Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 36 đến tiết 40

Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 36 đến tiết 40

Văn bản

MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU

 ( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du )

A. Mục tiêu.

Giúp học sinh :

 - Thấy được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp. Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật phản diện qua diện mạo, cử chỉ.

 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ, tích cách nhân vật.

 - Giáo dục học sinh lòng thông cảm với những buồn đau của con người.

B . Chuẩn bị.

- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu

- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk

C . Tiến trình dạy- học.

 - Tổ chức lớp

 - KTBC: ? Đọc thuộc lòng 8 câu thơ cuối trong đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng

 Bích. Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật?

 

doc 13 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 36 đến tiết 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 – Tiết 36 Ngày soạn:
Văn bản
mã giám sinh mua kiều
 ( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du )
A. Mục tiêu.
Giúp học sinh :
 - Thấy được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp. Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật phản diện qua diện mạo, cử chỉ.
 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ, tích cách nhân vật.
 - Giáo dục học sinh lòng thông cảm với những buồn đau của con người.	
B . Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
- HS : Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk
C . Tiến trình dạy- học.
 - Tổ chức lớp
 - KTBC: ? Đọc thuộc lòng 8 câu thơ cuối trong đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng 
 Bích. Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật?
 - Bài mới: 
 - Đọc chú thích dấu sao sgk. 
? Nêu vị trí của đoạn trích? 
? Hãy cho biết nội dung của đoạn trích?
 - G/v hướng dẫn học sinh đọc. 
Hs đọc – nhận xét.
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
? Nêu đại ý cuả đoạn trích?
? Chàng trai họ mã xuất hiện ntn?
? MGS tự giới thiệu lai lịch của mình ra sao?
? Em có nhận xét gì về lai lịch của MGS thông qua cách giới thiệu của hắn?
? Điều đó được thể hiện ntn qua lời nói của hắn?
? Em có cảm nhận ban đầu ntn về nhân vật này?
? Ngoại hình của MGS có gì đặc biệt?
? Em có nhận xét gì về ngoại hình của MGS?
? Cách miêu tả đó của tác giả có ngụ ý gì?
? Anh chàng họ mã khi đi hỏi vợ còn có hành động cử chỉ ntn?
? Em hiểu nghĩa của từ tót trong câu thơ này ntn?
? Qua đó hé lộ bản chất gì của MGS?
I. Giới thiệu đoạn trích.
- Đoạn trích gồm 26 câu lục bát ( từ câu623 – 648) nằm ở phần hai Gia biến và lưu lạc.
- Đoạn trích là một trong những cảnh đặc sắc nhất của T Kiều, ở đây hiện thực xã hội được phơi bày: Thế lực của đồng tiền tàn bạo, giá trị con người bị chà đạp – bị hạ thấp và biến thành một thứ hàng hoá.
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1. Đọc – chú thích
- Chú ý giọng người kể, giọng nhân vật, ngữ điệu
2. Bố cục.
- P1: 6 câu đầu – Kiều nhờ mụ mối tìm người
- P2: 16 câu tiếp – MGS đến mua Kiều
- P3: 4 câu còn lại – cuộc ngã giá
3. Đại ý.
- Đoạn trích kể về việc MGS tìm đến ra mắt và xem xét mua Kiều, qua đó phơi bày bản chất con buôn ghê tởm của MGS; thể hiện nỗi đau đớn ê chề, tủi nhục trong cảnh ngộ bất hạnh đầu tiên của đời Kiều.
