Bài soạn Ngữ văn 9 - Bài 1 đến bài 35

Bài soạn Ngữ văn 9 - Bài 1 đến bài 35

Bài: 1

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 < lê="" anh="" trà="">

A- Mục tiêu cần đạt:

Qua tiết học, HS có thể :

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác HS có ý thức học tập , tu dưỡng và rèn luyện theo gương của Bác

- Có kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích VB nhật dụng.

 B- Chuẩn bị:

- GV: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác; những mẩu chuyện về sự giản dị của Bác.

 * Tìm đọc sách “ Bác Hồ- con người- phong cách.”

 < nhà="" xuất="" bản="" trẻ-="" tphcm="" -2005="">

- HS: Đọc kĩ văn bản, soạn bài

 Ôn lại kiến thức về văn bản nhật dụng và VB thuyết minh

C- Hoạt động dạy học:

1-Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:

2-Kiểm tra bài cũ:

 KT việc chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập của HS.

 3- Bài mới.

Giới thiệu bài.

- Chủ Tịch HCM không những là nhà yêu nước, cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Bởi vậy phong cách sống và làm việc của Bác không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của nhà văn hoá lớn ,một con người của “nền văn hoá tương lai”.Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vẻ đẹp ấy qua văn bản.

 

doc 357 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 928Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Bài 1 đến bài 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 1
Ngày soạn: 04 / 09 / 2009
Tiết:1+2
Ngày dạy: 07 / 09 / 2009
 ============== Phần văn bản nhật dụng ============
Bài: 1
Phong cách hồ chí minh
a- Mục tiêu cần đạt:
Qua tiết học, HS có thể :
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. 
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác HS có ý thức học tập , tu dưỡng và rèn luyện theo gương của Bác
- Có kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích VB nhật dụng.
 b- Chuẩn bị:
- GV: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác; những mẩu chuyện về sự giản dị của Bác.
 * Tìm đọc sách “ Bác Hồ- con người- phong cách.” 
- HS: Đọc kĩ văn bản, soạn bài
 Ôn lại kiến thức về văn bản nhật dụng và VB thuyết minh
c- hoạt động dạy học:
1-ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số : 
2-Kiểm tra bài cũ:
 KT việc chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập của HS.
 3- Bài mới.
Giới thiệu bài.
Chủ Tịch HCM không những là nhà yêu nước, cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Bởi vậy phong cách sống và làm việc của Bác không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của nhà văn hoá lớn ,một con người của “nền văn hoá tương lai”.Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vẻ đẹp ấy qua văn bản....
? Cho biết tác giả? Tác phẩm? 
? Cho biết thể loại? Phương thức biểu đạt chính của văn bản ? 
- GV nêu yêu cầu đọc - đọc 
mẫu.
- Gọi 1-2 HS đọc .
? Tìm bố cục văn bản?
? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
- Gọi 1 HS đọc đoạn đầu văn bản .
? Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác như thế nào?
? Cách tiếp xúc văn hoá của Bác có gì đặc biệt ?
? Thái độ tiếp thu văn hoá của bác như thế nào ?
? Bác đã sử dụng vốn văn hoá sâu rộng để làm gì?
- GV yêu cầu HS kể tên những sáng tác văn chương của Bác ở chương trình lớp 8 và cho biết Bác viết những TP đó bằng những ngôn ngữ gì?
