Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 6

Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 6

 Tiết 1 + 2

 ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH

I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Nắm chắc hơn về văn bản thuyết minh.

- Phân tích văn bản thuyết minh và văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

- Ôn tập về đề văn và cách làm bài văn thuyết minh. Đặc biệt ở đây phải làm cho HS thấy làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần HS biết quan sát, tích luỹ tri thức & trình bày có phương pháp là được.

 - Áp dụng kiến thức vào làm bài tập cụ thể.

 - Tích hợp với phần văn bản.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Thầy: Soạn bài;

 2. Trò: Học bài cũ, soạn bài mới (theo sự hướng dẫn của tiết trước).

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

HĐ1

 1. Ổn định tổ chức: 9a: 9b:

 2. Kiểm tra bài cũ. ( Kiểm tra lồng vào bài dạy)

3. Bài mới.

 

doc 12 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:9a:
 9b:
Tuần 2 - 3 
 Tiết 1 + 2 
 Ôn tập Văn thuyết minh
I .Mục tiêu cần đạt:
- Nắm chắc hơn về văn bản thuyết minh.
- Phân tích văn bản thuyết minh và văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Ôn tập về đề văn và cách làm bài văn thuyết minh. Đặc biệt ở đây phải làm cho HS thấy làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần HS biết quan sát, tích luỹ tri thức & trình bày có phương pháp là được.
 - áp dụng kiến thức vào làm bài tập cụ thể.
 - Tích hợp với phần văn bản.
II. Chuẩn bị:
 1. Thầy: Soạn bài; 
 2. Trò: Học bài cũ, soạn bài mới (theo sự hướng dẫn của tiết trước).
III. Các bước lên lớp
HĐ1
	1. ổn định tổ chức: 9a: 9b:
	2. Kiểm tra bài cũ. ( Kiểm tra lồng vào bài dạy)
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy-trũ
Nội dung kiến thức
HĐ 2. Yêu cầu HS nhắc lại vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
? Hãy nhắc lại vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
 - Yêu cầu HS nhắc lại các bước trong đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
 ? Đối tượng thuyết minh có thể gồm những loại nào?
? Văn bản thuyết minh có những tính chất gì?
? Kể ra các phương pháp làm văn bản thuyết minh?
? Cho biết phương pháp thuyết minh thường dùng
 HĐ 3 Bài tập. 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 1.
- Gọi 1 HS lên bảng khoanh vào đáp án đúng nhất.
 GV cho HS tự chấm điểm cho bài làm của bạn.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 2.
- Gọi 1 HS có học lực Yếu- Trung bình lên bảng khoanh vào đáp án đúng nhất.
 - GV đưa ra đáp án đúng.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 3.
- Gọi 1 HS có học lực Trung bình lên bảng khoanh vào đáp án đúng nhất.
 - GV đưa ra đáp án đúng – chấm điểm.
- GV gọi HS có học lực Trung bình lên bảng trình bày; HS khác nhận xét.
- GV đưa ra đáp án đúng.
GV cho HS trả lời vấn đáp.
GV cho HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 6.
- GV cho HS đứng tại chỗ trình bày.
- GV đánh giá, chấm điểm.
GV cho HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 7 .
- GV cho HS đứng tại chỗ trình bày.
- GV đánh giá, chấm điểm.
I. Lí thuyết
1, Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
* Ghi nhớ: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,  của các hiện tượng & sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, chặt chẽ, hữu ích cho con người.
- Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ & hấp dẫn.
2, Các bước trong đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
 * Ghi nhớ: - Đối tượng thuyết minh: con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết,
- Đề văn thuyết minh: không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, tức là yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giải thích. 
 - VB thuyết minh cung cấp những tri thức khách quan, phổ thông bằng cách trình bày (liệt kê.)
- Định nghĩa, ví dụ, so sánh, liệt kê, chứng minh, giải thích, phân tích, ...
- Phương pháp liệt kê
II. Bài tập
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng. 
Bài tập 1. Văn bản thuyết minh là gì?
 A. Là văn bản dùng để trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật theo một trật tự nhất định để dẫn đến một kết thúc nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.
 B. Là văn bản trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người một cách sinh động & cụ thể.
 C. Là văn bản trình bày những ý kiến, quan điểm thành những luận điểm.
D DD
D. Là văn bản dùng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích đặc điểm, tính chất,  của sự vật, hiện tượng.
Bài tập 2. Nhận định nào đúng mục đích của văn bản thuyết minh?
B
 Đem lại cho con người những tri thức mà con người chưa hề biết đến hiểu biết và từ đó có thái độ, hành động đúng đắn.
 Đem lại cho con người những tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng để có thái độ, hành động đúng đắn.
 Đem lại cho con người những tri thức mới lạ để con người phát hiện ra cái hay cái đẹp của những tri thức đó.
Đem lại cho con người những tri thức tiêu biểu nhất để con người hiểu biết và bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về chúng.
Bài tập 3. Văn bản thuyết minh có tính chất gì?
 Chủ quan, giàu tình cảm, cảm xúc.
 Mang tính thời sự nóng bỏng.
 Uyên bác, chọn lọc.
D
 Tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích.
Bài tập 4. Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?
 A. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm.
B
Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.
Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc.
Có tính cá thể và giàu hình ảnh.
A
Bài tập 5. Trong các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận có xuất hiện yếu tố thuyết minh không?
 A. Có 
 B. Không
Bài tập 6. Mỗi đề văn thuyết minh nêu mấy đối tượng cần thuyết minh?
AD
 A. Một B. Hai 
 C. Ba D. Bốn 
Bài tập 7. ý nào nói đúng nhất bài học về cách làm bài văn thuyết minh ?
Nắm được yêu cầu của đề bài, phạm vi tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh.
Nắm được bố cục của bài văn thuyết minh gồm có ba phần, mỗi phần có một nhiệm vụ riêng.
Nắm được yêu cầu của việc sử dụng ngôn ngữ; đặc biệt học được cách phối hợp các phương pháp thuyết minh trong một bài viết.
DD
Kết hợp cả ba nội dung trên.
 Hoạt động 4 
 4. Hướng dẫn học bài ở nhà. 
 1/ Học thuộc nội dung phần Ghi nhớ & làm bài tập.
 2/ ôn kiến thức về văn thuyết minh.
 + Lập dàn bài và hoàn thiện đề " Thuyết minh về cái bút"
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:9a:
 9b:
Tuần 4 - 5
 Tiết 3 + 4 
Sử dụng Biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
 I. Mục tiêu cần đạt:
+ Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
- Trên cơ sở nắm vững kiến thức về văn bản thuyết minh + tập làm văn thuyết minh . HS tạo lập những VB thuyết minh thật sinh động, hấp dẫn.
- Hiểu thêm ý nghĩa của các văn bản vừa tạo lập đối với đời sống.
II. Chuẩn bị:
 1. Thầy: Soạn bài; bảng phụ. 
 2. Trò: Học bài cũ, soạn bài mới (theo sự hướng dẫn của tiết trước).
III. Các bước lên lớp
HĐ1
	1. ổn định tổ chức: 9a: 9b:
	2. Kiểm tra bài cũ. ( Kiểm tra lồng vào bài dạy)
 	3. Bài mới.
Hoạt động của thầy-trũ
Nội dung kiến thức
 HĐ 2. Yêu cầu HS nhắc lại một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- HS nhắc lại một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
 - GV chép đề lên bảng, gọi 1 HS đọc, cả lớp chép đề vào vở.
HĐ3
? Theo em, với đề văn trên thì sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật nào?
- Yêu cầu: Sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật: phương pháp liệt kê, nêu số liệu, so sánh...
GV cho HS tìm hiểu đề, tìm ý.
- GV cho HS lập dàn ý
- Cho HS trình bày dàn ý của mình, GV nhận xét, đánh giá.
- GVđưa dàn ý của mình ra bảng phụ để HS tham khảo.
GV cho HS viết : 
1) Mở bài
2) Các đoạn văn TB
3) Kết bài
 - GV cho HS đứng tại chỗ trình bày.
 - GV đánh giá, chấm điểm.
- GV đưa gợi ý của mình ra bảng phụ để HS đọc tham khảo (có thể ghi chép).
 Tham khảo
 I. Viết phần Mở bài:
Cậy thế họ hàng của mình đông đúc, cư dân phân bố ở khắp mọi nơi, Ruồi xanh mặc sức tung hoành, ăn uống thỏa thích rồi gieo rắc các loại bệnh dịch nguy hại cho con người.
II. Viết các đoạn văn Thân bài:
Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó thoát. Một ngày kia, Ruồi Xanh đã sa lưới của tướng quân Nhện Đen. Trói chắc hắn lại. Nhện Đen giải hắn đến công đường cho Ngọc Hoàng xử tội.
Hai bên công đường, hai hàng quân lính mặc áo xanh, gươm giáo tuốt trần rồi đến 2 hàng quân lính áo đen cầm gậy dài một đầu chống xuống đất, miệng hô "Uề, ù..." nhất loạt để thị uy. Ruồi xanh hồn lạc phách xiêu, mặt càng xanh tái như chàm đổ, hắn khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca xin Ngọc Hoàng mở cho một con đường sống:
- Con là Ruồi Xanh...
- Cầu xin Ngọc Hoàng soi xét cho con. Chung quy là do con người tạo điều kiện để con được ăn uống vui chơi thỏa thích đấy chứ có phải chỉ tại riêng mình con đâu.
Nghe động lòng, 1 luật sư bào chữa giảm nhẹ tội cho ruồi...
(Cho đọc cáo trạng, tuyên án)
III. Viết phần Kết bài:
I. Sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh 
* Ghi nhớ: Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm 1 số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức vè, diễn ca,
II. Bài tập. 
- Thuyết minh về 1 loại côn trùng gây hại cho đời sống con người.
Đề :Thuyết minh về loài ruồi - Ruồi xanh.
A. Tìm hiểu đề, tìm ý.
B. Dàn ý
Dàn ý
 I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng.
 II. Thân bài:
- Chủng loại: ruồi xanh, ruồi trâu, ruồi vàng, ruồi giấm...
- Đặc điểm, cấu tạo.
+ Bên ngoài mang 6 triệu vi khuẩn.
+ Trong ruột chứa đến 28 triệu vi khuẩn.
+ Mắt: như mắt lưới, 1 mắt chứa hàng triệu mắt nhỏ.
+ Chân: tiết chất dính đậu trên kính trơn, cánh mỏng...
- Sinh sản: quá nhanh; VD: 1 đôi ruồi, 1 mùa từ tháng 4 -> tháng 8 đẻ ra 19 triệu tỉ con ruồi.
- Nơi sống: Nhà vệ sinh, chuồng lợn, trâu; nhà ăn, quán vỉa hè... bất kì chỗ nào.
- Tác hại: Giao rắc bệnh tả, kiết lị, thương hàn, viêm gan B, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
- Cách ngăn chặn, hạn chế tác hại của ruồi: đậy thức ăn, vệ sinh môi trường, nhà vệ sinh, chuồng trại xây theo lối mới, đan vỉ diệt ruồi, không giết các loài vật có ích: chim, cóc, nhái, thằn lằn, nhện... là các loài giết ruồi rất hữu hiệu.
III. Kết bài: - Khẳng định tác hại của ruồi đối với đời sống.
- Suy nghĩ... của cá nhân về đối tượng.
C. Viết bài thuyết minh
 * Ghi nhớ: Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm 1 số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức vè, diễn ca,
Hoạt động 4
 4. Hướng dẫn học bài ở nhà. 
 1/ Học thuộc nội dung phần Ghi nhớ & làm bài tập.
 2/ ôn kiến thức về văn thuyết minh.
 + Hoàn thiện đề bài trên.
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:9a:
 9b:
Tuần 6-7
 Tiết 5-6 Phương châm hội thoại 
a.Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS nắm được:
 - Ôn tập các phương châm hội thoại đã học: phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
.- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập cụ thể.
- Rèn kĩ năng trong giao tiếp.
b.Chuẩn bị:
 1. Thầy: Soạn bài; máy chiếu đa năng. 
 2. Trò: Học bài cũ, soạn bài mới (theo sự hướng dẫn của tiết trước).
C. Các bước lên lớp
hđ1
	1. ổn định tổ chức ( 1 phút)
	2. Kiểm tra bài cũ. ( Kiểm tra lồng vào bài dạy)
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy -trò
Nội dung kiến thức
HĐ2
? Thế nào là phương châm về lượng? Lấy ví dụ?
Cậu học bơi ở đâu?
ở dưới nước.
? Thế nào là phương châm về chất? Cho ví dụ?
A : - Tôi tận mắt trông thấy quả bí to bằng cái nhà.
B: - Có gì là lạ đâu? Tôi còn nhìn thấy cái sanh đồng to hơn cả cái đình làng ta cơ đấy.
? Thế nào là phương châm quan hệ?
Cho ví dụ?
A : - Trời mưa to rrồi phải không bạn?
B (lơ đãng): - Lo gì mà lo.
? Thế nào là phương châm cách thức cho ví dụ?
- Nói tóm lại rằng là, câu chuyện tôi nói với anh chiều hôm qua, nói chung quy lại rằng thì là như anh đã biết đấy.
? Thế nào là phương châm lịch sự? Cho ví dụ?
- Cháu đã ăn cơm chưa ?
- Cháu ăn cơm rồi bà ạ.
- Nói với người lớn tuổi – phải sử dụng phương châm lịch sự.
? Nêu quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp?
? Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc không tuân thủ các phương châm hội thoại? Cho ví dụ, phân tích?
A : - Bình ơi, bạn đã làm xong bài tập cô giáo cho về nhà chưa?
B : - Làm xong hay chưa thì mặc kệ tao, ai mượn mày quan tâm !
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập -
Bài tập 2. Đọc truyện cười sau và cho biết: Anh học trò trong truyện đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
Hỏi thăm sư
 Một anh học trò gặp một nhà sư dọc đường, anh thân mật hỏi thăm:
A Di Đà Phật! Sư ông vẫn khoẻ chứ? Được mấy cháu rồi?
Sư đáp:
Đã tu hành thì làm gì có vợ mà hỏi chuyện mấy con.
Thế sư ông già có chết không?
Ai già mà chẳng chết?
Thế sau này lấy đâu ra sư con?
 (Truyện cười dân gian Việt Nam)
GV cho HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 3
GV cho HS đứng tại chỗ trình bày.
GV đánh giá, chấm điểm.
Bài tập 3. Những câu tục ngữ, ca dao sau phù hợp với phương châm hội thoại nào?
1/ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
2/ Một câu nhịn là chín câu lành.
GV cho HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 4+5
Bài tập 5. Tự tạo một truyện cười trong đó có 1 số phương châm hội thoại không được tuân thủ.
+ Nhân vật
+ Tình huống
+ Diễn biến các sự việc
+ Các yếu tố: đối thoại, miêu tả
+ Phương châm hội thoại không được tuân thủ.
Bài tập 6. Các trường hợp sau đây phê phán người nói vi phạm phương châm hội thoại nào?
Nói ba hoa thiên tướng
Có một thốt ra mười
Nói một tấc đến giời
Bài tập 7. Cô Hạnh là giáo viên và là hàng xóm thân quen của bà Nga. Thấy cô xách cặp đi ra cổng, bà Nga đon đả:
Cô Hạnh đi dạy à?
Cô Hạnh đáp:
Chào bà.
Đáp xong cô Hạnh đi thẳng. Cả hai người không tỏ vẻ băn khoăn gì?
GV đọc nội dung của bài tập.
H. Trong trường hợp trên câu trả lời của cô Hạnh có vi phạm phương châm hội thoại không? Vì sao?
- Lắng nghe
- HS suy nghĩ & trả lời.
- Nhận xét.
- Bổ sung
Bài tập 8. Cách nói sau có vi phạm phương châm hội thoại nào? Sửa lại cho đúng?
a/ Đêm hôm qua cầu gãy. c/ Lớp tớ, hai người mua 5 quyển vở
b/ Họp xong bạn nhớ đi ra cửa trước. d/ Người ta định đoạt lương của tôi anh ạ.
GV gọi 4 – 6 HS trình bày
GV sửa chữa, bổ sung, chấm điểm
- 4 – 6 HS trình bày
- Nhận xét.
- Bổ sung
Bài tập 9. Một khách hàng hỏi người bán: 
Hàng này có tốt không hả anh?
Mốt mới đấy! Mua đi! Dùng rồi sẽ biết anh ạ.
H. Câu trả lời của người bán vi phạm phương châm hội thoại nào?
- Đứng tại chỗ trình bày
- Nhận xét.
- Bổ sung
I. Lí thuyết
 1. Phương châm về lượng
Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
2. Phương châm về chất
Khi giao tiếp, đừng nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
3. Phương châm quan hệ
Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
4. Phương châm cách thức
Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
5. Phương châm lịch sự
Khi giao tiếp, cần tế nhị & tôn trọng người khác.
* Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. (nói với ai? nói khi nào? nói ở đâu? nói để làm gì?)
* Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
- Người nói vô ý, vụng về; thiếu văn hoá giao tiếp
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn
- Người nói muốn gây 1 sự chú ý, để người nghe hhiểu câu nói theo 1 hàm ý nào đó.
II. Luyện tập
Bài tập 1. Những câu sau đây đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
1/ Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.
2/ Chú ý chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh.
3/ Ngựa là một loài thú có bốn chân.
A
 Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm quan hệ
Phương châm lịch sự
Bài 2
Truyện cười trên vi phạm phương châm về lượng.
Bài tập 3
Phương châm cách thức 
Phương châm quan hệ
D
 C Phương châm về chất 
D Phương châm lịch sự
Bài tập 4. Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?
C
 Phương châm về lượng B. Phương châm quan hệ
C. Phương châm cách thức D. Phương châm về chất
Bài 6
 - Phương châm về chất
Bài 7
- Vi phạm phương châm lượng
Bài 9
Vi phạm phương châm quan hệ
Hoạt động 4
4. Hướng dẫn học bài ở nhà. ( 3 phút)
 1/ Học thuộc nội dung phần Ghi nhớ & làm bài tập.
 2/ ôn kiến thức về các phương châm hội thoại.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tu chon van 9 tuan 2 7.doc