Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 dến tiết 15 - Trường THCS Nguyễn Huệ

Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 dến tiết 15 - Trường THCS Nguyễn Huệ

A - MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao vàgiản dị .

2. Kỹ năng: Đọc hiểu, phân tích đểtháy được giá trịcủavăn bản nhậtdụng thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và sự giữ gìnbản sắc văn hoá .

3. Thái độ: Tu dưỡng tình cảm yêu mến, kính trọng chủ tịch Hồ Chí minh, ý thức rèn luyện phẩm chất cao đẹp của người.

B - CHUẨN BỊ :

- GV: Sưu tầm chuyện, bài thơ, đoạn thơ về lối sống giản dị của Bác : “Nhà lá đơn sơ., với đôi dép cũ mòn quai gót . - “ Tố Hữu “

- Học sinh : Nội dung luyện tập trang 8

 

doc 26 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 dến tiết 15 - Trường THCS Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / 9 /2009	 	
Ngày giảng: / 9 /2009 
Tiết1: Phong cách hồ chí minh (2 Tiết)
 ( Lê Anh Trà )
A - Mục tiêu:
1. Kiến thức: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao vàgiản dị .
2. Kỹ năng: Đọc hiểu, phân tích đểtháy được giá trịcủavăn bản nhậtdụng thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và sự giữ gìnbản sắc văn hoá .
3. Thái độ: Tu dưỡng tình cảm yêu mến, kính trọng chủ tịch Hồ Chí minh, ý thức rèn luyện phẩm chất cao đẹp của người.
B - Chuẩn bị : 
- GV: Sưu tầm chuyện, bài thơ, đoạn thơ về lối sống giản dị của Bác : “Nhà lá đơn sơ..., với đôi dép cũ mòn quai gót ... - “ Tố Hữu “
- Học sinh : Nội dung luyện tập trang 8 
C - Tiến trình lên lớp :
1. ổn định: (1 ph )	Nắm HS vắng : .......................................................................
	............................................................................
2. Kiểm tra bài cũ (3 ph ): 	Kiểm tra bài soạn và nội dung luyện tập của HS.
3. Bài mới :
a. Đặt vấn đề (1ph ):+ Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước , nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới .Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phẩm chất Hồ Chí Minh.
b. Triển khai bài :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: ( ph )
1. Tác giả - xuất xứ văn bản
2. Tự đọc chú thích:
?: Bài viết thuộc kiểu văn bản nào em đã dược học ở lớp 8?
 - Thông tin về Trái Đất
 - Bài toán dân số.
?: Văn bản nhật dụng được học lớp 9 chủ đề ở các (bài 1, 2, 3 )
+ Phong cách HCM: Truyền thống và hội nhập 
+ chiến tranh : Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình.
+ Tuyên bố : Quyền con người .
- Hai HS đọc to rõ.
?: Em có cách phân chia đoạn theo ND như thế nào ?
I . Tìm hiểu chung :
1. Tác giả, tác phẩm :
- Lê Minh Trà 
- Văn bản trích từ “Phong cách HCM, cái vĩ đại.1990”
 2. Phương thức biểu đạt: 
- (Nghị luận) có T/c nội dung.
- Kết hợp yếu tố thuyết minh với lập luận.
3. Đọc văn bản:
?(2 đoạn )
 Hoạt động 2: ( ph)
- Tìm hiểu đoạn :” Trong đời.... hiệu đại” 
Đọc đoạn văn em có nhận xét gì về vốn tri thức văn hoá nhân loại của HCM ?
?: Em hãy phân tích để làm rõ ý trên ? 
- Trong cuộc đời hoạt động, Bác` đi nhiều nơi tiếp xúc văn hoá Đông, Tây => Hiểu biết. 
?: Tại sao Người lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy? 
-HS trao đổi, thảo luận 
-Nói, viết theo nhiều thứ tiếng. =>Vốn ngôn ngữ giao tiếp.
- Làm nhiều nghề => Qua lao động mà học hỏi . 
- Học hỏi khá uyên thâm => 
- Tiếp thu cái đẹp, cái hay, phê phán tiêu cực.
?: Nhận xét, suy nghĩ của em về sự tiếp thu...ấy?
HS hoạt động nhóm:
? Ngày nay đất nước ta đã hội nhập với khu vực và Quốc tế như thế nào ?
