Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 21 đến tiết 30

Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 21 đến tiết 30

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

A.MỤC TIÊU :

 Qua tiết học giúp Hs nắm được:

- Nắm được từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.

- Nắm được sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.

- Rèn luyện kĩ năng mở rộng vốn từ theo các cách phát triển từ vựng.

- Tích cực , tự giác trong học tập, Yêu và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt

B.PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp

C.CHUẨN BỊ :

 - GV: Bảng phụ, phiếu học tập.

 - HS : Xem trước nội dung tiết học : Ôn lại kiến thức về ẩn dụ, hoán dụ.

 

doc 28 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 21 đến tiết 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21 
Ngày soạn:
Sự phát triển của từ vựng
A.Mục tiêu :
 Qua tiết học giúp Hs nắm được:
- Nắm được từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.
- Nắm được sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.
- Rèn luyện kĩ năng mở rộng vốn từ theo các cách phát triển từ vựng.
- Tích cực , tự giác trong học tập, Yêu và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt
b.Phương pháp: Quy nạp
c.Chuẩn bị :
 - GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
 - HS : Xem trước nội dung tiết học : Ôn lại kiến thức về ẩn dụ, hoán dụ.
d.Tổ chức các hoạt động dạy - học:
1-ổn định tổ chức
2-Kiểm tra bài củ: ? Gv cùng Hs nhắc lại ẩn dụ là gì ? Hoán dụ là gì ?
3-Bài mới
Hoạt động của thầy & Trò
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1
* HS đọc VD mục 1- SGK.
- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 8 để giải thích nghĩa của từ " kinh tế " ở câu thơ 
? Ngày nay từ " kinh tế " có được hiểu như nghĩa PBC đã dùng không ?
* HS trao đổi, nhớ lại, giải thích:
- GV gợi ý để HS giải nghĩa từ " kinh tế " ngày nay.
? Qua đó, em có nhận xét gì về nghĩa của từ ?
* HS rút ra nhận xét :
- GV sử dụng bảng phụ ghi VD 2 cho HS quan sát.
* HS đọc VD 2 ở bảng phụ. Chú ý từ viết bằng phấn màu.
- GV yêu cầu: Hãy xác định nghĩa của hai từ " xuân", " tay" trong các câu trên. trong các nghĩa đó, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển ?
* HS thảo luận, làm việc theo hai nhóm
Nhóm 1: a ( xuân)
Nhóm 2: b ( tay)
* Đại diện các nhóm trả lời:
* HS rút ra nhận xét:
? Từ việc tìm hiểu VD2, em có nhận xét gì về nghĩa của từ và phương thức phát triển nghĩa của từ ?
 Gv kết luận :
- Do nhu cầu phát triển của XH, từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển dựa trên cơ sở nghĩa gốc của chúng
- Có hai phương thức chủ yếu trong sự biến đổi, phát triển nghĩa của từ là ẩn dụ và hoán dụ.
- GV chỉ định 1 HS đọc mục ghi nhớ- SGK
* 1 HS đọc mục (ghi nhớ ):
hoạt động 2
1) Bài 1, 2, 3, 4
- GV sử dụng phiếu học tập cho các bài tập 1,2, 3, 4.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 bài tập.
Lưu ý: riêng nhóm 4, cần lấy VD về nghĩa gốc, nghĩa chuyển đối với mỗi từ; trên cơ sở đó phân tích nghĩa.
- Các nhóm thảo luận, thực hiện yêu cầu của bài tập theo yêu cầu ở phiếu học tập
- GV nhận xét chung kết quả đạt được của các nhóm. chú ý chữa kĩ bài 4 của nhóm 4.
2) Bài tập 5:
- GVtổ chức cho HS thảo luận chung yêu cầu của bài tập 5
