Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 26: "Truyện Kiều" của Nguyễn Du

Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 26: "Truyện Kiều" của Nguyễn Du

A. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức:

-Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.

-Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.Từ đó thấy được truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc.

2. Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng khái quát và trình bày nội dung dựa vào sách giáo khoa.

3. Thái độ:

-Có ý thức sưu tầm học thuộc những câu thơ trong truyện Kiều, biết cảm thông chia sẻ với nhân vật.

B. Chuẩn bị

* Giáo viên : Phương tiện: Tranh ảnh về tác giả và tác phẩm, Sưu tầm một số lời bình về Nguyễn Du và Truyện Kiều.

 Phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, dùng lời có nghệ thuật

 * Học sinh : Chuẩn bị bài, tóm tắt tác phẩm.

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 956Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 26: "Truyện Kiều" của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngµy so¹n: 20/ 9/2009
Ngµy gi¶ng: 22/9/2009
Bµi 6: V¨n b¶n
" TruyÖn KiÒu " cña NguyÔn Du
TiÕt 26: §äc - HiÓu v¨n b¶n
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức:
-Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
-Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.Từ đó thấy được truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc.
2. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng khái quát và trình bày nội dung dựa vào sách giáo khoa.
3. Thái độ:
-Có ý thức sưu tầm học thuộc những câu thơ trong truyện Kiều, biết cảm thông chia sẻ với nhân vật.
B. Chuẩn bị 
* Giáo viên : Phương tiện: Tranh ảnh về tác giả và tác phẩm, Sưu tầm một số lời bình về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
 Phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, dùng lời có nghệ thuật
 * Học sinh : Chuẩn bị bài, tóm tắt tác phẩm.
C .Tổ chức các hoạt động.
 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
? Hình tượng người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ hiện lên qua hồi thứ 14 như thế nào? Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
2. Dạy - học bài mới ( 1’ )
* Giới thiệu bài 
Nguyễn Du là đại thi hào văn học dân tộc là danh nhân văn hóa thế giới với Truyện Kiều viết bằng thơ Nôm cuối thế kỉ XVIII. Có thể nói Truyện Kiều là một kiệt tác văn học Việt Nam, không những có vị trí quan trọng trong lịch sử văn hóa nước nhà mà còn có vị trí quan trọng trong đời sống tâm hồn dân tộc. Để hiểu rõ những giá trị của tác phẩm chúng ta tìm hiểu bài.
* Bài mới ( 37’ )
Hoạt động của GV
Hoạt động của H/S
Nội dung
GV: Gọi học sinh đọc phần 1 SGK/71
GV giới thiệu tên chữ, tên hiệu của Nguyễn Du.
-Tên Du: Ung dung tự tại.
+Nước chảy (thuận thiên không làm điều gì trái ngược)
-Từ khi sinh ra đến năm 18 tuổi gọi là Du ( tên húy)
-Tên tự: Tố như ( Trắng không thay đổi)
-Tên hiệu: Thanh hiên
Tên hiệu, tên tự luôn gắn bó với nhau vì cùng trường nghĩa.
? Thời đại Nguyễn Du sống có những biến động gì?
? Những biến động đó có tác động vào cuộc đời và nhận thức của Nguyễn Du thế nào? 
GV bình khái quát.
? Nêu những nét chính về cuộc đời con người Nguyễn Du ? 
GV bổ sung:
-Họ: Nguyễn làng Tiên Điền là 1 gia tộc nhiều đời làm quan, gia tộc khoa bảng có 12 tiến sĩ đã tạo tố chất cho Nguyễn Du.
? Vốn sống của nhà thơ được đánh giá như thế nào? 
? Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du có những điểm gì đáng chú ý?
GV khái quát chuyển ý.
GV: Gọi học sinh đọc phần 2 của văn bản.
? Nêu nguồn gốc của Truyện Kiều?
GV: Giới thiệu,thuyết trình cho học sinh hiểu về nguồn gốc tác phẩm, khẳng định sự sáng tạo của Nguyễn Du.
-Từ một tác phẩm văn học Trung Quốc, Nguyễn Du thay đổi hình thức tác phẩm Và sáng tạo thêm cốt truyện, phù hợp với hiện thực Việt Nam.
GV giới thiệu tên tác phẩm: 
GV: Gọi học sinh đọc phần tóm tắt 
-Gọi 3 học sinh lên tóm tắt 3 phần ngắn gọn.
-1 học sinh tóm tắt toàn bộ tác phẩm.