?Khi tiếp thu vốn văn hoá nhân loại như vậy, văn hoá dân tộc của Bác có bị mai một không? 
( Hs thảo luận )
? Em có suy nghĩ gì trước thái độ tiếp thu văn hoá như vậy của Bác?
? Theo dõi đoạn cuối của phần văn bản thứ nhất, em thấy tác giả đã bình luận về sự tiếp thu văn hoá của Bác như thế nào?
? Em hiểu từ “nhào nặn” như thế nào ? Từ đó em hiểu gì về sự nhào nặn của hai nền văn hoá quốc tế và dân tộc ở Bác?
?Em hãy kể thêm một số mẩu chuyện để làm rõ những biểu 
? Để làm nổi bật đặc điểm phong cách văn hoá HCM, tác giả đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
? Qua sự tiếp thu văn hoá nhân loại của HCM, giúp em hiểu gì về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác?
I – Tìm hiểu chung:
1- Tác giả: Lê Anh Trà
2- Tác phẩm:
- Văn bản được trích từ bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh- cái vĩ đại gắn với cái giản dị” in trong tập “HCM và văn hoá Việt Nam”.
- Thể loại: văn bản nhật dụng ,chủ đề hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Phương thức chính: thuyết minh.
II- Đọc - hiểu văn bản:
1- Đọc, chú thích:
- Giọng chậm rãi, rõ ràng khúc triết .
- GV giải thích rõ chú thích sgk .
2- Bố cục:
Từ đầu đến “hiện đại” :sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại .
- Còn lại: nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ Tịch HCM. 
3- Phân tích:
a) Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác:
*Vốn tri thức văn hoá của Bác rất sâu rộng.
+ Trên đường hoạt động CM (trong cuộc đời đầy truân chuyên; trên những con tàu vượt trùng dương).
+ Trong lao động (Người đã làm nhiều nghề).
+ Học hỏi nghiêm túc (đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm).
+ Tiếp thu có định hướng (tiếp thu mọi cái đẹp.chủ nghĩa tư bản).
+ Diện tiếp xúc rộng (nhiều nước, nhiều vùngchịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá).
- Hoạt động CM
- Sáng tác văn chương
* HS nhắc lại.
- Nhật kí trong tù: tiếng Hán
- Thuế máu : tiếng Pháp
*Vốn văn hoá dân tộc của Bác không hề bị mai một. Bác đã trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu ảnh hưởng quốc tế
- nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc dân tộcđể trở thành nhân cách rất Việt Nam , một lối sống bình dị rất VNrất phương Đôngrất mới rất hiện đại. 
=> Đó là sự đan xen kết hợp bổ sung, sáng tạo hài hoà hai nguồn văn hoá nhân loại và dân tộc trong tri thức văn hoá HCM.
* Phương pháp thuyết minh(liệt kê, so sánh,đan xen bình luận)
=> Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá thế giới.
- GV bình nâng cao: 
 Trong thực tế các yếu tố “dân tộc”và “nhân loại”; “truyền thống”và “hiện đại”luôn có xu hướng loại trừ nhau.Yếu tố nảy trội sẽ lấn át yếu tố kia.Sư kết hợp hài hoà các yếu tố mang nhiều nét đối lập ấy trong một phong cách quả là một điều kì diệu, chỉ có thể thực hiện được bởi một yếu tố vượt lên trên tất cả đó là bản lĩnh, của một người chiến sĩ cộng sản là tình cảm cách mạng được nung nấu bởi lòng yêu nước,thương dân vô bờ bến và tinh thần quên mình vì sự nghiệp chung. HCM chính là người hội tụ những phẩm chất đó. 
? Từ những điều kì diệu đó ở Chủ Tịch HCM chúng ta rút ra được bài học gì trong sự hội nhập với thế giới hiện nay?
-HS thảo luận theo nhóm:
GV thu phiếu yêu cầu các nhóm nhận xét chéo. 
- HS thảo luận theo hai nhóm:
- Đại diện các nhóm trả lời. các nhóm nhận xét chéo nhau.