4. Phân tích.
a. Nhân vật Mã Giám Sinh.
- Do mụ mối đưa đường
* Lai lịch: 
- Viễn khách
- Tên là: MGS
- Quê ở huyện Lâm Thanh 
-> Lai lịch rất mập mờ không rõ ràng, không đáng tin cậy.
* Cách ăn nói: 
- Cách giới thiệu: viễn khách – cũng gần
- Cách giao tiếp: trả lời cộc lốc vô lễ
-> Nếu ở lời giới thiệu trang nhã bao nhiêu thì khi giao tiếp lại vô lễ nhố nhăng và thiếu văn hoá bấy nhiêu. Lời giới thiệu là khách ở xa đén thì khi vấn danh hắn lại nói là cũng gần. Điều đó chứng tỏ lời nói không đáng tin cậy, không lương thiện.
* Ngoại hình:
- Ngoại tứ tuần: mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.
-> Là người đàn ông đứng tuổi mà vẫn chải chuốt, bỏng bẩy, một phong cách ăn mặc, ngoại hình hoàn toàn không phù hợp với tuổi tác.
=> Ngụ ý mỉa mai chê cười – gợi sự bất lương, thiếu đứng đắn, thiếu lịch sự.
* Hành động cử chỉ:
- Thầy - tớ: lao xao
- Ghế trên - ngồi tót sỗ sàng
- NT: đảo ngữ, từ láy gợi sự lộn xộn, ầm í, thiếu nề nếp.
- Tót: hành động của kẻ hạ lưu, hỗn loạn, trởtẽnvà vô học...
-> MGS kẻ đóng vai người đi hỏi vợ đã được mụ mối khoác cho chiếc vỏ aó rất trang trọng ( đưa , rước) cùng với sự trang điểm kĩ lưỡng của hắn nhưng cũng không thể che giấu được bản chất của một con buôn: vừa vô học, vừa hèn hạ nhưng lại hợm hĩnh.
D. Củng cố - Hướng dẫn
	 ? Nêu vị trí của đoạn trích? 
	 ? Phân tích tính cách của Mã Giám Sinh và nêu cảm nghĩ của em?
	 - Học thuộc đoạn trích.
	 - Chuẩn bi: phần còn lại
_____________________________________
 Tuần 8 - Tiết 37 Ngày soạn:
Văn bản
mã giám sinh mua kiều
( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du )
A. Mục tiêu.
Giúp học sinh :
 - Thấy được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp. Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật phản diện qua diện mạo, cử chỉ.
 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ, tích cách nhân vật.
 - Giáo dục học sinh lòng thông cảm với những buồn đau của con người.	
B . Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
- HS : Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk
C . Tiến trình dạy- học.
 - Tổ chức lớp
 - KTBC: ? Đọc thuộc lòng 9 câu thơ đầu? Nêu nhận xét về NT trong 9 câu thơ?
 - Bài mới: 
? Tác giả đã đặt MGS vào tình huống nào để hắn bộc lộ bản chất của mọt con buôn?
? Bản chất đó được bộc lộ ntn?
? Hành động đó của MGS chứng tỏ hắn là kẻ ntn?
? Mặc dù MGS đã cố che đậy bản chất của mình khi dùng những lời lẽ của kẻ đi hỏi vợ (mua ngọc, sính nghi, xin dạy) nhưng càng che đậy, bản chất lại càng lộ rõ hơn. Hãy tìm những chi tiết thể hện điều đó?
? Em có nhận xét gì về từ cò kè mà tác giả dùng?
? Từ đó nói lên điều gì?
? Khi đã quyết định bán mình chuộc cha, giờ đây Kiều đang ở cảnh ngộ ntn?
? Em có nhận xét gì về cảnh ngộ đó?
? Trước cảnh ngộ đó tâm trạng của Kiều ntn?
? Khi miêu tả tâm trạng của Kiều, tác giả đã sử dụng biện pháp NT gì? Tác dụng?
? Thái độ của tác giả ntn đối với Kiều?
? Thái độ của Nguyễn Du trong đoạn trích này ntn?
? Nêu những nét nghệ thuật và nội dung đặc sắc của văn bản ?
? N Du đã miêu tả MGS bằng những bút pháp NT nào?
II. Đọc - Hiểu văn bản.
4. Phân tích ( tiếp)
a. Nhân vật Mã Giám Sinh
 * Cảnh mua bán:
+ Khi xem hàng:
- Đắn đo: cân – sắc, tài
 ép cung cầm nguyệt
 thử bài quạt thơ
-> Hành động của kẻ buôn người nhiều kinh nghiệm lọc lõi, sành sỏi 
+ Hành vi mua bán:
- Cò kè – bớt thêm
- Giờ lâu – ngã giá
- Hs thảo luận – phá biểu
- Gv chốt. 
