học sinh, do học sinh thực hiện thông qua hoạt động học tập tích cực để đạt được mục tiêu đó. Giáo viên là người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn giúp đỡ học sinh.
Ví dụ:
Khi dạy bài:"Góc nội tiếp" tôi đã xác định mục tiêu bài dạy như sau:
-Kiến thức cơ bản : học sinh nhận biết được những góc nội tiếp trên một đường tròn và phát biểu dược định nghĩa góc nội tiếp; phát biểu và chứng minh được định lý về số đo góc nội tiếp, các hệ quả của định lí 
- Kỹ năng: học sinh được rèn luyện kĩ năng vẽ hình , chứng minh, biết cách phân chia các trường hợp khi chứng minh.
- Thái độ cần có: vẽ hình cẩn thận, chính xác, biết phối hợp hoạt động tập thể.
Với mục tiêu trên tôi đã hướng dẫn học sinh chuẩn bị kĩ các nội dung sau:
Dụng cụ học tập: thước thẳng, ê ke, com pa .
Kiến thức liên quan đến bài học: góc ở tâm, số đo cung, tính chất góc ngoài của tam giác
 Về phía giáo viên : tôi đã đọc kĩ bài dạy trong sách giáo khoa, soạn giáo án chi tiết với các hoạt động:Tiếp xúc với góc khái niệm góc nội tiếp qua phân tích trực quan trên hình vẽ dẫn đén phát biêu được định nghĩa góc nội tiếp; bằng đo đạc, phán đoán, suy luận học sinh phát hiện được mối liên hệ của số đo góc ở tâm và số đo cung bị chắn.
 Để tổ chức tốt các hoạt động, tôi đã chuẩn bị đồ dùng giảng dạy cho bài học như sau : Thước thẳng, com pa, thước đo góc, phấn màu, bút dạ ; bảng phụ vẽ sẵn hình 13, 14, 15, 19, 20 SGK, ghi sẵn định nghĩa, định lí, hình minh hoạ các hệ quả
 Trong dạy học thì hoạt động trên lớp là hết sức quan trọng, đó cũng là một nhân tố quyết định sự thành công của cả thày và trò trong việc đật được mục tiêu bài học. Học sinh cần được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, chỉ đạo, thông qua đó học sinh tự lực khám phá những điều mình chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những kiến thức đã sắp đặt trước.
 * Quá trình tổ chức các hoạt động trên lớp thì hoạt động kiểm tra bài cũ không thể xem nhẹ, bởi hoạt động này giúp học sinh tái tạo kiến thức đã biết , từ đómới có khả năng vận dụng những kiến đã biết để dự đoán, phát hiện kiến thức mới dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Hoạt động kiểm tra bài cũ có thể tiến hành ngay đầu giờ học hoặc có thể trong khi dạy bài mới . Có nhiều hình thức kiểm tra đánh giá song theo tôi nên chú ý đến hình thức tự kiểm tra của học sinh. Học sinh có thể kiểm tra việc làm bài tập của nhau, tự chấm bài cho nhautheo yêu cầu sẵn có của giáo viên. Khi đó các em có điều kiệnchỉ rõ chỗ sai của bạn , của mình để rút ra kinh nghiệm, củng cố kiến thức.Nếu có thể được , trong một số bài, khi kiểm tra lí thuyết tôi gọi 2 học sinh cùng lúc :1 hỏi - 1 trả lời. Với cách hỏi này đòi hỏi học sinh phải nắm vững bài ... ều thực hiện được dễ dàng chỉ với yêu cầu là phải đo chính xác các số đo của góc, của cung bị chắn. Như thế kĩ năng đo đạc của các em được rèn luyện.Sau khi đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, giáo viên chốt lại:bằng thực nghiệm các em đều khẳng định được số đo của góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn.Đó cũng chính là nội dung của định lí về số đo góc nội tiếp. Hãy phát biểu định lí? Khi đó đa số học sinh đều phát biểu được định lí.