- GV gọi 1 HS trả lời
- GV nhận xét chung và đưa ra đáp án đúng.
Từ " mặt trời" thứ 2 được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ. Đây không phải là hiện tượng 1 nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa vì sự chuyển nghĩa đó chỉ có tính chất lâm thời. Nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào giải thích trong từ điển ( ẩn dụ tu từ chứ không phải là ẩn dụ từ vựng ). - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các em khác trong nhóm có thể bổ sung
- HS ghi nhớ đáp án để về nhà làm vào vở
I/ Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ : 
1) Ví dụ :
2) Nhận xét :
- Kinh tế ( Kinh bang tế thế) có nghĩa là trị nước, cứu đời.
Cả câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời.
Ngày nay ta không dùng từ " kinh tế" theo nghĩa như vậy nữa mà dùng theo nghĩa khác
Cụ thể 
Kinh tế : Toàn bộ hoạt động của con người trong LĐSX, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải, vật chất làm ra.
Nghĩa của từ có thể biến đổi theo thời gian: có những nghĩa cũ mất đi, đồng thời nghĩa mới được hình thành.
Nhóm 1:- xuân ( 1): mùa bắt đầu của năm, chuyển tiếp giữa đông sa- xuân (2): tuổi trẻ chuyển nghĩa( tu từ ẩn dụ).
Nhóm 2:- tay ( 1): bộ phận của cơ thể
- tay (2): người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, nghề nào đó’ chuyển nghĩa( tu từ hoán dụ )
- Nghĩa của từ không ngừng phát triển dựa trên cơ sở nghĩa gốc.
- Có 2 phương thức phát triển nghĩa của từ là ẩn dụ và hoán dụ.
3) Kết luận : ( ghi nhớ )
III Luyện tập:
1-Bài tập 1: (Trang 56).
- a): Nghĩa gốc: Bộ phận cơ thể.
- b): Hoán dụ:
- c): ẩn dụ: Vị trí tiếp xúc 
- d): ẩn dụ: < Tiếp xúc đất 
2-Bài tập 2: (Trang 57).
Giống: đã chế biến dùng để pha nước uống.
Khác: Dùng để chữa bệnh.
3-Bài tập 3: (Trang 57).
- Đồng hồ diện: Dùng để đếm số đơn vị
điện đã tiêu thụ để tính tiền, 
4-Bài tập 4: (Trang 57).
- Hội chứng: Kính thưa; CT; phong bì;
bằng dởm.
- Ngân hàng.
- Sốt.
- Vua.
5-Bài tập 5: (Trang 57).
- Mặt trời (1) àChỉ sự việc của hiện tượng.
- Mặt trời (2)à ẩn dụ NT.
4) Củng cố: 
 ? Sự phát triển của từ vựng được hình thành trên cơ sở nào ? Có mấy phương 
 thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ? 
5) HD về nhà: 
 - Học thuộc phần ghi nhớ để nắm nội dung cơ bản của tiết học
 - Xem trước những yêu cầu của tiết trả bài TLV số 1.
²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²
Tiết 22 
Ngày soạn 
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
 ( Trích" Vũ trung tuỳ bút"- Phạm Đình Hổ)
A. Mục tiêu : 
Qua tiết học giúp Hs nắm được:
- Hiểu về cuộc sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa, quan lại dưới thời Lê- Trịnh và thái độ phê phán của tác giả; bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút trung đại và giá trị nghệ thuật của đoạn văn tuỳ bút này.
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích thể loại VB tuỳ bút trung đại.
- Tích cực , tự giác trong học tập. Có ý thức tiếp thu cái mới , cám ghét cái củm cái xa hoa lãng phí.
B.Phương pháp: Đọc diễn cảm,Thảo luận phân tích
Đọc diễn cảm,Thảo luận phân tích
c. Chuẩn bị :
- GV: Sưu tầm tác phẩm " Vũ trung tuỳ bút ".
- HS: +Đọc kĩ VB, tìm hiểu những thông tin về tác giả và thể loại tác phẩm.
