Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Học kì II - Trường THCS Thái Sơn

Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Học kì II - Trường THCS Thái Sơn

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. KIẾN THỨC: Giúp học sinh

- Nắm vững hơn và biết vận dụng các kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9

- Các biện pháp: Từ tượng hình, từ tượng thanh, một số phép tu từ về từ vựng: So sánh, ẩn dụ nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ,

2. Kĩ năng: có kĩ năng sử dụng chính xác từ tượng hình, tượng thanh, các biệnpháp tu từ đã học.

3. Thái độ: có ý thức sử dụng các kiến thức về từ vựng đã học trong bài này để nói và viết hay hơn

B. Chuẩn bị:

1. Thầy: Máy chiếu- bảng phụ

2. Trò: soạn trước bài ở nhà

C. Tổ chức hoạt động dạy và học

 

doc 412 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Học kì II - Trường THCS Thái Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17.11.2007
Ngày dạy: 21.11.2007 Tiết 53; 	Tổng kết về từ vựng
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh
- Nắm vững hơn và biết vận dụng các kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 
- Các biện pháp: Từ tượng hình, từ tượng thanh, một số phép tu từ về từ vựng: So sánh, ẩn dụ nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ,
2. Kĩ năng: có kĩ năng sử dụng chính xác từ tượng hình, tượng thanh, các biệnpháp tu từ đã học.
3. Thái độ: có ý thức sử dụng các kiến thức về từ vựng đã học trong bài này để nói và viết hay hơn
B. Chuẩn bị: 
1. Thầy: Máy chiếu- bảng phụ
2. Trò: soạn trước bài ở nhà
C. Tổ chức hoạt động dạy và học
{ Kiểm tra : 
1, Nối cột A với cột B sao cho đúng kiến thức về từ vựng đã học
A
B
Tổ quốc
Internet
ẩn dụ
Trúng tủ
Từ mượn 
Từ Hán Việt
Biệt ngữ 
Thuật ngữ
2. Khoanh tròn chữ cái đầu dòng câu thơ có sử dụng từ ngữ địa phương 
A. Hối con rầy lửa một giờ
B. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
C. Chỉ cần trong xe có một trái tim
D. Đem thở sao lùa nước Hạ Long
{ Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
cần đạt
Hoạt động 1: Ôn lại: từ tượng hình, từ tượng thanh(7’)
Giáo viên treo bảng phụ: Bông hoa. Yêu cầu học sinh quan sát
H1: Đọc thầm và nhận xét các từ trên những cánh hoa? 
H2: em nhắc lại khái niệm về từ tượng hình, tượng thanh?
Yêu cầu học sinh: Tìm những từ tượng hình nhóm 1
Tìm từ tượng thanh
Thi xem đội nào làm đúng nhất và nhiều từ nhất. Quy định thời gian( 2’) cho mỗi nhóm
- Gọi học sinh nhận xét – giáo viên nhận xét
- Cho học sinh làm bài tập 2 trong SGK
H3: Nêu yêu cầu của bài tập
H4: nhìn vào bông hoa của nhóm 2. Gạch chân những từ chỉ tên loài vật? 
Máy chiếu đoạn văn: bài tập 3? Nêu yêu cầu bài tập?
H5: Hãy xác định các từ tượng hình? Các từ tưọng hình ấy có tác dụng gì cho đoạn văn?
H6: Các từ tượng hình và từ tượng thanh thưòng dùng trong phương thức biểu đạt nào nhiều nhất và tác dụng của nó
Hoạt động 2: Hệ thống hoá về một số phép tu từ từ vựng(10’)
H7: Kể tên các phép tu từ từ vựng mà em đã được học.
