Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 48: Kiểm tra về truyện trung đại Việt Nam

Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 48: Kiểm tra về truyện trung đại Việt Nam

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:

- Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu

- Qua bài kiểm tra, đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt.

- Rèn kĩ năng hệ thống hoá,phan tích,so sánh và trình bày vấn đề đưới những hình thức khác nhau: Trắc nghiệm và tự luận.

B.CHUẨN BỊ:

- GV: Câu hỏi kiểm tra - đáp án

- H/s: Ôn tập theo gợi ý (SGK/134)

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 48: Kiểm tra về truyện trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 27/10/09
Tiêt: 48
 KIỂM TRA VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
- Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu
- Qua bài kiểm tra, đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt.
- Rèn kĩ năng hệ thống hoá,phan tích,so sánh và trình bày vấn đề đưới những hình thức khác nhau: Trắc nghiệm và tự luận.
B.CHUẨN BỊ:
- GV: Câu hỏi kiểm tra - đáp án
- H/s: Ôn tập theo gợi ý (SGK/134)
C.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: KT sự chuẩn bị bài của H/s (giấy, bút)
3.Bài mới
Khởi động: Mục đích của giờ học này là kiểm tra, đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và kĩ năng diễn đạt sau khi học xong các tác phẩm văn học trung đại
 MA TRẬN ĐỀ
 Mđ
 nd 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 Tổng số
 TN
 TL
 TN
 TL
 TN
 TL
 TN
 TL
 TN
 TL
TK
 16
 1
 1
 1
 2
 0,6đ
 1
 2đ
 1
 1
 0,3
 TK
 18
 1
 1
 1
 3
 0,9
 1
 2đ
 1
 1
 2
 0,6đ
 TK
 19
 1
 1
 0,3
 1
 1
 0,3
 1
 1
 1
 0,3
 1
 3đ
 TS
 5
 1,5đ
 4
 1,2đ
 1
 0,3
 3
 7đ
 10
 3đ
 3
 7đ
*Hoạt động 1: GV phát bài cho HS
1.Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng của phương án đó
1. Chuyện người con gái Nam Xương được viết vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ 15 B.Thế kỉ 16 C.Thế kỉ 17 D. Thế kỉ 18
2. Câu văn nào nói lên cách xử sự của Vũ Nương trước tính hay ghen của chồng?
A. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói
B. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết
C. Tô son ,điểm phấn từng đã nguôi lòng,ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót
D. Nàng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chông phải đến thất hoà
3. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được viết theo thể loại nào?
A. Chương hồi B. Tuỳ bút C. Truyền kì D. Truyện ngắn
4. Cụm từ “ Triệu bất tường” trong văn bản trên có nghĩa là gì?
A. Dấu hiệu không lành,điềm gỡ B. Không biết gì
C. Điềm làmh,tin vui D. Sự biến đổi của tự nhiên
4. Tên tác phẩm Hoàng lê nhất thống chí có nghĩa là gì?
A. Vua Lê nhất định thống nhát đất nước
B. Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê
C. Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước
D. Ý chí trước sau như một của vua Lê
5. Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của vua Quang Trung trong việc dùng người?
A. Cách xử trí với các tướng lĩnh tại Tam Điệp
B. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An 
C. Thân chinh cầm quân ra trận 
D. Sai mở tiệc khao quân
6. Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật của Truyện Kiều?
A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện 
B. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi
C.Có nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn
D. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình
E. Nghệ thật khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc
7. Từ “ trang trọng “ trong câu “ Vân xem trang trọng khác vời” nói lên nội dung gì? 
A.Nói lên vẻ tao nhã của Thuý Vân
B.Nói lên vẻ đẹp cao sang quí phái của Thuý Vân
C. Nói lên sự giàu có của Thuý Vân 
D. Nói lên vẻ đẹp đài các ,sắc sảo của Thuý Vân
8. Câu thơ “làn thu thuỷ nét xuân sơn “ miêu tả vẻ đẹp nào của Thuý Kiều?
A. Vẻ đẹp đôi mắt B. Vẻ đẹp của làn da
C. Vẻ đẹp của mái tóc D. Vẻ đẹp của dáng đi
9. Các từ và cụm từ đựoc nêu ở câu 10 và 11 trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích được sử dụng để diễn tả điều gì?
A.Nỗi buồn bã của K khi phải ở một mình trên lầu Ngưng Bích
B. Tâm trạng nhớ thương của K đối với Kim Trọng
C. Tâm trạng nhớ thương và tấm lòng hiếu thảo của K đối với cha mẹ
D.Sự cô đơn trống vắng của K trước không gian và thơi gian mênh mông
10. Đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt nga" thể hiện khát vọng gì của tác giả ?
A. Cứu người giúp đời
B. Trở nên giàu sang phú quý
C. Có công danh hiển hách
D. Có tiếng tăm vang dội
II. Phần tự luận: (7 điểm)
1.Điền tên tác phẩm,tác giả hoặc đoạn trích trong truyện trung đại đã học cho phù hợp với từng thể loại sau: (2đ)
 Thể loại
 Tác phẩm hoặc đoạn trích
 Tác giả
 Truyện truyền kì
 Truyện thơ nôm
 Tuỳ bút
 Tiểu thuyết lịch sử
 Chương hồi
2. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều (2đ)
3. Chép theo trí nhớ đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn từ:”Ngư ông : Lòng lão chẳng mơ..Hàn Giang” (3đ)
 ĐÁP ÁN
I.TRẮC NGHIỆM:
Câu hỏi
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 9
 10
Đáp án
 B
 D
 B
 A
 A
 B
 B
 A
 C
 A
 II.TỰ LUẬN:
1.Tên tác giả,tác phẩm:
 Thể loại
Tác phẩm hoặc đoạn trích
 Tác giả
Thể truyền kì
 Chuyện người congái Nam Xương
 Nguyễn Dữ
Truyện thơ nôm
 Truyện Kiều
 Lục Vân Tiên
 Nguyễn Du
 Nguyễn Đình Chiểu
Tuỳ bút
 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
 Phạm Dình Hổ
Tiểu thuyết lịch sử chương hồi
 Hoàng Lê Nhất Thống Chí
 Ngô gia văn phái
2.Gía trị nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều:
a.Về nội dung:
- Gía trị hiện thực:Là bức tranh hiện thực về XHPK bất công ,tàn bạo
- Gía trị nhân đạo:Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người
b. Gía trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ dân tộc ,thể thơ lục bát
- Nghệ thuật tự sự,miêu tả,xây dựng cốt truyện,tính cách nhân vật,miêu tả tâm lí nhân vật,miêu tả thiên nhiên
3.HS chép đúng 14 câu thơ
*Hoạt động2: GV thu bài
*Hoạt động 3: Củng cố-dặn dò
 Xem lại các bài đã học,soạn bài : Đoàn thuyền đánh cá
 +Nêu cảm nhận của em về h/a thiên nhiên ở hai câu đầu
 +Nhận xét về cách miêu tả của nhà thơ về cảnh đánh cá trên biển
 +Tìm hiểu về âm hưởng,giọng điệu bài thơ
 Tiết tiếp theo học bà: Tổng kết từ vựng

Tài liệu đính kèm:

  • docMa tran +de kiem tra 9 tuan10.doc