LUYỆN TẬP
PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I- Mục đích yêu cầu:
Giúp học sinh nhận biết đây là bài rèn luyện kĩ năng, không phải bài học lí thuyết.
Qua đó các em nhận biết được văn bản phân tích và tổng hợp.
Kĩ năng viết văn bản phân tích và tổng hợp.
II- Chuẩn bị:
Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án
Trò: Học bài.
III- Lên lớp
A. Tổ chức
B.Kiểm tra
? Thế nào là phép phân tích, tổng hợp? Vai trò của phép phân tích tổng hợp trong bài nghị luận?
C.Bài mới
Bài tập 1/11
H? Đọc bài tập. Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Chỉ rõ phép lập luận và trình tự lập luận đó?
H? Theo em đoạn văn tác giả sử dụng phép lập luận nào?
- Lập luận phân tích.
H? Luận điểm của đoạn văn này là gì?
- Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.
H? Tác giả đã sử dụng cách phân tích nào?
- Chia đối tượng ra thành các phương diện để phân tích:
+ Cái hay ở các điệu xanh (phối hợp màu xanh khác nhau): xanh ao, xanh bờ, xanh tre, xanh trời.
Tuần 19 Tiết 95 Luyện tập phân tích và tổng hợp. Ngày soạn: Ngày dạy: I- Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh nhận biết đây là bài rèn luyện kĩ năng, không phải bài học lí thuyết. Qua đó các em nhận biết được văn bản phân tích và tổng hợp. Kĩ năng viết văn bản phân tích và tổng hợp. II- Chuẩn bị: Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án Trò: Học bài. III- Lên lớp Tổ chức B.Kiểm tra ? Thế nào là phép phân tích, tổng hợp? Vai trò của phép phân tích tổng hợp trong bài nghị luận? C.Bài mới Bài tập 1/11 H? Đọc bài tập. Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Chỉ rõ phép lập luận và trình tự lập luận đó? H? Theo em đoạn văn tác giả sử dụng phép lập luận nào? Lập luận phân tích. H? Luận điểm của đoạn văn này là gì? Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. H? Tác giả đã sử dụng cách phân tích nào? Chia đối tượng ra thành các phương diện để phân tích: + Cái hay ở các điệu xanh (phối hợp màu xanh khác nhau): xanh ao, xanh bờ, xanh tre, xanh trời. + Cái hay ở những cử động. (phối hợp các cử động nhỏ): thuyền nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo tầng mây lơ lửng, con cá động. + Cái hay thể hiện ở các vần thơ: vần hiểm hóc, kết hợp từ ngữ. + Cái hay chữ không non ép: kết hợp thoải mái, đúng chỗ. H? Đọc đoạn văn b: là tương tự như câu a? Luận điểm : “mấu chốt của sự thành đạt” Trình tự phân tích: + đoạn 1: nêu quan niệm mấu chốt của sự thành đạt gồm: nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan + đoạn 2: phân tích từng quan niệm đúng sai. H? Cuối cùng ta đi đến kết luận gì? “Mấu chốt của sự thành đạt trau dồi đạo đức tốt đẹp”. Bài tập 2: H? Đọc và nêu yêu cầu bài tập? Phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó. H? Muốn phân tích bản chất của lối học đối phó thì trước hết ta phải làm điều gì? Hiểu được bản chất thế nào là học đối phó. Những biểu hiện của học đối phóư H? Theo em hiểu bản chất của học đối phó là gì? Là học mà không lấy việc học làm mục đích, coi việc học là việc phụ, xác định sai việc học. H? Theo em những biểu hiện của việc học đối phó là gì? Học chỉ cốt để thầy cô không quở trách, cha me không rầy la nên chỉ lo học giải quyết việc trước mắt thi cử, kiểm tra không bị điểm kém. H? Hình thức của học đối phó là gì? Cũng lên lớp, cũng đọc sách, cũng thi cử H? Cách học đối phó có tác hại gì? Bản thân: không hứng thú học, đầu óc rỗng tuếch đến lúc sống độc lập không làm được việc gì. Đối với xã hội: là gánh nặng cho xã hội về mặt kinh tế, tư tưởng, đạo đức. Bài tập 3: H? Dựa vào văn bản: “Bàn về đọc sách” em hãy phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách? GV gợi ý: Sách quan trọng như thế nào? Muốn tiến bộ ta phải làm gì? Và đọc sách phải đọc như thế nào? Đối với sách chỉ nên đọc sách chuyên