Trong tay có các miếng ghi sẵn tên các biện pháp tu từ và khái niệm 
- Các em sẽ thi nhanh tay nhanh mắt- cử đại diện lên dán- ghép cột sao cho khoa học chính xác (thời gian trong 2’) giữa tên biện pháp tu từ và khái niệm học sinh nhận xét - giáo viên nhận xét
 - Điệp ngữ: Khi nói hoặc viết ngưòi ta thưòng dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc có một câu) để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ. Từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
- Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái di dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn thú vịà Giáo viên cho học sinh nhân xét
- Giáo viên nhận xét đánh giá cho điểm 2 đội
Yêu cầu học sinh làm bài tập trong SGK
H8: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật của những câu thơ trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Đọc – làm ở lớp các câu b,c,e
- Yêu cầu đọc- chỉ ra phép tu từ- phân tích nét nghệ thuật độc đáo. 
- Yêu cầu học sinh làm độc lập- trình bày ở lớp( trình bày miệng)
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ và làm bài tập 3
H9: Vẫn như bài tập 2. Song yêu cầu học sinh làm ra giấy trong
- Chia 3 nhóm – mỗi nhóm 1 câu
- Làm việc độc lập
- Học sinh đọc và nhận xét
+ Hình thức đoạn? Kiểu đọan? Phân tích nghệ thuật
+ Cách lập luận trong phương thức nghị luận- nghị luận về tác phẩm văn học các em sẽ được học sau.
H10: Tác dụng của phép tu từ
- Làm cho sự diễn đạt thêm sinh động, rõ nét, gây ấn tượng mạnh với người đọc
Đọc thầm các từ ngữ trên bảng phụ
- Đều là những từ tượng hình và từ tượng thanh.
- Từ tượng hình là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ trạng thái của sự vật 
+ Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người.
Hoạt động nhóm
Từ tượng hình
Từ tượng thanh
Lững thững, đủng đỉnh, lom khom, lênh khênh, lắc lư, thướt tha, liêu xiêu, gập ghềnh
Tắc ke, tu hú, mèo, bò, chèo bẻo, ào ào, lanh lảnh, choe choé, ha ha
Baid tập 2 Tr 146
- Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh
Quan sát nhóm từ tượng thanh
- Tắc ke, tu hú, mèo, bò.
Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng
- Đọc thầm đoạn văn
+ Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ
+ Miêu tả đám mây một cách cụ thể sinh động
- Dùng trong phương thức miêu tả và tự sự
+ Gợi hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
- So sánh ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- So sánh là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- ẩn dụ: Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Nhân hoá: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới đồ vật cây cối loài vật trở nên gần gũi với con người biểu thị được suy nghĩ tình cảm cảu con người.
- Hoán dụ: Là gọi tên sự vật hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Nói giảm nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Suy nghĩ bài tập 2 (Tr 147)
a. Phép ẩn dụ: Từ hoa: cách dùng để chỉ Thuý Kiều và cuộc đời của nàng. Từ cây là đùng để chỉ gia đình của Thuý Kiều và cuộc sống của họ. ý nói Thuý Kiều bán mình để cứu gia đình.
b. So sánh: So sánh tiếng đàn của Thuý Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa.
d. Nói quá: Thuý Kiều có sắc đẹp đến hoa ghen.. liễu hờn. Kiều không chỉ đẹp mà còn có tài “Một hai .. thành.. hoạ hai..” à nhờ nói quá Nguyễn du đã thể hiện đầy ấn tượng một nhân vật tài sắc vẹn toàn.
e. Chơi chữ: “tài và tai”
Suy nghĩ bài tập 3 c: So sánh
c. Nhờ phép so sánh mà nhà thơ đã miêu tả sắc nét và sinh động â, thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng. Dùng như tiếng hát xa, “như vẽ” để miêu tả không gian thanh bình, thơ mộng đang tồn tại ngay trong lòng cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ. Nó thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng của một tâm hồn thi sĩ.
d. Nhân hoá (ngắm trăng)
Nhân hoá ánh trăng. Biến trăng thành người bạn tri âm tri kỉ. Nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và thêm gắn bó với con người.
e. ẩn dụ
- Mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ. ẩn dụ này thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ. Đó là niềm tin, nguồn sống, nguồn hạnh phúc của người mẹ vào ngày mai
I. Từ tượng hình – Từ tượng thanh
II. Một số phép tu từ từ vựng
Bài tập 2 SGK 147
Bài tập 3 /147
{ Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài tiếp theo (5’)
- Ôn kĩ lại các kiến thức từ tượng hình, từ tượng thanh và các phép tu từ.
