Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 31 đến tiết 35 - Trường THCS Nguyễn Huệ

Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 31 đến tiết 35 - Trường THCS Nguyễn Huệ

Tiết 31: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

 (Trích Truyện Kiều Nguyễn Du)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Qua tâm trạng cô đơn, đau buồn, thương nhớ của kiều, cảm nhận được tấm lòng thủy chung nhân hậu của nàng.

- Thấy được NT miêu tả nội tâm nhân vật NguyễnDu, diến biến tâm trạng được thể hiện qua NN độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ thơ, phân tích nội tâm nhân vật.

3. Thái độ: Thể hiện thái độ cảm thông với nỗi buồn, nỗi đau của Thúy Kiều.

B. CHUẨN BỊ :

 + Giáo viên : - Phân tích đoạn thơ.

 + Học sinh: - Trả lời câu hỏi đọc - hiểu.

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1073Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 31 đến tiết 35 - Trường THCS Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 2009
Ngày giảng : / / 2009
 Tiết 31: kiều ở lầu ngưng bích
 (Trích Truyện Kiều Nguyễn Du)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Qua tâm trạng cô đơn, đau buồn, thương nhớ của kiều, cảm nhận được tấm lòng thủy chung nhân hậu của nàng.
- Thấy được NT miêu tả nội tâm nhân vật NguyễnDu, diến biến tâm trạng được thể hiện qua NN độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ thơ, phân tích nội tâm nhân vật.
3. Thái độ: Thể hiện thái độ cảm thông với nỗi buồn, nỗi đau của Thúy Kiều.
B. Chuẩn bị : 
 + Giáo viên : - Phân tích đoạn thơ. 
 + Học sinh: - Trả lời câu hỏi đọc - hiểu. 
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp: (1.ph) -Kiểm tra sĩ số 	...........................................................
	............................................................
2. Kiểm tra bài cũ : (4 ph) 
 - Hãy đọc thuộc đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”?
 - Phân tích câu thơ mà em cho là hay nhất?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: - Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh lừa,nàng đau đớn, tủi nhục địnhtự vẫn, Mụ Tú Bà sợ mất đi món lời lớn -> Khuyên TK -> “Lầu Ngưng Bích” chọn ngày lành tháng tốt gả chồng. Thực ra chờ đợi mưu mô mới. 
b. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động1: (...p) HD tìm hiểu chung : 
- Đọc đọan trích . 
GV đọc mẫu -> HD: Chú ý nhãn giọng ở những điệp từ.
- Một vài chú thích khó.
- Đoạn trích thuộc vị trí nào của Truyện Kiều?
- Em hãy tóm tắt truyện từ đầu đến đoạn này?(HS tóm tắt)?
- Phần trích có thể chia làm mấy đoạn. - ND mỗi đoạn.?
 - HS trình bày -> nhận xét.
I. Tìm hiểu chung về Văn bản:
1. Đọc - chú thích:
2. Vị trí đoạn trích:
 - Phần 2:Gia biến và lưu lạc:
3. Bố cục: 3 đoạn
Hoạt động 2:(...p) HD tìm hiểu ND VB.
 HS đọc 6 câu thơ đầu.
- Em hãy giải thích từ “Ngưng Bích”, “Khóa xuân”, ? 
- Trong trường hợp này TG có ý mỉa mai cảnh ngộ trớ trêu bất hạnh của Kiều.
- Trong cảnh ngộ ấy, Kiều đã cảm nhận phong cảnh xung quanh như thế nào?
- Không gian mở ra trước mắt Kiều như thế nào?
- Non xa trăng gần như ở chung bốn bề bát ngát, cồn cát vàng nổi lên nhấp nhô như sóng lượn mênh mông.
- H/ảnh “Mây sớm đèn khuya” gợi YN nào của thời gian.?
- Con người tù túng trong vòng luẩn quẩn của thời gian.
- Những cách biểu hiện về cảnh, thời gian có tác dụng gì trong miêu tả. (HS trả lời) ?
- Đầu tiên nàng nhớ ai trong cảnh ngộ này ?
- Nhớ Kim Trọng trước có hợp lí không ? vì sao ?
+ puskin – Nga bậc thầy 
+ Nguyễn Du tâm lí 	
- Em hãy phân tích nỗi nhớ cuả Thúy Kiều ?
- Nàng nhớ đến lời thề , Kim Trọng đang hướng về mình , chờ tin uổng công , tự dằn vặt => phụ tình 
=> Nỗi nhớ theo suốt nàng 15 năm lưu lạc sau này .
-sau nhớ người yêu nàng không nhớ về cha mẹ , nàng nhớ những gì .?- phân tích tâm trạng của thúy kiều khi
nhớ về cha mẹ .
- Nàng xót thương cho cha mẹ sớm chiều tựa cửa ngóng tin con , lo không ai đỡ đần , nang tưởng đến sự đổi thay ...
II.Tìm hiểu văn bản:
1. Khung cảnh trước lầu Ngưng Bích: (6 câu đầu)
- Vẻ non xa.
- Tấm trăng gần
- Cát vàng cồn nọ
- Bụi hồng dặm kia.
=>Khung cảnh tự nhiên
mênh mông hoang vắng, rợn ngợp 
thiếu vắng cuộc sống con người.
=> Nỗi cô đơn buồn tủi, chán chường, những vò xé ngổn ngang trong lòng trước hoàn cảnh số phận éo le.
2. Nỗi nhớ của Thúy Kiều:
a) Nhớ Kim Trọng 
- Tưởng người dưới nguyệt ...
- Tin sương luống những ... cho phai => Nhớ Kim Trọng phù hợp với quy luật tâm lí , vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du => bậc thầy tâm lí
-Em hiểu thêm được gì về phẩm chất của kiều qua nõi nhớ của người ?
- Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích kiều là người đáng thương nhất nhưng 
H/S đọc thầm 8 câu cuối 
- Có gì đặc biệt về việc chọn từ ngữ trong 8 câu cuối?
- Nỗi buồn từ trong lòng ...
- lần đầu nàng buồn trông thấy gì ?
- Nhà thơ chọn cách biểu hiện như thế nào .?
“tình trong chảnh ấy , cảnh ...” 
- Lần thứ hai vẫn là một kiểu buồn trông nhưng nhìn gần hơn ?
H/S đọc thầm 8câu cuối 
- Có gì đặc biệt về việc chọn từ ngữ trong 8 câu cuối?
- Nỗi buồn từ trong lòng ...
- lần đầu nàng buồn trông thấy gì ?
- Nhà thơ chọn cách biểu hiện như thế nào .?
“tình trong chảnh ấy , cảnh ...” 
- Lần thứ hai vẫn là một kiểu buồn trông nhưng nhìn gần hơn ?
 - Em thử phân tích nghệ thuật chọn hình ảnh.
- Gợi liên hệ thân phận nổi trôi, vô định, dập vùi. 
- Phân tĩch tâm trạng buồn trông 3 lần ?
- Trông vào đất liền 
- Lần 4 có gì đáng chú ý hơn âm thanh, động từ .?
- Nàng thấy mình như đang ngồi giữa biển và dông bão ập đến => lo sợ, hãi hùng (tiếng kêu của sóng hay tiếng của nàng đồng vọng trong TN) 
=> Cho ta nỗi lo về Kiều => tâm trạng tác giả.
- Nghệ thuật đặc sắc của đoạn cuối và tác dụng ?
- Tả cảch lồng tình 
- Điệp ngữ liên hoàn (H/S trình bày ý kiến )
=> Ngôn ngữ độc thoại nội tâm : Nhớ da diết , dằn vặt , đau đớn , xót xa .
b) Nhớ cha mẹ :
- xót người tựa cửa ...
- Quạt nồng ... người ôm 
=> Những độc thoại nội tâm dạng điển tích .
=> Nhớ xót xa ,băn khoăn , lo lắng .
*) Quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng , về cha mẹ => kiều là người thủy chung , hiếu thảo , có tấm lòng vị tha đáng trọng .
3) Tâm trạng buồn lo của Thúy Kiều .
- Buồn trông / điệp ngữ liên hoàn 
- Cánh buồm của bể chiều hôm => tâm trạng cô đơn nhớ quê .
+ nước mới sa , hoa trôi 
=> Thân phận trôi nỗi , vô định 
+ Nội cỏ sầu sầu ... một màu xanh xanh => thiếu sức sống, vô vọng .
+ Gió cuốn ầm ầm , kêu 
=> lo sợ , kinh hoàng : Tai họa cuộc sẽ đến xô đẩy , vùi dập Kiều.=> Tâm trạng Nguyễn Du : lo lắng cho số phận nhân vật .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết 
 Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
- Trình bày vị trí đoạn trích ?
III) Ghi nhớ : SGK
4. Củng cố: (3 ph)
 	- Học sinh nhắc lại giá trị nội dung ,giá trị nghệ thuật của đoạn trích : Kiều ở lầu NB
	- Những cách biểu hiện về cảnh, thời gian có tác dụng gì trong miêu tả. 
 	- Nét đặc sắc trong nghệ thuật tả người. Nội tâm ở “ kiều ở lầu ...” 	
 5. Dặn dò về nhà (3 ph): - Học thuộc đoạn trích 
- Phân tích được nội dung mỗi đoạn .
D. Phần bổ sung : 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-- & ›---
Ngày soạn: / / 2009
Ngày giảng : / / 2009
 Tiết 32: miêu tả trong văn tự sự 
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức : Giúp học sinh thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động , sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự . Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong văn bản 
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng biểu đạt nhuần nhụy khi kết hợp miêu tả trong văn tự sự 
3. Thái độ: Chú trọng tính chất tự sự của văn bản .
B. Chuẩn bị : 
 + Giáo viên : Bảng phụ , bút lông (sự việc được liệt kê trong vd1)
 + Học sinh: Tìm hiểu định hướng , gợi ý SGK 
C. Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp: (1.ph) -Kiểm tra sĩ số ............................................................
2. Kiểm tra bài cũ : (3 ph) 	 ............................................................
Văn tự sự em được học và thực hành ở lớp nào ? 
Văn miêu tả có tác dung gì ?
 	 - Kiểm tra phần chuẩn bị 
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Vòng 1 (lớp 6,7) em học văn miêu với những yêu cầu cơ bản nhưng không phức tạp ( chỉ xét miêu tả như một kĩ năng riêng biệt, viết một đoạn văn miêu tả không dài ) hôm nay tiếp tục vòng 2 học văn miêu tả nhưng chỉ được xem là một yếu tố kết hợp 
 	b. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động1: (...p) HD tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn tự sự .
- Đọc phần trích. Đoạn trích kể về trận đánh nào ?
- Trận đánh đồn Ngọc Hồi 
- Vua Quang Trung đã xuất hiện như thế nào, để làm gì ?
- Vị tướng chỉ huy trận đánh cụ thể, trực tiếp. 
- Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn của 3 em học sinh đầy đủ chưa ?
- Học sinh nêu nhận xét: Đầy đủ 
- Các sự việc nêu ra của một bạn học sinh đầy đủ chưa ?
- Đầy đủ 
- Giáo viên đưa bảng phụ :
Đoạn văn gồm các sự việc trên không có yếu tố miêu tả rồi cho học sinh nhận xét .
- Đoạn văn có sự việc đầy đủ nhưng không sinh
 động , hấp dẫn 
- Vì sao: Thiếu yếu tố miêu tả chưa tái hiện cảnh vật, con người, hành động con người ?
- Từ nội dung phân tích trên em hãy cho biết: Khi kể chuyện người kể cần phải làm gì để câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn.
I. Vai trò ,yếu tố miêu tả trong văn tự sự 
Ví dụ 1 : Đoạn trích trong trang 91 
- Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, 
gợi cảm, sinh động 
Hoạt động 2 : HD luyện tập 
- Chia hai nhóm ( 2 dãy) 
- Tìm những yếu tố tả người trong đoạn ( Kiều ở ...chị em...)
- 2 nhóm tiếp tục thực hiện ý (b)
- Dựa vào đoạn trích “cảnh ngày xuân” em hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi xuân ? Chú ý yếu tố miêu tả 
- Nội dung tự sự 
- Đưa yếu tố miêu tả vào (HS thực hiện _ gọi 3 em)
GV chú ý kỹ năng nói, thuyết minh .
II. Luyện tập 
 1. a) Nêu yếu tố tả người trong đoạn trích “chị em Thúy Kiều”
- Mai cốt cách 
- Trang trọng 
- Khuôn trăng đầy đặn 
- Hoa cưòi ngọc thốt 
b) Yếu tố miêu tả “trong cảnh ngày xuân”. 
Con én đưa thoi
Cỏ non xanh tận 
Cành lê trắng điểm 
2.a) Nội dung tự sự 
- Thúy Vân , Thúy Kiều đi chơi xuân 
- Hai chị em cùng mọi người tham gia hội đạp thanh và lễ tảo mộ 
- Đến chiều lễ hội tan , hai chị em ra về .
b) Đưa yếu tố miêu tả 
3) Giới thiệu về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiếu băng chính lời văn của mình .
4. Củng cố (3 ph) : 
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự 
	- em hãy cho biết: Khi kể chuyện người kể cần phải làm gì để câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn.
5. Dặn dò về nhà (3 ph) : 	- Học thuộc nội dung yêu cầu 
- Thực hiện hoàn chỉnh bài tập 2,3 /92
- Nghiên cứu bài : “trau dồi vốn từ “
D. Phần bổ sung .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-- & ›---
Ngày soạn: / / 2009
Ngày giảng : / / 2009 
Tiết 33: trau dồi vốn từ
 A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được tàm quan trọng của việc trau dồi vốn từ , muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để thấy , biết đầy đủ chính xác nghĩa và cách dùng từ , ngoài ra muốn trau dồi vốn từ còn phải biết làm tăng vốn từ 
2. Kĩ năng: Luyện kĩ năng sử dụng tót từ ngữ khi giao tiếp tạo văn bản 
3. Thái độ: Tình cảm yêu tiếng Việt 
B. Chuẩn bị : 
 + Giáo viên : -Từ thường dùng sai (sưu). - Bảng phụ (phần 2 a b c)
 	+ Học sinh: Tìm những từ dùng sai 
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp: (1.ph) -Kiểm tra sĩ số ..................................................................
	 .................................................................
2. Kiểm tra bài cũ : (3 ph) 	- Thế nào là thuật ngữ ?
- Kiểm tra vở bài tập 3 em
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: - Từ là chất liệu để tạo nên câu . Muốn diễn tả chính xác và sinh động những cảm xúc , suy nghĩ của mình càn biết rõ những từ mình dùng và vốn từ p2 => trau dồi vốn từ . - Từu vựng của một ngôn ngữ không chia đều cho mọi người 
b. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động1: (...p) HD rèn luyện nắm vững nghĩa của từ ...
- Đọc ý kiến Phạm Văn Đồng em hiểu tác giả muốn nói gì.
- Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp úng nhu cầu diễn đạt của tiếng Việt 
-Muốn phát huy tốt => phải trau dồi ngôn ngữ , trước hết là vốn từ 
 Giáo viên đưa bảng phụ 
- Xác địng lỗi diễn đạt trong các câu :
a) - Bỏ “chúng ta” khi giao tiếp với người nước ngoài 
Bỏ “đẹp” lặp ý 
b) Thay “dự đoán” bằng ước đoán 
- Vậy muốn sử dụng tốt tiếng Việt ta phải làm gì ?
Hoạt động 2:(...p) HD rèn luyện để làm tăng vốn từ .
Đọc phần trích của Tô Hoài .
- ý quan trọng mà Tô Hoài nói tới trong văn bản là gì ?
- Đại thi hào Nguyễn Du => trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của ND
- Mục đích của ND là gì ?
- Biết những từ chưa biết làm tăng vốn từ 
- Em hãy nhắc lại nội dung ghi nhớ .
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ 
Ví dụ1:
Ví dụ 2:
a)
-Chúng ta không cần thiết khi giao tiếp với người nước ngoài 
- Đẹp : thừa 
b) Dự đoán thay bằng “ước đoán”
c) Đẩy mạnh thay bằng mở rộng .
*) Muốn sử dụng tốt tiếng Việt cần : 
Trau dồi vốn từ 
Rèn luyện để nắm đầy đủ chính xác .
II. Rèn luỵên để làm tăng vốn từ .
Ví dụ3: Phần trích của Tô Hoài 
*) Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết , làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ .
Hoạt động 3: (...p) Luyện tập 
Học sinh tự làm => 2 em lên bảng
Hoạt động nhóm (6 nhóm)
- HS giải thích . 2 học sinh lên bảng trình bày
Tương tự làm BT (b)
- Phát hiện từ dùng sai ? giải thích lí do và chọn từ nào để thay 
Nhóm 1,2,3 - a,b
Nhóm 4,5,6 - c,d 
III . Luyện tập 
1) Chọn cách gì đúng , hậu quả?
(b) kết quả xấu
- đoạt (a) chiếm được phần thắng .
- Tinh tú (b) sao trên trời 
2) Xác định nghĩa của yếu tố tiếng Víêt .
a) Tuyệt 
- Dứt , không còn gì , tuyệt chủng , tuyệt giao , tuyệt thực , tuyệt tự 
- Cực kì , nhất : Tuyệt đỉnh , tuyệt mật , tuyệt tác , tuyệt trần .
3) Sữa lỗi dùng từ 
a) Im lặng => yên tĩnh 
b) Thành lập => thiết lập 
7/ Phân biệt nghĩa, đặt câu.
- Nhuận bút : Tiền trả cho người viết một tác phẩm 
- Thù lao Trả công để bù đắp vào lao động bỏ ra . hoặc khoản tiền trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra . 
4. Củng cố (3 ph) : - Nhắc lại hai nội dung ghi nhớ 
- Cách làm tăng vốn từ theo lời dặn về “cách viết” của Bác Hồ 
 + Nghe ý kiến từ các phương tiện thông tin; Đọc sách báo , tác phẩm có giá trị 
 + Ghi lại nhưng từ nghe 
 + Tập sử dụng từ 
5. Dặn dò về nhà (3 ph) : 
Học, hiểu và thuờng xuyên tìm cách làm tăng vốn từ, Làm BT còn lại .
Chuẩn bị bài mới : Tham khảo 4 đề tự sự để viết tốt bài viết số 2 trang 105 
D. Phần bổ sunG: 
	....................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-- & ›---
Ngày soạn: / / 2009
Ngày giảng : / / 2009
 Tiết 34-35 : Viết bài tập làm văn số 2 - tự sự 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức : Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật , con người , hành động .
2. Kĩ năng: Rèn kỉ năng diễn đạt lưu loát , trình bày khoa học 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh thái độ tự giác độc lập suy nghĩ làm bài 
B. Chuẩn bị : + Giáo viên : Ra đề và đáp án
 + Học sinh: Ôn tập thể loại tự sự kết hợp yếu tố miêu tả 
C. Tiến trình lên lớp:
1.ổn định lớp: (1.ph) - Kiểm tra sĩ số ......................................................................
	 ......................................................................
2. Kiểm tra bài cũ : (3 ph) kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Để vận dụng những kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng thực hành tổng hợp => tiến hành làm bài TLV số 2
Triển khai bài:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động1: (...p )
 Giáo viên ghi đề lên bảng
 HS chọn 1 trong 2 đề sau
 ( đề 1-2 SGK)
 - Em cần chú ý gì về nội dung thể loại?
I . Đề bài :
Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè em về thăm lại trường cũ . hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó .
II. yêu cầu đề bài
Nội dung : Kể lại buổi thăm trường .
Thể loại : Tự sự xem miêu tả 
Hình thức : Viết thư 
- Bài làm đầy đủ 3 phần : Mở bài, thân bài , kết luận 
- Đây là kiểu bài tự sự phải chú trọng các tình tiết và kết hợp miêu tả nhuần nhụy 
III . Dàn ý đại cương
1) Mở bài 
- Lí do viết thư : Kể lại buổi thăm trường đầy xúc động .
2) Thân bài 
Không gian buổi găp gỡ 
Gặp bạn bè ... tâm trạng 
Gặp thầy giáo ... tâm trạng 
Sự thay đổi của trường sau 20 năm xa cách 
3) Kết bài : 
- Cảm xúc sau buổi gặp mặt
IV . Yêu cầu cụ thể :
Học sinh cần nêu được những ý cơ bản như dàn bài 
Biểu điểm: - Mở bài : 1 điểm.
 - Thân bài: 8 điểm.
 - Kết bài: 1 điểm.
Lưu ý:
 - Mỗi ý cho điểm tối đa nếu chữ đẹp, trình bày sạch sẽ, diễn đạt mạch lạc, dùng từ chính xác, chọn lọc. Sai không quá 3 lõi chính tả.
4. Củng cố (3 ph) : - GV nêu yêu cầu bài làm
	- Nhận xét giờ làm bài.
 5. Dặn dò về nhà (3 ph) : - Suy nghĩ thêm về bài viết của mình.
Soạn Thúy Kiều báo an, báo oán.
Nắm kỹ ví trí đoạn trích ( Phần trước và sau nó)
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
D. Phần bổ sung : 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-- & ›---
Ngày tháng năm 2009
Lãnh đạo duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docGA van 9 0910 T31T35.doc