=>Trong xu thế hội nhập hiện nay sự tiếp thu văn hoá nhân loại vừa có nghĩa lâu dài.
Chúng ta tiếp thu những cái hay, cái đẹp của văn hoá thế giới; đồng thời phải biết phê phán những cái tiêu cực trái với thuần phong mĩ tục. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong lối sống trong cách cử xử hàng ngày.
III) Luyện tập :
_ GV tổ chức cho HS luyện tập bằng bài tập 4 ở sách thiết kế.: Cho HS thảo luận
- GV nhận xét kết quả trả lời của các nhóm. Sau đó đưa đáp án chính xác.
4) Củng cố :
? Qua tiết học này, em học tập được những gì ở Bác?
5) Hướng dẫn về nhà: 
 - Nắm chắc các nội dung đã được tìm hiểu ở tiết 1
 - Đọc kĩ lại văn bản : Đức tính giản dị của Bác ở lớp 7
 ’ Đọc và tìm hiểu tiếp phần còn lại của văn bản.
	---------------------------------------------------------------------
Tuần: 1
Ngày soạn: 04 / 09 / 2009
Tiết:2
Ngày dạy: 07 / 09 / 2009
Tiết 2 : Văn bản : Phong cách Hồ Chí Minh ( tiếp )
 ( Lê Anh Trà )
A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS có thể :
- Thấy rõ vẻ đẹp trong phong cách sống của Bác. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa vĩ đại và bình dị.
- Tiếp tục có kĩ năng tìm hiểu, phân tích VB nhật dụng.
- Được bồi dưỡng lòng kính yêu và tự hào về Bác
B/ Chuẩn bị :
 - GV và HS cùng chuẩn bị như yêu cầu của tiết học trước.
C/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức: KT sĩ số : 9B : 	
2) KT bài cũ:
 ? Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá HCM là gì? Vì sao có thể nói như vậy?
3) Bài mới :
Giới thiệu bài: Ngày hôm trước chúng ta đã đi tìm hiểu một phần vẻ đẹp trong phong cách của Bác. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu để thấy vẻ đẹp sáng ngời của vị chủ tịch nước đáng kính của dân tộc VN. 
GV gọi hs đọc phần 2 của văn bản.
I.Tìm hiểu chung
II. Đọc hiểu văn bản
3. Phân tích
a.Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.
? Tác giả đã thuyết minh phong 
cách sinh hoạt của Bác trên 
những khía cạnh nào? 
? Mỗi khía cạnh đó có những 
biểu hiện cụ thể nào?
? Theo em trình tự các dẫn chứng như vậy đã hợp lí và thuyết phục chưa?
?Tất cả những biểu hiện đó được tác giả Lê Anh Trà kể bằng giọng văn ntn? Thông qua những P 2 thuyết minh nào?Tác dụng?
? Từ đó, vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác được làm sáng tỏ ?
?Em có thuộc những bài thơ, câu chuyện nào để thuyết minh cho cách sống bình dị ,trong sáng của Người?
( H/sinh theo dõi SGK: “Và Người  thể xác”.)
?Cho biếtnếu ở phần trên t/g dùng P 2liệt kê thì ở phần này tác giả giới thiệu lối sống của Bác bằng P 2 nào ?
(P 2 so sánh ,đối chiếu,liên tưởng chính xác)
 ? P 2 đó thuyết minh đó mang lại hiệu quả như thế nào cho đoạn văn?
 HS đọc đoạn cuối 
? Tại sao có thể khẳng định rằng lối sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác ?
 Hs thảo luận nhóm
? Từ đó, em nhận thức ntn về ý nghĩa cái đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh ?
? Để làm rõ và nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách Hồ Chí Minh, người viết đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào?
? Tóm lại, ta có thể tóm tắt những vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh ntn ? 
GV chốt lại : Đây thực sự là một cách sống có văn hóa, đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
