Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 (trọn bộ)

Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 (trọn bộ)

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

(Lê Anh Trà)

1.Mục tiêu:

a.Kiến thức:

-Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị,

-Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá, nét đẹp giản dị trong lối sống thanh cao của hồ chí minh.

b.Kỹ năng:

Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh có thể vận dụng kết hợp, bình luận, liệt kê, so sánh để tăng hiệu quả thuyết phục.

c.Thái dộ:

Giáo dục học sinh kính yêu, tự hào về Bác và có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo tấm gương bác Hồ kính yêu.

2.Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ+ tranh ảnh về Bác

HS: Bảng nhóm + soạn bài.

3. Phương pháp:

Đọc sáng tạo, nêu vấn đề,diễn giảng, hợp tc, thực hành,.

4.Tiến trình dạy học:

4.1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sỉ số.

4.2. Kiểm tra bài cũ: không.

4.3. Giảng bài mới:

Hồ Chí Minh không chỉ là nhà yêu nước, nhà cách mạng. Người còn là một danh nhân văn hoá của nhân loại. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.

 

doc 167 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1006Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 (trọn bộ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1
Ngày dạy: 
	PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
(Lê Anh Trà)
1.Mục tiêu:
a.Kiến thức:
-Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị,
-Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá, nét đẹp giản dị trong lối sống thanh cao của hồ chí minh.
b.Kỹ năng:
Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh có thể vận dụng kết hợp, bình luận, liệt kê, so sánh để tăng hiệu quả thuyết phục.
c.Thái dộ:
Giáo dục học sinh kính yêu, tự hào về Bác và có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo tấm gương bác Hồ kính yêu.
2.Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ+ tranh ảnh về Bác
HS: Bảng nhóm + soạn bài.
3. Phương pháp:
Đọc sáng tạo, nêu vấn đề,diễn giảng, hợp tác, thực hành,.
4.Tiến trình dạy học:
Ổn định tổ chức: kiểm tra sỉ số.
Kiểm tra bài cũ: không.
Giảng bài mới:
Hồ Chí Minh không chỉ là nhà yêu nước, nhà cách mạng. Người còn là một danh nhân văn hoá của nhân loại. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Đọc-tìm hiểu chú thích
GV hướng dẫn HS đọc:
Đọc khúc triết mạch lạc thể hiện niềm tôn kính chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cho học sinh giải thích các từ ngữ trong sách giáo khoa
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản. 
? Theo em, văn bản phong cách Hồ Chí Minh được viết với mục đích gì giống và khác với văn bản “ Đức tính giản dị của Hồ Chí Minh” trong chương trình Ngữ văn 7 ?
ð Đều thể hiện lòng tự hào, lòng kính yêu về vị cha già dân tộc. Ca ngợi phong cách của Bác.
Trong văn bản này thể hiện sự quý trọng vẻ đẹp trong văn hoá, sinh hoạt.
?Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Phong cách Hồ Chí MInh” là gì
ð Thuyết minh, nghị luận. 
?Xét về nội dung văn bản này viết theo kiểu văn bản nào ?
ð Nhật dụng.
?Văn bản này chia làm mấy phần ?
ð Hai phần:
+ Phần 1; Từ đầu . Rất hiện đại: Vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của Bác.
+ Phần hai: Còn lại: Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
! Thảo luận ( 6 phút)
Nhóm 1,2: Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào ?
