TIẾT 21 :
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
I- MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
1.Kiến thức: Nắm được các cách phát triển từ vựng thông dụng nhất.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng mở rộng vốn từ theo các cách phát triển từ vựng.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức trong việc sử dụng mở rộng vốn từ.
II- CHUẨN BỊ :
1. GV: Đọc Sgk, sgv, chuẩn bị giáo án, bảng phụ.
2. HS: Chuẩn bị bài “sự phát triển của từ vựng”.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp: 1Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 3
Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Cách dẫn gián tiếp?
Chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp:
Giáo viên giáo nói “Ngày mai, các em mang giấy để làm bài kiểm tra nhé”.
3. Giảng bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1 Để thực hiện chức năng làm công cụ giao tiếp, ngôn ngữ luôn có sự biến đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu sự phát triển của từ vựng.
Ngày soạn: 10.09.08 TUẦN 5 TIẾT 21 : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG I- MỤC TIÊU : Giúp học sinh: 1.Kiến thức: Nắm được các cách phát triển từ vựng thông dụng nhất. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng mở rộng vốn từ theo các cách phát triển từ vựng. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức trong việc sử dụng mở rộng vốn từ. II- CHUẨN BỊ : 1. GV: Đọc Sgk, sgv, chuẩn bị giáo án, bảng phụ. 2. HS: Chuẩn bị bài “sự phát triển của từ vựng”. III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tình hình lớp: 1’Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Cách dẫn gián tiếp? Chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp: Giáo viên giáo nói “Ngày mai, các em mang giấy để làm bài kiểm tra nhé”. 3. Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ Để thực hiện chức năng làm công cụ giao tiếp, ngôn ngữ luôn có sự biến đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu sự phát triển của từ vựng. b. Tiến trình tiết dạy : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 18’ * Hoạt động 1: Tìm hiểu sự biến đổi phát triển nghĩa của từ ngữ. - GV chỉ định HS đọc ví dụ (Sgk, trang 55) - HS đọc to ví dụ 1 I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ: 1. Ví dụ: (Sgk) - Từ “kinh tế” ở đây có nghĩa như thế nào? Hoạt động cá nhân Cả câu thơ: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế.: Nghĩa là :Trông coi việc nước cứu giúp người đời. Ví dụ 1 Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế. + Kinh tế nói tắt Kinh bang tế thế (Kinh thế tế dân) = trị nước cứu đời. - Ngày nay, từ “kinh tế” có được hiểu như cụ Phan đã dùng không? Vì sao? -Không -Kinh tế = toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất – trao đổi – sử dụng của cải vật chất làm ra. +Kinh tế : toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất – trao đổi – sử dụng của cải vật chất làm ra. - Qua đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ ? -Nghĩa của từ không phải là bất biến, nó có thể biến đổi theo thời gian, có những nghĩa cũ bị mất đi, đồng thời nghĩa mới hình thành. GV chỉ định HS đọc ví dụ 2 (Sgk, trang 55, 56) - HS đọc to ví dụ 2 Ví dụ 2 GV treo bảng phụ HS quan sát a. Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân - Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non. b. – Được lời như cởi tấm lòng Giở kim thoa với khăn hồng trao tay - Cũng nhà hành viện xưa nay Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người: - Hãy xác định nghĩa của hai từ xuân, tay trong các câu trên a, Xuân (chơi) xuân: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ (Ngày) xuân: tuổi trẻ (ẩn dụ) b, Tay (trao) tay: Bộ phận của cơ thể. Tay (buôn): người giỏi 1 nghề nào đó (Hoán dụ) - Trong các nghĩa đó nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? Chuyển theo phương thức nào? . GV nhắc lại kiến thức cũ về hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ. Hoạt động cá nhân a. Ẩn dụ b. Hoán dụ - Em có nhận xét gì về nghĩa của từ và phương thức phát triển nghĩa của