- Cò kè đã lột tả rõ bản chất con buôn: keo kiệt, bủn xỉn, ti tiện, mánh lới lưu manh, đưa đẩy nâng lên đặt xuống, dìmgiá mặc cả.
=> Bộ mặt của phường buôn thịt bán người bị phơi bày một cách đầy đủ.
b. Nỗi lòng của Kiều.
* Cảnh ngộ:
- Là người có hàng để bán
- Là người rao bán
- Tự mình đem mình ra làm món hàng
-> Cảnh ngộ hết sức éo le, vừa xót xa, vừa tội nghiệp.
* Tâm trạng:
- Thềm hoa một bước – lệ hoa mấy hàng
- Ngại ngùng, dợn, e
- Thẹn, mặt dày
- Buồn như cúc, gầy như mai
- NT: ẩn dụ, so sánh, ước lệ -> sự buồn rầu, tủi hổ, sượng sùng trong bước đi, tâm trạng ê chề, đau đớn tái tê, uất ức với một dáng vẻ tiều tuỵ vô cảm, vô hồn.
- N Du thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước nỗi đau đớn tủi hổ của nhân vật cũng như trước thực trạng con người bị hạ thấp bị chà đạp
- Thái độ: tố cáo thế lực đồng tiền đã chà đạp lên nhân phẩm con người, khinh bỉ và căm phẫn trước bọn lưu manh, bọn buôn người và các thế lực xấu xa
III. Tổng kết.
- Hs đọc ghi nhớ.
IV. Luyện tập
A. Miêu tả bằng bút pháp ước lệ tượng trưng
B. Miêu tả bằng bút pháp ước lệ lí tưởng hoá
C. Miêu tả bằng bút pháp hiện thực, khắc hoạ qua diệm mạo, cử chỉ, hành động.
D. Củng cố - Hướng dẫn.
	? Về bản chất, tính cách của Mã Giám Sinh ntn?
	? Nêu giá trị hiện thực và nhân đạo trong đoạn trích?
	- Học bài , nắm chắc nội dung văn bản .	
	- Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
_______________________________________
Tuần 8 - Tiết 38 Ngày soạn:
Văn bản
	Lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga
 ( Trích “ Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
A. Mục tiêu
 - Giúp học sinh nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm. Qua đoạn trích , hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên , Kiều Nguyệt Nga.Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.
 - Rèn kĩ năng đọc truyện thơ Nôm, phân tích cách kể chuyện và xây dựng n/v.
 - Giáo dục học sinh biết yêu quí, trân trọng cái đẹp và biết làm việc nghĩa.
 B . Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
- HS : Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk
C . Tiến trình dạy- học.
 - Tổ chức lớp
 - KTBC: ? Đọc thuộc lòng đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều”.
 ? Nêu những nhận xét của em về nhân vật MGS?
 - Bài mới: 
?6
?5
Đọc chú thích dấu sao sgk. 
? Nêu hiểu biết của em về 
tác giả Nguyễn Đình Chiểu ? 
? Sự nghiệp văn học của N Đ Chiểu được chia làm mấy thời kì?
? Kể tên các tác phẩm tiêu biểu của từng thời kì?
? Truyện Lục Vân Tiên có kết cấu ntn?
? Truyện thuộc thể loại nào?
? Truyện Lục Vân Tiên có nội dung ý nghĩa gì?
? Hãy tóm tắt tác phẩm theo từng phần trong sgk.
I . Giới thiệu chung.
1. Tác giả.
- Nguyễn Đình Chiểu ( 1822- 1888) nhà giáo, nhà văn, thường gọi là Đồ Chiểu. Sinh ra tại Gia Định, mất tại Bến Tre.
- Cuộc đời có nhiều đau khổ, bất hạnhnhưng sống có ích cho đời.
- Nguyễn Đình Chiểu là người yêu nước, tràn đầy tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
2. Sự nghiệp sáng tác.
- Là một trong những nhag thơ đầu tiên ở Nam Bộ dùng chữ Nôm làm phương tiện sáng tác
* Trước khi Pháp xâm lược:
- Những sáng tác của ông xoay quanh đề tài đạo đức xã hội:
 Truyện Lục Vân Tiên
 Dương từ - Hà mậu
* Sau khi Pháp xâm lược:
- Ông sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần yêu nước và khí thế quyết tâm đánh giặc yêu nước:
 Chạy giặc ( 1859)
 Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc (1861)....
3. Tác phẩm.
a. Kết cấu: 
- Theo kiểu truyền thống: chương, hồi xoay quanh diễn biến cuộc đời các nhân vật chính.
- Truyện thơ Nôm gồm 2082 câu lục bát.
b. Thể loại.
- Truyện thơ nôm dài 2082 câu lục bát
c. Nội dung ý nghĩa.
* Tuyên truyền đạo lí làm người:
- Xem trọng tình nghĩa giữa người với người trong xã hội. Tình cha con, mẹ con, vợ chồng, bạn bè,
- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp sẵn sàng cứu khó, phò nguy.
- Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong xã hội, trong cuộc đời. Phê phán lối sống gian ác, thâm hiểm của những con người xấu xa.
4. Tóm tắt.
a. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi tay bọn cướp đường.
b. Lục Vân Tiên gặp nạn được thần dân cứu giúp.
c.Kiều Nguyệt Nga gặp nạn vẫn một lòng chung thuỷ với Lục Vân Tiên .
d. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau. 
D. Củng cố - Hướng dẫn.
	? Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện truyền thống xưa ntn?
	? Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì?
	- Đọc, tìm hiểu kĩ về tác giả, tác phẩm.
	- Chuẩn bị đoạn trích: LVT...
____________________________________
Tuần 8 - Tiết 39 Ngày soạn:
 Lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga
( Trích “ Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
A. Mục tiêu.
 - Giúp học sinh nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm. Qua đoạn trích , hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên , Kiều Nguyệt Nga.Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.
 - Rèn kĩ năng đọc truyện thơ Nôm, phân tích cách kể chuyện và xây dựng nhân vật.
 - Giáo dục học sinh biết yêu quí, trân trọng cái đẹp và biết làm việc nghĩa.
B . Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
- HS : Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk
C . Tiến trình dạy- học.
 - Tổ chức lớp
 - KTBC: ? Nêu nội dung ý nghĩa của Truyện LVT ?
 - Bài mới: 
? Dựa vào phần tóm tắt truyện, em hãy nêu vị trí và nội dung của đoạn trích ?
- Gv hướng dẫn cách đọc - hs đọc - nhận xét.
? Em có thể tách văn bản này thành mấy phần? Nội dung của từng phần? 
? Hành động đánh cướp của LVT được tác giả tả và kể qua chi tiết nào?
? Trong khi miêu tả tác giả kết hợp các biện pháp nghệ thuật nào?
? Hình ảnh đó gợi cho em nhớ lại nhân vật nào trong truyện cổ tích lớp 6?
? Qua đó em có nhận xét gì về nhân vật LVT qua hành động đánh cướp cứu KNN?
? Sau khi đánh tan bọn cướp, LVT đã có cử chỉ với KNN ntn?
? Khi KNN muốn xuống xe để lạy tạ, VT đã làm gì?
? Qua hành động cử chỉ lời nói của VT, em có cảm nhận gì về nhân vật này?
? Khi KNN có ý muốn đền ơn LVT đã có thái độ ra sao?
? Thái độ đó giúp em hiểu thêm điều gì về nhân vật này?
? Nhân vật LVT đã gợi cho em những 
 tình cảm gì?
? KNN được giới thiệu là cô gái ntn?
? Tìm chi tiết miêu tả vẻ đẹp của KNN thông qua lời nói?
? Em có nhận xét gì về cách nói của KNN?
? Khi được LVT cứu giúp KNN đã có thái độ ntn?
? Thái độ đó đã bộc lộ vẻ đẹp phẩm chất nào của KNN?
? Qua phân tích em có nhận xét gì về ngôn ngữ mà tác giả sử dụng trong đoạn trích?
? Nêu những nét đặc sắc về nội dung và NT của văn bản?
? Hãy phân biệt sắc thía riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích.
I. Giới thiệu đoạn trích
- Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm
- Nội dung: kể lại việc nghĩa đầu tiên của LVT
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1. Đọc - chú thích.
- Chú ý chuyển giọng cho phù hợp khi kể, tả trận đánh, giọng của các nhân vật
2. Bố cục ( 2 phần.)
- P1: 14 câu đầu -> Lục Vân Tiên đánh cướp.
- P2: còn lại -> Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
3. Phân tích.
a. Hình ảnh Lục Vân Tiên.
* Hành động đánh cướp:
- Bẻ cây - gậy - xông vô
- Tả xung hữu đột
- Như Triệu Tử phá...
- Lâu la vỡ tan, phong lai tử trận
-> So sánh Vân Tiên với Triệu Tử Long
- Gợi nhớ: hình ảnh Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa Nguyệt Nga.
- Là chàng trai có tấm lòng dũng cảm, có khí phách anh hùng, có tài năng, mang dáng dấp của một vị dũng tướng. Đồng thời còn là người có lòng vị nghĩa vong thân, không lo hiểm nguy, đánh tan thế lực bạo tàn cứu người, giúp đời
=> Là người văn võ xong toàn, mẫu người lí tưởng.
* Cách cư sử với KNN:
- Thăm hỏi: tên họ, gia đình, lí do gặp nạn.
- An ủi: ta đã trừ dùng lâu la.
- Vội gạt đi : ngồi đó, chớ ra
 Phận gái – phận trai
-> Là người hào hiệp nhân nghĩa, chân thành vô tư ,chính trực. Là người biết giữ gìn khuôn phép, coi trọng danh dự và đạo đức.
+ Thái độ :
- Làm ơn há dễ trông người trả ơn
- Nào ai tính thiệt so hơn
- Kiến ngãi bất vi – phi anh hùng
=> Là người trọng nghĩa khinh tài, thái độ vô tư coi đó là một lẽ tự nhiên, là bổn phận của người anh hùng, hảo hán, bổn phận của người quân tử.
- Hs thảo luận, phát biểu
- Gv: Ngưỡng mộ, quý trọng, tin tưởng.
b. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga.
- Quê: Tây xuyên
- Cha làm tri phủ Hà Khê
- Đâu giám cãi cha.
-> Là con nhà gia giáo danh giá, là cô gái khuê các, là người con hiếu thảo.
*Lời nói: 
- Thưa rằng...
- Quân tử tạm ngồi
- Tiện thưa: lạy, thưa.
-> Cách nói năng dịu dàng mực thước, cách xưng hô khiêm nhường, cách trình bày rõ ràng khúc triết
=> Là cô gái có học thức, thuỳ mị nết na.
* Thái độ: 
- Xin theo - đền ơn cho chàng
- Giữa đường: 
 Tiền của, bạc vàng không có
 Lấy chi cho phỉ tấm lòng
-> Là người coi trọng ơn nghĩa – “ ơn ai một chút chẳng quên”, coi trọng đạo lí ở đời, chân thành và ân tình.
=> Đẹp người , đẹp nết , toàn mĩ
- Hs thảo luận.
- GV chốt: Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết nhưng cũng rất mộc mạc, bình dị, rất tự nhiên dễ đi vào tình cảm tâm hồn người đọc.
III. Tổng kết.
- Hs phát biểu nhận xét
- Gv chốt – hs đọc ghi nhớ.
IV. Luyện tập.
+ Hs thảo luận , đại diện nhóm trình bày
+ Gv chốt: 
- Phong lai: hung hãn, dữ tợn, hùng hổ, hống hách,...
- Vân Tiên: với phong lai phẫn nộ
 Với KNN chân thành ân tình
- KNN: mền mỏng, xúc động, thuỳ mị.
D. Củng cố - Hướng dẫn.
	? Văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga có phảng phất một truyện dân
 gian cổ nào mà em biết?
	? Ngôn ngữ giàu sắc thái Nam Bộ được thể hiện ntn trong văn bản ?
	- Học bài, nắm chắc nội dung, nghệ thuật chính của văn bản .
	- Soạn bài: Lục Vân Tiên gặp nạn.
	- Chuẩn bị: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
______________________________________
Tuần 8 - Tiết 40 
	Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu.
 - Giúp học sinh Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình khi kể chuyện.
 - Rèn kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.
	- Có ý thức sử dụng đúng, hay khi viết. 
B . Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
- HS : Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk
C . Tiến trình dạy- học.
 - Tổ chức lớp
 - KTBC: ? Vì sao trong văn bản tự sự lại cần có yếu tố miêu tả? Tác dụng?