Nhóm 3,4: Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có được vốn tri thức nhân loại?
Nhóm 5: Cách tiếp thu vốn văn hoá nhân loại của Người có gì đáng chú ý?
Nhóm 1 trình bày – Nhóm 2 nhận xét – Học sinh chất vấn –GV nhận xét – ghi bảng.
ðHoàn cảnh Bác tiếp thu văn hoá nhân loại trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả bắt đầu từ khát vọng tìm đường cứu nước.
+ Năm 1911 Bác rời bến Nhà Rồng.
+ Qua nhiều cảng trên thế giới.
+ Thăm và ở nhiều nước.
Người tiếp xúc nhiều với nền văn hóa phương Đông, phương Tây. Người có hiểu biết sâu rộng về nền văn hoá Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi.
Nhóm 3 trình bày – Nhóm 4 nhận xét – học sinh chất vấn –GV nhận xét – ghi bảng.
Để có được vốn văn hoá nhân loại. Người đã tích luỹ qua công việc, lao động. Người am hiểu sâu rộng những văn hoá, nghệ thuật của các nước à Người luôn học hỏi một cách nghiêm túc. Để học hỏi được những điều ấy Người đã nắm vững được các phương tiện giao tiếp.à Biết nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc
Nhóm 5 trình bày –Nhóm 6 nhận xét - Học sinh chất vấn –GV nhận xét – Ghi bảng.
Người tiếp thu một cách chọn lọc các tinh hoa văn hoá nước ngoài.
+Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
+Tiếp thu những cái hay, những cái đẹp, phê phán những cái hạn chế tiêu cực của CNTB.
+Trên nền tảng văn hoá dân tộc tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới.
+Bác tiếp xúc với nhiều nền văn hoá cả phương Đông lẫn phương Tây, nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới cả phương Đông, phương Tây ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá.
?Tác giả đã bình luận gì về những biểu hiện văn hoá của Bác?
ð”Nhưng điều kỳ lạ  hiện đại”à nghị luận trong thuyết minh.
?Qua những vấn đề trên em có nhận xét gì về phong cách Hồ Chí Minh? 
I.Tìm hiểu chú thích
 1. Đọc
 2. Tìm hiểu chú thích
II. Tìm hiểu văn bản
1.Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.
- Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến` với Hồ Chí Minh trên bước 
đường hoạt động cách mạng.
- Để có được vốn tri thức của nhân loại Bác đã:
 + Nắm vững phương tiên giao tiếp. (ngôn ngữ)
 + Qua lao động, công việc (làm nhiều nghề khác nhau).
 + Học hỏi nghiêm túc. (uyên thâm)
- Tiếp thu có định hướng, có chọn lọc, không thụ động.
 + học hỏi tiếp thu cái hay, cái đẹp.
 +Phê phán cái tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
 + Tiếp thu văn hoá quốc tế dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
 + Diện tiếp xúc: Phong phú, đa dạng.
à Hồ Chí Minh là người thông minh, cần cù, yêu lao động, có vốn kiến thức sâu rộng.Tiếp thu vốn văn hoá nhân loại nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.
4.4 Củng cố và luyện tập ( GV sử dụng bảng phụ)
 Hãy đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng.
? Theo em, qua đoạn trích trên cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là gì?
a. Là cuộc đời nay gian truân, chủ tịch hồ chí minh đã tiếp xúc văn hoá nhiều nước, nhiều vùn trên thế giới, ở phương Đông và phương Tây.
b.Là lối sống rất bình dị, rất Việt nam, rất phương Đông nhưng đồng thời rất mới rất hiện đại.
c.Là trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng đã thăm các nước Châu Aù, Châu Phi, Châu Mỹ.
Người nói và viết nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người làm nhiều nghề.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
 - Xem lại phần đã phân tích.
 - Soạn bài phần còn lại.