 Một điều đáng lưu ý ở đây là ta có thể sử dụng ?2 để giúp học sinh dễ dàng phân biệt được ba trường hợp xảy ra khi chứng minh định lí:
 . Tâm đường tròn nằm trên một cạnh của góc
 . Tâm đường tròn nằm bên trong góc
 . Tâm đường tròn nằm bên ngoài góc
Đối với hình học thì việc dạy cho học sinh cách suy luận , tư duy lô gíc là cả một vấn đề nan giải. Có học sinh thì không phát hiện được vấn đề bởi kĩ năng tư duy kém hoặc không nắm vững kiến thức cơ bản, có học sinh thì phát hiện được vấn đề song không thể trình bày nổi ý tưởng của mình bằng bài chứng minh hình học hoàn chỉnh. Vì vậy khi dạy về định lí tôi rất chú trọng tới việc lầm thế nào để giúp học sinh sử dụng các kiến thức đã có kết hợp với suy luận lô gíc để chứng minh hình. 
 Ví dụ
 Khi dạy chứng minh định lí về số đo của góc nội tiếp, trường hợp tâm của đường tròn nằm trên một cạnh của góc, tôi chú ý đến cách dẫn dắt để học sinh phát hịên ra kiến thức cần sử dụng trong bài bàng các câu hỏi gợi mở:
 . Cung BC trong trường hợp này là cung lớn hay cung nhỏ? (cung nhỏ)
 . Vậy số đo cung BC được tính như thế nào? (sđ = sđ)
 . Như vậy ta phải chứng minh = . Hãy tìm cách chứng minh điều đó?
 Với học sinh yếu thì yêu cầu này không thể trả lời ngay nên cần có thời gian để học sinh suy nghĩ . Khi dẫn dắt học sinh tìm cách chứng minh , giáo viên kết hợp vừa hỏi vừa hình thành sơ đồ chứng minh để sau đó học sinh trình bày bài theo sơ đồ đó. 
 là góc ngoài của 
 Trường hợp tâm của đường tròn nằm bên trong và bên ngoài góc BAC giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm, mỗi dãy bàn là một nhóm. Gáo viên nên gợi ý cho học sinh bằng câu hỏi mở: Hai trường hợp này có thể đưa về trường hợp đã chứng minh không? Muốn vậy ta cần vẽ thêm đường nào?
Sau khi học sinh đã chứng minh xong định lí, giáo viên cần chốt lại mối liên hệ của số đo góc nội tiếp với số đo cung bị chắn, từ đó so sánh với góc ở tâm để học sinh khắc sâu thêm kiến thức.
 - Khi đã có định nghĩa, tính chất của khái niệm, tôi luôn chú ý đến việc hướng cho học sinh sử dụng tính chất cơ bản đó để phát hiện ra các tính chất khác. Đó là việc dạy cho học sinh các hệ quả của định lí. Với quan điểm là học sinh phải được làm việc nhiều, được suy nghĩ nhiều và được củng cố nhiều hơn kiến thức vừa học, tôi thường cho học sinh làm các bài tập nhỏ để qua bài tập đó học sinh rút ra được kết luận chung.
 Ví dụ:
Khi dạy đến phần hệ quả của định lí về góc nội tiếp tôi cho học sinh làm bài tập sau:(đề bài trên bảng phụ
 Cho hình vẽ sau:
Có AB là đường kính, 
a) Chứng minh: 
b,So sánhvà	 
c) Tính góc ACB
 Khi làm xong bài tập này, giáo viên đặt câu hỏi dẫn dắt:
 . Từ chứng minh a) ta có tính chất gì ? 
 . Từ chứng minh b) rút ra mối liên hệ gì giữa góc nội tiếp và góc ở tâm nếu góc nội tiếp 90o? Với góc nội tiếp lớn hơn 90o thì tính chất đó còn đúng không?
 . Còn góc nội tiếp chắn nửa đường tròn thì sao?
Như vậy sau khi trả lời được các câu hỏi đó là học sinh đã có toàn bộ các hệ quả của định lí.
II/ Kết quả khảo sát thực tiễn:
1. Với thực tế giảng dạy của bẩn thân qua các đợt tập huấn thay sách, qua trao đổi và dự giờ của các đồng nghiệp tại các buổi sinh hoạt ttổ chuyên môn của trường, cụm, huyện, áp dụng phương pháp dạy học đổi mới tôi thấy kết quả dạy học có phần tốt hơn:
 - Học sinh chủ động tiếp thu kiến thức mới thông qua các hoạt động toán họcđể tìm tòi, phát hiện, tổng hợp, khái quát kiến thức dưới sự tổ chức , hướng dẫn của giáo viên. Học sinh đã có nhiều em có khả năng tự đọc , tự học hỏi thêm. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên từ trực quan sinh động đế tư duy trìư tượng.