Vốn văn hoá sâu sắc,kết hợp dân tộc với hiện đại , cách sống bình dị trong sáng, đó là những nội dung trong phong cách Hồ Chí Minh.Phong cách ấy vừa mang vẻ đẹp của trí tuệ ,vừa mang vẻ đẹp của đạo đức.
? Em hãy khái quát nghệ thuật của văn bản ?
? Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp trong phong cách HCM ?
 b.Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác:
- Nơi ở và nơi làm việc đơn sơ: (ngôi nhà sàn nhỏ bằng gỗ, chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ đồ đạc mộc mạc, đơn sơ)
-Trang phục hết sức giản dị (quần áo bà ba nâu,chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp).
-Tư trang ít ỏi( chiếc va va li con với bộ quần áo, vài vật kỷ niệm ).
-ăn uống đạm bạc. - Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.(Những món ăn bình dị, quen thuộc gần gũi với mọi người dân Việt Nam, những món ăn giản dị thân thương, đậm hương sắc quê nhà.
 => Ngôn ngữ giản dị, cách nói dân dã với những từ chỉ số lượng ít ỏi,từ ngữ câu văn gợi hình xen kẽ lời nhận xét,so sánh ý nhị cùng với phép liệt kê các biểu hiện cụ thể, xác thực trong đời sống của Bác,tác giả đã dẫn dắt người đọc vào thăm nơi ăn ,chốn ở của HCM như vào một bảo tàng vừa bình dị ,vừa thiêng liêng.
=>Phong cách sống bình dị, trong sáng và vô cùng cao đẹp ,lối sống rất dân tộc,rất Việt Nam trong phong cách HCM.
-So sánh, liên tưởng:
=> Làm sáng tỏ cách sống bình dị, trong sáng của Bác, thể hiện niềm cảm phục, tự hào của người viết.
c. ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh
-Sự bình dị gắn với thanh cao, trong sạch;tâm hồn không phải chịu đựng những toan tính vụ lợi ’tâm hồn được thanh cao.
- Sống thanh bạch, giản dị, thể xác không phải gánh chịu ham muốn, bệnh tật ’thể xác được thanh cao , hạnh phúc.
=> Là vẻ đẹp vốn có, tự nhiên, gần gũi, không xa lạ với mọi người, mọi người đều có thể học tập.
*Nghệ thuật:
- Biện pháp thuyết minh.
- Biện pháp kể xen lẫn bình luận.
III.Tổng kết:
a. Nghệ thuật.
- Kết hợp giữa kể chuyện và phân tích, bình luận.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- So sánh với các bậc danh nho xưa, đối lập giữa các phẩm chất, khái niệm:Vĩ nhân mà giản dị gần gũi,am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức VNam.
- Dẫn chứng thơ cổ, dùng từ Hán Việt.
b. Nội dung: (Ghi nhớ – SGK.)
 < Hs đọc, kể những câu thơ mẩu chuyện
 đã học, đọc.> 
àHCM: vĩ đại mà hết sức giản dị, gần gũi. Am 
hiểu văn hoá nhân loại mà cách sống lại hết sức 
dân tộc,  ... 9
Tiết:167+168
Ngày dạy: / / 2009
Bài: 34
Tổng kết văn học
i- mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
-Hình dung lại hệ thống các VB VH đã học và đọc thêm trong CT Ngữ văn THCS
-Hoàn thành hiểu biết ban đầu về nền VHVN, các bộ phận VH, các thời kì lớn, những đặc sắc nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật.
-Củng cố và hệ thống hoá vè các thể loại VH gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của VH
-Biết vận dụng những hiểu biết này để học và hiểu đúng các TP trong CT
II- Chuẩn bị:
-Bảng tổng kết 
III- hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:
-Sự chuẩn bị của H/s
2- Giới thiệu bài mới:
-Căn cứ vào ND của tiết học để GTB
3- Tiến trình bài dạy:
-H/s theo dõi phần đầu
?Nêu những nhận xét chung về nền VHVN
?Nêu các bộ phận hợp thành nền VHVN
? VhDG ra đời từ thời điểm nào?
?So với nền VH viết có gì khác
?Nêu giá trị của nền VHdg?
?Kể tên các thể loại của VHDG
?VH viết xuất hiện từ thời kì nào?