 +Tác giả đã giới thiệu phong cách sinh hoạt cũa Bác trên những lĩnh vực nảo? Thể hiện qua chi tiết nào?
+Tại sao có thể nói sống giản dị, đạm bạc của Hồ chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng?
+ Cách sống của Bác gợi ta nhớ đến ai? Em hiểu như thế nào về hai câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
5.Rút kinh nghiệm
Tiết 2 
Ngày dạy : 
 	PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
(Lê Anh Trà)
1.Mục tiêu:
Như tiết 1
2.Chuẩn bị:
GV: bảng phụ+ tranh ảnh về bác
HS: bảng nhóm + soạn bài.
3. Phương pháp:
Vấn đáp, nêu vấn đề, đọc diễn cảm, thực hành, thảo luận, gợi tìm. Thảo luận, quy nạp, diễn dịch
4.Tiến trình dạy học:
Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
Nêu vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác ?
Giảng bài mới:
Bác là người đại diện cho toàn thể dân tộc Việt Nam, ở Người chúng ta tìm thấy văn hoá việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong sinh hoạt BÁc sống thế nào chúng ta đi vào phần 2
Hoạt động của GV – HS
Nội dung bài học
HS thảo luận nhóm (7 phút)
Nhóm 1: tác giả giới thiệu phong cách sinh hoạt của Bác trên những lĩnh vực nào? Mỗi khía cạnh đó có những biểu hiện cụ thể nào ?
Nhóm 2: tại sao nói lối sống giản dị, đạm bạc của Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng ?
Nhóm 3,4: Cách sống của Bác gợi ta nhớ đến ai ? Em hiểu như thế nào về hai câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm ?
Nhóm 1 trình bày – HS nhận xét –GV nhận xét – ghi bảng.
Nhóm 2 trình bày – HS nhận xét – GV nhận xét – ghi bảng.
 Không phải là lối sống khắc khổ của người tu hành, những người tự vui trong cảnh nghèo khó
 Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đới, hơn người.
 Đây là một cách sống có văn hoá dã trở thành một quan niệm thẩm mỹ. Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
Nhóm 4 trình bày –Nhóm 3 nhận xét - học sinh chất vấn –GV nhận xét – ghi bảng
›”Lối sống của bác gợi ta nhớ đed9enn Nguyễn Trãi “Côn sơn ca”
 “ ta ngồi trên đá như ngồi nệm êm”
HS phân tích hai câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm
5Hãy nhận xét cách thuyết minh về phương diện ngôn ngư,õ phương pháp ?
›”Giản dị: với những từ chỉ số lượng ít ỏi: Chiếc, vài, vỏn vein.
Phương pháp: Liệt kê các biểu hiện cụ thể, xác thực.
5Lối sống của Bác so với nguyễn Trải có gì giống và khác nhau?
›Giống: Giản dị, thanh cao
Khác: Bác gắn bó chia sẻ khó khăn cùng nhân dân
5Hãy nêu một vài biểu hiện về lối sống văn hoá? Phi văn hoá?
› Ăn mặc, nói năng, cư xử, đi lại
5 Qua văn bản này em hiểu thêm những gì về Bác? Và học hỏi thêm được những điều gì?
2. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác
- Nơi ở và làm việc của Bác: Vô cùng giản dị, đơn sơ
- Trang phục: Hết sức giản dị
- Tư trang: Ít ỏi
- Bữa ăn: dân dã, đạm bạc
à Cách sống giản dị, đạm bạc nhưng vô cùng thanh cao, sang trọng.
à Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hoá dân tộc
à Phong cách của Bác vừa mang vẻ đẹp của trí tuệ, vừa mang vẻ đẹp của đạo đức
Ghi nhớ
III. Luyện tập
-Bài tập 1: Hãy nêu những biểu hiện của sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa giản dị và thanh cao trong phong cách HCM ?
a-Những biểu hiện của sự ketá hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại trong phong cách HCM là:
- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã từng đi qua nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước châu Á, Aâu, Mỹ, Phi, nói thạo nhiều thứ tiếng, học hỏi, tìm hiểu sâu các nền văn hoá nghệ thuật những nơi mình đã đi qua và Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài, phê phán những hạn chế tiêu cực. Chính điều này đã làm nên “một nhân cách rất VN, một lối sống rất bình dị, rất VN, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại” ở HCM.
b-Phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa giản dị và thanh cao, đó là:
-Với cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, nhưng Bác có lối sống vô cùng giản dị: Nơi ở, nơi làm việc là chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao như cảnh làng quê, trong nhà chỉ vẻn vẹn vài phòng tiếp khách, là nơi họp của Bộ chín ... ũng cảm để nói lời xin lỗi. Nhưng tôi chờ mãi cả tuần không thấy Trang đi học. Lòng tôi vô cùng xấu hổ và ân hận. Tôi tự trách mình sao nỡ vô tình đổ tội cho người khác. Khi tốt nghiệp xong tôi có gặp Trang một lần. Trang bảo tôi! “ Không phải tớ xấu hở vì làm bể lọ hoa mà nhà tớ nghèo quá tớ phải nghĩ học”. Sau cái ngày ấy “Cậu biết cách xử xự khi mình có lỗi chứ”. Tôi chỉ biết im lặng.
4.4 Củng cố và luyện tập: (GV sử dụng bảng phụ.)
Hãy đánh dấu X trước câu trả lời đúng.
Nhận định nào nói đúng nhất giá trị miêu tả nội tâm?
Những ý nghĩ của nhân vật.
Những cảm xúc của nhân vật.
Những diễn biến tâm trạng của nhân vật.
Cả a, b, c đều đúng.
Hãy tìm và đọc những câu thơ có sự kết hợp của các phương thức tự sự, miêu tả nội tâm?
 HS làm – GV nhận xét.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
 - Xem lại các bài tập.
 - Chuẩn bị: Nghị luận trong văn bản tư sự.
 + Trả lời các cu6 hỏi SGK.
 + Làm bài tập 1, 2, 3 theo cách khác.
5.Rút kinh nghiệm:
.
Tiết:	
Ngày dạy: 
	LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
 (Nguyễn Đình Chiểu)
1.Mục tiêu:
a.Kiến thức: 
Cảm nhận được sự đối lập giữa cái thiện, cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái dộ, tình cảm và niềm tin của tác giả gởi gắm vào những lao động bình thường.
 b. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng phân tích nhân vật.
 c. Thái độ:
GD học sinh sống lương thiện, lên án và tránh xa cái ác.
2.Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ.
HS: vở soạn, bảng nhĩm
3. Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề,dùng lời cĩ nghệ thuật, hợp tác.
4.Tiến trình dạy học:
4.1 Ổn định tổ chức: kiểm tra sỉ số
 4.2 Kiểm tra bài cũ: (GV sử dụng bảng phụ)
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Hai câu thơ: “Gẫm câu báo đức thù công
 Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi” 
thể hiện tâm trạng gì của Kiều Nguyệt Nga trước việc làm của Lục Vân Tiên?
a. Băn khoăn, áy náy vì chưa biết làm cách nào để trả ơn Lục Vân Tiên 
b. Là người kênh kiệu vì cho rằng mình là tiểu thư khuê các.
c. Là người con gái thuỳ mị, nết na, và có học thức.(x)
d.Là người con gái thụ động trước mọi khó khăn.
Câu 2: Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thể hiện khát vọng gì của tác giả?
a. Được cứu đời, giúp người(x)
b. Trở nên giàu sang, phú quý.
c. Có công danh hiển hách.
d. Có tiếng tăm vang dội.
Em hãy cho biết Kiều Nguyệt Nga là một người con gái như thế nào?
 Thuỳ mị, chân thật của một cô gái nết na có học thức.
Cách xưng hô: Tiện thiếp – Quân tử à khiêm nhường.
Cách trình bày vấn đề: rõ ràng, khúc triết.
Biết trọng nghĩa tình.
 4.3 Giảng bài mới: (GV giới thiệu bài)
Trên đường đi thi Lục Vân Tiên đã gặp những nạn nào?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Đọc – Tìm hiểu chú thích 
