Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 26 đến tiết 30

Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 26 đến tiết 30

Văn bản

TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

A. Mục tiêu.

 - Giúp học sinh nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du . Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. Từ đó thấy được Truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc.

 - Rèn kĩ năng khái quát và trình bày nội dung dựa vào sgk, kể tóm tắt Truyện Kiều .

 - Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc với sản phẩm văn học tinh thần mà Nguyễn Du để lại.

B . Chuẩn bị.

- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu

- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk

C . Tiến trình dạy- học.

 - Tổ chức lớp

 - KTBC: ? Hình ảnh người anh hùng N Huệ gợi cho em cảm xúc gì?

 ? Nêu những nhận xét của em về vua tôi L C Thống?

 

doc 19 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 26 đến tiết 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 - Tiết 26 Ngày soạn:
Văn bản 
Truyện kiều của nguyễn du
A. Mục tiêu.
 - Giúp học sinh nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du . Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. Từ đó thấy được Truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc. 
 - Rèn kĩ năng khái quát và trình bày nội dung dựa vào sgk, kể tóm tắt Truyện Kiều .
 - Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc với sản phẩm văn học tinh thần mà Nguyễn Du để lại.
B . Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
- HS : Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk
C . Tiến trình dạy- học.
 - Tổ chức lớp
 - KTBC: ? Hình ảnh người anh hùng N Huệ gợi cho em cảm xúc gì?
 ? Nêu những nhận xét của em về vua tôi L C Thống?
 - Bài mới: 
- Đọc chú thích sao sgk.
? Em hãy cho biết những nét chính về tình hình lịch sử VN giai đoạn từ TH 18 - TH 19?
? Hãy nêu những nét chính về bản thân và hoàn cảnh gia đình của tác giả N Du?
? Nêu những hiểu biết của em về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du?
? Em hãy cho biết nguồn gốc xuất xứ của Truyện Kiều?
?Thể loại của Truyện Kiều?
? Hãy tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều theo sgk.
- GV tóm tắt tác phẩm có đan xen những câu thơ Kiều phù hợp với nội dung cốt truyện.
? T Kiều có những giá trị nào?
? Em hãy cho biết giá trị hiện thực của tác phẩm?
? Giá trị nhân đạo thể hiện ở những mặt nào?
? Truyện Kiều có giá trị nghệ thuật gì?
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác phẩm?
? Giá trị của Truyện Kiều đối với đời sống con người. 
I. Giới thiệu tác giả .
1. Thời đại Nguyễn Du sống.
- Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động. Cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, đời sống nhân dân bần cùng, xã hội loạn lạc, giai cấp phong kiến chém giết lẫn nhau.
- Thời đại bùng nổ những cuộc khởi nghĩa nông dân, khởi nghĩa Tây Sơn dẹp tan quân Thanh thành lập nhà Nguyễn Huệ (1789), rồi Nguyễn ánh thành lập nhà Nguyễn (1802).
2. Cuộc đời Nguyễn Du .
- Nguyễn Du ( 1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, cha và anh giữ chức tể tướng.
- Nguyễn Du là người hiểu biết sâu rộng. Sống trong xã hội phong kiến suy tàn, thối nát nên ông có tâm trạng phức tạp: “ phù Lê” chống “Tây Sơn” theo Nguyễn ánh nhưng không thành. 