Hình thức thể hiện của nền VH viết?
?Hãy kể ên một số TP viết bằng chữ NÔm nà em được học trong CT
??Những đặc điểm về NDTT của VHVN là gì?
? Tại sao TT yêu nước.. lại trở thành đặc điểm hàng đầu của VHVN
?Những biểu hiện cụ thể của tinh thần yêu nước trong các TP VHVN
? Về nghệ thuật VHVN đạt được những thành tựu đáng kể nào?
?Kể tên một số thể loại VHDG?
? ở mỗi thể loại hãy lấy VD minh hoạ ?
?Khái quát thể loại VHTĐ?
?Bao gồm các thể loại nào?
? VHVN hiện đai có đặc điểm gì nổi bật?
?Kể tên các thể loại chính được dùng trong VHVNHĐ?
I –Nhìn chung về nền VH Việt Nam 
1-Các bộ phận hợp thành của nền VHVN
a. Văn học dân gian
-Hình thành từ thời viễn cổ
-Được lưu truyền dưới hình thức truyền miệng
-Nó là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của nhiều thế hệ
-Đa dạng về thể loại: TT, Cổ tích, TNN, truyện cười....
b. Văn học viết
-bao gồm:
+VH chữ án
+VH chữ Nôm
+VH chữ quốc ngữ
2- Tiến trình lịch sử của VHVN
Từ TKX-XI X
TừTKXX-1945
Từ 1945-nay
-Ra đời và TT trong KK CĐXHPK
-Có đặc trưng vè tư tưởng, thể loại, thi pháp, kết tinh thành tựu ở những T/g lớn, những TP xuất sắc như NT, ND, NBK...
-VH vận động, PT theo hướng hiện đại hoá với những biến đổi toàn diện mau lẹ và sâu sắc nhanh chóng kết tinhnhwngx TT thơ, kịch, phê bình. Tiêu biểu như: Tản đà, NTT, Nam cao
-Nền VH của thời kì mới
-GĐ 1945-1975: VH phục vụ tích cực 2 cuộc k/c của DT nêu cao tinh thần yêu nước CNAHCM
-GĐ1975- nay:
VH bước vào thời kì đổi mới toàn diện
3. Mấy nét dặc sắc nổi bật của VHVN
a. Về nội dung:
-Tinh thần yêu nước ý thức cộmg đồng trở thành TT sâu sắc bền vững của DT
-Tinh thần nhân đạo, t/y thương con người
-Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của NDVN
-Lên án t/c g/c thống trị
-Cảm thông với số phận người phụ nữ
b. Về nghệ thuật :
-Không hướng tới sự bề thế đồ sộ
-Kết tinh ở một số TP lớn
-Chú ý cái đẹp tinh tế hài hoà
II- Sơ lược về một số thể loại Văn học 
1- Một số thể loại VHDG
-Trữ tình dân gian: Ca dao, dân ca
-Tự sự dân gian: TT, TNN, TC, Sử thi
-Sân khấu DG: Chèo tuồng...
NLDG: Tục ngữ, câu đố
2- Một số thể loại văn học Trung đại
-TTtrung đại: Thơ ĐL
TSTĐ: Truyện ngắn, TTK, TTChồi, TTNôm, kí sự, tuỳ bút
-NLTĐ: Hịch, cáo, chiếu , biểu, ...
3. Một số thể loại VH Hiện đại
-*Đặc điểm:
-Kế thừa và phát triển đa dạng ở các thể loại
-Các thể loại mới được du nhập: Phê bình VH...
-Các thể loại được kế thừa: Thơ mới, thơ tự do
*Các thể loại:
+Tự sự
+trữ tình
+Kịch
+Thể loại tổng hợp: Truyện kí, thơ, kịch
4. Củng cố :
-G/v gọi một số em trình bày hoặc ngâm thơ một TP mà em yêu thích nhất?
-G/v tổ chức cho h/s thảo luận nhóm
? Trình bày sự khác biệt giữa các truyện “Con hổ có nghĩa” và “Chiêc lược ngà” về chữ viết, thể loại, ngôi kể, nhân vật, bố cục
5. - Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thiện BT củng cố
- Ôn tập toàn bộ HKII trọng tâm là VBNL
- Xem trước bài thư, điện
........................................................................................
Tuần:34
Ngày soạn: / / 2009
Tiết:169+170
Ngày dạy: / / 2009
Bài: 34
kiểm tra tổng hợp cuối năm
i- mục tiêu cần đạt:
 Kiến thức:
-Giúp h/s hệ thống hoá các đơn vị KT của 3 phân môn Văn- Tiếng việt- TLV
-Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận
-Giáo dục h/.s tính trung thực, ý thức tự giác ôn tập
II- Chuẩn bị:
-G/v thống nhất ra đề bài trong nhóm CM
III- hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:
-Không
2- Giới thiệu bài mới:
-Không
3- Tiến trình bài dạy:
Phần I: Trắc nghiệm (3,5 điểm)
1. Văn bản nào sau đây không phải là văn bản nghị luận?
A. Bàn về đọc sách	B. Chó sói và chiên con
C. Tiếng nói của văn nghệ	D. Chuẩn bị hành trang vào thể kỉ mới
2. Tác phẩm nào sau đây viết về những trò chơi tuyệt vời của trẻ thơ
A. Mây và sóng	B. Mùa xuân nho nhỏ
C. Nói với con	D. Con cò
3.Câu thơ nào sau đây sử dụng hình ảnh ẩn dụ ?
A. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
B Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
C.Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
D. Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.
4.Thành phần phụ chú có vai trò như thế nào trong câu ?
A. Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
B. Được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói.
C. Được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
D. Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
5.Một bài văn nghị luận cần đạt được những yêu cầu nào sau đây ?
A. Tái hiện sự việc, con người, sự vật, phong cảnh một cách sinh động.
B. Kể về diễn biến của sự việc, con người một cách hấp dẫn.
C. Bày tỏ những tình cảm, cảm xúc chân thành, có sức lay động lòng người.
D. Đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng giàu sức thuyết phục.
6. Dòng nào sau đây nêu đúng định nghĩa về hợp đồng ?
A. Là loại văn bản tường thuật chính xác diễn biến quá trình xảy ra một sự việc. 
B. Là loại văn bản ghi chép trung thực, đầy đủ một sự việc đang hoặc vừa xảy ra.
C. Là loại văn bản trình bày nguyện vọng của một cá nhân với một tổ chức.
D. Là loại văn bản có tính chất pháp lí, ghi lại sự thoả thuận về trách nhiệm nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia một công việc.
7.Hai câu văn Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. được liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Lặp từ ngữ	B. Dùng từ đồng nghĩa	C. Dùng từ trái nghĩa	D. Dùng từ nối
Phần II -Tự luận(6,5 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
	Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
	Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín muìa xuân...
	Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
	Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
	Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
	Mà sao nghe nhói ở trong tim !
	(Viễn Phương—Viếng lăng Bác)
Đáp án-Biểu điểm
Phần trắc nghiệm: Gồm 7 câu mỗi câu đúng cho 0,5 điểm
Câu số
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
B
A
A
D
D
D
C
Phần tự luận(6,5 điểm)	
*Về kĩ năng:
-Học sinh biết cách làm bài nghị luận về tác phẩm thơ cụ thể là nghị luận vềđoạn thơ. Kết cấu hợp lí, rõ ràng, diễn đạt tốt, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ và ngữ pháp chuẩn. chữ viết cẩn thận không sai chính tả.
*Về kiến thức:
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song cần nêu bật được những ý sau:
-Cảm nhận của tác giả về hình ảnh vĩ đại, thanh cao, vĩnh hằng của Bác.
-Cảm nhận về tấm lòng của tác giả, của nhân dân đối với Bác.
Những nội dung cảm xúc đó được thể hiện qua những hình ảnh đẹp, giàu ý nghĩa tượng trưng, qua ngôn ngữ xúc động, thành kính.
Biểu điểm
*Điểm 6: Đáp ứng được các yêu cầu trên, hoặc ý chưa thật đầy đủ song văn viết có cảm xúc, sáng tạo, trình bày chặt chẽ, không mắc lỗi.