từ? HS nêu nhận xét 2. Kết luận : - Do nhu cầu phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ không ngừng phát triển dựa trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. - Có hai phương thức chủ yếu trong sự biến đổi: ẩn dụ và hoán dụ. 1’ - GV chỉ định HS đọc ghi nhớ (Sgk, trang 56) HS đọc ghi nhớ * Ghi nhớ (sgk, trang 56) 20’ * Hoạt động 2 :Hướng dẫn luyện tập Hoạt động 2 II. Luyện tập Bài tập 1: GV gợi ý, hướng dẫn cách giải quyết bài tập Học sinh thảo luận nhóm Bài tập 1: Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển. a. Chân 1: 1 Bộ phận cơ thể người (nghĩa gốc) b. Chân 2: 1 vị trí trong đội tuyển (Hoán dụ) c. Chân 3: Vị trí tiếp xúc với đất của cái kiềng (ẩn dụ) d. Chân 4: Vị trí tiếp xúc đất với mây (ẩn dụ) Bài tập 2: Những cách dùng như: trà atiso, trà hà thủ ô Nhận xét nghĩa từ trà ? Hoạt động cá nhân Bài tập 2: Nhận xét: Những cách dùng như: trà atiso, trà hà thủ ô Giống (Từ điển TV) ở nét nghĩa: đã chế biến, để pha nước uống. Khác: dùng để chữa bệnh (ẩn dụ ) Bài tập 3:Nghĩa chuyển của từ đồng hồ ? Hoạt động cá nhân Bài tập 3: Nghĩa chuyển của từ “đồng hồ”. -Đồng hồ điện: dùng để đếm số đơn vị điện đã tiêu thụ để tính tiền. -Đồng hồ nước -Đồng hồ xăng -> Chuyển theo PT ẩn dụ Bài tập 4: Tổ chức HS thi với nhau - Hội chứng = tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh (nghiã gốc ) Hoạt động cá nhân Bài tập 4: - Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. - Hội chứng chiến tranh Việt Nam - Hội chứng “phong bì” - Ngân hàng đề - Ngân hàng máu - Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Bài tập 5 -Gọi HS đọc và nêu yêu cầu BT? Bài tập 5: Mặt trời : Không phải hiện tượng phát triển nghĩa của từ , vì sự chuyển nghĩa mặt trời trong câu thơ là do cảm nhận nhà thơ, nó không có thêm nghĩa mới GV nhận xét và kết luận toàn bài. - GV dựa vào ghi nhớ sgk 1’4. Dặn dò học sinh chuẩn bị bài tiếp theo - GV gợi ý hướng dẫn bài tập số 5 (sgk) - Chuẩn bị bài: “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG Liên hệ môi trường: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của các từ ngữ liên quan môi trường, mượn từ ngữ nước ngoài về môi trường TIẾT 22 : Ngày soạn:11.09.08 CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Vũ trung tuỳ bút) (Phạm Đình Hổ) I- MỤC TIÊU : Giúp học sinh: 1.Kiến thức: Hiểu được cuộc sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa, quan lại dưới thời Lê Trịnh và thái độ phê phán của tác giả. Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại văn tuỳ bút thời trung đại và giá trị nghệ thuật của đoạn văn tuỳ bút này. 2. Kỹ năngRèn kỹ năng đọc và phân tích hể loại văn bản tuỳ bút trung đại. 3. Thái độ: Đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này. II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1. GV: Đọc tác phẩm, soạn giáo án. 2. HS: Đọc văn bản, soạn bài III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tình hình lớp: 1’Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ -Tóm tắt “Chuyện người con gái Nam xương” của Nguyễn Dữ -Đánh giá về nội dungvà nghệ thuật của đoạn trích? 3. Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ Cùng viết về những năm tháng cuối cùng của Triều đình Lê – Trịnh cùng phê phán sự xa hoa, hưởng lạc của chúa, sự tham nhũng lộng hành thối nát của đám quan lại thừa cơ đục nước béo cò, nếu Hoàng Lê nhất thống chí chọn thể loại tiểu thuyết lịch sử. Lê Hữu Trác chọn thể kí sự (Thượng kinh kí sự) thì Phạm Đình Hổ chọn thể tuỳ bút với cốt truyện đơn giản, tuỳ theo cảm xúc mà ghi chép những điều mắt thấy tai nghe qua mẫu chuyện nhỏ “Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh” B. Tiến trình tiết dạy : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 21’ * Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung văn bản. *Hoạt động 1 I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - GV yêu cầu HS giới thiệu những nét chính về tác giả? Hoạt động cá nhân - Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) nho sĩ sống trong thời chế độ PK khủng hoảng trầm trọng - GV nhấn mạnh: Sinh ra trong một gia đình khoa bảng. Ông sống vào thời chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng nên có thời gian muốn ẩn cư, sáng tác văn chương khảo cứu về nhiều lĩnh vực. - Thơ văn của ông chủ yếu là kí thác tâm sự bất đắc chí của một nho sĩ sinh không gặp thời . - Em hãy nêu một số tác phẩm chính của Phạm Đình Hổ Hoạt động cá nhân Khảo cứu: Bang giao điển lệ.Lê triều hội điển.An Nam chí.