- Ông đã từng đi xứ Trung Quốc, qua nhiều vùng đất rộng lớn, tiếp xúc với nền văn hoá rực rỡ
- N/ Du là con người có trái tim yêu thương sâu sắc.Ông đã từng viết trong Truyện Kiều: 
 “ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”
 Trong lời tựa Truyện Kiều, Mộng Liên Đường đã đề cao tấm lòng ND đối với con người và cuộc đời: “ Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi đau đến đứt ruột. Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tính đã thiết. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy”.
3. Sự nghiệp văn học.
- Nguyễn Du để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng bằng chữ Hán và chữ Nôm.
+ Chữ Hán: có 3 tập thơ, tổng số 243 bài
 - Thanh Hiên thi tập
 - Nam trung tạp ngâm
 - Bắc hành tạp lục.
+ Chữ Nôm có: - Truyện Kiều.
 - Văn chiêu hồn.
 - Thác lời trai phường nón.
 - Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu.
- Nguyễn Du là nhà thơ lớn của dân tộc là danh nhân văn hoá thế giới.
II . Giới thiệu tác phẩm “ Truyện Kiều ”
1. Nguồn gốc.
- Nguyễn Du viết Truyện Kiều dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, xuất hiện đời Khang Hy nhà Thanh(1662- 1723).Tuy nhiên, ở truyện Kiều có nhiều sáng tạo từ nghệ thuật tự sự, xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên
- Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào đầu TK XI X . Lúc đầu có tên là Đoạn trường Tân Thanh.( Tiếng kêu mới đứt ruột)
 2. Thể loại.
- Truyện thơ Nôm viết bằng thể loại Lục bát: gồm có 3254 câu thơ là sáng tác đích thực của Nguyễn Du tên tuổi của Nguyễn Du toả sáng trên văn đàn.
3. Tóm tắt Truyện Kiều .
- HS tóm tắt tác phẩm theo 3 phần :
a. Gặp gỡ và đính ước.
b. Gia biến và lưu lạc.
c. Đoàn tụ.
4. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung:
a1. Giá trị hiện thực:
- Lên án, tố cáo chế độ phong kiến đã chà đạp lên quyền sống và phẩm chất của con người.
- Vạch trần bộ mặt bọn quan lại tham tàn, ti tiện, bỉ ổi, xấu xa.
- Sự tàn phá, huỷ diệt của đồng tiền với phẩm giá con người.
- Tiếng nói đòi quyền sống, khát vọng về tình yêu, công lí, lên án xã hội phong kiến.
a2. Giá trị nhân đạo:
- Đề cao tình yêu tự do hồn nhiên, trong sáng và thuỷ chung
- Thể hiện khát vọng tự do công lí, dân chủ
- Ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất tài năng của con người
- Tiếng nói thương cảm sâu sắc, lên án các thế lực xấu xa.
b. Giá trị nghệ thuật:
- Truyện Kiều là một kiệt tác với bút pháp hiện thực của một nghệ sĩ tài ba.
- Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát trang nhã, giàu hình ảnh, nhạc điệu.
+ Ngôn ngữ kể chuyện có cả ba hình thức: trực tiếp( lời nhân vật), gián tiếp( lời tác giả), nửa trực tiếp( lời tác giả mang giọng điệu nhân vật).
 - Xây dựng nhân vật đặc sắc( miêu tả ngoại hình đến nội tâm) qua 2 tuyến nhân vật.
+ Nhân vật chính diện được xây dựng theo lối lí tưởng hoá( biện pháp ước lệ tượng trưng)
+ Nhân vật phản diện xây dựng theo lối hiện thực hoá)
- Miêu tả: tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình, tả nội tâm nhân vật.
* Bạn đọc đông đảo trong và ngoài nước đón nhận. Tạo ra những sinh hoạt văn hoá đa dạng trong đời sống: Vịnh Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều,.
III. Tổng kết .
- HS đọc Sgk/80
D. Củng cố - Hướng dẫn.