- Làm tiếp bài tập 2 (a – d) và bài tập 3 (a – b) trong SGK
- Viết một đạon văn có sử dụng một số phép tu từ về nội dung tự chọn
- Chuẩn bị kĩ kiến thức cho bài tập làm thơ tám chữ theo gợi dẫn trong SGK
Ngày soạn: 7.11.2008
Ngày dạy: 11.11.2008 Tiết 54
Tập làm thơ tám chữ
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Giúp HS
- Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ
2. Kĩ năng: Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
3. Thái độ: có ý thức trân trọng thể loại thơ của dân tộc
B. Chuẩn bị: 
1. Thầy: Bảng phụ
2. Trò: đọc bài và soạn trước ở nhà
C. Tổ chức hoạt động dạy và học:
{ Kiểm tra: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
{ Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận diện thể thơ tám chữ (15’)
Chia 3 nhóm: Mỗi nhóm một ngữ liệu
H1: Nhận xét về số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên?
H2: Gạch chân những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn?
H3: Vận dụng kiến thức về vần chân, vần lưng, vần liền, vần giãn cách đã học để nhận xét cách gieo vần ở từng đoạn?
H4: Nhận xét về cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ trên? Trên thực tế, cách ngắt nhịp không chỉ phụ thuộc vào ý mà còn phụ thuộc vào cảm nhận của mọi người. Do đó không nên áp đặt máy móc.
H5: Hãy khái quát những đặc điểm của thể thơ tám chữ?
Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành làm thơ tám chữ (25’)
Bước 1: Cho HS nhận diện thể thơ tám chữ qua các bài tập trong SGK
H6: Nêu yêu cầu của bài tập 1 trang 150?
- Đây là một đoạn trích trong bài Tháp đổ của Tố Hữu.
H7: Điền từ vào ô trống. Bài thơ vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu: Sao cho đúng vần thơ.
Các từ điền vào: Cũng mất, đát trời, tuần hoàn.
- Cho HS làm bài tập 3 Tr 151
H8: Đoạn thơ trong bài tựu trường của Huy Cận bị chép sai ở câu thứ ba
Hãy chỉ ra chỗ sai?
Nêu lý do và em hãy tìm cách sửa lại cho đúng?
- Yêu cầu HS đọc kĩ 4 khổ (một khổ) 4 câu thơ
- Suy nghĩ để tìm ra chỗ sai: Chú ý vần và thanh điệu của câu thơ thứ ba để tìm.
Bước 2: Thực hành làm thơ 8 chữ (15’)
H9: Yêu cầu HS làm bài tập 1 Tr 151
Tìm những từ thích hợp (đúng thanh, đúng vần) rồi điền vào chõ trống trong khổ thơ sau. (Bài trưa hè – Anh Thơ)
- Gợi ý: Điền từ vào chỗ trống ở dong thứ ba phải mang thanh bằng. Điền từ vào chỗ trống ở cuối dòng thứ tư phải có khuôn âm (a) để hợp vần với chữ xa (cuối dòng thứ hai) và mang thanh bằng.
H10: Khổ thơ trong bài tập 2 còn thiếu một câu. Em hãy làm thêm câu cuối sao cho đúng vần, hợp với nội dung cảm xúc từ ba câu trước.
- Cần đọc kĩ nội dung từ ba câu thơ trên. Rồi sáng tác cho phù hợp.
- Câu thơ thứ tư phải có tám chữ. Và chữ cuối phải có khuôn âm (ương) hoặc (a) mang thanh bằng.