- Đã và đang hội nhập để tiếp thu văn hoá nhân loại...mạnh mẽ.
- Tiếp thu tinh hoa có chọn lọc. 
- Cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, hoà nhập nhưng không hoà tan.
II. Đọc - Hiểu văn bản:
1. Sự tiếp thu tri thức, văn hoá nhân loại của HCM :
- Vốn tri thức văn hoá sâu rộng của nền văn hoá các nước trên thế giới :
=> + Vốn ngôn ngữ giao tiếp.
+ Qua lao động mà học hỏi. 
+ Học hỏi, tìm hiểu sâu sắc.
+ Tiếp thu tinh hoa có chọn lọc.
=> Tạo nên một nhân cách, lối sống rất Việt Nam, rất phương đông nhưng rất mới rất hiện đại.
4. Củng cố (3 ph ) : GV dùng các câu hỏi để củng cố bài.
- Bác Hồ tiếp thu vốn kiến thức sâu rộng nhờ vào đâu ?
- Em học tập được gì ở nhân cách, lối sống ấy của Bác?...........
5. Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà: (3 ph )
- Nắm nội dung bài học. 
- Đọc “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” lớp 7, tìm điểm khác biệt với văn bản này 
- Trả lời câu hỏi 2, 3, 4 /8 
D- Phần bổ sung :
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--- & ›---
Ngày soạn: / 9 /2009	 	
Ngày giảng: / 9 /2009
	Tiết 2: Phong cách hồ chí minh
	( Lê Anh Trà ) 
A- Mục tiêu :
1. Kiến thức : Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại , thanh cao vàgiản dị .
2. Kỹ năng: Đọc hiểu, phân tích để tháy được giá trị của văn bản nhật dụng thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và sự giữ gìn bản sắc văn hoá .
3. Thái độ : Tu dưỡng tình cảm yêu mến ,kính trọng chủ tịch Hồ Chí Minh, ý thức rèn luyện phẩm chất cao đẹp của Người.
B - Chuẩn bị: 
 	+ GV: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ ”Điểm khác biệt với văn bản ấy với” phong cách...”.
 	+ HS : Theo hướng dẫn tiết 1 
C - Tiến trình lên lớp :
1.ổn định: (1 ph ) Nắm HS vắng: ..................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (3 ph)	......................................................................................
 	- Kể tên những VB nhật dụng đã được học ở lớp 8? Chủ đề của văn bản ND“Phong cách HCM”?
 	- Phân tích sự tiếp thu tinh hoa VH nhân loại của HCM để tạo nên một nhân cách, một lối sống VN
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề (3 ph) :Tìm hiểu tiếp lối sống giản dị của Bác và nghệ thuật của văn bản 
b. Triển khai bài :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 3: ( p)
?: Bác Hồ với cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng nhà nước, có gì đặc biệt về nơi ở, nơi làm việc ?
=>Nhà sàn nhỏ bằng gỗ, vài phòng tiếp khác.
?: Trang phục ăn uống của Bác được giới thiệu như thế nào ?
=> Bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi giép lốp, cá khô, rau luộc dưa ghém, cá muối, cháo hoa. 
?: Em nghĩ gì về lối sống của Bác ? 
 HS: trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau: ?: Trong bài viết tác giả cho rằng“Nối sống giản dị, thanh đạm của Bác Hồ là một qua niệm thẩm mỹ về cuộc sống “Theo em cụm từ quan niệm thẩm mỹ là gì?
Quan niệm về cái đẹp. 
B. Quan niệm về đạo đức.
Quan niệm về cuộc sống.
D. Quan niệm về nghề nghiệp.
- Lối sống giản dị đó đồng thời cũng thanh cao.
?: Em hãy phân tích để làm nổi bật sự thanh cao trong lối sống hàng ngày của Bác ?
- HS thảo luận nhóm 
?: Cảm nhận về vẻ đẹp phong cách HCM ?
?: Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến những nhân vật nổi tiếng nào ?
 - Nguyễn Trãi bậc khai quốc công thần ở ẩn.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm làm quan ở ẩn
?: Để làm nổi bật những vẻ đẹp trong P/C sống của HCM tác giả sử dụng những biện pháp nào ? 
HS trao đổi thảo luận.
- Chọn dẫn chứng cụ thể
II. Đọc - Hiểu văn bản:
2. Nét đẹp trong lối sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh : 
+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ.
+ Trang phục hết sức giản dị 
+ Ăn uống đạm bạc.
=> Lối sống vô cùng giản dị đáng kính phục.
=> Chọn A : Quan niệm về cái đẹp. 
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ.
+ Không phải là một cách thần thánh hoá.
=> Lối sống thanh cao, một cách tu dưỡng tư tưởng, Thể hiện quan niệm thẩm mỹ.
 => Giản dị mà thanh cao
 + Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa VH nhân loại.
3. Nghệ thuật:
-Kêt hợp kể và bình luận.
- Chọn chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm,từ Hán việt.
- Sử dung nghệ thuật đối lập.
Hoạt động 4: ( p)Tổng kết
?: Nghệ thuật nổi bật của văn bản ?
?: Cảm nhận của em về nét đẹp trong P/C HCM sau khi học văn bản ? 
III. Tổng kết :
+ Nghệ thuật, kết hợp hài hoà giữa thuyết minh với lập luận,
- Chọn chi tiết tiêu biểu. 
- Ngôn ngữ sử dụng chuẩn mực.
+ Nội dung :
- Vẻ đẹp trong phẩn chất HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống V/H Dân Tộc với tinh hoa văn hoá nhân loại. 
- Kết hơp giữa vĩ đại và bình dị. 
- Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
4. Củng cố : (3 ph )
- Nét đẹp trong phong cách HCM. 
- Điểm khác nhau giữa văn bản “Đức tính giản dị của HCM” với văn bản này,
5. Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà:(3 ph )
 	- Học thuộc dẫn chứng để minh hoạ cho các nội dung.
 	- Nắm chắc ND phần tổng kết . - Đọc hiểu văn bản “Đấu tranh cho thế giới”. Mỗi em sưu tầm 1 hình ảnh nói về tác hại, hậu quả của chiếu tranh.
D - Phần bổ sung :
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--- & ›---
Ngày soạn: / 9 /2009	 	
Ngày giảng: / 9 /2009	 	
Tiết 03: Các phương châm hội thoại
A- Mục tiêu :	 
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. 
2. Kỹ năng: Vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. 
3. Thái độ : Giáo dục HS ý thức học tập tích cực. 
B - Chuẩn bị: 
	+ GV:Kể chuyện “Lợn cưới áo mới” ,“ Quả bí khổng lồ”; Giải thích thành ngữ bài tập 5, bảng phụ.
	+ HS : Trả lời câu hỏi phân tích ngữ liệu phần I, II trang 8, 9 
C - Tiến trình lên lớp :
1. ổn định (1 ph): 	Nắm hs vắng:
2. Kiểm tra bài cũ (3 ph): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ( 5 em ) 
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề (1 ph): Phương châm hội loại là một nội dung quan trọng của ngữ dụng học. ở lớp 8 các em đã được học một số nội dung như hành động nói, vai giao tiếp, lượt lời... Học phương châm sẽ thành công trong giao tiếp.
b. Triển khai bài :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 ( p) Tìm hiểu phương châm về lượng :
- Hai HS đối thoại ví dụ 1 .
?: Khi An hỏi:” Học bơi ở đâu ?” ý muốn hỏi điều gì?
 - Điểm nào, câu lạc bộ...
?: Câu trả lời của Ba có mang đầy đủ ND ý nghĩa mà An cần hỏi không ?
- Không mang đủ nội dung mà An cần hỏi .
(Vì bơi là một hoạt động của con người, động vật...ở dưới nước)
?: Em rút ra nhận xét gì về giao tiếp qua ví dụ 1?
- Khi nói câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp.
-GV kể chuyện cười “......” 
?: Tại sao chuyện lạ gây cười ?
-Cố nói thừa “lợn cưới”, “áo mới “ để khoe .
?: Lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới”, phải nói và trả lời như thế nào ?
- HS nêu các phương án trả lời 
?: Như vậy, phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp.
- Không nên nói nhiều hơn hay it hơn những điều cần nói.
?: Em hiểu thế nào về phương châm hội thoại về lượng ?
I. Phương châm về lượng :
 Ví dụ 1: Học bơi ở đâu 
Ví dụ 2: Lợn cưới áo mới.
* Khi giao tiếp cần nói có nội dung. Nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu cuộc giao tiếp, không thiếu không thừa.
Hoạt động 2: ( p)Tìm hiều phương châm về chất :
GV kể mẩu chuyện trong SGK .
?: Chuyện cười phê phán điều gì ?
- Phê phán tính nói khoác
- HS đọc ghi nhớ
II. Phương châm về chất :
Ví dụ 3 : SGK
*Trong giao tiếp không nên nói những điều mà mì ...  chăm sóc trẻ em.
 	- Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng, quốc tế đối với vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em.
2. Kỹ năng: luyện kỹ năng phân tích
3. Thái độ: Rèn luyện thái độ đúng đắn với quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ 
B - Chuẩn bị: 
	+ GV: Bảng phụ 
 	+ HS: Em hãy tìm hiểu về sự quan tâm,chăm sóc của địa phương em,tổ chức xã hội đối với trẻ em.
D-Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp (1p) : Nắm hs vắng: ............................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (3 ph ) 
	1: Những nhận định về tình trạng trẻ em trên thế giới hiện nay?
 2: “Tuyên bố... trẻ em” do hội đồng Bộ Trưởng nhà nước công hòa XHCN Việt Nam đưa ra. Đúng hay sai ?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề(1p): Tiếp túc 2 nội dung chính của văn bản là “Cơ hội” và “Nhiệm vụ”
b. Triển khai bài (33p):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: ( ph ) Tiếp tục mục 2 phần II
 - Đọc phần 2 “Cơ hội” 
? Em hãy tóm tắt lại các điều kiện thuận lợi cơbản để công đồng QT hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc và bảovệ trẻ em?
 - Hoạt động nhóm: 
+ 6 nhóm (2 bàn trên nhóm) 
? Em hãy trình bày suy nghĩ về điều kiện của đất nước ta hiện tại (sự quan tâm cụ thể của Đảng, Nhà nước, sự nhận thức và tham gia tích cực của nhiều tổ chức XH vào PT chăm sóc, bảo về trẻ em...)
+) Đại diện 3 nhóm trình bày.
 - Đất nước đổi thay, dang tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
 - Vẫn còn nhiều trể em khó khăn, bệnh tật.
 - Đảng và nhà nước quan tâm=> Nhiều tổ chức XH tham gia tích cực: “Nốivòng tay lớn, khuyến học, tiếp sứcđến trường”
* Từ thực tể đã thấy ở trên.
II) Đọc hiểu văn bản:
2.Cơ hội: 
 - Sự liên kết lại của cácquốc gia cuùng ý thức cao của cộng đồng Quốc tế trên lĩnh vực này. Đã có công ước về quyền trẻ em...
 - Sự hợp tác đoàn kết QT ngày càng có hiệu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực PT giải trừ quân bị. 
=> Điều kiện cơ bản.
Hoạt động 2: ( ph )Tìm hiểu nhiệm vụ:
? Những nhiệm vụ cụ thể được nêu ra trong bản tuyên bốnày là gì?
- HS phát hiện.
? Những nhiệm vụ đặt ra được xác định trên những cơ sở nào?
 - Thực trạng trẻ em hiện nay trên thế giới
 - Các cơ hội=> thuận lợi cơ bản đã được nêu ở trước.
? Em có nhận xét gì về sự gắn bó mối liên hệ giữa các phần?
3.Nhiệm vụ:
 - Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng là mục đích hàng đầu.
- Quan tâm trẻ em tàn tật, khiếm khuyết.
- Tăng cường vai trò phụ nữ.
- Quan tâm việc giáo dục phát triển trẻ em, phổ cập giáo dục cơ sở.
- Nhận trách nhiệm KHH
- Tầm quan trọng của gia đình.
 - Khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.
=>Nhiệm vụ được gắn bó chặt chẽ, tự nhiên giữa các phần trong văn bản.
(Lời văn trình bày dứt khoát, mạch lạc, rõ ràng)
Hoạt động 3: ( ph ) Hoạt động tổng kết:
 ? Em nhận xét gì về bố cục bài viết và cách trình bày các ý trong văn bản “ Tuyên bố...” 
 ? Em hãy khái quát lại nội dung của bài học? 
III) Tổng kết:
NT: Bố cục mạch lạc, hợp lý, các ý trong văn bản tuyên bố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
ND: Bảo vệ quyền lợi chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một vấn đề cấp bách có ý nghĩa toàn cầu.
4. Củng cố: (4 ph) 
	1. Những nhận định nào nói đúng nhất nhữngthuận lợi đối với nhiệm vụ bảo vệ...được trình bày ở “cơ hội” 
 A. KHKT ngày càng phát triển.	C. Sự hợp tác QT được củngcố mởi rộng.
 B. Nền KT thế giới đã có những tăng trưởng đáng kể. 	 D. Tất cả các ý trên
	2- Nội dung cơ bản của 3 phần trong “Tuyên bố”.
	3- Nghệ thuật => Cái hay...
5. Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà:(3 ph ) 
	- Học bài : Thuộc những ý làm sáng tỏ nội dung mỗi phần.
	- Chuẩn bị : Chuyện người con gái ở Nam xương. 
 + Giải thích “ Truyền kỳ mạn lục”
	 + Soạn bài theo hướng dẫn SGK 
D - Phần bổ sung :
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
--- & ›---
Ngày soạn: / 9 /2009	 	
Ngày giảng: / 9 /2009
Tiết 13 : các phương châm hội thoại (Tiếp theo) 
A- Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức: - Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các phương châm hội thoại và các tình huống hội thoại giao tiếp.
 - Hiểu được pc hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cách ứng xử ,giao tiếp tốt.
3.Thái độ: Giáo dục hs ý thức học tập tích cực.
B - Chuẩn bị: 
 	+ GV: Lựa chọn tình huống để vận dụng câu nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” (BT4/ 37)
 	+ HS: - Chuẩn bị kỹ vd 3,vd 4.Tìm thêm vd tương tự.
C - Tiến trình lên lớp:
1-ổn định lớp: (1ph ) Nắm hs vắng
2. Kiểm tra bài cũ: (3 ph ) 
 ? 1 Em đã được học 5 pc hội thoại nào? Nêu rõ từng pc, cho vd về 2 pc
 ? 2 Kiểm tra vở chuẩn bị bài mới của 2 hs.
3. Bài mới:
	a. Đặt vấn đề: (1ph ) 
 	 Để giao tiếp thành công, người nói không chỉ cần nắm vững các pc hội thoại mà còn phải xác định rõ những đặc điểm của tình huống giao tiếp: 
b. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động1(... ph ): Tìm hiểu quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp:
- Học sinh đọc chuyện cười “Chào hỏi”
- N/vật chàng rễ có tuân thủ đúng pc lịch sự không? vì sao?
- Không. -Vì: Chàng rễ gây phiền hà cho người đốn củi
- Vì sao chàng rễ lại gây phiền hà?
- Người được hỏi bị chàng rễ gọi từ trên cao xuống khi đang làm việc.
? Từ đó em rút ra bài học gì .
I- Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp:
Ví dụ 1: Chuyện cười “ Chào hỏi”
*Việc vận dụng các pc hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp ( Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì)
Hoạt động 2: (... ph ) Tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ PC hội thoại:
? Nêu lại những ví dụ đã phân tích về các trường hợp không tuân thủ PC hội thoại ? 
 - Về lượng: Lên cười...
Về chất: Quả bí...
Về quan hệ: Ông nói gà...
Về cách thức: Dây cà ra...
Về lịch sự: Người ăn xin...
? Nhận xét câu trả lời của Ba?
- Không đáp ứng nhu cầu của An.
? PC hội thoại nào không được tuân thủ ?
- Không tuân thủ PC về lượng vì không biết chính xác.
? Tại sao Ba trả lời như vậy?
- Trả lời chung chung để tuân thủ PC về chất.
- Đọc ví dụ 2b ( 3 ) 
? Khi bác sỹ nói với bệnh nhân PC hội thoại nào không được tuân thủ ?
 - Không tuân thủ PC...về chất
? Vì sao phải làm như vậy ?
 - Việc làm nhân đạo cần thiết.
? Em có nhận xét gì về trường hợp trên?
 - HS tự trao đổi theo định hướng câu hỏi SGK.
- Hiển ngôn: không tuân thủ.
 - Hàm ẩn : Tuân thủ ...
? Em có kết luận gì ?
II- Những trường hợp không tuân thủ pc hội thoại:
Ví dụ 2a: Đối thoại An, Ba việc không tuân thủ PC hội thoại bắt nguồn.
- Người nói vụng về, vô ý. Thiếu văn hóa giao tiếp.
Ví dụ 2b: 
-Người nói phải tiên một PC hội thoại hoặc một YC khác quan trọng hơn.
Ví dụ 2c
- Người nói muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo hàm ý.
Hoạt động 3: (... ph ) Hướng dẫn HS luyện tập:
HS tự làm bài tập 1
HS phân tích lý do không phù hợp, không có lý do chính đáng.
III) Luyện tập :
1. Không tuân thủ PC cách thức.
2. Lời nói của khách ( Cờ tay )
- Không tuân thủ PC lịch sự 
- Không thích hợp với tình huống giao tiếp
4. Củng cố : (3ph )
Khi giao tiếp ta phải tuân thủ PC hội thoại ( đúng hay sai ).
Khi người nói phải ưu tiên cho 1 PC hội thoại hoặc 1 yêu cầu khác quan trọng hơn thì không phải tuân thủ phương châm hội thoại.
5. Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà:(... ph ) 
- Học thuộc ghi nhớ trang 36, 37
Chuẩn bị bài mới : “Xưng hô trong hội thoại”.
Suy nghĩ về bài tập 1 trang 39 
D - Phần bổ sung :
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--- & ›---
Ngày soạn: / 9 /2009	 	
Ngày giảng: / 9 /2009
Tiết 14-15 : bài viết số 1: Thuyết minh
A- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS: Viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lý có hiệu quả.
2. Kỹ năng: 
	 - Luyện kỹ năng sử dụng nhuần nhụy biện pháp nghệ thuật, miêu tả trong bài văn TM 
3. Thái độ: Giáo Dục ý thức tích cực, tự giác trong khi làm bài.
B -Chuẩn bị: 	+ GV: Ra đề áp án. 
	 + HS: - Ôn kỹ dạng bài vừa học.
 D-Tiến trình lên lớp:
1- ổn định lớp: Nắm hs vắng....................................................................
 3. Bài mới:
Đặt vấn đề: - Để viết bài thuyết minh có kết hợp nghệ thuật và yếu tố miêu tả tốt, các em cần phân thời gian hợp lý, lập dàn bài khái quát . 
Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: 
+ Ghi đề lên bảng:
I- Đề bài : 
 Hình ảnh con trâu ở làng quê Việt Nam
II . Yêu cầu về đề bài:
- Đây là một bài văn thuyếtminh có kết hợp yếu tó nghệ thuật, miêu tả.
- Trong bài văn thuyết minh có sử dụng nhiều phương thức trình bày, nghệ thuật phù hợp miêu tả hợp lý.
- Tri thức trong văn bản thuyết minh phải rõ ràng chặt chẽ, hấp dẫn.
- Bài làm đầy đủ 3 phần.
Lưu ý: Mỗi ý cho điểm tối đa, nếu bài làm chữ đẹp , ttrình bày sạch sẽ, diễn đạt mạch lạc, dùng tử chĩnh xác, chọn lọc, sai không quá 3 lỗi chính tả, ngữ pháp.
III - Yêu cầu cụ thể:
- Hs cần nêu được một số ý cơ bản trong dàn bài. (Tiết 10 luyện tập ...).
* Biểu điểm:
+ Mở bài 1 đ
+ Thân bài 8 đ
+ Kết bài 1 đ
Thang điểm đánh giá
Điểm 8: Bài làm đạt các yêu cầu trên, nhưng bài viết phải có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, phân tích sâu, tạo nên được hình ảnh sinh động.
Điểm 7: Bài làm đạt các yêu cầu trên
Điểm 5-6: Bài làm đạt các yêu cầu như điểm 7 nhưng có thể còn một số sai sót nhỏ về chính tả hoặc diễn đạt
Điểm 3-4: Hiểu đúng thể loại, bố cục đủ, dẫn chứng tương đối đầy đủ nhưng diễn đạt còn đôi chổ còn lũng cũng, có ít sai sót nhỏ về chính tả ngữ pháp
Điểm 1-2: Bài làm chưa đạt yêu cầu trên
4. Củng cố : 
GV nêu yêu cầu bài làm nhận xét giờ làm bài.
Suy nghĩ thêm về baòi viết của mình. 
5. Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà: Soạn luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. 
Tóm tắt “Chiếc lá cuối cùng, chuyện người con gái Nam Xương”
 E - Phần bổ sung :
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--- & ›---
Ngày tháng năm 2009
Lãnh đạo duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docGA van 6 0910.doc