?GV hướng dẫn cách đọc cho HS – GV đọc mẫu một đoạn – Gọi HS đọc tiếp – GV nhận xét
?GV cho HS giải nghĩa từ khó.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản ?Nêu chủ đề của đoạn trích?
ð Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác.
?Đoạn trích chia làm mấy phần? Nêu nộ dung của từng phần?
ð 2 phần:
- Tám câu đầu: Hành động tội ác của Trịnh Hâm.
- Đoạn còn lại: Miêu tả cuộc sống trong sạch, việc làm nhân đức, phong cách cao cả của Ngư ông.
à Tình cảnh thầy trò Lục Vân Tiên lúc này hết sức bi đát, tiền hết, mắt đã mù, đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trịnh Hâm, tưởng có thể là nhờ cậy, nhất là khi được hắn hứa là sẽ đưa về nhà. Không ngờ Trịnh Hâm lừa tiểu đồng vào rừng sâu, Trịnh Hâm đã trói cậu tiểu đồng vào một cái gốc cây và ra nói với Vân Tiên là tiểu đồng bị cọp vồ. Vân Tiên hoàn toàn bị bơ vơ. Lúc này hắn mới ra tay.
?Tại sao Trịnh Hâm quyết hãm hại Vân Tiên?
ðTrên đường đi ứng thí bốn người kết nghĩa huynh đệ: Vân Tiên – Tử Trực – Hớn Minh – Trịnh Hâm, ở quán rựơu cùng nhau làm thơ.
Trịnh Hâm thấy Vân Tiên học rộng, tài cao sợ chiếm mất bảng vàng.
?Nay Vân Tiên không thi còn bị mù loà, Trịnh Hâm có nên sợ điều ấy không? Sao hắn vẫn giết Vân Tiên?
ð Đến lúc này mối lo Vân Tiên chiếm bảng vàng không còn nữa nhưng y vẫn giết Vân Tiên. Vì cái ác đã ăn sâu vào tim, tuỷ của hắn; hắn là hiện thân của cái ác.
?Trịnh Hâm đã có kế hoạch, âm mưu gì để giết Vân Tiên?
ð Hắn đã cột tiểu đồng vào một gốc cây trong rừng. Tìm cách hại Vân Tiên(một người mù loà). Khi hành động hắn đã có kế hoạch sắp đặt khá kỹ lưỡng, chặt chẽ. Thời gian gây tội ác giữa đêm khuya, khi mọi người đã ngủ yên trên thuyền. Không gian: Giữa khoảng trời nước mênh mông (giữa “vời”,mịt mờ sương bay”). Người bị xô ngã xuống “vời” bất ngờ không kịp kêu lên một tiếng Đến lúc không ai còn có thể cứu được Vân Tiên, hắn mới, “giả tiếng kêu trời”, la lối om sòm rồi “ lấy lời phui pha”, kể lể bịa đặt để che lấp tội ác à Gian xảo.
?Hành động của hắn?
ð Hành động độc ác,bất nhân, bất nghĩa vì hắn đang tâm hãm hại một người tôi nghiệp, đang cơn hoạn nạn, không nơi nương tựa, không có gì để chống đỡ. Bất nghiã vì Vân Tiên vốn là bạn của hắn, từng “trà rựơu” và làm thơ với nhau, lại đã có lời nhờ cậy “tình trước nghĩa sau – Có thương xin khá giúp nhau phen này”. Hắn cũng từng hứa hẹn: “người lành nỡ bỏ người đau sao đành”.
àchỉ có tám dòng thơ Nguyễn Đình Chiểu đã lột tả được cái ác tày trời của một kẻ bất nhân., bất nghĩa mặc dù hắn đã che đậy hết sức tinh vi.
Thảo luận nhóm( 5 phút)
Nhóm 1: Hành động cứu người của gia đình ông chài như thế nào? Em có nhận xét gì về những con người như thế?
Nhóm 2: Ngư ông đã nói gì với chàng?
Nhóm3,4 : những chi tiết nào miêu tả cuộc sống sông nước của ông chài? Aán tượng của em về cuộc sống đó?
Nhóm 1 trình bày- HS nhận xét- GV nhận xét – Ghi bảng.
ðCâu thơ mộc mạc, không gọt đẽo trau chuốt, chỉ kể lại sự việc một cách tự nhiên như nó đã xảy ra nhưng nó lại gợi tả được mối chân tình của gia đình ông Ngư đối với người bị nan: cả nhà dường như nhốn nháo, hối hả lo chạy chữa để cứu sống Vân Tiên bằng mọi cách dân dã thôi, chẳng thầy thợ thuốc thang gì mà rất mực ân cần, chu đáo: “vầy lửa” “hơ bụng dạ”, “hơ mặt mày”, nào ông nào bà, nào con mỗi người một việc. 
Đó là sự đối lập hoàn toàn với những mưu toan thấp hèn nhằm hãm hại người của Trịnh Hâm. “hối conmày”
Nhóm 2 trình bày- HS nhận xét- GV nhận xét – Ghi bảng.