GV giới thiệu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều.
? Giá trị nội dung của truyện Kiều thể hiện ở những khía cạnh nào?
?Những chi tiết nào cho thấy truyện Kiều mang giá trị hiện thực?
GV khái quát chuyển ý
? Giá trị nhân đạo được thể hiện như thế nào?
GV khái quát chuyển ý
? Thuyết trình 2 thành tựu lớn về nghệ thuật của tác phẩm.?
GV:Minh hoạ cách sử dựng ngôn ngữ trong tả cảnh như thế nào? Tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích đặc trưng thể loại truyện thơ?
GV:Cho học sinh đọc phần ghi nhớ.
? Kể tóm tắt ngắn gọn Truyện Kiều.
HĐ 1
-H/S đọc
- Phát hiện
-Nhận xét
-Nghe
-Độc lập
HS nghe
-Nhận xét
-Khái quát
HĐ 2
 -Đọc
- HS nêu
-Nghe
-HS tóm tắt.
-Phát hiện 
-Chứng minh
-Nghe
-Khái quát
-Nghe, ghi
HS trình bày
-Nghe
HĐ 3
-Đọc ghi nhớ
HĐ 4
I. Nguyễn Du ( 1765 – 1820 )
-Nguyễn Du ( 1765 – 1820 )
-Tên chữ : Tố Như ( Trắng không thay đổi)
-Tên hiệu: Thanh Hiên
1. Thời đại.
-Xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng.
-Các cuộc khởi nghĩa bùng nổ: Khởi nghĩa Tây Sơn thống nhất đất nước.
-Triều Nguyễn thực hiện chính sách chuyên chế tàn bạo.
-Những thay đổi đó tác động vào tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực.
2. Cuộc đời, con người.
-Xuất thân từ một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học. 
-Bản thân: Mồ côi sớm , học giỏi nhưng gặp nhiều lận đận, bôn ba nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều vùng văn học khác dẫn tới ảnh hưởng đến sáng tác của nhà thơ.
- Nguyễn Du là người có hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú. Trong những biến động dữ dội của lịch sử sống nhiều năm lưu lạc tiếp xúc với nhiều cảnh đời những con người, những số phận khác nhau. Qua nhiều vùng rộng lớn Trung Hoa với nhiều nền văn hóa rực rỡ tất cả những điều đó có ảnh hưởng đến sáng tác của Nguyễn Du. Tạo cho nàh thơ một trái tim yêu thương. Truyện Kiều là một minh chứng.
3. Sự nghiệp sáng tác văn học.
-Sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán, chữ Nôm.
+Chữ Hán: 3 tập: Thanh Hên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, tổng số 243 bài.
+Chữ nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, văn tế sống, Hai cô gái Trường Lưu...
Nguyễn Du là một thiên tài văn học.
II. Truyện Kiều:
1. Nguồn gốc tác phẩm.
- Truyện Kiều có nguồn gốc từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân Trung Quốc. Một tác phẩm viết theo thể tiểu thuyết chương hồi (văn xuôi )
Tên: Đoạn trường tân thanh 
+Là tác phẩm viết theo lối tân nhạc phủ về nỗi đau đoạn trường ( nỗi đau tột độ tưởng như ai cầm dao cắt ruột mình ra từng khúc)
2. Tóm tắt tác phẩm ( 3 phần ).
-Gặp gỡ và đính ước.
-Gia biến và lưu lạc.
-Đoàn tụ.
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật.
a. Giá trị nội dung.
- Giá trị hiện thực.
+ Phản ánh xã hội dương thời với cả bộ mặt tàn bạo của các tầng lớp thống trị: Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh: Bọn buôn thịt bán người; Hồ Tôn Hiến, Hoạn Thư : Quan lại tàn ác bỉ ổi.
-Phản ánh số phận bị áp bức đau khổ và tấn bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Giá trị nhân đạo.
+Cảm thương sâu sắc trước những nỗi khổ của con người.
+Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo.
+Đề cao, trân trọng con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất. thể hiện những khát vọng chân chính (qua hình tượng Từ Hải)
+Hướng tới những giải pháp xã hội đem lại hạnh phúc cho con người. 
b. Giá trị nghệ thuật.
-Ngôn ngữ tinh tế, chính xác, biểu cảm. Ngôn ngữ kể chuyện đa dạng: Trực tiếp, gián tiếp, nửa trực tiếp.
-Nghệ thuật miêu tả phong phú.
III.Tổng kết.
* Ghi nhớ: SGK/80
IV. Luyện tập.
Kể tóm tắt ngắn gọn Truyện Kiều.
D. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối ( 2')
-Kể tóm tắt ngắn gọn Truyện Kiều. ? Nêu những hiểu biết của em 
về Nguyễn Du?
 -Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm?
-Vì sao nói Nguyễn Du có công sáng tạo lớn trong Truyện Kiều?
-Về học ghi nhớ; Soạn ''Chị em Thuý Kiều''.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 26.doc