Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 102

Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 102

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Về kiến thức: Giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

2. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.

3. Về thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo tấm gương Hồ Chí Minh.

B- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- SGV, SGK, giáo án, tư liệu tham khảo viết về Bác, bảng phụ, tranh ảnh về Bác.

C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

- Phương pháp: (Tổng- Phân- Hợp), bình giảng.

- Cách thức tổ chức: HS làm việc cá nhân, hoạt động theo nhóm

doc 426 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 102", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:19 -8-08
NG:
Tuần 1 - Bài 1
Tiết 1 + 2
Văn bản
Phong cách Hồ Chí Minh
- Lê Anh Trà -
A- Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức: Giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
2. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.
3. Về thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo tấm gương Hồ Chí Minh.
B- Phương tiện dạy học:
- SGV, SGK, giáo án, tư liệu tham khảo viết về Bác, bảng phụ, tranh ảnh về Bác.
C- Cách thức tiến hành:
- Phương pháp: (Tổng- Phân- Hợp), bình giảng.
- Cách thức tổ chức: HS làm việc cá nhân, hoạt động theo nhóm...
D- Tiến trình giờ dạy:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở và bài soạn của HS (3').
3. Bài mới (2')
- Giới thiệu bài: Khẳng định tầm vóc văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tiết 1:
I- Đọc và tìm hiểu tác phẩm (15')
+ GV hướng dẫn cách đọc và đọc đoạn đầu.
1. Đọc:
- Giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết.
- 3 HS đọc 3 đoạn tiếp.
- GV nhận xét, uốn nắn cách đọc.
2. Giải thích từ khó:
+ HS giải thích một số từ, chú ý các chú thích: 1, 3, 9, 12.
- SGK: 12 từ.
+ GV giải thích, bổ sung một số từ.
- Bổ sung:
+ Bất giác: Một cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước.
+ Đạm bạc: Sơ sài, giản dị, không cầu kỳ, bày vẽ.
II- Phân tích văn bản:
+ GV giới thiệu các chủ đề của văn bản nhật dụng lớp 9.
1. Kiểu loại và bố cục (5')
*Kiểu loại: VB nhật dụng.
? Em hãy nêu xuất xứ của đoạn trích?
*Xuất xứ đoạn trích: SGK (phần in nghiêng cuối văn bản)
? Đoạn trích chia làm mấy đoạn? Giới hạn và nội dung của từng đoạn?
*Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1 (Từ đầu --> "rất hiện đại): Quá trình hình thành và điều kỳ lạ của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
- Đoạn 2 (Tiếp --> "hạ tắm ao"): Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ.
- Đoạn 3 (còn lại): Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
2. Phân tích:
*HS đọc lại đoạn 1.
a) Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh (20')
? Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ như thế nào?
*Vốn tri thức văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng, ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Bác Hồ.
? Bằng những con đường nào Người có được vốn văn hoá ấy?
- HS thảo luận nhóm.
- Cử đại diện nêu ý kiến.
- Một số HS khác nhận xét và bổ sung.
*Những vốn văn hoá ấy không phải là trời cho một cách tự nhiên mà nhờ thiên tài, nhờ Bác đã dày công học tập, rèn luyện không ngừng trong suốt bao nhiêu năm, trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả. Người đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây. Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước Châu á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ. Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Hồ Chủ tịch đã:
+ GV tóm tắt và liên hệ:
"Người đi hỏi khắp bóng cờ Châu Mĩ, Châu Phi.
Những đất tự do......đi tìm".
(Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên).
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Nga, Hoa...).
- Học hỏi qua công việc, qua lao động (làm nhiều nghề khác nhau).
- Có ý thức học hỏi toàn diện, sâu sắc đến mức uyên thâm.
? Điều quan trọng và kỳ lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì?
*Điều quan trọng và kỳ lạ nhất của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài. Vì:
? Vì sao có thể nói như vậy?
- Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
- Tiếp thu mọi cái đẹp cái hay, đồng thời với việc phê phán hạn chế, tiêu cực.
+ GV nhấn mạnh: Sự tiếp thu 1 cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại 1 nét rất mới, rất hiện đại trong phong cách Hồ Chí Minh.
- Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh quốc tế. (Tất cả những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được.
Tóm lại: Nhờ sự tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoá văn hoá nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nạm, rất Phương Đông nhưng đồng thời rất mới mẻ, rất hiện đại.
*GV khái quát, củng cố tiết 1 và chuyển tiết 2.
Tiết 2:
- Học sinh đọc lại đoạn 2+ 3.
b) Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh:(20').
? Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện ở những phương diện nào?
*Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong phong cách sống và làm việc của người.
- ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh có một lối sống vô cùng giản dị:
? Cụ thể?
- HS thảo luận -> nêu ý kiến.
- GV minh họa thêm
 (thơ Tố Hữu)
- HS quan sát kênh hình SGK (trang 6).
+ Nơi ở, nơi làm việc rất đơn sơ: "Chiếc nhà sàn bằng gỗ nhỏ bên cạnh chiếc ao" như cảnh làng quê quen thuộc; "Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và nghỉ...".
- GV có thể kể một câu chuyện về lối sống giản dị của Bác (đôi dép cao su, ăn uống sinh hoạt hàng ngày của Bác.
+ Trang phục hết sức giản dị: "Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ";
Tư trang ít ỏi: "Một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỷ niệm".
+ ăn uống đạm bạc: "Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa..." 
? Em có suy nghĩ gì về cách sống và làm việc của Bác?
- Cách sống giản dị, đạm bạc của Bác lại vô cùng thanh cao, sang trọng:
- HS thảo luận - nêu ý kiến.
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó
+ Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
+ Cách sống của Bác gợi cho ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết nào trong lịch sử?
- Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh: Cách sống của Bác gợi cho ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến...
"Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao". 
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
+ GV bình, so sánh:
=> Vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao. Xưa nay chưa có một vị nguyên thủ quốc gia nào lại có cách sống giản dị, lão thực, thanh cao đến như vậy.
*HS đọc đoạn văn cuối.
c) ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh (5').
? ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì?
- Giống các vị danh nho: Không phải tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, lập dị mà là cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mỹ về lẽ sống.
- Khác các vị danh nho: Đây là lối sống của một người cộng sản lão thành, một vị Chủ tịch nước, linh hồn của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và công cuộc xây dựng CNXH.
? Em hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật của văn bản làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh?
- HS thảo luận --> nêu ý kiến.
d) Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh (5').
- Kết hợp giữa kể, bình luận và chứng minh một cách tự nhiên: "Có thể nói, ít có vị lãnh tụ nào... như Chủ tịch Hồ Chí Minh" (trang 5); "Quả như một câu chuyện... trong cổ tích" (trang 6).
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu. (Dẫn chứng trong văn bản).
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán - Việt gợi cho người đọc thấy được sự gần gũi giữa Hồ Chí Minh với các bậc hiền triết của dân tộc.
- Nghệ thuật đối lập: Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
III. Tổng kết (5')
? Qua tìm hiểu, em nhận thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì?
Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hoá kết hợp hài hoà giữa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị.
- HS trả lời - GV nhận xét và nhấn mạnh sự khác biệt giữa bài này với bài "Đức tính giản dị..." (lớp 7).
*Ghi nhớ: SGK trang 8.
+ Một HS đọc ghi nhớ SGK
IV. Luyện tập (5').
? Em hãy đọc một số câu thơ, đoạn thơ nói về phong cách Hồ Chí Minh như bài vừa học.
1.
- "Bác Hồ đó chiếc áo nâu......đậm đà".
- "Anh dắt em vào... mát bóng dừa"
? Có thể kể một câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác.
- "Cảnh rừng Việt Bắc... mặc sức say"
- "Lối sống thanh đạm nhẹ người
Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung". 
- "Việc quân, việc nước đã bàn 
Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau".
- "Người thường bỏ lại đĩa thịt gà mà ăn hết mấy quả cà xứ Nghệ
Tránh nói to mà đi rất nhẹ trong vườn".
(Việt Phương)
? Qua bài học, em thấy cần học tập và rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh như thế nào?
2. Phong cách Hồ Chí Minh là một tấm gương đạo đức để mọi người chúng ta học tập noi theo:
+ GV liên hệ với cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"?
- Cần phải hoà nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc (biểu hiện cụ thể...).
4. Hướng dẫn về nhà: (5').
- Đọc lại bài + học nội dung bài giảng.
- Sưu tầm thơ văn nói về phong cách Hồ Chí Minh, những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Bác Hồ.
- Viết bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về phong cách Hồ Chính Minh (có liên hệ).
- Soạn bài: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
(Đọc kỹ và trả lời câu hỏi SGK; theo dõi tình hình thời sự quốc tế --> rút ra suy nghĩ từ bài học).
E- Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................
....................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
NS:20-8-08
NG:
Tiết 3
Các phương châm hội thoại
A- Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
2. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng các phương châm này trong giao tiếp xã hội.
3. Về thái độ: Giáo dục ý thức lựa chọn từ ngữ dùng trong từng hoàn cảnh giao tiếp để đảm bảo yêu cầu về chất và lượng.
B- Phương tiện dạy học:
- SGK, SGK, Giáo án, Bảng phụ, Tài liệu tham khảo. 
C- Cách thức tiến hành:
- Phương pháp: Quy nạp, phân tích, thuyết trình.
- Cách thức tổ chức: HS làm việc cá nhân, trao đổi nhóm...
D- Tiến trình giờ dạy:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3').
? Nhắc lại kiến thức cơ bản về hội thoại ở lớp 8?
(Khái niệm, vai Văn học, lượt lời...
3. Bài mới (2')
A- Lý thuyết
I- Phương châm về lượng: (12')
1. Ngữ liệu: SGK (8).
+ GV treo: Bảng phụ chép sẵn 2 ví dụ- SGK.
*Đoạn đối thoại.
- H ... ng yêu cầu nội dung và hình thức bài nghị luận đó.
+ Đáp án:
- Nghị luận về đời sống: Là bàn về sự việc, hiện tượng có ý nghĩa trong đời sống xã hội, đáng khen, đáng chế hay có vấn đề suy nghĩ.
- Nội dung: Nêu rõ sự việc, phân tích mặt đúng - sai; lợi - hại; chỉ ra những nguyên nhân, bày tỏ thái độ, ý kiến người viết.
- Hình thức: Bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lời văn chính xác.
3. Bài mới:
a- lý thuyết:
I. Đề bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống (6').
*1 HS đọc 4 đề bài (SGK - 22).
1. Ngữ liệu:
- 4 đề bài (SGK).
2. Phân tích:
? Sự việc, hiện tượng nào được nêu ra trong từng đề bài.
*Sự việc, hiện tượng nêu trong bài:
- Đề 1: Tấm gương HS nghèo vượt khó học giỏi.
- Đề 2: Lập quỹ từ thiện để xoa dịu nỗi đau của những nạn nhân chất độc màu da cam.
- Đề 3: Nhiều bạn mải chơi điện tử mà sao nhãng việc học tập và còn phạm những sai lầm khác.
- Đề 4: Con người và thái độ học tập của Nguyễn Thiền.
? Nhận xét gì về những sự việc, hiện tượng được nêu.
*Sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương (Đề 1, 2, 4).
- Sự việc, hiện tượng không tốt cần phê phán (đề 3).
? Nhận xét cách nêu ra những sự việc, hiện tượng đó trong đề bài.
*Cách nêu:
- Đề 1, 3: Gọi tên sự việc, hiện tượng.
- Đề 2, 4: Cung cấp sự việc, hiện tượng dưới dạng 1 chuyện kể, 1 mẩu tin.
? Mệnh lệnh đề trong đề bài là gì.
*Mệnh lệnh đề bài:
- Đề 1, 2: Nêu suy nghĩ.
- Đề 3: Nêu ý kiến.
- Đề 4: Nêu nhận xét, rút kinh nghiệm.
? Khái quát lại điểm giống nhau giữa các đề bài.
3. Nhận xét:
- Đề bài nêu lên những sự việc, hiện tượng cần nghị luận.
- Mệnh đề thường là: Nêu suy nghĩ, nhận xét.
? Hãy nêu 1 đề bài tương tự. (4 HS đại diện 4 tổ nêu).
+ Có thể viết bảng phụ - trình bày.
+ Các nhóm có ý kiến nhận xét.
+ GV nhận xét - bổ sung.
*Ví dụ đề bài:
(1) Hiện nay, trên đường phố có nhiều thanh nien điều khiển xe máy thường lạng lách, phóng nhanh vượt ẩu và gây ra tai nạn đáng tiếc. Bạn có nhận xét và suy nghĩ gì về hiện tượng trên.
(2) Các phương tiện thông tin đại chúng luôn cảnh báo về hiện tượng tàn phá rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ đang diễn ra ồ ạt ở một số tỉnh. Bạn có ý kiến gì về hiện tượng đó.
(3) Nghiện ma tuý không chỉ làm khánh kiệt tài sản, thái hoá nòi giống mà còn là hiện tượng đau lòng như: con cái bất hiếu với cha mẹ, học trò bất kính với thầy cô, trẻ vị thành niên phạm tội. Bạn có nhận xét và suy nghĩ gì trước thảm hoạ ma tuý đối với cộng đồng.
II. Cách làm bài văn nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống: (8')
*1 HS đọc đề bài (SGK).
1. Ngữ liệu: Đề bài (SGK - 23).
? HS nhắc lại thao tác làm bài văn nghị luận.
2. Phân tích: (Tìm hiểu cách làm bài).
=> GV kết luận: Làm bài nghị luận kiểu này cũng tuân thủ các bước như vậy.
? Đề thuộc loại gì.
? Đề nêu lên hiện tượng, sự việc gì.
? Đề yêu cầu làm gì.
a) Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý.
*Tìm hiểu đề:
- Nêu suy nghĩ của bản thân về sự việc: Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào "Học tập Phạm Văn Nghĩa".
? Hãy tìm ý cho đề bài.
- HS trình bày - bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
*Tìm ý:
- Phạm Văn Nghĩa là HS lớp 7 trường THCS Bắc Sơn quận Gò Vấp.
- Phạm Văn Nghĩa thường ra đồng giúp mẹ làm việc, ở nhà: nuôi gà, chăn heo...
- Qua các việc ấy chứng tỏ nghĩa là người biết thương và giúp đỡ mẹ, biết kết hợp học và hành, biết sáng tạo (Làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt).
- Đó là hành động đáng được biểu dương, học tập Nghĩa là học làm những việc nhỏ mà có ý nghĩa.
- Những việc đó không khó ai cũng có thể làm được.
? Hãy sắp xếp các ý theo bố cục của bài nghị luận.
* HS quan sát bố cục SGK, đưa thêm các ý để có 1 dàn ý chi tiết.
b) Bước 2: Lập dàn ý (SGK - 24).
- Mở bài
- Thân bài:
- Kết bài:
- GV hướng dẫn HS viết theo gợi ý (SGK - 24).
*Phân nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện.
*mỗi nhóm cử 1 đại diện đọc bài.
c) Bước 3: Viết bài:
- Tổ 1: Mở bài.
- Tổ 2: Phân tích việc làm của Phạm Văn Nghĩa và đánh giá.
- Tổ 3: Đánh giá ý nghĩa của việc phát động.
- Tổ 4: Kết bài.
- GV nhận xét và sửa, rút kinh nghiệm chung.
d) Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa.
3. Nhận xét:
? Muốn làm tốt bài văn nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống ta phải làm gì.
*Để làm tốt bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống: cần tìm hiểu kỹ đề, phân tích sự việc, hiện tượng để tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa chữa.
? Nêu dàn bài của bài văn nghị luận Kiểu .... đời sống.
*Dàn bài chung:
- MB: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
- TB: Liên hệ thực tế, phân tích từng mặt, đánh giá, nhận định.
- KB: Kết luận, đưa ra KĐ, PK, lời khuyên.
? Yêu cầu riêng khi làm bài.
*Khi làm bài: cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, đưa ra ý kiến có suy nghĩ + cảm thụ riêng.
*1 HS đọc bài (ghi nhớ).
+ GV lưu ý đặc điểm đề bài kiểunày.
III. Ghi nhớ: SGK (24): (1').
b- luyện tập: (16')
*GV nêu yêu cầu và hướng dẫn chung.
*Lập dàn bài cho 4 đề bài bài mục (I).
- Ví dụ: Lập dàn ý đề 4.
- Giao nhiệm vụ cho 4 tổ: mỗi tổ lập dàn ý một đề bài (theo thứ tự).
(1) Mở bài:
- Giới thiệu về Nguyễn Hiền.
- Nêu sơ lược về ý nghĩa tấm gương đó.
(2) Thân bài:
- Phân tích hoàn cảnh nhà Nguyễn Hiền.
- Phân tích về con người và thái độ học tập của Nguyễn Hiền.
- Con người đó có đáng học tập không? Tại sao? Học tập ở điểm nào.
- Liên hệ thái độ học tập của HS hiện nay.
(3) Kết bài:
Khái quát ý nghĩa tấm gương về con người và thái độ học tập của Nguyễn Hiền.
 4. Củng cố: (3')
- Đặc điểm đề bài văn nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống.
- Các bước làm bài (Tìm hiểu đề + tìm ý --> lập dàn ý (3 phần) --> viết bài --> đọc và sửa chữa.
5. Hướng dẫn về nhà: (5').
- Học bài giảng kết hợp ghi nhớ - SGK.
- Tiếp tục xây dựng dàn ý chi tiết cho 4 đề bài trên --> Tập viết thành bài
 --> đọc và tự sửa chữa.
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương(phần Tập làm văn): Theo gợi ý hướng dẫn (SGK) Tr. 25 - 26.
E- Rút kinh nghiệm:
 - Đảm bảo thời , nhưng kỹ năng viết của HS còn hạn chế.
- Phần luyện tập có thể tăng thêm các đề bài để phân nhiệm vụ cho các nhóm thực nhiện.
________
NS:
NG:
Tuần 21 - Bài 18 + 19
Tiết 101
Hướng dẫn chuẩn bị cho chương trình địa phương phần Tập làm văn
A- Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức: 
- Giúp HS tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương.
- Viết 1 bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ và kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: Tự sự - miêu tả - nghị luận - thuyết minh.
2. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng nghị luận (Về 1 sự việc, hiện tượng đời sống).
3. Về thái độ: Có ý thức học tập cái tốt, lên án loại trừ cái sấu.
B- chuẩn bị:
- GV: SGK + SGK + soạn giáo án + tham khảo tình hình thực tế địa phương.
- HS: Chuẩn bị theo gợi ý (SGK): Tìm hiểu tình hình địa phương.
C- phương pháp:
- GV hướng dẫn --> khái quát.
- HS thảo luận --> lựa chọn.
D- Tiến trình giờ dạy:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
? Nêu dàn ý bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống.
+ Đáp án:
*Dàn ý gồm 3 phần:
- MB: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
- TB: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá nhận định.
- KB: Kết luận, KĐ, PĐ, lời khuyên.
3. Bài mới:
*GV chép yêu cầu lên bảng.
I. Yêu cầu: (2')
Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương.
*GV hướng dẫn HS từng bước.
? Những vấn đề có thể viết ở địa phương là những vấn đề nào? Cần viết những mặt nào của vấn đề.
- HS thảo luận nhóm trình bày các ý kiến.
- GV ghi các ý kiến HS trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
II. Cách làm: (30')
1. Vấn đề môi trường:
- Rác thải nói chung (nhất là rác thải khó tiêu huỷ như: bao bì nilông, chai lọ nhựa tổng hợp...):
Thực trạng, hậu quả, cách xử lý.