- Gọi HS đọc – HS nhận xét
GV nhận xét - đánh giá
Các nhóm đọc các ngữ liệu a – b – c trong SGK Tr 148 – 149
- Suy nghĩ trả lời theo các câu hỏi ở trong SGK
- Mỗi dòng thơ đều có tám chữ
Nhóm 1(a)
Nhóm 2(b)
Nhóm 3(c)
- tan, ngàn, mưa, gội, bừng, rừng, gắt, mật
- Vần theo từng cặp khuôn âm: vần chân
- Về, nghe, học, nhọc, bà, xa
- Vần chân theo từng cặp khuôn âm
- Ngát, non, hát, xa, đứng, tiên, dựng, nhiên
- Vần chân giãn cách theo từng cặp (vần ôm)
- Ngắt nhịp rất linh hoạt, đa dạng không theo một công thức nào
- Đặc điểm: Mỗi dòng 8 chữ, có cách ngắt nhịp rất đa dạng. Bài thơ theo thể tám chữ có thể gồm nhiều đoạn dài (Số câu không hạn định), có thể được chia bằn các khổ (mỗi khổ 4 dòng) và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân (được gieo liên tiếp hoặc giãn cách)
Đọc phần ghi nhớ
Làm việc theo nhóm
Bài tập 1(nhóm 1)
Hãy cắt đứt từng dây đàn ca hát
Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua
Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát
Của ngày mai muôn thuở với muôn hoa
Bài tập 2 (nhóm 2)
Xuân  ... àm cho người đọc ghê tởm hơn những tác hại khôn lường do khói thuốc gây ra 
- Văn bản cầu Long Biên là văn bản dùng phương thức biểu cảm 
+ Văn bản ôn dịch thuốc lá là văn bản dùng phương thức thuyết minh 
Đọc thầm trang 96
- Chuẩn bị và học tương tự như học các tác phẩm văn chương 
+ Đọc thật kĩ các chú thích , hiện tượng, hay vấn đề có liên quan đến văn bản 
+ Phải tạo ra thói quen hợp lí với bản thân, thực tế cộng đồng từ nhỏ đến lớn 
+ Có ý kiến quan niệm riêng, có thể đề xuất giải pháp ví dụ chống thuốc lá , đỏ rác bậy , không dùng bao li lông 
+ Vận dụng các kiến thức của môn học khác để đọc kiểu văn bản nhật dụng và ngược lại
+ Căn cứ vào đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt để khái quát chủ đề
+ Kết hợp xem tranh, ảnh nghe và xem các trương trình thời sự khoa học, truyền thống trên ti vi, đài và các sách báo hàng ngày
- Quyên trẻ em là vấn đề được đề cập trong ba văn bản nhật dụng ở lóp 7 – lớp 9. Một trong những chủ đề pháp luật của giáo dục công dân 6 – 7 cũng là quyền trẻ em, quyền để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em 
+ Ma tuý thuốc lá là vấn đề được đề cập đều trong ba văn bản ở ngữ văn 8 phòng chống các tệ nạn xã hội cũng là một chủ đề của môn giáo dục công dân lớp 8 
- Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu. Lúc học phải liên hệ với thực tiễn hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng 
 Đọc ghi nhớ trang 96 
- Học sinh tự trình bày(qua theo dõi trên truyền hình hoặc trên báo )
- Chịu khó học tập. Trung thực trong kiểm tra
I. Tổng kết phần văn bản nhật dụng
- Không phải là khái niệm thể loại 
- Không chỉ hiểu văn bản 
- Đề cập đến chức năng, tính cập nhật của nội dung văn bản 
II. Nội dung các văn bản nhật dụng
- Di tích lịch sử 
- Danh lam thắng cảnh 
- Thiên nhiên và con người
- Giáo dục
- Vai trò người phụ nữ
- Môi trường 
- Dân số 
- Tệ nạn ma tuý 
- Quyền sống của con người
- Bảo vệ hoà bình
- Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
III. Hình thức của văn bản nhật dụng
- Đa dạng, phong phú
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng
+Ghi nhớ SGK tr 96
V. Luyện tập
Bài tập 1
Bài tập 2
Hướng dẫn học bài (8’): 
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK và hoàn thành bản thống kê văn bản nhật dụng 
- Tìm hiểu một trong những vấn đề sau ( ở đâu, bằng cách nào). Nguyên nhân tăng giá xăng dầu - vấn đề an toàn giao thông trên quốc lộ 10
- Soạn chương trình địa phương. Phần tiếng Việt
Ngày soạn 21/3/2006
Ngày dạy 22/ 3/ 2006
Tiết 133: chương trình địa phương (phần tiếng Việt)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
Không chỉ nhận biết một số từ ngữ địa phương mà không kém phần quan trọng là hướng dẫn thái độ đối với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi ( như trong văn chương nghệ thuật)
B. Đồ dùng – Phương tiện 
 Bảng phụ 
C. Tiến trình bài dạy: { Kiểm tra : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
	 { Vào bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt 
Hoạt động 1: Xác định từ ngữ địa phương + giải nghĩa (10’)
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 1 SGK tr 97
H1: Em hiểu thế nào là từ ngữ địa phương; có khác gì với từ ngữ toàn dân? 
H2: Hãy nêu vai trò của từ ngữ địa phương? 
Bên cạnh mặt tích cực, tiêu cực là gây trở ngại phần nào cho vịêc giao tiếp giữa các vùng, miền khác nhau trong cả nước
H3: Hãy xác định từ ngữ địa phương trong các đoạn trích của bài tập 1? Chuyển các từ địa phương để thành từ ngữ toàn dân? 
- Chia lớp làm ba nhóm. Mỗi nhóm làm một phần của bài tập 
- Kẻ bảng: Các nhóm cử đại diện làm vào bảng 
- Cho các nhóm nhận xét chéo 
- Giáo viên nhận xét - bổ sung ( nếu cần)
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 +5 (10’)
 H4:Đối chiếu các câu trong bài tập, cho biết từ “ kêu” ở câu nào là từ địa phương? Những từ đó tương đương với từ nào trong ngôn ngữ toàn dân?
H5: Hãy dùng các cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó ?
H6: Trong hai câu đối sau, từ nào là từ địa phương? Những từ đó tương đương trong nghĩa toàn dân?
Hoạt động 3: Hướngdẫn học sinh làm bài tập 4 và 3 SGK (15’) 
H7: Lập bảng điền các từ ngữ địa phương ở các bài tập 1, 2, 3, và các từ toàn dân tương ứng vào bảng tổng hợp theo mẫu
- Yêu cầu học sinh suy ngĩ để làm bài tập 5 
H8: Có nên để cho nhân vật Thu trong Chiếc lược ngà dùng từ ngữ toàn dân không? Vì sao?
H9: Tại sao trong lời kể của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương? 
-Để tạo sắc thái địa phương cho câu chuyện
Hoạt đông 4: Hướng dẫn thi tìm hiểu từ ngữ địa phương (7 phút)
-Giáo viên chia lớp thành ba nhóm
-Thi tiếp sức nhanh thời gian trong 5 phút giữa các đội thi
Nhóm 1: Tìm những từ ngữ địa phương dùng để xưng hô
Nhóm 2: Tìm từ ngữ địa phương dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái
Nhóm 3: Một số từ ngữ địa phương được dùng trong ca dao dân ca các miền
Đọc các phân tích của bài 1
- Là những từ ngữ dặc thù do từng địa phương sử dụng. Từ ngữ toàn dân. Lớp từ ngữ chung dùng cho cả xã hội
- Bổ sung làm phong phú thêm, làm giàu thêm ngôn ngữ toàn dân
Đoạn trích a
Đoạn trích b
Đoạn trích c
Địa phương
Toàn dân
Địa phương
Toàn dân
Địa phương
Toàn dân
Thẹo
Sẹo 
Ba
Bố, cha
Ba
Bố, cha
Lặp bặp
Lắp bắp
Má
Mẹ
Lui cui
Lúi cúi
Ba
Cha, bố
Kêu
Gọi
Nắp
Vung
Đâm
Trở thành
Nhắm
Cho là
Đũa bếp
Đũa cả
Giùm
Giúp
(nói)
(nói)
(nói)
(nói)
Trổng
Trống không
Trổng
Trống không
Vô
Vào
Đọc suy nghĩ yêu cầu của bài tập
Phần a: “Kêu”: Từ toàn dân (Kêu, kêu gọi, kêu to, kêu cứu, kêu gào, kêu thét, kêu rên, kêu cầu)
Có thể thay bằng “nói to”
Phần b: “Kêu” từ địa phương tương đương từ toàn dân (gọi)
Đọc – suy nghĩ bài tập 3
Không cây, không trái, không hoa có lá ăn được đố là lá chi?
+ Từ địa phương: Trái là “quả”, chi là “gì”
Kín như bưng lại kêu là trống
Trống hổng trống hảng lại kêu là buồng.
+ Từ địa phương kêu (gọi) trống hổng trống hảng: Trống huếch trống hoác.
Suy nghĩ yêu cầu của bài tập 4
Địa phương
Toàn dân
Địa phương
Toàn dân
Thẹo, lặp bặp
Sủo, lắp bắp
Nói trổng
Nói trống không
Ba, má
Bố cha, mẹ
Vô, lui cui
Vào, lúi húi
Kêu, đâm
Gọi, trở thành
Nắp, nhắm
Vung, cho là
đũa bếp
Đũa cả
Giùm 
Giúp
- Không. Vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở bên ngoài địa phương của mình do đó chưa có đủ vốn ngôn ngữ toàn dân cần thiết
- Dùng từ ngữ địa phương để nêu sắc thái của vùng đất – nơi việc được kể diễn ra. Tuy nhiên tác giả có chủ định không dùng nhiều từ ngữ địa phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc không phải là người địa phương đó
Thi tiếp sức 3 dãy bàn
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
- Mi (mày) choa (tôi) nghỉ (hắn) eng (anh) ả (chị) mạ (mẹ) tau (tao) bọ (tôi) ổng (ông ấy) anh Hai u bầm, bủ, thầy, bá (bác) mầy (mày)
Ri (này) ngái(xa) nốc (chiếc thuyền) nỏ (không, chẳng) mộc chạc (mối dây) chộ (thấy) bí rợ (bí đỏ, bí ngô), trái (quả), mô (đâu) đừ (dẻo) chừ (bây giờ) tru (con trâu) cơn (cây)
Vút (vo, vò gạo) ghè (cái vò) rã bèn (rữa nát, rụng cánh) sướng (ruộng mạ) lượm (lượm lúa) rày (nay) đàng (đường) bàu (ao) khấu (vật đất)
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập 3
Bài tập 4
Bài tập 5
Bài tập 6
Hướng dẫn học bài (3’)
- Tiếp tục sưu tầm các từ ngữ địa phương ở bài tập 6
- Khi tạo văn bản em có nên dùng nhiều từ ngữ địa phương không? vì sao?
- Chuẩn bị kĩ kiến thức về nghị luận về văn học để viết bài tập làm văn số 7
Ngày soạn	../../200.
Ngày dạy	../../200.
Tiết 134 – 135
Viết bài tập làm văn số 7 – nghị luận văn học
A. Mục tiêu cần đạt: 
Bài tập làm văn số 7 nhằm đánh giá HS ở các phương diện sau
- Biết cách vận dụng các kiến thức và kĩ năng khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện, bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Có những cảm nhận suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh trong quá trình làm bài
- Có kĩ năng làm bài tập là văn nói chung (Bố cục – diễn đạt – ngữ pháp – chính tả)
Tiến trình bài dạy
{ ổn định tổ chức lớp
{ Phát đề bài
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Hãy sắp xếp các ý sau theo thứ tự hợp lý của các bước làm bài nghị luận
A. Viết bài	C. Đọc và sửa chữa
B. Tìm hiểu đề, tìm ý	D. Lập dàn ý
à
à
à
Câu 2: Dòng nào sau đây không phù hợp với yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
A. Trình bày những cảm nhận đánh giá về cái hay cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ.
B. Cần căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lý, hành động của nhân vật để phân tích.
C. Cần bám vào ngôn từ hình ảnh, giọng điệu để cảm nhận đánh giá về cảm xúc của tác giả 
D. Bố cục mạch lạc lời văn gợi cảm thể hiện rung động chân thành của người viết 
Câu 3: Nghị luận về một đoạn thơ (bài thơ) là:
A. Trình bày nhận xét đánh giá của mình về nội dung đoạn thơ bài thơ ấy
B. Trình bày nhận xét đánh giá của mình về nghệ thuật đoạn thơ bài thơ ấy
C. Trình bày sự hiểu biết của mình về tác giả 
D. Cả A và B
Câu 4: Chọn các từ ngữ sau để điền vào dấu c cho chính xác 
Thân bài, mở bài, kết bài
	Giới thiệu đoạn thơ bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình
	Lần lượt trình bày những suy nghĩ đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ bài thơ 
	Khái quát giá trị nghệ thuật ý nghĩa của đoạn thơ bài thơ
Phần II: Tự luận:
Cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ Sang thu của Hưu Thỉnh
Đáp án và biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm:
2 điểm mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm
Câu 1: Cần sắp xếp: B- D- A – C
Câu 2: B 
Câu 3: D
Câu 4: Mở bài thân bài kết bài
Phần II: Tự luận : 8 điểm
Bài viết cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Biết làm văn bản nghị luận về bài thơ có bố cục 3 phần 
- Sử dụng linh hoạt các phép lập luận : Trong quá trình phân tích có trình bày cảm nhận riêng – cảm nhận sâu sắc về nội dung và nghệ thuật bài thơ
- Có năng lực tổ hcức sắp xếp các luận điểm và lập luận
{ Mở bài: - Giới thiệu tác giả tác phẩm – hình ảnh ra đời của bài thơ ( 1 điểm)
- Nhận xét đánh giá : bài thơ hay, hấp dẫn 
{ Thân bài: ( 6 điểm)
Lần lượt phân tích và cảm nhận theo 3 khổ thơ
Khổ 1: Cảm nhận nhạy bén, bất ngờ khi mùa thu sang
Mùa thu đang ngập ngừng trước cửa
+ Cảm nhận bằng khứu giác – ( hương ổi) – xúc giác ( gió se)à thị giác ( sương chùng chình ) và cuối cùng là lí trí.
Khổ 2: Cảm xúc tác giả như tràn ra – hoà vào cảnh vật xung quanh 
+ Nghệ thuật đối: Nhanh ><chậm à Đặc trưng vừa hiện đại
Khổ 3: Cảm nhận giao mùa đã đi dần vào lí trí : Những thi liệu : nắng, sấm , mưa chuyển hoá thành dịu êm “ Hàng cây đứng tuổi” : ẩn dụ : nhà thơ đã hoá thân nêu giọng thơ, lời thơ nhẹ nhàng mà tình thơ đầy ắp yêu thương trìu mến .
Về nghệ thuật : Bài thơ hấp dẫn chúng ta bởi những từ ngữ giàu hình ảnh gợi cảm. khơi gợi nhiều nét đẹp về cảnh về tình. Các phép nhân hoá sử dụng, tự nhiên
Kết bài: 1 điểm
Ngày soạn 25/3/2006
Ngày dạy 27/3/2006 Tuần 28 – bài 27
Tiết 136 – 137: Văn bản : Bến quê
Nguyễn Minh Châu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoanvan9HKII.doc