Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Bài 5: Văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Tích Vũ trung tùy bút)

Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Bài 5: Văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Tích Vũ trung tùy bút)

 A. Mục tiêu cần đạt.

 1. Kiến thức.

- Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa , quan lại phong kiến trong xã hội cũ.

- Thấy được nghệ thuật viết tuỳ bút bằng lối ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động.

2. Kĩ năng.

-Rèn kĩ năng đọc, phân tích thể loại tự sự.

3. Thái độ.

- Có ý thức tìm hiểu về văn học trong đại và các câu chuyện dã sử.

B. Chuẩn bị

* Giáo viên: Phương tiện: Tư liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm.

 Phương pháp: Dùng lời có nghệ thuật, vấn đáp, gợi tìm

* Học sinh: chuẩn bị bài theo hướng dẫn.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

1. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )

? Phẩm chất của Vũ Nương hiện lên qua Chuyện người con gái Nam Xương là gì? Tìm những chi tiết trong chuyện thể hiện những phẩm chất đó?

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Bài 5: Văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Tích Vũ trung tùy bút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngµy so¹n: /9/2009
Ngµy gi¶ng; /9/2009	
Bµi 5: V¨n b¶n
ChuyÖn cò trong phñ chóa TrÞnh
( TÝch Vò trung tïy bót )
 Ph¹m §×nh Hæ
TiÕt 22: §äc - HiÓu v¨n b¶n
 A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức.
- Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa , quan lại phong kiến trong xã hội cũ.
- Thấy được nghệ thuật viết tuỳ bút bằng lối ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động.
2. Kĩ năng.
-Rèn kĩ năng đọc, phân tích thể loại tự sự.
3. Thái độ.
- Có ý thức tìm hiểu về văn học trong đại và các câu chuyện dã sử.
B. Chuẩn bị 
* Giáo viên: Phương tiện: Tư liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm.
 Phương pháp: Dùng lời có nghệ thuật, vấn đáp, gợi tìm
* Học sinh: chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
? Phẩm chất của Vũ Nương hiện lên qua Chuyện người con gái Nam Xương là gì? Tìm những chi tiết trong chuyện thể hiện những phẩm chất đó?
2. Dạy - học bài mới
 * Giới thiệu bài. ( 1’ )
Phạm Đình Hổ là một nho sĩ sống trong thời chế độ phong kiến đã khủng hoảng trầm trọng nên ông muốn ẩn cư và sáng tác những tác phẩm văn chương, khảo cứu về nhiều lĩnh vực.Trong cuộc đời sáng tác của ông có thể nói nổi bật nhất là Vũ Trung tuỳ bút một tác phẩm văn xuôi ghi lại một cách sinh động hấp dẫn hiện thực đen tối của lịch sử nước ta thời đó, để giúp chúng ta hiểu được hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XVIII chúng ta cùng tìm hiểu bài.
* Bài mới ( 37’ )
Hoạt động của GV
Hoạt đông
 của H/s
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu học sinh đọc chú thích * trang 61.
?Tóm tắt những nét chính về tác giả?
?Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh nào?
GV khái quát về tác giả, tác phẩm
?Qua chuẩn bị bài em hiểu gì về thể loại Tuỳ bút?
GV nêu yêu cầu đọc. GV đọc .
-Đọc lưu loát rõ ràng, chú ý các từ khó.
Chú ý các chú thích 12,13.
? Văn bản được chia làm mấy phần, nội dung của từng phần?
GV yêu cầu h/s đọc phần 1.
?Thói ăn chơi xa hoa của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa được miêu tả qua những chi tiết nào?
?Từ phụng thủ được hiểu như thế nào?
?Việc tìm thu vật " phụng thủ " thực chất là hành động gì?
?Tác giả đã miêu tả thói ăn chơi của chúa Trịnh qua nghệ thuật tiêu biểu nào?
?Cách miêu tả trên có tác dụng gì?
? Giúp em hình dung được gì về cảnh tượng đó?
GV đọc đoạn văn Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng... triêụ bất tường.
?Đoạn văn tập chung giới thiệu cảnh gì?
? Cảnh thực của khu vườn được hiện lên như thế nào ?
(Âm thanh, bố trí cây cối)
? Giải nghĩa từ kẻ bất giả, triệu bất tường?
? Qua cách miêu tả của tác giả em hình dung được cảnh thực của khu vườn như thế nào?
? Kết thúc đoạn văn tác gỉa lại nói ...kẻ thức gỉa biết đó là Triệu bất tường kết thúc đó có ý nghĩa gì?
? Từ cách ăn chơi của chúa Trịnh Sâm em hiểu gì về cách sống của vua chúa thời phong kiến?
GV bình khái quát chuyển ý.
GV yêu cầu h/s đọc phần 2.
? Giải nghĩa từ thái giám?
?Dựa vào thế chúa bọn quan hoạn thái giám đã làm những việc gì?
? Thủ đoạn, cách thức ức hiếp dân lành của chúng như thế nào?
? Em có nhận xét gì về hành động của chúng?
? Vì sao bọn chúng lại có những hành động như vậy?
? Cách nêu dẫn chứng của tác giả ở đoạn văn có gì đặc biệt?
?Suy nghĩ của em về chúa Trịnh và bọn hầu cận?
GV yêu cầu h/s đọc đoạn nhà ta đến hết.
? Chi tiết cuối VB đã nêu lên sự việc gì?
? Tác giả nêu lên sự việc đó nhằm mục đích gì?
GV bình khái quát
? Qua tìm hiểu văn bản ta thấy các sự việc được đưa vào văn bản một cách chân thực khách quan, không xen lơì bình của tác giả song nó vẫn thể hiện thái độ chủ quan của người viết ? Đó là thái độ gì?
?So sánh Chuyện người con gái nam Xương và Chuyện cũ trong phủ chúa để thấy được điểm khác nhau giữa thể Tuỳ bút và thể Truyện?
GV khái quát toàn bài.
?Cảm nhận của em về gía trị nghệ thuật và nội dung của văn bản?
Gv gọi HS đọc ghi nhớ
GV yêu cầu học sinh đọc phần đọc thêm.
?Tìm những chi tiết gây ấn tượng mạnh về đời sống cơ cực của nhân dân thời loạn?
HĐ 1
-Đọc chú thích
-Dựa vào sgk trình bày.
-Nhận xét
-Độc lập
-Đọc 
-Nhận xét
- Phát hiện
HĐ 2
-Đọc
-Phát hiện
-Giải thích
-Nhận xét
-Phát hiện
-Nêu tác dụng
-Hình dung
HS nghe
-Phát hiện khái quát
-Phát hiện chi tiết
-Giải nghĩa
-Hình dung
-Lí giải
-Nhận xét
-Nghe
-Đọc
-Phát hiện
-Phân tích
-Suy luận
-Giải thích
-Nhận xét
-Khái quát
-Đọc
-Phát hiện
-Giải thích
-Nhận xét
-Thảo luận
-Nghe
-Cảm nhận
-Đọc ghi nhớ
-Đọc
- Phát hện
I. Đọc-Tiếp xúc văn bản.
* Tác giả - tác phẩm
- Là một nho sĩ sống trong chế độ phong kiến đã khủng hoảng trầm trọng, ông muốn ẩn cư và sáng tác văn chương.
-Vũ trung tuỳ bút ( tuỳ bút trong mưa) được viết khoảng đầu đời nhà Nguyễn là một tác phẩm văn xuôi đặc sắc gồm 88 mẩu chuyện nhỏ viết theo thể tuỳ bút, ghi lại hiện thực đen tối của lịch sử nước ta thời đó.
* Thể loại: Tuỳ bút là tác giả vừa ghi chép sự thật vừa bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ kín đáo.
* Đọc:
* Từ khó
* Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
-Bố cục: 2 phần.
+Phần 1: từ đầu đến triệu bất tường thói ăn chơi xa hoa của chúa Trịnh.
+Phần 2: còn lại sự tham lam, nhũng nhiễu của các quan lại hầu cận trong phủ chúa.
II. Đọc -hiểu văn bản.
1. Thói ăn chơi xa hoa của chúa Trịnh.
-Xây dựng nhiều cung điện. đền đài, bày ra nhiều trò chơi giải trí...
-Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ.
-Tìm thu vật " phụng thủ"...
-Thực chất là cướp đoạt những của quí trong thiên hạ, đem về tô điểm cho nơi ở của chúa.
-Hình ảnh chân thực, tỉ mỉ khách quan, liệt kê đầy đủ chi tiết các sự việc.
-Khắc hoạ ấn tượng về sự việc.
-Vua chúa ăn chơi lãng phí không lo việc nước, dùng quyền lực để chiếm đoạt và thoả mãn thú vui tầm thường.
-Cảnh thực ở khu vườn.
-Âm thanh: chim kêu, vượn hót, tiếng ồn ào nửa đêm như trận mưa sa gió táp...
-Cây:hình núi non như núi bể...
-Đây không phải là một cảnh đẹp, phồn thực mà là:
+ Cảnh rùng rợn bí hiểm ma quái.
+ Biểu hiện sự đang tan tác, đau thương.
-Tác giả cho rằng đây là điềm gở, điềm chẳng lành. Nó như báo trước sự suy vong tất yếu.
-Vua chúa ăn chơi xa hoa trên mồ hôi nước mắt , xương máu của dân lành.
2. Sự tham lam, nhũng nhiễu của các quan lại hầu cận trong phủ chúa.
-Ra ngoài doạ dẫm, dò xem nhà nào có chậu hoa...đêm đến lẻn ra sai lính...doạ dẫm tống tiền...
- Chúng vừa ăn cướp vừa la làng.
-Thường vu oan giá hoạ cho dân lành.
-Hành động tác oai tác quái, ức hiếp dân lành.
-Chúng được sùng ái bởi chúng có thể giúp vua đắc lựuc trong việc bày trò ăn chơi.
-Chúng ỷ lại vào thế chúa...
-Dẫn chứng cụ thể, khách quan không lời bình của tác giả.
-Vua nào tôi ấy, tham lam lộng hành mặc sức vơ vét của dân.
-Sự việc xảy ra tại gia đình nhà mình. Bà mẹ chặt ....
-Tăng sức chân thực của sự việc thuyết phục người đọc, làm cho cách viết thêm phong phú
-Thái độ phê phán thói ăn chơi xa xỉ của Trịnh Sâm và tệ nhũng nhiễu dân lành của bọn hoạn quan trong phủ chúa.
-Tuỳ bút: nhắm ghi chép về những con người, sự việc cụ thể, có thực qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ nhận thức, đánh giá của mình về con người và cụôc sống tuỳ theo cảm xúc của người viết, giàu tình cảm... Chi tiết sự việc chân thực.Tuỳ bút là lối ghi chép giàu chất trữ tình hơn bút kí, kí sự.
-Truyện : Hiện thực cuộc sống được phản ánh thông qua số phận con người cụ thể, nên thường có nhân vật cốt truyện, hệ thóng chi tiết nghệ thuật phong phú đa dạng nhiều sự kiện, xung đột...
III. Tổng kết.
-Ghi chép cụ thể, sự việc cụ thể, chân thực, sinh động.
- Đời sống xa hoa của vau chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê Trịnh.
* Ghi nhớ: sgk/ 63.
IV.Luyện tập.
Đọc thêm:
-Người dân phải đi bóc vỏ cây, bắt chuột ăn, ăn thịt người...
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà ( 1’ )
- Nắm chắc phần ghi nhớ. 
-Căn cứ vào văn bản và bài đọc thêm em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày nhận thức của mình về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII?
-Chuẩn bị bài: Hoàng Lê nhất thống chí ( hồi thứ 14)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 22.doc