 +Tìm đọc tác phẩm " Vũ trung tuỳ bút " .Xem trước nội dung tiết học.
d. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
1-ổn định tổ chức
2-Kiểm tra bài củ
- Em hãy liệt kê những chi tiết nói về đức tính tốt đẹp của Vũ Nương?
- Sau khi đọc xong tác phẩm em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội
 phong kiến trước đây?
3-Bài mới
Hoạt động của Thầy & trò
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1
- GV yêu cầu HS giới thiệu những nét chính về tác giả
- GV bổ sung, nhấn mạnh.
- GV yêu cầu HS giới thiệu xuất xứ của tác phẩm.
- GV bổ sung, nhấn mạnh giá trị đặc sắc của TP " Vũ trung tuỳ bút".Thể loại văn bản?
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu 1 đoạn và gọi HS đọc tiếp: giọng đọc chậm, hơi buồn, hàm ý phê phán kín đáo.
- GV hướng dẫn một số từ khó. Chú ý từ cổ
- Đọc 19 chú thích SGK (Trang 61, 62).
? Phần VB trích học gồm mấy sự việc chính ? Hãy xác định các phần nội dung đó trên VB ? * HS xác định : 2 sự việc chính
Hoạt động 3
? Khi ghi chép những chuyện xảy ra trong phủ chúa Trịnh, tác giả đã kể theo ngôi nào? 
? Tác dụng của ngôi kể đó ?
’ HS phát hiện:
? Em hãy tìm những chi tiết kể về cuộc sống của chúa Trịnh và bọn quan hầu cận ?
* HS theo dõi phần 1:
’ HS tìm các chi tiết:
? Em có nhận xét gì về việc xây dựng cung điện và tính chất các cuộc vui chơi của chúa?
’HS thảo luận, trả lời:
? Tác giả miêu tả cảnh trong phủ chúa như thế nào ? 
’ HS phát hiện:
? Có gì đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả cảnh ở phủ chúa của tác giả? Qua đó tác giả làm nổi bật điều gì ?
’ HS thảo luận, phát hiện:
GV kết luận :
Bằng cách đưa ra những sự việc cụ thể; phương pháp so sánh, liệt kê; miêu tả tỉ mỉ sinh động, tác giả khắc hoạ một cách ấn tượng, rõ nét cuộc sống ăn chơi xa hoa vô độ của chúa Trịnh và bọn quan lại đồng thời dự báo trước sự suy vong
’HS bình luận:
? Qua việc nhận xét: " kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường", tác giả đã bộc lộ cảm xúc, thái độ gì ?
? Ai là kẻ tiếp tay và phục vụ đắc lực nhất cho thói ăn chơi vô độ của chúa Trịnh ? Tìm những chi tiết kể về thủ đoạn của bọn quan hầu cận ?
’ HS theo dõi tiếp vào phần VB còn lại:
’ HS trả lời:
? Trước những thủ đoạn đó của bọn quan hầu cận,người dân rơi vào tình cảnh như thế nào?
? Trong đoạn văn này, tác giả đã phơi bày những thủ đoạn của bọn quan hầu cận bằng biện pháp nghệ thuật gì ?
HS trả lời:
 GV kết luận:
Qua biện pháp liệt kê, đối lập, ghi chép những sự việc có tính cụ thể, chân thực, tác giả đã phơi bày, tố cáo những hành vi, thủ đoạn bất lương của bọn quan hầu cận
? Tác giả kết thúc tuỳ bút bằng cách ghi lại một sự việc có thực từng xảy ra ngay trong nhà mình nhằm mục đích gì ?
’ HS thảo luận, phát hiện, trả lời:
Hoạt động 3
* HS đọc phần (ghi nhớ ) trong SGK để nắm được những kiến thức cơ bản của bài
- GV hướng dẫn HS tổng kết NT, ND của VB ’ rút ra kiến thức cơ bản trong phần (ghi nhớ)
- GV cho HS so sánh thể loại tuỳ bút của bài vừa học với thể loại truyện ở bài trước để tìm ra sự khác biệt về thể loại rồi giúp HS hệ thống thành khái niệm
 Luyện tập : ( 5 phút)
- GV cho HS đọc bài " Đọc thêm": tìm hiểu ý của đoạn văn đó, những chi tiết gây ấn tượng mạnh về đời sống cơ cực của nhân dân. Sau đó để HS liên hệ với bài đã học và tự viết về những nhận thức và cảm xúc của mình.
I-Tìm hiểu chung:
1. Tác giả-Tác phẩm:
Phạm Đình Hổ là một nho sĩ sống trong thời chế độ PK đã khủng hoảng trầm trọng nên có tư tưởng muốn ẩn cư và sáng tác những tác phẩm văn chương, khảo cứu về nhiều lĩnh vực.
- Tuỳ bút: Một loại bút ký, thuộc thể loại 
tự sự, song có cốt truyện đơn giản (Tuỳ 
bút trung đại khác hẳn tuỳ bút hiện đại).
2. Đọc và tìm hiểu chú thích
- Hoạn quan: Là đàn ông bị thiến.
- Cung giám: Nơi làm việc của hoạn quan.
3.Bố cục đoạn trích: 2 phần: 
- Cuộc sống của chúa Trịnh và bọn quan lại: Từ đầu. “triệu bất tường.”
- Thủ đoạn của bọn quan hầu cận: Còn lại.
II. Phân tích: 
a) Cuộc sống của chúa Trịnh và bọn quan lại.
- Kể theo ngôi thứ 3.
- Đảm bảo tính khách quan của sự ghi chép.
- Thích đi chơi, ngắm cảnh đẹp.
- Những cuộc dạo chơi bày trò giải trí lố lăng, tốn kém.
- Xây dựng đền đài liên tục.
Việc tìm thú vui của chúa Trịnh thực chất là cướp đoạt những của quý trong thiên hạ để phục vụ cho cuộc sống xa hoa của mình.
- " Cây đa to.mới khiêng nổi "
- " Hình núi non bộ.đầu non "
- " Tiếng chim kêu..vỡ tổ tan đàn "
’Dùng NT so sánh, liệt kê, miêu tả tỉ mỉ, sinh động’ Cuộc sống ăn chơi xa hoa vô độ của vua chúa, quan lại thời vua Lê, chúa Trịnh.
’Thể hiện thái độ phê phán, không đồng tình với chế độ PK thời Trịnh- Lê
b) Thủ đoạn của bọn quan hầu cận:
- Bọn quan hầu cận.
- Các chi tiết.
Các nhà giàu bị vu cho là giấu vật cung phụng.
Dân chúng bị phá nhà, huỷ tường để khiêng hòn đá, cây cối ra.
 ’ Người dân phải tự bỏ, huỷ của quý mình có để tránh tai vạ.
’Biện pháp liệt kê, đối lập
Nhằm tăng tính thuyết phục, bộc lộ kín đáo thái độ lên án, tố cáo chế độ PK.
 III.Tổng kết:
- Do đời sống sa hoa của vua chúa và sự 
nhũng nhiễu của bọn quan lại.
- Lối văn ghi chép sự việc cụ thể, chân 
thực, sinh động.
=> Ghi nhớ: Sách giáo khoa trang 63.
Tuỳ bút
 Truyện
Cốt truyện đơn
 giản, mờ nhạt, 
-Phải có cốt truyện, 
phức tạp, lắt léo.
- Kết cấu lỏng lẻo tuỳ cảm xúc người viết.
- Kết cấu chặt chẽ,
có dụng ý nghệ thuật.
- Chi tiết sự việc 
chân thự ... , chị em, tài tử, giai nhân.)
- Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ
" Ngựa xe như nước như nêm"
" nô nức yến anh"
- Nhịp thơ vừa ổn định ở câu bát, vừa biến đổi ở câu lục.
’ Gợi tả vẻ sinh động của số đông người dự lễ hội, làm nổi bật sự đông vui, náo nhiệt mang sắc thái điển hìmh của lễ hội tháng ba.
Với cách dùng từ ngữ đặc sắc kết hợp với các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, tác giả làm nổi bật một khung cảnh lễ hội đông vui, náo nhiệt, rộn ràng vào tháng ba
Yêu quý, trân trọng vẻ đẹp và giá trị truyền thống văn hoá dân tộc.
c) Cảnh chị em TK du xuân trở về:
Khác nhau về thời gian, không gian
:
Các từ: tà tà, thanh thanh, nao nao’ từ láy không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng luyến tiếc, lặng buồn của con người.
Qua các từ ngữ có sức gợi tả lớn, nhà thơ đã diễn tả một khung cảnh thiên nhiên đẹp nhưng nhuốm màu tâm trạng: con người bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui sắp hết, sự linh cảm về một điều sắp xảy r
III/ Tổng kết
( ghi nhớ : SGK - )
- Miêu tả thiên nhiên theo trình tự không gian và thời gian.
- Kết hợp tả cảnh với tả tâm trạng.
- Từ ngữ sáng tạo, độc đáo.
4.Củng cố : 
 - Qua đoạn trích Cảnh ngày xuân, em còn thấy thêm những tài năng nào của
 ND ngoài tài năng miêu tả nhân vật?
- GV sử dụng câu hỏi 1 ở phần LT để cho HS thảo luận nhóm ( dùng phiếu học tập ) 
- HS thảo luận theo mhóm, sau đó cử đại diện trả lời ( HS khá giỏi).
- HS Nghe, tự ghi vào vở:
-Yêu cầu trả lời đượcnhư sau:
Bút pháp gợi tả của câu thơ cổ đã vẽ lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân có hương vị 
( hương thơm của cỏ), màu sắc, đường nét.
- Câu thơ của ND có thêm từ trắng làm nổi bật thần sắc của hoa lê, làm cho màu sắc có sự hài hoà tuyệt diệu tạo nên một vẻ đẹp riêng của mùa xuân.
5.Hướn dẫn về nhà : 
- Học thuộc lòng đoạn thơ, nắm giá trị nội dung và NT
- Làm bài tập 1- SBT
- Soạn VB : Mã Giám Sinh mua Kiều
²²²²²²²²²²²²²²²²&²²²²²²²²²²²²²²²²
Tiết 29 : 
Ngày soạn:
Thuật ngữ
A.Mục tiêu: Qua tiết học:
- Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm của nó.
-Biết sử dụng chính xác thuật ngữ.
- Tự giác , tích cực trong học tập 
B.phương pháp
c.Chuấn bị:
-GV: Bảng phụ, vốn thuật ngữ trong các ngành khoa học
-HS: Đọc thuộc bài, trả lời các câu hỏi
d. tiến trình lên lớp:
1-ổn định lớp.	
2-Kiểm tra bài cũ. 
Câu 1: Nêu vắn tắt các cách phát triển từ vựng. Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không ?
Câu 2: GV dùng bảng phụ.
 ? Thế nào là cách cấu tạo từ ngữ mới ?
 A. Chủ yếu là dùng hai từ ngữ có sẵn ghép lại với nhau.
 B. Phải dựa vào từ ngữ có sẵn nhiều lớp nghĩa hoàn toàn mới.
 C. Phải chuyển lớp nghĩa ban đầu của từ này sang một 
 lớp nghĩa đối lập.
 D. Kết hợp cả B và C. 
3-Bài mới
Hoạt động của Thầy & trò
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1
- GV yêu cầu HS tìm hiểu hai cách giải thích a và b trong SGK và trả lời các câu hỏi : 
? Cách giải thích nào thông dụng, ai cũng có thể hiểu được ? 
- HS quan sát VD1 ở bảng phụ.
? Cách giải thích nào yêu cầu phải có kiến thức chuyên môn về Hoá học mới hiểu được ?
- HS trao đổi, thảo luận và trả lời:
 GV nhấn mạnh :
Cách giải thích thứ nhất là cách giải thích nghĩa của từ thông thường, còn cách giải thích thứ hai là cách giải thích của thuật ngữ.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp VD 2.
? Đọc các định nghĩa ở bảng phụ và cho biết: Em đã học các định nghĩa này ở những bộ môn nào ? 
* HS quan sát VD 2 ở bảng phụ:
* HS đọc thầm, quan sát và trả lời:
? Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu được dùng trong loại VB nào ?
 * Thảo luận, trả lời:
* HS rút ra nhận xét:
- GV bổ sung :
? Các từ ngữ em vừa tìm hiểu được gọi là thuật ngữ. Vậy thế nào là thuật ngữ ?
 GV nhấn mạnh :
 GV chỉ định một HS đọc mục (ghi nhớ 1- SGK )
 - GV cho HS vận dụng kiến thức để làm nhanh bài tập1- phần LT: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 2 ý.
- GV nhận xét chung và đưa ra đáp án đúng cho từng nhóm.
? Những thuật ngữ ở mục I. 2 có nghĩa nào khác không ?
 GV hướng dẫn tìm hiểu tiếp VD ở mục II.2.
? Cho biết trong hai VD đó, ở VD nào từ muối có sắc thái biểu cảm ? * HS quan sát lại các VD ở mục I. 2:
 HS làm việc theo các nhóm được phân công.
? Từ việc tìm hiểu 2 VD 1, 2 em rút ra nhận xét gì về đặc điểm của thuật ngữ ? * Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét.
* HS quan sát 2 VD ở mục II. 2, chú ý từ in đậm muối.
* HS thảo luận, trả lời:
 GV nhấn mạnh :
- GV chỉ định một HS đọc mục (ghi nhớ 2- SGK )
* HS đọc mục (ghi nhớ 2 )
Hoạt động 3
GV phân nhóm cho HS thảo luận nhóm yêu cầu của bài tập 3
- GV nhận xét chung kết quả thảo luận, làm bài tập.
* HS thảo luận theo nhóm và trình bày:
Yêu cầu giải nghĩa từ “phương trình”, xác định có phải thuật ngữ không?
 Bài tập 5:
- GV cho HS thảo luận chung yêu cầu của bài tập.
 * HS đọc yêu cầu của bài tập:
* Thảo luận theo nhóm nhỏ và HS khá giỏi trả lời
I/ Thuật ngữ là gì ? 
1.Ví dụ1
2. Nhận xét:
- Cách giải thích ở mục a là cách thông dụng, ai cũng có thể hiểu được vì nó được giải thích dựa vào đặc điểm bên ngoài của sự vật và được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm có tính chất cảm tính
- Cách giải thích ở mục b đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn về Hoá học vì nó thể hiện được đặc tính bên trong của sự vật qua nghiên cứu bằng lí thuyết và phương pháp khoa học.
2.Ví dụ 2.
- Thạch nhũ: môn Địa lí
- Ba- zơ: môn Hoá học
- ẩn dụ: môn Ngữ văn
- Phân số thập phân: môn Toán
Chủ yếu được dùng trong các VBKH,KT, Công nghệ.
Đôi khi còn được dùng trong những loại VB khác: bản tin, phóng sự, bài bình luận, báo chí.
Thuật ngữ: những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ; thường được dùng trong các VB khoa học, kĩ thuật, công nghệ.
3. Kết luận: ( Ghi nhớ 1: SGK - )
II/ Đặc điểm của thuật ngữ : (10 phút)
1) Ví dụ:
2) Nhận xét:
Chỉ có một nghĩa như SGK đã giải thích
ngoài ra không còn nghĩa nào khác.
muối ở VD (b) có sắc thái biểu cảm, chỉ những vất vả, gian truân mà con người phải nếm trải trong cuộc đời.
* HS rút ra nhận xét:
-Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
3) Kết luận : ( Ghi nhớ 2 : SGK
III. Luyện tập : 
 Bài tập 1:
- Lực	 - Di chỉ
- Xàm thực	 - Thụ phấn
- Hiện tượng hoá học	 - Lưu lượng
- Trường từ vựng	 - Trọng lực
	 - Khí áp 
Bài 2:
- Phương trình -> ẩn dụ
Nghĩa: chỉ mối liên hệ giữa dân số và các vấn đề xã hội
1) Bài tập 3: 
a. Hỗn hợp -> Thuật ngữ-
 hỗn hợp (a) được dùng như một thuật ngữ.
b. Nghĩa thường:
- hỗn hợp (b) được dùng như một từ ngữ thông thường.
VD: Chè thập cẩm là 1 món ăn hỗn hợp nhiều thứ
Hiện tượng đồng âm đó không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ- 1 khái niệm vì hai thuật ngữ đó được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng chứ không phải trong cùng một lĩnh vực.
 - GV bổ sung, nhấn mạnh :
Có thể coi đây là hiện tượng đồng âm do trùng lặp về vỏ âm thanh của từ. 
Bài 4:
Cá: Loại động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây nhưng không có thở bằng mang
4. Củng cố : 
 ? Thuật ngữ là gì ? Thuật ngữ có những đặc điểm nào ?
5. HD về nhà : 
- Học thuộc hai (ghi nhớ ) để nắm kiến thức cơ bản của tiết học.
- Làm bài tập 2, 4- SGK và bài tập bổ sung trong SBT
-Đọc và tìm hiểu trước tiết TV: Trau dồi vốn từ
.............................................................................
 Tiết 30 
Ngày soạn:
Trả bài tập làm văn số 1
A. Mục tiêu: Qua tiết học, HS được :
-Củng cố, ôn tập các kiến thức về VB thuyết minh.
 - Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả
-Giúp Hs sữa chữa một số câu văn, đoạn văn sai ngữ pháp
-Củng cố kiến thức về làm bài văn thuyết minh.
-Giáo dục tính tự giác , tích cực trong học tập 
B.phương pháp :Quy nạp
 Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm
c.Chuẩn bị 
Giáo viên: Chấm bài, sửa một số lỗi sai cơ bản
Học sinh: Xem trước những yêu cầu của tiết trả bài trong SGK ở bài 5 . 
d.Tiến trình lên lớp
1-ổn định lớp.	
2-Kiểm tra bài cũ. (Kết hợp trả bài)
3-Bài mới
Hoạt động của Thầy & trò
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1
- GV yêu cầu HS đọc lại đề bài.
- GV yêu cầu HS phân tích đề: chỉ ra các yêu cầu về nội dung và hình thức.
* HS Phân tích đề, xác định các yêu cầu về nội dung và hình thức
- GV tổ chức cho HS thảo luận, xây dựng đáp án ( dàn ý ) cho bài viết.
- GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý và các yêu cầu cần đạt.
-HS thảo luận, xây dựng lại dàn ý:
- GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình ( ưu, nhược điểm ) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu. 
- HS tự nhận xét bài viết của mình - Nghe để phát huy hoặc rút kinh nghiệm
 GV nêu nhận xét của mình về bài viết của HS:
- GV dùng bảng phụ thống kê một số lỗi tiêu biểu trong bài viết của HS và yêu cầu HS phát hiện, sửa lỗi ( tập trung vào lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu ).
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận về hướng sửa chữa.
- GV chọn ở một bài viết tốt cho HS đọc, để học tập.
+Bài tốt của em Lý, Huyền
+Bài có câu sai nhiều của em Vũ, Hợi, An
+Bài có nội dung còn sơ sài chưa đạt yêu cầu: Vũ...
-Cho em Lý và Huyền đọc bài viết của mình cho lớp nghe.
Đề bài
Nếu được làm hướng dẫn viên du lịch thì em sẽ giới thiệu như thế nào với khách nước ngoài về cây lúa Việt Nam?
 I. Tìm hiểu lại những yêu cầu của đề
1. Yêu cầu
- Về nội dung: cung cấp tri thức khách quan về đối tượng; có kết hợp sử dụng một số biện pháp NT và miêu tả để tạo nên sự hấp dẫn.
- Về hình thức: bài viết phải có bố cục 3 phần; lời văn phải chính xác, khách quan nhưng phải hấp dẫn, sinh động; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. 
2. Dàn ý
a) Mở bài: giới thiệu chung về cây lúa VN ( có thể miêu tả ).
b) Thân bài: giới thiệu chi tiết về cây lúa VN ( kết hợp miêu tả ).
- Nguồn gốc, vai trò, ý nghĩa của cây lúa đối với con người.
- Đặc điểm: hình dáng, gốc, thân, lá, hoa, quả.
- Giá trị và lợi ích ( kinh tế, văn hoá ). 
c) Kết bài: Phát biểu cảm nghĩ về cây lúa VN.
 II. Trả bài
III/ Nhận xét, đánh giá bài viết
1. HS đọc và tự nhận xét
 2. GV nhân xét chung
 a/ Ưu điểm
- Đa số làm đúng kiểu bài TM là cung cấp tri thức; biết kết hợp TM với sử dụng các yếu tố NT và miêu tả để bài viết sinh động.
- Một số bài viết tốt, bố cục tương đối rõ ràng.
b/ Khuyết điểm
- Một số bài viết mới chỉ dừng ở mức độ cung cấp tri thức; chưa biết kết hợp miêu tả để làm cho bài viết hấp dẫn; cá biệt có những bài nội dung còn quá sơ sài, cung cấp tri thức chưa đầy đủ.
- Hình thức: Một số bài chữ viết cẩu thả, sai chính tả nhiều, diễn đạt lủng củng không thoát ý.
IV. Chữa lỗi điển hình: 
V.Đọc, bình các bài viết tốt
4.Củng cố : 
? Vì sao trong bài TM cần kết hợp với các yếu tố NT và miêu tả ? 
? Những loại bài TM nào cần có sự kết hợp này ?
5.Hướng dẫn về nhà : 
- ôn tập lại các kiến thức cơ bản về văn TM.
- Tự sửa chữa các lỗi còn lại trong bài.
-Đọc và tìm hiểu bài: Miêu tả trong văn bản tự sự

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 9 TUAN 56.doc