môn hay không? H? Các em làm ra giấy. Gọi học sinh trình bày GV: nhận xét và góp ý chung: Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại đã tích luỹ từ xưa tới nay. Muốn tiến bộ, phát triển thì một trong những con đường là ta phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm. Đọc sách không cần nhiều mà chỉ cần đọc kĩ, hiểu sâu thế mới có ích. Bên cạnh đọc sách chuyên môn phục vụ nghành nghề còn phải đọc sách có liên quan để hiểu vấn đề chuyên môn tốt hơn. Bài tập 4: Viết những đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích ở trên bài tập tập 2 và 3. H? Mục đích của bài tập này là gì? Tổng hợp vấn đề chung mà các ý đã được phân tích ở bài tập 2, 3 H? Muốn tổng hợp ý ta phải dùng biện pháp lập luận nào? Phép tổng hợp. GV: Tổng hơp là rút ra ý khái quát chung từ những điều vừa phân tích. H? Tóm lại lối học đối phó là gì? Học đối phó là học bị động, hình thức, không lấy việc học làm mục đích chính. Lối học đối phó chẳng những làm cho người học mệt mỏi mà còn không tạo ra được những nhân tài cho đất nước. H? Đọc sách như thế nào để có hiệu quả hơn? Tóm lại, muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc cho kĩ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng thích đáng, để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu. * Hướng dẫn về nhà Nắm chắc cách phân tích và tổng hợp. Rút kinh nghiệm Tuần 20 Tiết 96 Tiếng nói văn nghệ Ngày soạn: Ngày dạy: I- Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống. Hiểu thêm cách viết bài nghị luận, qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh. Rèn kĩ năng đọc- hiểu và phân tích văn bản nghị luận. II- Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án. Trò: Học bài. III- Lên lớp A.Tổ chức B. Kiểm tra ? Qua văn bản: “bàn về sách” em rút ra được bài học gì? C. Bài mới H? Em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Đình Thi? GV: Ông là nhà văn cách mạng tiêu biểu, trước cách mạng, ông là thành viên của tổ chức văn hoá cứu quốc. Sau cách mạng: Làm Tổng Thư ký Hội nhà văn Việt Nam. + Từ 1958-1989: là Tổng Thư kí Hội nhà văn VN. + 1995: Là chủ tịch Uỷ ban toàn quốc. - Một số tác phẩm tiêu biểu: H? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản trên? GV: In trong cuốn: “Mấy vấn đề về văn học” –xuất bản năm 1956. Yêu cầu đọc: Đọc mạch lạc rõ ràng, diễn cảm những dẫn chứng thơ. GV: Đọc từ đầu đến: “của tâm hồn”. Nêu nội dung tiếng nói của văn nghệ. H? Gọi học sinh đọc tiếp “Tiếng nói của tình cảm”. H? Nêu nội dung của đoạn văn? - Nghệ thuật với tiếng nói tình cảm của con người. H? Đọc phần còn lại và tóm tắt nội dung bằng một câu văn? Sức mạnh kì diệu, khả năng cảm hoá của văn nghệ. H? Giải thích các từ: Bác ái, tri thức hoá theo SGK. H? Căn cứ vào đọc và tìm hiểu em hãy tóm tắt nội dung chính của văn bản? - Nội dung tiếng nói của văn nghệ: Cùng với thực tại khách quan là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm cá nhân người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là cách sống của tâm hồn, từ đó là thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. - Văn nghệ có khả năng cảm hoá sức mạnh lôi cuốn của nó thật kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm- tác động của mỗi con người qua những rung cảm sâu xa từ trái tim . H? Dựa vào hệ thống tóm tắt luận điểm. Em hãy chỉ ra bố cục của văn bản? Hướng dẫn trả lời như phần đọc, tìm nội dung. H? Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? Nghị luận. H? Gọi học sinh đọc từ đầu đến Một cách sống của tâm hồn. H? Mở đầu văn bản tác giả nêu nên vấn đề gì? Tác phẩm văn nghệ mới mẻ. H? Em hiểu vấn đề trên như thế nào? Văn nghệ không đơn thuần là ghi chép, sao chép thực tại ấy một cách máy móc mà thông qua cái nhìn chủ quan của người nghệ sĩ. H? Ngoài ra trong tác phẩm người nghệ sĩ cón gửi gắm điều gì? Gửi vào tác phẩm một lá thư. H? Em hiểu lời gửi này như thế nào? Đó là tử tưởng tình cảm, tấm lòng mình gửi gắm vào đó. GV: Nói tóm lại: Văn nghệ không chỉ phán ánh khách quan mà còn biểu hiện các chủ quan của người nghệ sĩ. Văn nghệ phản ánh những chất liệu hiện thực qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. H? Để minh chứng cho lời nhận định trên? Hai dẫn chứng: + hai câu thơ trong Truyện Kiều. + An na Tônxtôi. H? Tác giả đã phân tích dẫn chứng như thế nào? Hai câu thơ TK: tả cảnh mùa xuân tươi đẹp làm chúng ta rung động lạ lùng. Cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn tái sinh. Cái chết của An na đã làm cho người đọc bâng khuâng thương cảm không quên. H? Khi đọc xong TK, tác phẩm của Tônxtôi, gấp trang sách lại thường để lại trong lòng người đọc điều gì? Nặng những suy nghĩ, trong lòng còn vương vấn những vui buồn. GV: Đó là lời gửi, lời nhắn, là nội dung tư tưởng, tình cảm độc đáo của tác phẩm văn học. Lời gửi, lời nhắn này luôn toát lên từ nội dung hiện thực khách quan được thể hiện trong tác phẩm nhưng nhiều khi lại được nói ra một cách trực tiếp rõ ràng, có chủ định: “Trăm năm trong cõi. ghét nhau”. H? Gọi học sinh đọc “Lời gửi của một cách sống của tâm hồn”. Vì sao tác giả viết lời nhắn gửi của Nghị cho nhân loại đời sau phức tạp hơn? - Tác giả đi sâu bàn nội dung của văn nghệ- tư tưởng của người nghệ sĩ gửi trong tác phẩm: Bởi chúng ta không chỉ đơn thuần hiểu những hình ảnh thiên nhiên từng nét của nhân vật, khóc, nụ cười mà trong đó chứa bao điều mới lạ, tiềm ẩn, làm ta ngạc nhiên. Đó là đặc điểm nội dung của văn nghệ. H? Như vậy tiếng nói của văn nghệ đã đem đến cho người đọc, người nghe những gì? Những nhận thức. Những rung động H? Từ đó em hiểu như thế nào về nội dung tiếng nói văn nghệ? GV: Tác giả muốn nhấn mạnh và lưu ý người đọc chính ở cái nội dung này để từ đó bàn về vai trò, ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống xã hội và mỗi con người tiếp nhận văn nghệ. Tiết 97 H? Đọc tiếp phần II H? Theo em tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? Trong những trường hợp con người bị ngăn cách bởi cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. H? Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể nào để làm sáng tỏ? Những người bị tù chung thân trong cuộc đời u tối (bị ngăn cách với thế giới bên ngoài). Những người sống trong lam lũ vất vả, sống tối tăm họ được sống, quên đi nỗi cơ cực hàng ngày. GV: Tuy nhiên văn nghệ nói chuyện với tất cả mọi người không chỉ những người trong dẫn chứng trên. H? Ngoài ra văn nghệ còn giúp chúng ta có những tình cảm gì? Tình cảm yêu ghét, vui buồn. H? Qua đây giúp em cảm nhận được vai trò và ý nghĩa gì của văn nghệ? GV: Như vậy, với những dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể sinh động lập luận chặt chẽ, đầy sức thuyết phục phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống con người. H? Đọc phần còn lại. Tiếng nói của văn nghệ không đơn thuần là tình cảm mà còn chứa đựng những gì? Chứa đựng tư tưởng. H? Tư tưởng trong nghệ thuật thể hiện như thế nào? - Tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà thấm thía sâu những cảm xúc nỗi niềm. H? Theo tác giả, văn nghệ đến với con người bằng cách nào? Văn nghệ đến với con người bằng tình cảm. H? Tác giả đã phân tích con đường văn nghệ đến với con người như thế nào? Một câu thơ rời trang giấy. H? Em cảm nhận gì về con đường này? Tác phẩm văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc đi vào nhận thức tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm, giúp con người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình. GV: Bằng cách thức đặc biệt đó, văn nghệ thực hiện chức năng của nó một cách tự nhiên, hiệu quả, sâu sắc, lâu bền. H? Tác giả đã khẳng định sức mạnh của văn nghệ ntn? Sợi dây truyền cho mọi người trong lòng. NT dựa vào đốt lửa bước trên con đường ấy. NT mở rộng cho xã hội. H? Qua đây giúp chúng ta cảm nhận được gì về sức mạnh của văn nghệ? GV: Như vậy, văn nghệ đến với con người bằng con đường tình cảm. Qua tình cảm văn nghệ lay động toàn bộ con tim, khối óc chúng ta “Nghệ sĩ truyền điện thẳng vào con tim khối óc chúng ta một cách tự nhiên sâu sắc và thấm thía. Nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước trên con đường ấy”. H? Hãy nêu những nét đặc sắc về cách viết văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi? Bố cục: Chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên. Cách viết: Giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng tiêu biểu, đa dạng, có sức thuyết ... ng khác nhau có thể có những hàm ý khác nhau. GV: Vì vậy nhiều khi không nắm được tình huống cụ thể đó thì sẽ không hiểu được hàm ý gửi gắm trong lời nói. Hàm ý có đặc tính: + Hàm ý có thể giải đoán được. Người nghe có năng lực thì có thể giải đoán được hàm ý trong lời nói có chứa hàm ý. VD: Con chào mẹ con đi học, mẹ nói với theo: Trời sắp mưa rồi đấy! + Hàm ý có thể chối bỏ được: Người nói luôn luôn có thể chối bỏ rằng không thông báo hàm ý nào trong lời nói của mình, tức là người nói có thể không chịu trách nhiệm về hàm ý chứa trong lời nói của họ. VD: II- Luyện tập Bài tập 1/75 H? Đọc và nêu yêu cầu bài tập? Bài tập gồm mấy yêu cầu? Muốn thực hiện được yêu cầu của bài tập ta làm như thế nào? Tìm những câu nói về ông hoạ sĩ và cô kĩ sư. Xem những câu đó có những từ ngữ thể hiện việc người hoạ sĩ chưa muốn chia tay, những từ ngữ thể hiện thái độ của cô gái liên quan tới chiếc mùi xoa. GV: Tức là bài tập tìm hàm ý? H? Câu nào cho thấy hoạ sĩ chưa muốn chia tay? Nhà hoạ sĩ dậy H? Từ ngữ nào cho biết điều đó? Cụm từ “tặc lưỡi”. GV: Đây là cách dung hình ảnh để diễn đạt ý muốn của ngôn ngữ nghệ thuật. H? Theo dõi yêu cầu b. Trong câu cuối những từ ngữ nào diễn đạt thái độ của cô gái? Mặt đỏ ửng nhận lại chiếc khăn . Quay vội đi. H? Qua những từ ngữ đó thể hiện thái độ gì? Mặt : ngượng, buộc nhận lại điều mà không tránh được. Quay vội đi: vì quá ngượng. H? Qua những từ ngữ này em hiểu thái độ của cô kĩ sư như thế nào? Cô bối rối và ngượng. Cô ngượng vì định kín đáo để lại chiếc khăn mùi xoa làm kỉ vật cho anh thanh niên thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô quên nên gọi cô để trả. GV: Căn cứ vào truyện, cô gái có ý định muốn có vật gì đó để tặng người thanh niên lần đầu gặp gỡ Thái độ ngượng ngùng với người thanh niên thì ít- cô ngượng ngùng với người hoạ sĩ già dày dặn kinh nghiệm thì nhiều. * Hướng dẫn về nhà. Nắm chắc thế nào là nghĩa tường m inh và hàm ý. Làm những bài tập còn lại. * Rút kinh nghiệm Tuần 25 Tiết 124 Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngày soạn:09/02/2007 Ngày dạy: I- Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh hiểu rõ thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo. Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. II- Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án Trò: Học bài. III- Lên lớp A. Tổ chức B. Kiểm tra. ? Nêu cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện? C. Bài mới H? Gọi học sinh đọc văn bản: “Khát vọng hoà nhập dâng hiến cho đời” sgk/77 H? Vấn đềe nghị luận của văn bản này là gì? - Vấn đề: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” H? Văn bản chia bố cục thành mấy phần? Mở bài (đoạn 1) Thân bài (5đoạn tiếp theo). Kết bài (đoạn 10. H? Phần thân bài triển khai thành mấy luận điểm? Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó? - Luận điểm 2: Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên đất nước trong cảm xúc thiết tha trìu mến của nhà thơ. + Luận cứ: + Qua 1 loạt những hình ảnh: Dòng sông, bông hoa, lộc. + Qua âm thanh. + Qua ngôn ngữ. + Liên tưởng của đất nước ngàn năm. Luận điểm 3: Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà mình dâng hiến được kết nối tự nhiên với hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên. + Luận cứ: + Hình ảnh thơ đặc sắc. + Cảm xúc giọng điệu trữ tình. + Biện pháp nghệ thuật của bài thơ, kết cấu. H? Đoạn thơ cuối có nhiệm vụ gì? Khái quát giá trị, ý nghĩa bài thơ mùa xuân nho nhỏ. H? Các luận cứ trong bài có làm nổi bật được luận điểm không? Các luận cứ là các câu thơ, hình ảnh dặc sắc, giọng điệu kết cấu bài thơ. Các luận cứ trong từng đoạn đã làm sáng tỏ các luận điểm. H? Em hãy nhận xét về bố cục của văn bản? Bố cục đủ 3 phần, giữa các phần của văn bản có sự liên kết tự nhiên về ý nghĩa và diễn đạt. H? Em hãy nhận xét về cách diễn đạt của bài văn? - Người viết đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải. GV: Văn bản trên thuộc văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ, vậy theo em hiểu thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ? Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó. Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh giọng điệu. Bài nghị luận cần phân tích yếu tố ấy để có những nhận xét đáng giá cụ thể, xác đáng. Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết. H? Đọc và nêu yêu cầu bài tập? Xác định thêm những luận điểm ở văn bản trên? H? Nngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong văn bản, em hãy tìm thêm các luận điểm khác làm về bài thơ? Kết cấu bài thơ chặt chẽ, cân đối: mở đầu là mùa xuân đất nước, kết thúc lại là một giai điệu dân ca. Giọng điệu trữ tình của bài thơ chân thành tha thiết. Ước nguyện cống hiến, hoà nhập của Thanh Hải. I- Tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. 1. Ví dụ Mở bài: Giới thiệu bài thơ, bước đầu đánh giá, khái quát cảm xúc của bài. Thân bài: Luận điểm 1: Hình ảnh mùa xuân trong thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa, trong đó hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu. Luận điểm 2: Luận điểm 3: Kết bài. 2. Kết luận II- Luyện tập Bài tập sgk/78 * Hướng dẫn về nhà Hiểu được thế nào là nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ. Học thuộc phần ghi nhớ. * Rút kinh nghiệm . Tuần 25 Tiết 125 Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngày soạn:09/02/2007 Ngày dạy: I- Mục đích yêu cầu: Ôn tập các kiến thức về văn nghị luận nói chung và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ nói riêng. Tích hợp với các văn bản Văn vả Tiếng Việt đã học. Rèn kĩ năng viết bài nghị luận vềmột đoạn thơ, bài thơ theo các yêu cầu nhất định của kiểu bài. II- Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án. Trò: Học bài. III- Lên lớp A. Tổ chức B. Kiểm tra: ? Thế nào là nghị luận về một tác phẩm thơ( đoạn thơ). C. Bài mới H? Gọi học sinh đọc các đề bài trong sgk? Nhắc lại cấu tạo một đề bài nói chung? Đề bài gồm hai phần: + Phần mệnh lệnh + Phần nội dung. H? Em cho biết trong 8 đề, những đề nào có cấu tạo đủ 2 phần? Các đề: 1, 2, 3, 5, 6, 8. H? Những đề còn lại có đặc điểm gì? Đề: 4, 7 đề không có lệnh. H? Nhưng thực chất 2 đề này thuộc thể loại nào? Thuộc thể loại nghị luận. GV: Về thực chất 2 đề bài này có chỉ định ngầm là yêu cầu nghị luận về “hình tượng”, “ những đặc sắc”. H? Từ sự phân tích trên em hãy so sánh sự giống và khác nhau của các đề bài trên? Giống nhau: đều thuộc văn nghị luận. Khác nhau: + Đề có mệnh lệnh đề không có mệnh lệnh. + Đề yêu cầu phân tích, đề yêu cầu cảm thụ, đề yêu cầu suy nghĩ. GV: - Đề yêu cầu phân tích: yêu cầu nghiêng về phương pháp nghị luận. Đề yêu cầu cảm nhận: Yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết. Đề yêu cầu phân tích: Yêu cầu nghị luận nhấn mạnh đến nhận định đánh giá của người viết. H? Qua phân tích em hiểu gì về một đề bài nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ.? H? Gọi học sinh đọc đề bài? Vấn đề cần nghị luận ở đây là gì? Vấn đề nghị luận tình yêu quê hương. H? Thể loại cần làm? Nghị luận phân tích. H? Tư liệu làm bài này? Văn bản “ Quê hương” của TH. H? Em cho biết nội dung chính của văn bản quê hương là gì? - Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị của quê hương qua từng cảnh cụ thể. H? Nêu những thành công về nghệ thuật? - Nghệ thuật miêu tả: Miêu tả chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu tiết tấu. H? Phần mở bài theo em phải đảm bảo yêu cầu gì? Giới thiệu vấn đề nghị luận “tình yêu quê hương” thể hiện trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. H? Phân tích phần nội dung em triển khai thành những luận điểm nào? Luận điểm 1: Cảnh ra khơi: vẻ đẹp trẻ trung, giàu sức sống, đầy khí thế vượt trường giang. Luận điểm 2: Cảnh trở về: đông vui, no đủ, bình yên. Luận điểm 3: Nỗi nhớ: hình ảnh đọng lại vẻ đẹp sức mạnh mùi nồng mặn của quê hương. H? Để làm nổi bật nội dung trên tác giả thành công về những nghệ thuật gì? Cấu trúc ngôn từ, hình ảnh, nhịp H? Phần kết bài ta nên làm như thế nào? Khẳng định lại những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. H? Qua phân tích cách làm đề bài trên, em thấy một bài nghị luận về tác phẩm thơ có bố cục mấy phần? Yêu cầu từng phần? GV: Phần thân bài để triển khai mạch lạc rõ ràng các luận điểm ta làm như thế nào? H? Đọc văn bản “quê hương trong tình thương nỗi nhớ” Xác định bố cục của văn bản này? Mở bài: Đoạn 1: Giới thiệu chung về nhà thơ TH với khởi đầu thành công xuất sắc là bài thơ “Quê hương”. Thân bài: Tiếp đến thành thực của Tế Hanh, nhận xét những thành công của bài thơ. Kết bài: phần còn lại: khẳng định những đóng góp có giá trị. H? Các em chú ý vào phần thân bài người viết thể hiện những đánh giá, nhận xét của mình về bài thơ bằng những luận điểm nào? mỗi luận điểm triển khai như thế nào? Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng tất cả tình yêu tha thiết trong sáng đầy thơ mộng: + Hình ảnh đẹp như mơ, đầy sức sống khi ra khơi. + Cảnh lao động tấp nập và cuộc sống no đủ, bình yên. + Vẻ đẹp dung dị của người dân chài giữa một không gian biển trời thơ mộng. + Hình ảnh âm thanh, màu sắc Một tâm hồn nhớ nhung chẳng thể nhạt nhoà. + Nỗi nhớ quê ở đoạn kết đã đọng lại thành kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. + Câu thơ cuối làm rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh. H? Em thấy tác giả triển khai các phần như thế nào? Phần thân bài liên kết với mở bài bằng các luận điểm, luận cứ có tác dụng cụ thể hoá cho nhận xét khái quát ở mở bài. Phần kết bài liên kết với phần thân bài bằng những kết luận mang tính quy nạp về giá trị bt. H? So sánh với dàn ý đề bài trên và cách triển khai luận điểm của bài văn này em có nhận xét gì? Nhận xét, đánh giá, cảm thụ của mỗi người viết có cách riêng. H? Tuy nhiên những nhận xét đánh giá ấy phải đảm bảo yêu cầu gì? Phải xoay quanh phân tích, bình giá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. H? Yêu cầu cách trình bày bài nghị luận về một tác phẩm thơ, đoạn thơ như thế nào? I- Tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 1. Ví dụ. 2. Kết luận: Đề nghị luận về một tác phẩm thơ, đoạn thơ có 2 dạng: có mệnh lệnh và không có mệnh lệnh. II- Cách làm bài nghị luận . Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. 1. Tìm hiểu đề. 2. Tìm ý. 3. Lập dàn ý. A. Mở bài. B.Thân bài. Nội dung: Nghệ thuật: C. Kết bài *Kết luận: bài văn nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 4. Cách tổ chức triển khai luận điểm. * Kết luận: sgk * Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: