Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 15

Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 15

NỘI DUNG CHƯƠNG

I. TÊN CHƯƠNG: Chương trình học kỳ một.

 1. Văn học:

 Văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và trữ tình; văn bản nhật dụng; thuyết minh; văn thơ cách mạng; chương trình địa phương.

 2. Tiếng việt:

 Các phương châm hội thoại; sự phát triển của từ vựng; thuật ngữ; trao đổi vốn từ; tổng kết từ vựng.

 3. Tập làm văn:

 Nghệ thuật trong văn bản thuyết minh; miêu tả trong tự sự, miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự; đối thoại, độc thoại trong văn bản tự sự.

II. TỔNG SỐ TIẾT: 90 tiết (11 tiết kiểm tra + thi học kỳ ).

III.THỜI GIAN THỰC HIỆN: Tù tuần 01 đến tuần 18.

 Từ ngày 17 tháng 8 năm 2009 đến ngày tháng năm 2010.

IV. KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TRỌNG TÂM:

1. Khai thác tính nhân văn cao cả trong tác phẩm văn học Việt Nam; làm nổi bật tình yêu con người, tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. Ca ngợi đạo đức, nhân nghĩa, nghĩa khí. Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc.

2. Vận dụng có ý thức các kiến thức về tiếng Việt trong giao tiếp.

3. Tập làm văn tích hợp từ thấo đến cao, có kiến thức để cảm thụ, phân tích, thực hành văn bản khoa học, văn bản văn học.

 

doc 25 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 803Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS MAI XUÂN THƯỞNG
HỌ VÀ TÊN: TRẦN NGỌC ANH
NGÀY SOẠN 15 THÁNG 8 NĂM 2009
THỜI GIAN THỰC HIỆN
TỪ NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 2009
ĐẾN NGÀY THÁNG NĂM
KẾ HOẠCH CHƯƠNG
TÊN CHƯƠNG: CHƯƠNG TRÌNH HỌC KỲ MỘT
NỘI DUNG CHƯƠNG
I.. TÊN CHƯƠNG: Chương trình học kỳ một.
 1. Văn học:
 Văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và trữ tình; văn bản nhật dụng; thuyết minh; văn thơ cách mạng; chương trình địa phương.
 2. Tiếng việt:
 Các phương châm hội thoại; sự phát triển của từ vựng; thuật ngữ; trao đổi vốn từ; tổng kết từ vựng.
 3. Tập làm văn:
 Nghệ thuật trong văn bản thuyết minh; miêu tả trong tự sự, miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự; đối thoại, độc thoại trong văn bản tự sự.
II. TỔNG SỐ TIẾT: 90 tiết (11 tiết kiểm tra + thi học kỳ ).
III.THỜI GIAN THỰC HIỆN: Tù tuần 01 đến tuần 18.
 Từ ngày 17 tháng 8 năm 2009 đến ngày tháng năm 2010.
IV. KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TRỌNG TÂM:
Khai thác tính nhân văn cao cả trong tác phẩm văn học Việt Nam; làm nổi bật tình yêu con người, tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. Ca ngợi đạo đức, nhân nghĩa, nghĩa khí. Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc.
Vận dụng có ý thức các kiến thức về tiếng Việt trong giao tiếp.
Tập làm văn tích hợp từ thấo đến cao, có kiến thức để cảm thụ, phân tích, thực hành văn bản khoa học, văn bản văn học.
V. ĐỒ DÙNG:
 1. Văn bản.
 2. Tranh tác giả.
 3. Sơ đồ, lược đồ.
***************
TRƯỜNG THCS MAI XUÂN THƯỞNG
HỌ VÀ TÊN: TRẦN NGỌC ANH
NGÀY SOẠN 16 THÁNG 8 NĂM 2009
NGÀY DẠY 
LỚP 9A NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 2009
LỚP 9B NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 2009
TIẾT 01 
TUẦN 01
TÊN BÀI DẠY:
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 1. Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và 
hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
 2. Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.	
B. CHUẨN BỊ:	
 1. Tranh ảnh, bài viết về nơi ở, và nơi làm việc của Bác.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định: ( 1 phút )
 2. Kiểm tra: ( 4 phút )
 - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho môn học của học sinh.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 3. Giới thiêu. bài:Tiết 1
 Ở các lớp dưới các em đã được tìm hiểu một số văn bản viết về Hồ Chí Minh, giờ hôm nay 
văn bản “PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH” chúng ta sẽ rõ hơn cách sống và làm việc của Bác.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
20
Phút
15
phút
Hoạt động 1
Gv đọc mẫu, hs đọc, nhận xét.
Nêu chú thích.
Phương thức biểu đạt chính của văn bản? Văn bản nêu những nội dung nào?
Hs thảo luận, nêu, nhận xét.
Gv chốt.
Hoạt động 2
Vốn văn hóa nhân loại của Bác sâu rộng như thế nào? vì sao Bác lại có vốn thi thức sâu rộng như vậy?
Hs phát hiện, thảo luận, nêu.
Gv chốt, bình.
I. Đoc, tìm hiểu chung văn bản:
 1. Đọc:
 2. Hoàn cảnh ra đời văn bản:
 Năm 1990 nhân kỷ niệm 100 năm ngà sinh của Bác.
 3. Phương thức biểu đạt:
 Văn bản kết hợp kể và bình luận.
 4. Chia đoạn:
 a. Đầu đến hiện đại: Hồ Chí Minh vói sự tiếp thu văn hóa dân tộc, nhân loại.
 b. Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa dân tộc, nhân loại:
 a. Hiểu sâu sắc văn hóa nhiều nơi, nhiều nước; biết rất nhiều ngoại ngữ; thông kim, bác cổ.
 b. Có vốn tri thức sâu rộng là vì Bác có khát vọng cứu nước, cứu dân tộc. Vì con đường cách mạng đầy truân chuyên, nhiều gian khổ.
 4. Củng cố: ( 3 phút ).
 - Hoàn cảnh ra đời, phương thức biểu đạt, chia đoạn của văn bản.
 - Hồ Chí Minh có vốn tri thức sâu rộng “ thông kim, bác cổ” là vì Người có khát vọng cao cả.
 5. Dặn dò: ( 2 phút ).
 - Tìm hiểu về LỐI SỐNG của Bác.
TRƯỜNG THCS MAI XUÂN THƯỞNG
HỌ VÀ TÊN: TRẦN NGỌC ANH
NGÀY SOẠN 16 THÁNG 8 NĂM 2009
NGÀY DẠY 
LỚP 9A NGÀY 19 THÁNG 8 NĂM 2009
LỚP 9B NGÀY 19 THÁNG 8 NĂM 2009
TIẾT 02 
TUẦN 01
TÊN BÀI DẠY:
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 1. Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và 
hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
 2. Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.	
B. CHUẨN BỊ:	
 1. Tranh ảnh, bài viết về nơi ở, và nơi làm việc của Bác.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định: ( 1 phút )
 2. Kiểm tra: ( 4 phút )
 - Chia đoạn và nêu nội dung của đoạn trong văn bản “PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH” ?
 - Hồ Chí Minh vói sự tiếp thu văn hóa dân tộc, nhân loại.
. - Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
 3. Giới thiêu. bài: Tiết 2
 Ở tiết 1 các em đã tìm hiểu Hồ Chí Minh vói sự tiếp thu văn hóa dân tộc, nhân loại. Ở tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu : Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
15
Phút
10
phút
10
phút
Hoạt động 3
Nhắc lại nội dung chính của đoạn văn?
Phong cách sống của Bác được tác giả
đề cập tới ở những phương diện nào? 
Cụ thể ra sao?
Hs phát hiện, thảo luận, nêu.
Gv chốt, 
(Tích hợp với văn bản: “Đức tính giản dị
của Bác Hồ”, vở kịch “Đêm trắng”, các
văn bản thơ khác).
Học sinh liên hệ với những bài viết đã
sưu tầm được.
Theo tác giả, lối sống của Bác chúng ta
cần nhìn nhận như thế nào cho đúng?
Hs phát hiện, thảo luận, nêu.
Gv chốt, 
Tác giả so sánh Bác với nhân vật nào?
Hoạt động 4
Những đặc sắc về nghệ thuật của văn
bản?
Hs phát hiện, thảo luận, nêu.
Gv chốt.
Giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản?
Hoạt động 5
Gv hướng dẫn, hs thực hiện.
Theo dõi, nhận xét.
Mở bài:
Nêu hoàn cảnh tiếp cận văn bản.
Thân bài:
Nội dung bài.	Nghệ thuật bài.
Bài học cho bản thân.	
Kết bài:
Khẳng định cảm nghĩ..
 2. Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh:.
 a.Thể hiện ở lối sống giản dị: mà thanh cao
của Người.
 - Nơi ở, nơi làm việc: “Chiếc nhà sàn nhỏ
bằng gỗ” “Chỉ có vài phòng tiếp khách, họp Bộ 
Chính trị, làm việc và ngủ đồ đạc rất mộc mạc, 
đơn sơ”.
 -Trang phục: Bộ quần áo bà ba nâu chiếc 
áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
 - Tư trang: “Tư trang ít ỏi, một chiếc vali
con với vài bộ quần áo, vài vật kỷ niệm”.
 - Việc ăn uống: “Rất đạm bạc” Những món 
ăn dân tộc không cầu kỳ “Cá kho, rau luộc, dưa
dưa ghém, cà muối”.
 b. Là lối sống thanh cao:
 - Không phải là một cách tự thần thánh hoá, 
tự làm cho khác đời, hơn đời.
 - Đây cũng không phải là lối sống khắc khổ
của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
 - Là lối sống thanh cao, một cách bồi bổ cho 
 tinh thần sảng khoái, một quan niệm thẩm mỹ 
(Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên).
 - Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác
cũng giống như các nhà nho nổi tiếng trước đây 
(Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm) – Nét đẹp của 
lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam.
 3. Nghệ thuật:
 a. .Kết hợp giữa kể và bình luận.
 b. Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
 c. Đan xen thơ, dùng chữ Hán Việt.
 d., Nghệ thuật đối lập.
* GHI NHỚ: ( sgk )
III. Luyện tập:
 1. Viết bài cảm nghĩ sau khi học xong văn bản.
.
 4. Củng cố: ( 3 phút ).
 - Hoàn cảnh ra đời, phương thức biểu đạt, chia đoạn của văn bản.
 - Hồ Chí Minh có vốn tri thức sâu rộng “ thông kim, bác cổ” là vì Người có khát vọng cao cả.
 - Nghệ thuật:Kết hợp giữa kể và bình luận.Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.Đối lập.
 5. Dặn dò: ( 2 phút ).
 - Tìm hiểu về LỐI SỐNG của Bác.
 - Chuẩn bị: “PHƯƠNG CHÂM...; SỬ DỤNG...; LUYỆN TẬP...”
TRƯỜNG THCS MAI XUÂN THƯỞNG
HỌ VÀ TÊN: TRẦN NGỌC ANH
NGÀY SOẠN 16 THÁNG 8 NĂM 2009
NGÀY DẠY 
LỚP 9A NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM 2009
LỚP 9B NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM 2009
TIẾT 03 
TUẦN 01
TÊN BÀI DẠY:
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 1. Nắm được phương châm về lượng, phương châm về chất.
 2. Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp..	
B. CHUẨN BỊ:	
 1. Truyện đọc. 2. Ví dụ.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định: ( 1 phút )
 2. Kiểm tra: ( 4 phút )
 - Bài tập của hs.
 3. Giới thiêu. bài: Tiết 3
 Trong chương trình ngữ văn lớp 8, các em đã được tìm hiểu về vai XH trong hội thoại, lượt 
lời trong hội thoại. Để hoạt động hội thoại có hiệu quả, chúng ta cần nắm được tư tưởng chỉ đạo
của hoạt động này, đó chính là phương châm hội thoại
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
10
phút
10
phút
15
phút
Hoạt động 1
Hs đọc.
Câu trả lời có mang đầy đủ nội dung không? Cần trả lời như thế nào? Em rút ra nhận xét gì trong giao tiếp?
Hs phát hiện, thảo luận, nêu.
Gv chốt.
Hoạt động 2
Vì sao truyện lại gây cười? Lẽ ra anh 
“Lợn cưới”và anh “áo mới”phải hỏi và trả 
lời như thế nào để nghe đủ biết được 
điều cần hỏi và trả lời?
Hs phát hiện, thảo luận, nêu.
Gv chốt.
Hoạt động 3
Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
 Phát hiện lỗi. Phân tích.
 Trình bày trước lớp.
 Gv chốt.
 Học sinh đọc yêu cầu cảu đề bài.
 Điền. Trình bày trước lớp.
 Gv chốt.
 Một học sinh đọc truyện.
 Nêu yêu cầu của bài tập.
 Làm bài tập. Trình bày.
 Gv chốt.
 Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
 Suy nghĩ. Trình bày trước lớp.
 Gv chốt.
 Hướng dẫn học sinh làm bài tập thêm
I. Phương châm về lượng:
 1.Đọc, trả lời:
 a. Không mang đủ nội dung, ý nghĩa.
 b. Cần phải có địa điểm rõ ràng, cụ thể.
 c. Khi nói cần có nội dung đúng yêu cầu.
 * GHI NHỚ: ( SGK ).
II. Phương châm về chất:
 1. Đọc, trả lời:
 a. Câu hỏi và trả lời có những từ thừa “cưới”, “áo mới”.
 b. Không nên trả lời thiếu hoặc thừa.
 * GHI NHỚ: ( SGK ).
III. Luyện tập:
 1. Bài tập 1
 a gia súc nuôi ở trong nhà.Lặp từ ngữ 
gia súc-nuôi ở trong nhà (Thừa)
 b loài chim có hai cánh.Thừa cụm từ 
“có hai cánh” vì đó là đặc điểm của loài chim.
 2. Bài tập 2:
 Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:
 a. nói có sách, mách có chứng.
 b. nói dối. c. nói mò.
 d.nói nhăng, nói cuội. e.nói trạng.
 Đều chỉ cách nói tuân thủ hoặc vi phạm
phương châm về chất.
 3. Bài tập 3:
 Truyện cười “Có nuôi được không”.
 Ở đây phương châm về lượng đã không
được tuân thủ vì câu hỏi “Rồi có nuôi được không?”
Thừa.
 4. Bài tập 4:
 a- Các từ ngữ này được sử dụng trong hội
thoại để bảo đảm tuân thủ phương châm về chất
nhằm báo cho người nghe biết là tính xác thực 
của nhận định hay thông tin mình đưa ra chưa 
được kiểm chứng.
 b- Sử dung các từ ngữ này trong diễn đạt 
để tuân thủ phương châm về lượng: Báo cho người
nghe biết việc nhắc lại nội dung đãcũ là do chủ 
ý của người nói.
 Bài tập 1, 4, 3 .
 4. Củng cố: ( 3 phút ).
 - Khi nói cần có nội dung đúng yêu cầu..
 - Không nên trả lời thiếu hoặc thừa.
 5. Dặn dò: ( 2 phút ).
 - Học bài. - Xem lại các bài tập. - Làm bài tập 5 
 - Chuẩn bị: “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh...”
TRƯỜNG THCS MAI XUÂN THƯỞNG
HỌ VÀ TÊN: TRẦN NGỌC ANH
NGÀY SOẠN 16 THÁNG 8 NĂM 2009
NGÀY DẠY 
LỚP 9A NGÀY 21 THÁNG 8 NĂM 2009
LỚP 9B NGÀY 22 THÁNG 8 NĂM 2009
TIẾT 04 
TUẦN 01
TÊN BÀI DẠY:
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂNBẢN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 1. Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh,làm cho văn  ... o, khủng hoảng kinh tế, 
 - Mù chữ, ô nhiễm môi trường, suy 
Dinh dưỡng. 
 b. Đây là thách thức lớn với thế giới.
 4. Củng cố: ( 3 phút ).
 - Tác giả, tác phẩm.
 - Chia đoạn trong văn bản.
 5. Dặn dò: ( 2 phút ).
 - Chuẩn bị bài: “ Cơ hội và nhiệm vụ”.
TRƯỜNG THCS MAI XUÂN THƯỞNG
HỌ VÀ TÊN: TRẦN NGỌC ANH
NGÀY SOẠN 30 THÁNG 8 NĂM 2009
NGÀY DẠY 
LỚP 9A NGÀY 02 THÁNG 9 NĂM 2009
LỚP 9B NGÀY 02 THÁNG 9 NĂM 2009
TIẾT 12 
TUẦN 03
TÊN BÀI DẠY:
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ THÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 1. Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay. tầm quan 
trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
 2. Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
B. CHUẨN BỊ:	
 1. Văn bản. 2. Ví dụ.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định: ( 1 phút )
 2. Kiểm tra: ( 4 phút )
 - Chia đoạn trong văn bản“Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát 
triển của trẻ em”.
 3. Giới thiêu. bài: Tiết 12
 Nhiệm vụ của chúng ta như thế nào khi cơ hội đã có...
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
15
Phút
15
Phút
05
Phút
05
phút
Hoạt động 3
Chỉ ra những thuận lợi trong việc cải thiện cuộc sống của trẻ em?
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Gv phân tích, chốt.
Đường lối của Đảng và nhà nước ta đối với trẻ em trong những năm gần đây ?
Hs thảo luận, nêu.
Gv liệt kê, phân tích.
Hoạt động 4
Những nhiệm vụ cụ thể nêu ra trong bản tuyên bố là gì?
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Gv phân tích, bình, chốt.
(Dân số Việt Nam: 14/200 nước
trên thế giới, thứ 7 ở Châu á, thứ
2 ở Đông Nam á).
(Kinh tế Việt Nam: 131/200 quốc
gia, còn nợ nước ngoài nhiều).
Để hoàn thành được những nhiệm vụ nêu 
trên thì cần phải có điều kiện gì?
Nhận xét về ý và lời ở đoạn văn này?
Em có suy nghĩ gì về vấn đề bảo vệ,chăm 
sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng 
đồng quốc tế với vấn đề này?
Hoạt động 5
Nhận xét về nghệ thuật của văn bản
“Tuyên bố”?
Từ tìm hiểu, nêu nội dung, nghệ thuật văn bản.
Hoạt động 6
Hs thực hiện yêu cầu sgk.
 2.Cơ hội:
 a. Sự liên kết lại của các 
quốc gia để cùng nhau giải quyết vấn đề sẽ tạo ra 
sức mạnh toàn diện và tổng hợp của cộng đồng.
 b. Công ước về quyền trẻ em khẳng định 
về mặt pháp lý, tạo thêm cơ hội mới để quyền 
và phúc lợi của trẻ em được thực sự tôn trọng.
 c Những cải thiện của bầu chính trị thế, sự
hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, giải trừ quân 
bị, một số tài nguyên lớn sẽ được chuyển sang 
phục vụ các mục đích phi quân sự, tăng cường 
phúc lợi trẻ em.
 * Đảng, Nhà nước, các tổ chức , cá nhân...
đã luôn quan tâm tới vấn đề chăm sóc và bảo 
vệ trẻ em với nhiều hình thức, nhiều lĩnh vực, 
như y tế, giáo dục: Trường cho trẻ em khuyết 
tật , các bệnh viện nhi, các đợt khám chữa bệnh
miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, các việc làm 
từ thiện với những em nhỏ gặp hoàn cảnh khó
khăn,
 3.Nhiệm vụ:
 a. Tăng cường sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng
dưỡng của trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em.
 b. Quan tâm chăm sóc nhiều hơn và hỗ trợ 
mạnh mẽ hơn đến trẻ em bị tàn tật và trẻ em có 
hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn.
 c. Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo 
quyền bình đẳng giữa nam và nữ, các em gái 
được đối xử bình đẳng như các em trai.
 d. Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc 
giáo dục cơ sở và không để một em nào mù chữ.
 e. Bảo đảm bà mẹ được an toàn khi mang thai
 và sinh đẻ, kế hoạch hoá gia đình để tạo điều
điều kiện cho trẻ em khôn lớn và phát triển.
 g. Giáo dục tính tự lập, tự do, tinh thần trách
nhiệm và tự tin của trẻ em trong nhà trường,
trong sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình và
 xã hội.
 h. Bảo đảm hoặc khôi phục sự tăng trưởng và
phát triển đều đặn kinh tế ở tất cả các nước, giải 
quyết vấn đề nợ nước ngoài của các nước đang
phát triển đang có nợ.
 i. Mục 17 đưa ra điều kiện để thực hiện được
các nhiệm vụ trên là: Phải có sự nỗ lực liên tục
và phối hợp với nhau trong hành động của từng
nước cũng như hợp tác quốc tế. 
 Ý và lời dứt khoát, rõ ràng
* Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển 
của trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan 
trọng hàng đầu của từng quốc gia và cả cộng
đồng quốc tế . Liên quan trực tiếp đến tương lai
 của một đất nước và của toàn nhân loại.
 4. Nghệ thuật:
 a. Tính chặt chẽ, hợp lý trong bố cục.
 b. Lời văn dứt khoát, mạch lạc, rõ ràng
 * GHI NHỚ: ( sgk )
III. Luyện tập:
1. Nêu những việc làm của chính quyền địa phương nơi em ở đối với trẻ em.
 4. Củng cố: ( 3 phút ).
 - Tác giả, tác phẩm.
 - Chia đoạn trong văn bản.
 - Thử thách, cơ hội, nhiệm vụ mà văn bản đặt ra. 
 5. Dặn dò: ( 2 phút ).
 - Chuẩn bị bài: “ Các phương châm hội thoại”.
TRƯỜNG THCS MAI XUÂN THƯỞNG
HỌ VÀ TÊN: TRẦN NGỌC ANH
NGÀY SOẠN 30 THÁNG 8 NĂM 2009
NGÀY DẠY 
LỚP 9A NGÀY 03 THÁNG 9 NĂM 2009
LỚP 9B NGÀY 03 THÁNG 9 NĂM 2009
TIẾT 13 
TUẦN 03
TÊN BÀI DẠY:
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
 1. Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm 
lịch sự.
 2. Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp..	
B. CHUẨN BỊ:	
 1. Truyện đọc. 2. Ví dụ.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định: ( 1 phút )
 2. Kiểm tra: ( 4 phút )
 - Bài tập của hs.
 3. Giới thiêu. bài: Tiết 13
 Giờ trước, chúng ta đã tìm hiểu phương châm hội thoại về lượng, về chất. Song để hội 
thoại vừa được đảm bảo về nội dung, vừa giữ được quan hệ chuẩn mực giữa các cá nhân tham 
gia vào hội thoại, ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này trong giờ học hôm nay.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
05
Phút
15
Phút
15
phút
Hoạt động 1
Chàng rể có tuân thủ đúng phương 
châm lịch sự không?
Em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
Hs thảo luận, nêu.
Hãy kết luận về quan hệ giữa phương
châm hội thoại với tình huống giao tiếp?
Hoạt động 2
Đọc lại ví dụ đã tìm hiểu ở các bài trước
về phương châm hội thoại, cho biết trong 
tình huống nào phương châm hội thoại
không được tuân thủ?
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Gv phân tích, chốt.
Trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông
tin đúng như An mong muốn hay không?
Phương châm hội thoại nào có thể không được
tuân thủ?
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Gv phân tích, chốt.
Tình huống: Bác sỹ nói với một người
mắc bệnh nan y.
Câu nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”Người 
nói câu này có phải không tuân thủ
phương châm về lượng không?
Qua ví dụ, tình huống trên, hãy cho biết 
trường hợp nào không tuân thủ phương
châm hội thoại?
Một học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3
Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Hướng dẫn học sinh lầm bài tập.
Trình bày trước lớp.
Học sinh khác nhận xét.
Giáo viên đánh giá.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Trình bày trước lớp.
I. Quan hệ giữa những phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp:
1. Đọc, trả lời:
 a.Trong tình huống này chàng ngốc đã làm 
 một việc quấy rối, gây phiền hà cho người khác.
 b.Cần phải chú ý tình huống giao tiếp, vì
 một câu nói có thể thích hợp trong tình huống 
 này, nhưng không thích hợp trong một tình 
huống khác.
 * GHI NHỚ: ( sgk )
II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
1. Đọc, trả lời:
 a. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá 
giao tiếp.
 b. Người nói phải ưu tiên cho một phương 
châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan 
quan trọng hơn.
 c. Người nói muốn gây một sự chú ý để 
người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
 2. Đọc, trả lời:
 Ba không tuân thủ p/ châm về lượng.
Vì Ba không biết chính xác chiếc máy bay đầu
tiên được chế tạo năm nào. Ba không nói điều
mà mình không biết chính xác nên phải trả lời
một cách chung chung để tuân thủ phương châm
về chất.
 3. Đọc, trả lời:
 Phương châm về chất không được tuân
thủ vì bác sỹ muốn bệnh nhân không vì tình
trạng sức khoẻ của mình mà bi quan. 
 4. Đọc, trả lời:
 Xét về nghĩa tường minh thì câu nói này 
không tuân thủ phương châm về lượng (Không
cung cấp thêm thông tin gì).
 Xét về hàm ý: Có nghĩa là: Tiền bạc chỉ là
phương tiện để sống, chứ không phải là mục
đích cuối cùng của con người.
 * GHI NHỚ: ( sgk )
III. Luyện tập:
 1-Bài tập 1:
 Trả lời của ông bố không tuân thủ phương
châm hội thoại, phương châm cách thức, vì một
đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được “Tuyển 
tập” để nhờ đó mà tìm được quả bóng. Cách
nói của ông bố với cậu bé là không rõ (Đối với
người khác thì có thể đây là câu nói có thông
tin rất rõ ràng).
 2. Bài tập 2:
 Thái độ, lời nói chân, tay, tai, mắt, miệng
đã vi phạm phương châm lịch sự.
 Không tuân thủ phương châm lịch sự ở
đây là không có lý do chính đáng (Dựa vào nội
dung câu chuyện).
 4. Củng cố: ( 3 phút ).
 - Quan hệ giữa những phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
 - Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. 
 5. Dặn dò: ( 2 phút ).
 - Chuẩn bị bài viết số 1 (văn bản thuyết minh + biện pháp nghệ thuật + miêu tả ).
TRƯỜNG THCS MAI XUÂN THƯỞNG
HỌ VÀ TÊN: TRẦN NGỌC ANH
NGÀY SOẠN 30 THÁNG 8 NĂM 2009
NGÀY DẠY 
LỚP 9A NGÀY 04 THÁNG 9 NĂM 2009
LỚP 9B NGÀY 05 THÁNG 9 NĂM 2009
TIẾT 14. 15 
TUẦN 03
TÊN BÀI DẠY:
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
 1. Việt được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lý và có hiệu quả.
B. CHUẨN BỊ:	
 1. Giáo viên: Đề - Đáp án.
 2. Học sinh: Ôn các kiến thức được học về văn thuyết minh, sử dụng một số biện pháp nghệ 
thuật, sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định: ( 1 phút )
 2. Kiểm tra: ( 4 phút )
 - Sự chuẩn bị của học sinh..
 3. Giới thiêu. bài: Tiết 14, 15
 Trong những giờ học trước, các em đã được tìm hiểu việc sử dụng một sốbiện pháp nghệ 
thuật trong văn bản thuyết minh cũng như sử dụng yếu tố miêu tả như thế nào vào văn bản 
thuyết minh cho có hiệu quả. Giờ hôm nay, chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức đó vào tạo 
lập một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
Hs đọc đề.
Hoạt động 2
Kiểu văn bản, đối tượng?
Hoạt động 3
Để thuyết minh được về cây lúaViệt 
Nam ta cần chú ý tới những đặc điểm 
nào của đối tượng?
I. Đề bài:
 1.Cây lúa Việt Nam.
II. Phân tích đề:
 1. Kiểu văn bản: Thuyết minh.
 2. Đối tượng thuyết minh: Cây lúa Việt Nam 
III. Dàn ý:
Mở bài:
a. Giới thiệu chung về cây lúa Việt Nam.
2. Thân bài:
 a. Cây lúa-đặc điểm bên ngoài của nó 
(Rễ, thân,lá, hoa, hạt,).
 b. Quá trình phát triển của cây lúa.
 c. Phân loại: Lúa nếp, lúa tẻ (Lại có nhiều 
loại).
 d. Cách chăm bón cho loại cây này.
 e. Cung cấp lương thực con người,gia
súc (Truyền thuyết Lang Liêu làm bánh chưng
bánh dày dâng vua cha Nguyên liệu từ lúa gạo). 
- Cây lúa còn là nguồn cung cấp mặt hàng xuất
khẩu (Nước ta là nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên
thế giới sau Thái Lan) góp phần phát triển kinh
tế đất nước.
Kết bài:
a. Sức sống, sự gắn bó của cây lúa với 
con người Việt Nam:

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 1 PHONG CACH HO CHI MINH.doc