 - Lớp học sôi nổi , học sinh hồ hởi , tự tin lĩnh hội kiến thức một cách tự giác. Học sinh đã có hứng thú học toán nói riêng và học hình nói chung, không còn cảm giác uể oải trong giờ học
 Trong mấy năm trực tiếp giảng dạy lớp 9, tôi nhận thấy nội dung chương trình SGK toán 9 mới phù hợp với dạy học theo hướng phát huy tính tích cực , chủ động, sáng tạovà năng lực tự học của học sinh. Kết quả học tập của học sinh dần nâng lên.
 Cụ thể, tôi đã kiểm tra 15 phút sau khi học xong tiết luyện tập về góc nội tiếp với đề bài như sau:
 Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Gọi E là một điểm trên cung nhỏ BC, AE cắt BC tại D. Chứng minh:
 a) Nếu E là điểm chính giữa của cung nhỏ BC thì AD là phân giác của góc BAC 
 b) Nếu AB = AC thì AB2 = AD . AE 
Kết quả bài kiểm tra của hai lớp như sau:
Lớp
 Điểm giỏi
 Điểm khá
 Điểm TB
 Điểm yếu
 Điểm kém
9A
 10%
 27,5%
 40%
 22,5%
 0%
9B
 8,5% 
 26%
 39,5%
 26%
 0%
2. Những kết quả đạt được tuy là vậy nhưng so với yêu cầu tôi thấy kết quả đó chưa được cao , chưa chắc chắn bởi cả giáo viên và học sinh mới chỉ đạt được mức độ quen dần với phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.Về phía thầy còn có nhiều hạn chế nhất định: phần do năng lực bản thân, phần do điều kiện hoàn cảnh còn gặp nhiều khó khăn nên việc đầu tư cho khâu chuẩn bị bài còn có lúc chưa thạt sự chu đáo. Về phía trò chưa thật sự say sưa tích cực học tập, đặc biệt là trong hoạt động nhóm có em vẫn ngại không trình bày quan điểm của mình, một số em khác vẫn chưa đọc trước bài ở nhà nên quá trình giẩi quyết các tình huống còn gặp nhiều khó khăn.
III/ Bài học kinh nghiệm và những ý kiến đề xuất
 1.Những bài học kinh nghiệm:
 Trong hoạt động nhận thức toán học, hứng thú là yếu tố dẫn tới sự tự giác. Hứng thú và tự giác là hai nhân tố không thể thiếu của người học trongviệc áp dụng phương pháp dạy học mới: trò chủ động tự nguyện , tích cực : thầy tổ chức thiết kế , cố vấn. Với kinh nghiệm dạy học của bản thân, tôi thấy để hình thành và phát triển hứng thú nhận thức của học sinh thì người thày cần có các điều kiện sau:
 - Giáo viên phải tạo ra được không khí thuận lợi cho lớp học, làm cho trò cảm thấy thích thú khi được học toán, mong đợi đến giờ toán.Muốn thế phải tạo ra sự giao tiếp thuận lợi giữa thày và trò. Bằng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, người thày phải tạo được uy tín cao. Bằng tình cảm gần gũi thân mật , giáo viên phải chiếm được sự tin cậy cậy trò. Bằng cách điều khiển hợp lí các hoạtđộng của từng cá nhânvà tập thể lớp, giáo viên sẽ được hứng thú học tập cho cả lớp và niềm vui của từng học sinh.
 - Giáo viên cần biết dẫn dắt để học sinh luôn tìm thấy cái mới, có thể tự lực giành lấy kiến thức, cẩm thấy mình mỗi ngày một trưởng thành. Điều này với học sinh lớp 9 lại càng có ý nghĩa. Gíao viên cần biết phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của , tổ chức các tình huống có vấn đề, đòi hỏi dự đoán , tiếp cận kiến thức mới thông qua quan sát, đo đạc, gấp ,vẽ có tác dụng cho chứng minh. 