Điểm 4: Cơ bản đúng được các ý trên, diễn đạt tương đối tốt. Tuy nhiên còn mắc một vài lỗi trong diễn đạt hoặc chữ viết.
Điểm 2: Chưa đáp ứng được các yêu cầu trên, diễn đạt còn lủng củng, chữ viết sai lỗi nhiều
*Lưu ý : Tuỳ từng nội dung bài g/v chấm có thể cho điểm từ 1 đếm 6,5
4. Củng cố:
-G/v thu bài nhận xét giờ làm bài của h/s
5. Hướng dẫn về nhà
-Tiếp tục ôn tập để chuẩn bị cho đợt thi chuyển cấp
 .........................................................................................................................
Tuần:35
Ngày soạn: / / 2009
Tiết:171+172
Ngày dạy: / / 2009
Bài: 34
Thư ( điện ) chúc mừng và thăm hỏi
i- mục tiêu cần đạt:
-Trình bày được MĐ, TH và cách viết thư điện chúc ừng và thăm hỏi
-Viết được thư điện chúc mừng và thăm hỏi
-Giáo dục h/s tính tự giác.
II- Chuẩn bị:
-Một Vb mẫu
III- hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:
-Không
2- Giới thiệu bài mới:
-Không
3- Tiến trình bài dạy:
-H/s đọc những tình huống trong sgktr/202
-G/v tổ chức cho h./s thảo luận nhóm
?Những trường hợp nào cần viết thư điện chúc mừng và thăm hỏi?
?Từ việc tìm hiểu trên hãy cho biết mục đích và tác dung củathư điện....?
?Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa thư điện chúc mừng và thư điện chia buồn?
-H/s rút ra KL
-H/s đọc các VB trong sgk
?Nhận xét về độ dài của thư điện chúc mừng và thư điện thăm hỏi?
?Thư điện.... T/c được thể hiện ntn?
?Lời văn của thư điện chúc mừng và thư điện thăm hỏi có gì giống và khác nhau?
-H/s thảo luận
?Rút ra cách viết?
?Viết hoàn thiện các mục còn thiếu?
?Xác định các tình huống cần viết thư điện CM và Thư điện thăm hỏi
I – Những trường hợp cần viết thư điện chúc mừng và thăm hỏi
1- Ví dụ
2- Nhận xét
-Có nhu cầu thông tin và bày tỏ t/c với nhau
-Có khó khăn trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi để nói hoặc nhận.
-VD:
+Thư điện thăm hỏi và chia vui.
+Thư điện thăm hỏi
*Khác nhau:
+Thư điện chúc mừng: Biểu dương liệt kêTT, sự thành đạt của người nhận
+Thư điện chia buồn: Động viên an ủi người nhận cố gắngvượt qua những rủi ro hoặc những khó khăn trong cuộc sống
II-Cách viết thư điện chúc mừng và thăm hỏi 
1- Ví dụ
2- Nhận xét
-Lí do gửi thư điện chúc mừng và thăm hỏi
-Bộc lộ suy nghĩ cảm xúc đối với tin vui hoặc nỗi bất hạnh điều không mong muốn của người nhận
-Lời chúc mừng, mong muốn
-Lời thăm hỏi, chia buồn
-Cách viết gồm 3 bước
Bước 1: Ghi họ tên, địa chỉ người nhận theo mẫu
Bước 2: Ghi ND
Bước 3: Ghi họ tên địa chỉ người gửi
-Lời văn cần viết ngắn gọn súc tích và với t/c chân thành.
3-Ghi nhớ sgk/204
III. Luyện tập
Bài 1:
–G/v yêu cầu h/s hoàn thiện theo mẫu
Bài 2:
Điện chúc mừng
Điện chúc mừng
Điện thăm hỏi
Thư điện CM
Thư điện CM
4- Củng cố
?Hiểu ntn về thư điện chúc mừng và thư điện thăm hỏi
? Nêu các bước tiến hành
?Lời văn có điểm gì đáng chú ý
5- Hướng dẫn về nhà:
-Học nắm chăCS nd BàI
-Làm bt3
-Chữa lỗi bài văn và bài TV
Tuần:35
Ngày soạn: / / 2009
Tiết:173
Ngày dạy: / / 2009
Bài: 35
Trả bài kiểm tra văn (phần truyện)
i- mục tiêu cần đạt:
1- Kiến thức:
2- Tư tưởng, tình cảm:
3- Kĩ năng:
II- Chuẩn bị:
III- hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:
2- Giới thiệu bài mới:
3- Tiến trình bài dạy:
I – 
1- P
2- 
II- 
1- 
2- 
3-
a) 
b)
c) 
D- Luyện tập:
E- Hướng dẫn về nhà:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an.doc