 - Bài mới:
- Đọc văn bản sgk.
? Tìm những câu thơ tả cảnh và miêu tả tâm trạng Thuý Kiều trong đoạn trích trên? 
? Tại sao em biết được điều đó?
? Dựa vào tiêu chí nào mà ta có thể phân biệt được như vậy?
? Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ ntn với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
? Miêu tả nội tâm có tác dụng ntn đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?
? Nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả?
( Đoạn văn trích: Lão Hạc- Nam Cao).
? Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có tác dụng gì? Có mấy cách miêu tả nội tâm nhân vật? 
? Thuật lại đoạn trích MGS mua Kiều bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều?
? Đóng vai nhân vật Thuý Kiều kể lại việc báo ân báo oán trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của T Kiều lúc gặp Hoạn Thư?
? Kể lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra 1 chuyện có lỗi với bạn?
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:
1. Ví dụ1
- Đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích
2. Nhận xét.
* Tả cảnh:
 - 4 câu đầu.
 - 8 câu cuối.
* Tả nội tâm:
- Bên trờicó khi .ôm.
- Đoạn thơ đầu thiên về tả cảch trước lầu Ngưng Bích. Đoạn thơ sau tập trung vào miêu tả những suy nghĩ, tâm trạng của Kiều: nghĩ thầm về hoàn cảnh cô đơn, về cuộc đời trôi nổi, thân phận bèo bọt, tâm trạng xót xa...
* Biết được là nhờ các dấu hiệu:
- Mtả bên ngoài bao gồm cảnh sắc thiên nhiên và ngoại hình của con người, sự vật có thể quan sát trực tiếp được.
- Mtả nội tâm bao gồm suy nghĩ của nhân vật, suy nghĩ của nàng Kiều về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách, về cha mẹ Ta không thể quan sát được một cách trực tiếp từ bên ngoài.
* Mối quan hệ qua lại với nhau:
- Miêu tả cảnh sắc giúp ta thấy được tâm trạng bên ngoài của nhân vật
- Miêu tả nội tâm giúp ta hiểu được hình thức bề ngoài của nhân vật.
- Miêu tả nội tâm sẽ khắc hoạ được chân dung tinh thần của nhân vật, tái hiện được những trăn trở dằn vặt, những rung cảm tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật mà miêu tả ngoại hình khó có thể tái hiện được.
-> Mtả nội tâm có vai trò, tác dụng to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật.
Ví dụ 2:
- Miêu tả: nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, cách thức của L Hạc -> Qua đó bộc lộ tâm trạng đau đớn, giằng xé, ân hận... của lão.
3. Ghi nhớ. 
- Hs đọc ghi nhớ (Sgk tr 117) 
II. Luyện tập.
Bài tập 1
- Những câu thơ miêu tả nội tâm của Thuý Kiều:
 Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
 Ngại ngùng dợn gió e sương,
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
-> Chuyển những câu thơ thành văn xuôi theo ngôi thứ nhất hoặc thứ 3
Bài tập 2
* Lưu ý:
- Ngôi kể: kể theo ngôi thứ nhất.
- Nội dung: kể lại vụ sử án
* Tham khảo: 
... Vì vậy để cho Hoạn Thư thấm thía hết cái ý muốn trả thù và nỗi căm giận chính đáng đã kết tụ trong lòng tôi bấy lâu nay, tôi đã hạ mình mà chào hỏi ả một cách đầy mỉa mai và đe doạ:
- Chào mừng tiểu thư họ Hoạn đã đến thăm tệ xá!
Bài tập 3
- Gv hướng dẫn:
+ Nội dung câu chuyện mang ý nghĩa giáo dục đạo đức.
+ Cần miêu tả nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật
D. Củng cố- Hướng dẫn.
	? Vai trò, tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?
	- Học bài , nắm chắc nội dung
 - Soạn bài: LVT gặp nạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 8 0910.doc