 - Giáo viên cần hiểu được đặc điểm tâm lí của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở nói chung và đặc điểm của hócinh lớp mình giảng dạy nói riêng.Lứa tuổi 11-15 là lứa tuổi mà các em vẫn còn mang nhiều tính trẻ con nhưng lại muốn tập làm người lớn. Tâm lý phưc tạp, động cơ học tập của các em đa dạng và chưa bền vững, biểu hiện ở những thái độ nhiều khi mâu thuẫn. Có thể hứng thú học môn này nhưng lại rất ngại học môn khác. Giáo viên phải biết khen , chê đúng lúc , đúng đối tượng để tránh gây tâm lý kiêu ngạo, chủ quan hay bi quan , chán nản.Chẳng hạn với học sinhyếu ta nên động viên khích lệ từng thành công của các em dù là rất nhỏ , với học sinh khá giỏi ta nêncó yêu cầu cao hơn một chút; Tuyệt đối không được có giọng miệt thị khi học sinh mắc lỗi mà cần lắng nghe, phân tích kết quả hành động của học sinh giúp các em nhận thức được lỗi lầm để sửa chữa. Học sinh THCS còn có nhu cầu lớn trong giao tiếp bạn bè, khao khát được hoạt dộng chung với nhau, muốn được bạn bè tôn trọng công nhận năng lực của mình, sợ bạn bè tẩy chay xa lánh. Đặc điểm tâm lý này nếu được khai thác sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên phát huy phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ , một trong những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực , chủ động, sáng tạo của học sinh.
 2.Những ý kiến đề xuất:
 - Để gắn việc đổi mới nội dung với việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng phát huy tính tích cực , chủ động, sáng tạo của học sinhcần có những phương tiện và thiết bị dạy học thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh. Bởi vậy cần có sự quan tâm của gia đình trong việc chuẩn bị dụng cụ học tập cho học sinh; các cấp chính quyền cần có sự quan tâm đến cơ sở trường lớp , bàn ghế, môi trường; các cấp có trách nhiệm trang bị các thiét bị dạy họccần quan tâm đến chất lượng các thiết bị đố sao cho dễ sử dụng và có tính chính xác, độ bền cao hơn.
 - Các cấp có trách nhiệm phổ biến những kinh nghiệm giảng dạy trong các đợt hội giảng tới các trường THCS để mọi người có điều kiện áp dụng. Việc công nhận các danh hiệu thi đua không nên chỉ quá coi trọng vào kết quả của một giờ hội giảng mà cũng cần quan tâm đến chất lượng đại trà thực chất của cả năm học mà giáo viên đó giảng dạy.
 - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực đòi hỏi học sinh phải có sư cố gắng nỗ lực cao, phải biết say sưa tìm hiểu các kiến thức tiếp thu được trên lớpvà phải được ôn luyện ở nhà. Vì thế để đạt được hiệu quả cao trong học tập , với học sinh cần có sự quan tâm, động viên của gia đìnhvà người thân.
C. Kết luận 
Các giải pháp về đổi mới phương pháp dạy học ctheo hướng tích cực nói chung là có tính khả thi: sách giáo khoa toán 9 biên soạn theo nguyên tắc giảm lý thuyết thuần tuý, tạo tình huống làm nảy sinh vấn đề bằng các câu hỏi và bài tập thực hành . Qua đó học sinh dần đi đến kiến thức một cách tự nhiên; tăng tính thực tiễn và tính sư phạm , tạo điều kiện để học sinhtăng cường luyện tập thực hành rèn luyện kỹ năng tính toán và vận dụng kiến thức toán học vào thực tế, vào các môn học khác.
 Tuy vậy còn có nhiều khó khăn như cơ sở vật chất còn thiếu thốn( lớp học không đủ ánh sáng, đặc biệt là máy tính bỏ túi học sinh còn thiếu rất nhiều). Học sinh cần nhiều thời gian cho việc học ở nhà thì các em còn phải tham gia giúp việc cho gia đình nhiều. Thày và trò còn bị ảnh hưởng của thói quen dạy - học cũ. Bởi vậy việc đổi mới phương pháp dạy học có mức độ dần dần. 
 Trong phạm vi nhỏ , năng lực và điều kiện bản thân còn hạn chế , vì vậy những vấn đề tôi trình bày trên đây chắc chắn còn nhiều điều chưa thoả đáng . Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp giúp tôi có được những bài học bổ ích trong công tác giảng dạy của bản thân.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:

  • docGOC NOI TIEP.doc