ðCũng đối mặt với tính ích kỉ nhỏ nhen đến hành động độc ác của Trịnh Hâm là tấm lòng bao dung nhân ái, hào hiệp của ngư ông. Sau khi cứu sống Vân Tiên, biết tình cảnh khốn khổ của chàng, ông sẵn sàng cưu mang chàng dù chỉ chia sẻ một cuộc sống đói nghèo “hẩm hút” tương rau, nhưng chắc chắn sẽ đầm ấm tình người: “hôm mai hẩm hút với già cho vui”. Ơng cũng không hề tính toán đến cái ơn mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp: “dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”
Nhóm 3 trình bày-Nhĩm 4 nhận xét - GV nhận xét – Ghi bảng.
ðLời ngư ông nói về cuộc sống của mình cũng chính là những tiếng lòng của Nguyễn Đình Chiểu, những khát vọng về một cuộc sống đẹp, về một lối sống đáng mơ ước đối với con người. 
Cảm xúc chủ quan của nhà thơ làm cho cuộc sống của người dân chày bình thường trên sông nước có vẻ như được thi vị hóa, trở nên thơ mộng hơn, nhưng cốt lõi nó vẫn là chân thật. Từ câu thơ “Rày doi mai vịnh vui vầy” đến hết đoạn trích đều miêu tả cuộc sống trên sông nước của ông chài. Các chi tiết: “doi, vịnh, chích, đầm, gió, trăng, bầu trời” nói về thiên nhiên sông nước phóng khoáng đa dạng. Còn “vui vầy, hứng gió, chơi trăng, thong thả, nghêu ngao, vui thầm” nói lên cuộc sống tự do nhàn tản khoáng đạt chan hòa với thiên nhiên của con người. Hình ảnh một chiếc thuyền nan “tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang” là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống thanh sạch, ngoài vòng danh lợi, ô trọc, một cuộc sống tự do phóng khoáng giữa đất trời cao rộng, hòa nhập bầu bạn với thiên nhiên, thảnh thơi giữa sông nước, gió trăng và vì thế cũng đầy ắp niềm vui, bởi con người lao động tự do, tự làm chủ mình có thể ứng phó với mọi tình thế. 
Cuộc sống ấy hoàn toàn xa lạ với những toan tính nhỏ nhen ích kỉ, mưu danh, trục lợi, sẵn sàng chà đạp lên cả đạo đức nhân nghĩa.
?Đoạn thơ nói lên tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân dân như thế nào?
ðGởi gắm khát vọng vào niềm tin
Vào cái thiện, vào con người lao động bình thường, Nguyễn Đình Chiểu đã bộc lộ một quan niệm nhân dân rất tiến bộ. Từng trải cuộc đời, Nguyễn Đình Chiểu rất rõ cái xấu xa, cái ác thường được lẫn khuất sau mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang (như thái sư đương triều, Võ Công, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm.). nhưng còn những cái tốt đẹp đáng kính trọng, đáng khao khát, tồn tại vững bền nơi những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài (như Ngư ông, ông tiều, chú tiểu đồng, lão bà dệt vải trong rừng).
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
 1. Đọc.
2. Tìm hiểu chú thích
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Hành động và tội ác của Trịnh Hâm.
- Hoàn cảnh của Vân Tiên: bơ vơ, tội nghiệp.
-Động cơ của Trịnh Hâm: đố kỵ, ganh ghét tài năng của Vân Tiên, lo cho con đường tiến thân tương lai của mình. 
4.4 Củng cố và luyện tập: (GV sử dụng bảng phụ.)
Hãy đánh dấu X trước câu trả lời đúng.
Nhận định nào nói đúng nhất giá trị miêu tả nội tâm?
Những ý nghĩ của nhân vật.
Những cảm xúc của nhân vật.
Những diễn biến tâm trạng của nhân vật.
Cả a, b, c đều đúng.
Hãy tìm và đọc những câu thơ có sự kết hợp của các phương thức tự sự, miêu tả nội tâm?
 HS làm – GV nhận xét.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
 - Xem lại các bài tập.
 - Chuẩn bị: Nghị luận trong văn bản tư sự.
 + Trả lời các cu6 hỏi SGK.
 + Làm bài tập 1, 2, 3 theo cách khác.
 5.Rút kinh nghiệm:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 91.doc