	? Tình hình xã hội có ảnh hưởng gì đến sáng tác văn học của Nguyễn Du .
	? Nêu giá trị ND và NT của tác phẩm	
	- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật chính của tác phẩm.
	- Tóm tắt và kể lại truyện.
	- Soạn bài: “ Chị em Thuý Kiều”.
_______________________________
Tuần 6 - Tiết 27 Ngày soạn:
Văn bản
Chị em thuý kiều
( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du )
A. Mục tiêu.
 - Giúp học sinh thấy được tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du khắc hoạ .
 - Những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thuý Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ, cổ điển. Qua đó, thấy được cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều : trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của côn người.
 - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật thông qua hình anht thơ. Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật.
 - Giáo dục học sinh tinh thần yêu mến, nâng niu, trân trọng cái đẹp tự nhiên, nhân cách, tài năng con người.
B . Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
- HS : Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk
C . Tiến trình dạy- học.
 - Tổ chức lớp
 - KTBC: ? Nêu giá trị nội dung Truyện Kiều?
 - Bài mới: 
 - Đọc chú thích sao sgk. 
? Hãy xác định vị trí của đoạn trích?
? Vì sao có thể tách đoạn này thành một văn bản độc lập?
? Văn bản cần đọc với giọng như thế nào?
- Gv đọc một lần- Hs đọc lại. 
? Ta có thể chia văn bản này thành mấy đoạn ? Nêu nội dung chính từng phần?
? Hãy cho biết đại ý của văn bản ?
 * Học sinh đọc 4 câu thơ đầu.
? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết giới thiệu chung về 2 chị em Thuý Kiều?
? Em hiểu thế nào về các cụm từ: “ả tố nga”, “mai cốt cách”, “tuyết tinh thần”?
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
? Cảm nhận chung của em về hình ảnh hai chị em Thuý kiều?
? Trong 4 câu thơ đầu tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? 
* Học sinh đọc 4 câu thơ tiếp theo.
? Câu thơ nào giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Thuý Vân?
? Thế nào là vẻ đẹp “ trang trọng”?
? Vẻ đẹp này được so sánh với những hình tượng nghệ thuật nào? 
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả?
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?
? Em có suy nghĩ gì khi miêu tả Thuý Vân tác giả để cho mây thua, tuyết nhường? 
? Nguyễn Du ngầm dự báo tương lai của Thuý Vân ntn?
? Vẻ đẹp bao trùm bức chân dung Thuý Vân là gì?
 - Hs đọc 12 câu thơ tiếp theo.
? Vẻ đẹp của Thuý Kiều có gì khác so với T Vân?
? Tác giả tả Kiều có cụ thể như tả Vân không? Vậy tác giả tả ở mức độ nào? Tại sao lại như vậy?
 ( Học sinh trao đổi , thảo luận.)
? Để khắc hoạ rõ chân dung Thuý Kiều tác giả tập trung tả ở chi tiết nào?
? Khi miêu tả sắc đẹp của Kiều, tác giả đã sử dụng biện pháp NT nào?
? Tại sao tác giả chỉ tả đôi mắt của Kiều?
? Từ vẻ đẹp của đôi mắt, gợi cho ta liên tưởng đến vẻ đẹp nào của TK?
? Khi tả sắc đẹp của Kiều, ND có sử dụng từ ghen, hờn. Điều đó gợi cho em cảm nhận gì về số phận nàng Kiều?
? Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn chú ý nhấn mạnh vẻ đẹp nào của Kiều?
? Tài năng nào nổi bật nhất ở nàng Kiều?
? Em hiểu biết gì về tài đàn của nàng?
? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Kiều là người ntn? 
- Sắc đẹp của Thuý Vân là “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp Thuý Kiều “ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” là dự báo số phận của hai người. Theo em điều đó có đúng không? Tại sao?
 - HS thảo luận.
? Trong 2 bức chân dung TV và TK em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn? Vì sao?
 * Học sinh đọc 4 câu thơ cuối.
? Cuộc sống của chị em Thuý Kiều được miêu tả qua chi tiết nào?
? Qua đó thể hiện điều gì?
? Câu thơ cuối trong đoạn trích có ý nghĩa gì?
? ND nổi tiếng là nhà văn nhân đạo. Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả khi miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều?
- HS thảo luận nhóm.
? Em hãy nêu những nét đặc sắc nhất về nghệ thuật và nội dung chính của đoạn trích? 
- Đọc diễn cảm lại đoạn thơ.
- Đọc thêm: Đoạn trích “ Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân( TQ).
I . Giới thiệu đoạn trích.
- Gồm 24 câu thơ ( từ câu 15 - câu 38)nằm ở phần đầu của tác phẩm phần “ Gặp gỡ và đính ước” .
- Đoạn trích miêu tả tài sắc của hai chị em Thuý Kiều.
II . Đọc - Hiểu văn bản.
1. Đọc - chú thích
- Giọng vui tươi, trân trọng, trong sáng, nhịp nhàng.
- Chú ý các câu có nhịp 4/4, 3/3
2. Bố cục.
- P1: 4 câu đầu: Giới thiệu khái quát 2 chị em Kiều.
- P2: 4 câu tiếp: Vẻ đẹp Thuý Vân.
- P3: 12 câu tiếp: Vẻ đẹp Thuý Kiều.
- P4: 4 câu cuối: Đức hạnh của 2 chị em Kiều.
3. Đại ý.
- Văn bản mtả 2 bức chân dung xinh đẹp của Thuý Vân, Thuý Kiều; đặc biệt là Thuý Kiều nhân vật trung tâm của tác phẩm. Dự báo tương lai của hai chị em. 
4. Phân tích.
a. Giới thiệu chị em Thuý Kiều.
- Đầu lòng 2 ả tố nga
- Thuý Kiềuchị.
- Thuý Vân em.
- Mai cốt cách, tuyết tinh thần.
- Mỗi người 1vẻvẹn mười.
- “ ả tố nga”: người con gái đẹp.
- “ mai cốt cách”: cốt cách của cây mai mảnh dẻ, thanh cao.
- “ tuyết tinh thần”: tinh thần của tuyết trắng và trong sạch.
-> Cả câu: cả hai chị em đều duyên dáng, thanh cao, trong trắng.
- Nghệ thuật : ước lệ, ẩn dụ, tiểu đối.
=>Hai người con gái đều xinh đẹp, tâm hồn thanh cao, trong trắng, đạt đến độ hoàn mĩ, lí tưởng.
- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
b. Vẻ đẹp của Thuý Vân
- Vân xem trang trọng khác vời.->vừa giới thiệu, vừa khái quát nhân vật.
- Vẻ đẹp cao sang, quý ph ...  chức lớp
 - KTBC: ? Cách tạo từ mới và mượn từ nước ngoài có tác dụng gì?
 ? Tìm những từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích 
 nghĩa của những từ đó? 
 - Bài mới: 
- Học sinh đọc ví dụ sgk. 
? Em hãy tìm hiểu 2 cách giải thích nghĩa ở a và b và cho biết? Cách giải thích nghĩa đó dựa vào đâu? Cách giải thích nào thông dụng, ai cũng có thể hiểu được? 
? Cách giải thích nào yêu cầu phải có kiến thức chuyên môn về hoá học mới hiểu được?
- HS đọc định nghĩa Sgk/18
? Em đã học các định nghĩa này ở những bộ môn nào?
? Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào?
? Qua những ví dụ trên, em hiểu thuật ngữ là gì?
 - Đọc ví dụ sgk.
? Thạch nhũ, Ba dơ, ẩn dụ, Phân số thập phân có cách hiểu nào khác không?
? Phân biệt sự khác nhau giữa thuật ngữ và từ ngữ?
? Trong hai trường hợp đã nêu, trường hợp nào từ muối có sắc thái biểu cảm? 
? Đây là hiện tượng gì?
? Vậy thuật ngữ có đặc điểm gì? 
* Hs đọc yêu cầu
- Lực . -> Vật lí.
- Xâm thực. -> Địa lí.
- Hiện tượng hoá học. -> Hoá học.
- Trường từ vựng. -> Ngữ văn.
- Di chỉ. -> Lịch sử.
- Thụ phấn.-> Sinh học.
? Điểm tựa có được dùng như 1 thuật ngữ vật lí hay không?
? ở đây nó có ý nghĩa gì?
? Trường hợp nào được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào được dùng như một từ thông thường?
? Hãy định nghĩa thuật ngữ cá?
? Nêu sự khác nhau giữa thuật ngữ và cách hiểu thông thường?
? Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ không? Vì sao?
I . Thuật ngữ là gì?
1. Ví dụ.
 2. Nhận xét.
a. Giải thích nghĩa:
a.1.Dừng lại ở những đặc tính bên ngoài của sự vật- giải thích hình thành trên cơ sở kinh nghiệm, có tính chất cảm tính ->là cách giải thích nghĩa của từ thông thường ai cũng hiểu được.
a.2. Thể hiện ở đặc tính bên trong của sự vật- qua nghiên cứu bằng lý thuyết và phương pháp khoa học, qua việc tác động vào sự vật làm cho sự vật bộc lộ đặc tính -> Giải thích nghĩa của thuật ngữ, đòi hỏi phải có kiến thức hoá học mới hiểu.
b. Các lĩnh vực sử dụng thuật ngữ:
- Thạch nhũ: -> Địa lí.
- Ba dơ: -> Hoá học.
- ẩn dụ: -> Ngữ văn.
- Phân số thập phân: -> Toán học.
=> Văn bản khoa học, công nghệ - nó biểu thị những khái niệm KH, CN
3. Ghi nhớ.
- Hs đọc (Sgk tr 88)
II. Đặc điểm của thuật ngữ.
1. Ví dụ.
2. Nhận xét.
- Không , thuật ngữ không có tính đa nghĩa.
Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
- Muối:
(1) Th/ ngữ, không có tính biểu cảm.
(2) Từ thông thường có sắc thái biểu cảm-> nó là 1 ẩn dụ chỉ tình cảm sâu đậm của con người 1 thời đã gắn bó, cưu mang giúp đỡ lẫn nhau.
-> Hiện tượng đồng âm.
3. Ghi nhớ. 
- Hs đọc (Sgk tr 89) 
III. Luyện tập. 
Bài tập 1
- Lưu lượng-> Địa lí.
- Trọng lực -> Vật lí.
- Khí áp -> Địa lí.
- Đơn chất -> Hoá học.
- Thị tộc phụ hệ. -> Lịch sử.
- Đường trung trực. -> Toán học. 
Bài tập 2
- Điểm tựa: thuật ngữ -> là điểm cố định của 1 đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản.
 - Đoạn trích này không được dùng như thuật ngữ. Trong đoạn thơ Tố Hữu dùng điểm tựa chỉ nơi làm chỗ dựa chính, nơi gửi gắm niềm tin, hi vọng của nhân loại tiến bộ.
Bài tập 3
a. Hỗn hợp: được dùng như một thuật ngữ.
b. Hỗn hợp: được dùng như một từ thông thường. 
Bài tập 4
- Cá : (Đ/n sinh học) là động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.
- Cá: theo cách hiểu thông thường: ở dưới nước, bơi bằng vây, không nhất thiết phải có cụm từ thở bằng mang.
Bài tập 5
- Đây là hiện tượng đồng âm, không vi phạm nguyên tắc 1 thuật ngữ 1 khái niệm. Vì chúng được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt: kinh tế và quang học.
D . Củng cố - Hướng dẫn.
	 ? Thuật ngữ là gì?
	 ? Đặc điểm của thuật ngữ?
	 - Hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập .
	 - Chuẩn bị: Trả bài TLV.
______________________________
Tuần 6 - Tiết 30 Ngày soạn:
Tập làm văn
	 Trả bài tập làm văn số 1
A. Mục tiêu.
 Giúp học sinh đánh giá bài làm của mình:ưu điểm, nhược điểm. Rút kinh nghiệm sửa chữa những sai sót về các mặt: diễn đạt, dùng từ, đặt câu..
 Củng cố các kiến thức về văn bản thuyết minh.
B . Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
- HS : Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi sgk
C . Tiến trình dạy- học.
 - Tổ chức lớp
 - KTBC: Không kiểm tra.
 - Bài mới: 
 I- Đề bài:
 1. Thuyết minh về cây tre Việt Nam – Lớp 9B. 
 2. Thuyết minh về một loài vật nuôi trong gia đình- Lớp 9C.
 II - Tìm hiểu đề:
 1. Kiểu bài: thuyết minh.
 2. Đối tượng thuyết minh:- Cây tre – Lớp 9B
 - Một loài vật nuôi cụ thể trong gia đình- Lớp 9C
 3. Nội dung: - Thuyết minh về các đặc điểm nổi bật của cây tre trong đời 
 sống người Việt Nam
 - Thuyết minh về đặc điểm của một loài vật nuôi đối với sự phát triển kinh tế gia đình
 4. Hình thức: - Có sử dụng BPNT và yếu tố miêu tả.
III. Dàn bài
1. Đề 1:
	a. Mở bài:
	- Dẫn câu thơ: “ Tre xanh.tre xanh”.
	- Giới thiệu chung về cây tre.
	b. Thân bài:(8đ).
	Sử dụng nghệ thuật( Tự thuật), miêu tả.
* Lịch sử cây tre Việt Nam.
* Tên gọi của cây tre. 
- Cách gọi thông thường trong từ điển Việt Nam.
	 - Loài cây là biểu tượng của đất nước, con người Việt Nam
	* Các giai đoạn phát triển của cây tre:
	 - Giai đoạn măng non: như những mũi tên khoẻ mạnh, vững chãi,..
	 - Giai đoạn phát triển và trưởng thành: dẻo dai, kiên cường, sẵn sàng đương đầu với mọi sự khắc nghiệt của thiên nhiên..
	 - Giai đoạn tre già: thân vàng óng ả,cứng cáp, có rất nhiếu công dụng..
	* Các chủng loại tre: tre xanh, tre đằng ngà vàng óng, tre trúc nhỏ nhắn trẻ trung,tre cảnh thấp nhỏ.
	 - Những cây thuộc họ nhà tre: trúc, mai, vầu, lứa
	* Vai trò, giá trị của tre: 
	 - Tre là hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam.
	 - Là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành thủ công, mỹ nghệ, xuất khẩu ra nước ngoài
 - Đan nát làm đồ dùng trong nông nghịêp.
 	 - Trong chiến tranh tre làm vũ khí để chống lại quân thù
	 - Tre trồng ngoài đê để chắn sóng.	
	 * Niềm tự hào của dân tộc Việt Nam
	 - Tự hào có những vành đai tre bao bọc, chở che, bảo vệ xóm làng
	 - Tre trở thành anh hùng trong lao động, trong chiến đấu
	c. Kết bài:(1đ)
	 Tre gắn liền với quá trình phát trỉên của đất nước Việt Nam, là người bạn đồng cam cộng khổ với dân tộc Việt namcó vị trí quan trọng trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam.
2. Đề 2: Thuyết minh về một loài vật nuôi ở quê em
	a. Mở bài:( 1đ)
	- Giới thiệu chung về loài vật định giới thiệu.
	b. Thân bài:( 8đ)
	* Nguồn gốc của loài vật.
	* Tên gọi của loài vật:
	 - Cách gọi thông thường trong từ điển Việt Nam.
	 - Chỉ loài vật nuôi trong gia đình.
	* Đặc điểm của loài vật:
	 - Tuỳ theo loài vật định giới thiệu mà HS trình bày đặc điểm của nó.
 	* Các giai đoạn sinh sản và phát triển của loài vật
	 - Giai đoạn mang thai( bao nhiêu ngày tháng)
	 - Giai đoạn sinh nở và nuôi con.	 -	 - Giai đoạn trưởng thành và sống tự lập.
	* Các chủng loại:..	 
	* Vai trò giá trị của loài vật đối với sự phát triển kinh tế của gia đình và xã hội.
c. Kết bài:( 1đ)
 - Niềm tự hào của em và gia đình khi có loài vật nuôi trong nhà..
IV. Nhận xét:
1. Trả bài:- HS trả bài
2. Chữa bài:- GV nhận xét.
* Ưu điểm:
 - Đa số các em đã nắm được thể loại, nội dung và hình thức của bài viết: Văn thuyết minh xen kẽ yếu tố nghệ thuật và miêu tả. Bài viết tập trung đúng vào nội dung đề đã yêu cầu.
 - Có nhiều bài viết có cách viết sáng tạo khi sử dụng các yếu tố nghệ thuật và miêu tả, bài viết có nhiều đoạn văn hay, giàu cảm xúc: 
 + bài của Trần Lương, Hoàng Hương, Hà Trang, Trần Nhung B Lớp 9
 + bài của Tuyền, Minh Trang, Thịnh, Tính9C
* Nhược điểm:
 - Một số bài viết còn sơ sài, thiếu một số nội dung thuyết minh cũng như chưa sử dụng yếu tố nghệ thuật, miêu tả vào bài. Cụ thể:
 + Bài của: Nhạn, Mai, Đỗ Nam, Phan Phượng.9B
 + Bài của: Tưởng, Thuật, Tiếp, Trọng Tuyền.9C
 - Bố cục chưa rõ ràng, trình bày thiếu khoa học, thậm chí còn thiếu kết bài, sai lỗi chính tả: Mạnh, Hưng, ánh Nga 9B; Thuấn, Tập, Tưởng, Thu Tam.9C
 - Một số em viết câu văn rườm rà, diễn đạt lủng củng, không biết sử dụng từ ngữ chuyển đoạn: Oanh, Lợi, Lê Phượng, Hưng.9B; Bùi Trang, Tuấn Văn, Thuỷ, Thành9C
* Chữa bài:
 - Chữa một số bài sai lệch nội dung.
 - Bài mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
 - Học sinh tự sửa chữa lỗi.
3. Đọc bài:
- Đọc 1 bài khá. Đọc một bài yếu. Đọc một số đoạn văn hay.
V. Kiểm tra 15 phút( T.L.V)
1. Đề I: Lớp 9B
	Câu 1(3đ): Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời mà em cho là đúng về việc cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự:
A. Tóm tắt văn bản tự sự là cách làm giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó.
B. Văn bản được tóm tắt phải nêu được một cách ngắn gọn, đầy đủ các nhân vật và sự việc chính, phù hợp với văn bản được tóm tắt.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
 Câu 2( 7đ). Hãy tóm tắt văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” bằng một đoạn văn ngắn ( 10->15 dòng)
II. Đề II: Lớp 9C.
Câu 1(3đ): Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời mà em cho là đúng về tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
A. Miêu tả giúp cho câu chyện trở lên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động hơn.
B. Miêu tả giúp cho câu chuyện trở lên gần gũi với người đọc hơn.
C. Miêu tả làm cho đối tượng thuyết minh nổi bật, gây ấn tượng hơn.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 2(7đ). Hãy tóm tắt văn bản “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” bằng một đoạn văn ngắn( 10->15 dòng)
* Đáp án- Biểu điểm.
Đề I: Câu 1: C
 Câu2: Văn bản tóm tắt cần đảm bảo đủ sự kiện và nhân vật chính: 
- Chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Nương.
- Mẹ TS ốm chết, VN lo ma chay chu tất.
- Giặc tan, TS về nhà, nghe lời con nhỏ, nghi vợ không chung thuỷ.
- VN bị oan, bèn gieo mình xuống sông tự vẫn.
- Một đêm, TS bế con ngồi bên ngọn đèn, đứa bé chỉ bóng chàng trên váchvà bảo đấy là cha nó. TS nhận ra vợ mình bị oan.
- Phan Lang là người cùng làng với VNđược Linh Phi cứu sống để trả ơn.
- Phan Lang trở về trần gian, VN gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn TS.
-TS lập đàn giải oan-VN trở về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện.
Đề II: Câu1: C.
 Câu 2:Văn bản tóm tắt cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
- Trịnh Sâm là một vị chúa thích chơi đèn đuốc, xây dựng cung điện, đi du ngoạn khắp nơi, thích nghe đàn nhạc.làm hao tiền tốn của và công sức của ND.
- Cùng với sự ăn chơi sa đoạ của Trịnh Sâm là sự tham lam, nhũng nhiễu của bọn quan lại trong phủ chúa. Làm cho cuộc sống của ND bấp bênh, lo sợ.
* Căn cứ vào mức độ bài làm của HS mà GV có thể trừ điểm cho hợp lý.
D. Củng cố - Hướng dẫn
	 - Thu và kiểm bài, nhận xét ý thức làm bài của HC từng lớp.
	 - Tự sửa chữa lỗi trong bài làm của mình: dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả.
	 - Hoàn thiện lại bài văn vào vở bài tập .
	 - Chuẩn bị : Tiết 34, 35 viết bài số 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 6 0910.doc