2. Vấn đề quyền trẻ em:
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương: Xây dựng và sửa chữa trường học, nơi vui chơi giải trí, giúp đỡ trẻ em khó khăn.
- Sự quan tâm của nhà trường: Xây dựng khung cảnh Sư phạm, tổ chức dạy và học, các hoạt động tham quan ngoại khoá...
- Sự quan tâm của gia đình: Cha mẹ có làm gương hay không, có những biểu hiện bạo hành hay không.
- Tổng hợp các ý kiến rồi chốt lại 1 số vấn đề có thể viết.
3. Vấn đề xã hội:
- Sự quan tâm, giúp đỡ đối với các gia đình chính sách (thương binh, liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam Anh hùng), những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (Bị thiên tai, tai nạn, bệnh hiểm nghèo...).
- Những tấm gương sáng về lòng nhân ái, đức hi sinh (người lớn, trẻ em).
- Những vấn đề có liên quan đến TNXH (cờ bạc, rượu chè, mại dâm, trộm cắp, điện tử...).
- Vấn đề thực hiện an toàn giao thông, cấm buôn bán, sản xuất tàng trữ, đốt các loại pháo (nhất là dịp tết này).
*GV hướng dẫn HS cách thực hiện như thế nào.
? Những yêu cầu về nội dung.
2. Xác định cách viết: (13')
a) Yêu cầu về nội dung:
- Chon bất cứ sự việc, hiện tượng nào mà theo em là có nghãi.
- Các sự việc, hiện tượng đưa ra phải có dẫn chứng.
- Phải phân tích được cái đúng - sai, lợi - hại, không cường điệu quá sự thực, không giảm nhẹ.
- Bày tỏ thái độ (đồng tình hay phản đối) phải khách quan, không vì lợi ích cá nhân.
- Không được nêu tên người, cơ quan cụ thể, có thật.
? Những yêu cầu về hình thức.
 b) Yêu cầu về hình thức:
- Khoảng 1500 chữ.
- Bố cục: đủ 3 phần (MB - TB- KB).
- Trình bày rõ ràng, có lập luận, thuyết minh thuyêt phục.
*GV thông báo thời gian nộp bài.
III. Thời gian nộp bài: Tuần 27.
4. Củng cố: (3')
- Dựa vào phần hướng dẫn (những vấn đề cần viết, cách làm).
5. Hướng dẫn về nhà: (5').
- Chuẩn bị như hướng dẫn --> Tuần 27 nộp bài.
- Chuẩn bị vở viết + ôn lý thuyết (cách làm bài) văn nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống. (Tham khảo 4 đề bài ở SGK: Tập phân tích đề, tìm hiểu thực hiện theo các nhóm các thao tác đã được hướng dẫn phần lý thuyết).
--> Giờ sau viết bài tập làm văn số 5 (2 tiết).
E- Rút kinh nghiệm:
 - HS có ý thức chuẩn bị song chưa có số liệu thực tế cụ thể.
- GV nên sưu tầm thêm những số liệu, dẫn chứng để bài học sinh động hơn.
________
NS:
NG:
Tiết 102
Văn bản
Chuẩn bị hành trang vào
 Thế kỷ mới
A- Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức: 
- Giúp HS nhận thức được điểm mạnh, yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải
2. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.
3. Về thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo tấm gương Hồ Chí Minh.
B- Phương tiện dạy học:
- SGV, SGK, giáo án, tư liệu tham khảo viết về Bác, bảng phụ, tranh ảnh về Bác.
C- Cách thức tiến hành:
- Phương pháp: (Tổng- Phân- Hợp), bình giảng.
- Cách thức tổ chức: HS làm việc cá nhân, hoạt động theo nhóm...
D- Tiến trình giờ dạy:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở và bài soạn của HS (3').
3. Bài mới (2')
- Giới thiệu bài: Khẳng định tầm vóc văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tiết 1:
I- Đọc và tìm hiểu tác phẩm (15')

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoanNguvan9.doc