Ô Châu lục Sáng tác văn chương: Đông Dã học ngôn thi tập. Tùng, cúc, trúc, mai tứ hữu. Vũ Trung tuỳ bút .Tang thương ngẫu lục - Em hãy giới thiệu xuất xứ của tác phẩm? - Em hiểu gì về thể loại tuỳ bút. * Thể tuỳ bút: . Ghi chép sự việc con người theo cảm hứng chủ quan, không gò bó theo hệ thống kết cấu nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng cảm xúc chủ đạo. - Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức đánh giá của tác giả về con người và cuộc sống - Hoạt động cá nhân - Hoạt động cá nhân * Tác phẩm Thể tuỳ bút - GV đọc 1 đoạn, gọi HS đọc tiếp - HS đọc văn bản - Nhận xét 2. Đọc và hiểu văn bản - GV hướng dẫn HS giải thích 1 số từ khó (từ cổ: hoạn quan (thái giám, cung giám) - GV hỏi: Đại ý của đoạn trích là gì? -Sửa lại chú thích 10,12 SGK - HS nêu đại ý 3. Đại ý: Đoạn trích ghi lại cảnh sống xa hoa vô độ của Chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa. - Nêu bố cục của đoạn trích ? - Bố cục Đoạn 1: Từ đầutriệu bất tường Đoạn 2: Còn lại 4. Bố cục: Đoạn 1: Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Thịnh Vương Trịnh Sâm Đoạn 2: Lũ hoạn quan thừa gió bẻ măng. 10’ * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. Hoạt động 2 II.Tìm hiểu văn bản: 1. Cuộc sống của chúa Trịnh và bọn quan lại: - GV chỉ định HS đọc đoạn 1 -Nội dung đoạn này kể về điều gì? - HS đọc đoạn 1 -Cuộc sống của chúa Trịnh và bọn quan lại: - Xây dựng nhiều cung điện, đình đài. - Tìm những chi tiết kể về cuộc sống của chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận? GV nhấn mạnh, phân tích thêm: - Chi tiết đắt giá: Cây đa cổ thụ phải huy động cả cơ binh khiêng lại có thêm thanh la đốc thúc Hình núi non bộ trông như bể đầu non. - Xây dựng nhiều cung điện, đình đài. - Bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém - Cướp đoạt những của quý trong thiên hạ đem về tô điểm cho nơi ở của Chúa - Bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém - Cướp đoạt những của quý trong thiên hạ đem về tô điểm cho nơi ở của Chúa - Hãy nhận xét cách viết văn của Phạm Đình Hổ? - HS nhận xét -> Kể việc, liệt kê,tảå cảnh mà không đưa ra lời bình luận à đảm bảo tính tin cậy của sự việc - GV: Qua lối viết văn của ông em có nhận xét gì về cuộc sống của Trịnh Sâm và bọn quan lại? HS nhận xét => Cuộc sống xa hoa lộng lẫy. - Tuy cuộc sống ở trong phủ xa hoa, nhưng bên ngoài hằng đêm lại ... ạn 2 b-Trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga - Cảnh trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga cho em hiểu thêm gì về nhân vật này? (GV gợi dẫn: Lục Vân Tiên đánh cướp sao không đi ngay, phân tích việc Vân Tiên bảo họ chớ ra ngoài) HS phân tích Vân Tiên tìm cách hỏi han, an ủi người bị nạn. Mặc dù quan niệm phong kiến nho giáo “nam nữ thụ thụ bất thân” được diễn tả “Khoan, khoantrai” vẫn không ngăn được Lục Vân Tiên ân cần hỏi han, quan tâm một cách vô tư đến người bị nạn - Vân Tiên nghe nói động lòng à Từ tâm , dễ xúc đông’ -Khoan khoan ... Nàng là phận gái ta ->Cư xử tế nhị, lễ nghĩa, có văn hoá - Khi Nguyệt Nga tỏ ý cảm ơn, Vân Tiên đã làm gì? GV bình: Đoạn tiếp theo Vân Tiên còn từ chối cả chiếc trâm vàng Kiều Nguyệt Nga tặng để làm kỹ vật, chỉ cùng nhau xướng hoạ một bài thơ rồi thanh thản ra về, không hề vương vấn. - HS trả lời - Từ chối lạy tạ, lời mời của Nguỵêt Nga. - Từ chối lạy tạ, lời mời của Nguỵêt Nga. Quan điểm: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. - Như vậy, em thấy Lục Vân Tiên còn có phẩm chất nào khác nữa? à cao thượng, từ tâm, thương người - Quan niệm về người anh hùng của chàng, cũng là lí tưởng về người anh hùng Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện qua câu thơ nào? - Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng - Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng ->Người anh hùng hào hiệp khước từ mọi đền đáp - Em hiểu câu nói này như thế nào? Hãy giải thích? HS giải thích * GV bình: Đó là quan niệm “Anh hùng tiếng đã gọi rằng Giữa đường mà thấy bất bằng chẳng tha” (Nguyễn Du) Tất cả đều xuất phát từ câu nói của Mạn Tử: Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã à Đó là nghĩa vụ là lí tưởng sống của người anh hùng nghĩa hiệp các anh hùng hảo hán thời phong kiến. - Vậy, với hình ảnh Lục Vân Tiên, nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm điều gì? HS rút ra kết luận * Lục Vân Tiên hiện lên là một hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng, tác giả gửi gắm niềm tin, ước vọng đem đến xã hội công bằng. 8’ *Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu nhân vật Kiều Nguyệt Nga *Hoạt động 2: 2. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga: - Kiều Nguyệt Nga được Nguyễn Du miêu tả bằng những hình ảnh nào? Hãy phân tích từ ngữ xưng hô, cách nói năng và cách trình bày sự việc của Kiều Nguyệt Nga? * Cách xưng hô: quân tử - tiện thiếp. * Cách nói năng: “làm con đâu dám” “Chút tôi liễu yếu đào thơ * Cách trình bày: “Trước xe quân tử “Lâm nguy chẳng gặp Lấy chi cho phỉ” - Cách xưng hô: quân tử, tiện thiếp - Cách nói năng: văn vẻ, dịu dàng, mực thước. - Cách trình bày: rõ ràng, khúc chiết. - Qua cách ứng xử đó, em cảm nhận được những nét nào trong tâm hồn người con gái KNN ù? GV chốt ý: Nét đẹp tâm hồn đã làm cho hình ảnh Kiều Nguyệt Nga chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân. HS trả lời à Cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức biết trọng tình nghĩa. 3’ *Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. Hoạt động 3 III. Tổng kết: - Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ? Vì sao? Hoạt động cá nhân - Xây dựng nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói. - Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích? - Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói nhân dân, mang màu sắc địa phương Nam Bộ. - Nêu vài nét khái quát về nội dung -Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. - Gọi một HS đọc ghi nhớ (Sgk) HS đọc to, rõ 3’ *Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn trích Hoạt động 4 IV Luyện tập - Đọc thuộc lòng 1’4. Dặn học sinh chuẩn bị bài tiếp theo - Học thuộc lòng đoạn trích - Chuẩn bị bài: “Miêu tả nội tâm trong văn bặnt sự” IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: TIẾT 40 : Ngày soạn:28.09.08 MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ I- MỤC TIÊU : Giúp học sinh: 1.Kiến thức: Có những hiểu biết về mô tả nội tâm và sự phù hợp giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện. 2. Kỹ năng Rèn kĩ năng kết hợp kể chuyện với mô tả nội tâm nhân vật khi viết về văn tự sự. 3. Thái độ: Ứng dụng yếu tố nội tâm trong văn tự sự. II- CHUẨN BỊ CẢU GV VÀ HS : 1. GV: Đọc Sgk, sgv, soạn giáo án, bảng phụ. 2. HS: Chuẩn bị bài “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự” III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tình hình lớp: 1’ Điểm danh HS 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ Miêu tả có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự? + Dự kiến trả lời: ghi nhớ (Sgk trang 92) 3. Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ Một trong những biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật làm cho nhân vật sinh động. Đó là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. b. Tiến trình tiết dạy : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 15’ * Hoạt động 1: Hướng dẫn miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm *Hoạt động 1: I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự : 1. Ví dụ - GV cho HS đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” - Hãy tìm những câu thơ mô tả cảnh sắc bên ngoài. - GV đọc đoạn trích - HS phát hiện Đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích. Mô tả bên ngoài: Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia hoặc: “Buồn trông kêu quanh ghế ngồi” - Dấu hiệu nào cho thấy đây là những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài? - Đối tượng: Cảnh thiên nhiên mênh mông, hoang vắng rợn ngợp trước lầu Ngưng Bích (đoạn 1) Cảnh thiên nhiên trống trải xa vắng lúc hoàng hôn nơi cửa bể trước lầu Ngưng Bích (đoạn 2) -> Không gian, thời gian, màu sắc, cảnh vật. GV nhấn mạnh: Những cảnh đó quan sát bằng mắt thường kết hợp với sự cảm nhận tinh tế của tác giả. - Những cảnh đó giúp ta hiểu được gì về tâm trạng bên trong của nhân vật?` HS trả lời: Có khả năng góp phần gợi tả tâm trạng của con người - Tìm những câu thơ miêu tả tâm trạng của nhân vật Kiều? HS phát hiện * Miêu tả nội tâm: Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ Sân lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm. -Dấu hiệu nào cho thấy đây là những câu thơ miêu tả nội tâm? * GV: Miêu tả nội tâm là kết quả của sự hiểu biết về vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của tác giả về tâm lý con người Đối tượng: Nỗi xót xa về cảnh ngộ, nỗi dày vò day dứt vì tình yêu không giữ được trọn vẹn, nỗi lo lắng nhớ thương cha mẹ già đều diễn ra trong nội tâm của Thuý Kiều. -> Nỗi xót xa về cảnh ngộ, dày vò day dứt, nỗi lo lắng nhớ thương đều diễn ra trong nội tâm của Thuý Kiều. - Vậy miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm khác nhau như thế nào? HS rút ra nhận xét 2. Nhận xét: a. Miêu tả bên ngoài: - Đối tượng là cảnh vật thiên nhiên, con người với diện mạo, hành động, ngôn ngữ. - Có thể quan sát trực tiếp. b. Miêu tả nộ tâm: - Đối tượng miêu tả là những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật. - Không quan sát trực tiếp. - 1 cho HS tìm hiểu đoạn văn viết về Lão Hạc trong sgk, trang 117 - GV kết luận: - HS tìm hiểu ví dụ 2’ Qua các ví dụ, em hiểu thế nào là miêu tả nội tâm trong văn tự sự? HS trả lời (theo như ghi nhớ (Sgk)) *ghi nhớ (Sgk) 20’ *Hoạt động 2 : Bài tập 1: GV nêu yêu cầu bài tập: -Tìm những câu thơ mô tả ngoại hình Mã Giám Sinh và mô tả nội tâm Thuý Kiều trong đoạn “Mã Giám Sinh mua Kiều” *Hoạt động 2 -Hoạt động cá nhân II. Luyện tập Bài tập 1: - Miêu tả ngoại hình Mã Giám Sinh +Quá niên trạc ngoại bảnh bao à chuyển thành đoạn văn tự sự. Người kể: Ngôi thứ nhất, hoặc thứ ba. -HS chuyển - Miêu tả nội tâm của Kiều “Nỗi mình thêm tức mặt dày” à chuyển thành đoạn văn tự sự. Người kể: Ngôi thứ nhất, hoặc thứ ba. Bài tập 2: - Nhập vai nàng Kiều (ngôi thứ nhất) - Chú ý: Miêu tả nội tâm Kiều lúc gặp Hoạn Thư, khi nghe Hoạn Thư giãi bày, khi quyết định tha bổng cho Hoạn Thư Hoạt động cá nhân - HS viết thành đoạn văn (đã chuẩn bị sắn ở nhà) - Đọc đoạn văn trước lớp. - Cả lớp nhận xét Bài tập 2: Đóng vai nàng Kiều kể lại việc báo ân, báo oán, thể hiện tâm trạng lúc gặp Hoạn Thư. * Báo oán: Cho gọi Hoạn Thư - Kiều cất giọng mỉa mai (dùng cách xưng hô như thời còn làm hoa nô cho nhà họ Hoạn) để chào hỏi. - Kiều buộc tội Hoạn Thư bằng giọng đay nghiến: “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều *GV uốn nắn, bổ sung Bài tập về nhà: -Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn (sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm) - GV củng cố bài học qua phiếu học tập: Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) HS ghi bài tập vào vở học 1. Trong văn bản tự sự, người viết không chỉ miêu tả ngoại hình nhân vật mà còn miêu tả nội tâm nhân vật 2. Đối tượng của miêu tả nội tâm là những gì có thể quan sát trực tiếp được như hành động, cử chỉ, điệu bộ 3. Đối tượng của miêu tả ngoại hình là những gì có thể quan sát trực tiếp được như hành động, cử chỉ, điệu bộ. 4. Miêu tả nội tâm và miêu tả ngoại hình đều cần thiết khi xây dựng nhân vật trong văn bản tự sự nhưng là hai phương diện tách bạch nhau, không liên quan đến nhau 5. Miêu tả ngoại hình có thể làm toát lên nội tâm nhân vật, ngược lại qua nội tâm nhân vật, người đọc có thể hình dung ngoại hình nhân vật Đáp án: Điền 1 – Đ 2 – S 3 – Đ 4 – S 5 – Đ 1’4. Dặn học sinh chuẩn bị bài tiếp theo: - Nắm chắc yêu cầu miêu tả nội tâm trong văn tự sư - Chuẩn bị bài: “Lục Vân Tiên gặp nạn” IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: