Bài soạn Ngữ Văn 9 - Học kì II - GV: Phan Văn Rơi - Trường THCS Nguyễn Khuyến

Bài soạn Ngữ Văn 9 - Học kì II - GV: Phan Văn Rơi - Trường THCS Nguyễn Khuyến

Tuần 20

Tiết 96,97

 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 CHU QUANG TIỀM (1897-1986)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1-Kiến thức:

-Ý nghĩa,tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

-Phương pháp đọc sách có hiệu quả.

 2-Kĩ năng:

-Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch(không sa đà vào phân tích ngôn từ).

-Nhận ra bố cục chặt chẽ,hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

-Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

*Thầy:Soạn bài lên lớp

*Trò:Soạn bài mới

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.

 3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

Phương pháp: Thuyết trình.

Thời gian: 3 phút.

Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản

Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.

Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.

Thời gian: 12 phút.

 

doc 252 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ Văn 9 - Học kì II - GV: Phan Văn Rơi - Trường THCS Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Tiết 96,97
Ngày soạn: 02/01/2011
Ngày dạy: 03/01/2011 
	 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
	CHU QUANG TIỀM (1897-1986) 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1-Kiến thức:
-Ý nghĩa,tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
-Phương pháp đọc sách có hiệu quả.
 2-Kĩ năng:
-Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch(không sa đà vào phân tích ngôn từ).
-Nhận ra bố cục chặt chẽ,hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
-Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 
*Thầy:Soạn bài lên lớp
*Trò:Soạn bài mới
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:	
	 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
	 3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 12 phút.
Hoạt động dạy-học
Nội dung cần đạt
Vài nét về tác giả
I. TÌM HIỂU CHUNG
1-Tác giả:
Chu Quang Tiềm (1897-1986)-nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc
Nêu xuất xứ của văn bản
2-Tác phẩm:
Bàn về đọc sách trích trong danh nhân Trung Quốc bàn về niền vui nỗi buồn của việc đọc sách
Giáo viên nêu yêu cầu đọc,hướng dẫn học sinh đọc, gọi học sinh đọc bài.
3-Đọc-tìm hiểu chú thích
-Đọc rõ ràng rành mạch,nhưng vẫn với giọng tâm tình, nhẹ nhàng như lời trò chuyện.
-Chú ý hình ảnh so sánh trong bài.
Văn bản có bố cục mấy phần? Nêu ý mỗi phần.
Tìm phương thức biểu đạt của văn bản
4. Bố cục-Phương thức biểu đạt 
*Bố cục:2 phần
P1(phát hiện thế giới mới):Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.
P2 (còn lại):Đọc sách cần đọc chuyên sâu mới thành học vấn.
*PTBĐ: Phương thức biểu đạt chính:nghị luận
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết 
Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; nêu vấn đề. thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng.
Thời gian: 60 phút.
Theo dõi phần đầu văn bản và cho biết:
-Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách,tác giả đưa ra những luận điểm nào?
-Nếu học vấn là những hiểu biếthọc tập thì học vấn thu được từ đọc sách là gì?
-Khi cho rằng học vấn không chỉ là chuyện đọc sáchcủa học vấn. Tác giả muốn ta nhận thức được điều gì về đọc sách và quan hệ đọc sách với học vấn?
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Vì sao phải đọc sách?
*Luận điểm:"Đọc sách.của học vấn"
-Đó là những hiểu biết của con người do đọc sách mà có.
-Học vấn được tích lũy từ mọi mặt trong hoạt động, học tập của con người.
-Trong đó đọc sách là một mặt nhưng đó là mặt quan trọng.
-Muốn có học vấn không thể không đọc sách.
*Luận điểm về sự cần thiết của việc đọc sách,tác giả phân tích rõ trong trình tự các lí lẽ nào?
*Lí lẽ:
-Sách là kho tàngtinh thần nhân loại.
-Nhất định.trong quá khứ làm xuất phát .
-Đọc sách là hưởng thụ.con đường học vấn.=>Sách là thành tựu đáng quý, muốn nâng cao học vấn cần dựa vào thành tựu này.
-Theo tác giả: Sách lànhân loại=>Em hiểu ý kiến này như thế nào?
-Tủ sách của nhân loại đồ sộ, có giá trị.Sách là những giá trị quý giá,là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ lưu giữ cẩn thận.
Những cuốn sách giáo khoa em đang học có phải là di sản tinh thần không?
-Vì sao tác giả lại quả quyết rằng: Nếu.xuất phát.?
*Có, vì nó là một phần tinh hoa học vấn của nhân loại.
Vì :Sách lưu giữ tất cả học vấn của nhân loại. Muốn nâng cao học vấn cần kế thừa thành tựu này.
(Các nhóm trả lời vào bảng phụ)
Hoạt đông nhóm:
Các nhóm trả lời câu hỏi:
1.Theo ý kiến của tác giả, Đọc sách là hưởng thụ,là chuẩn bị trên con đường học vấn.Em hiểu ý kiến này như thế nào?
2.Em hưởng thụ được những gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?
3.Với những lí lẽ trên của tác giả đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách
- Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại bởi nó chính là kho tàng kiến thức quý báu, là di sản tinh thần mà loài người đúc kết được trong hàng nghìn năm
- Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy và nâng cao vốn tri thức.
Trong phần văn bản tiếp theo, tác giả đã bộc lộ suy nghĩ của mình về việc đọc sách như thế nào? Quan niệm nào được xem là luận điểm chính?
2. Đọc sách như thế nào?
*Luận điểm
-Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu
-Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
-Quan niệm đọc chuyên sâu được phân tích qua những lí lẽ nào?
-Đọc chuyên sâu nhưng không bỏ qua đọc thưởng thức.
-Xem trọng cách đọc chuyên sâu, coi thường cách đọc không chuyên sâu.
*Hoạt động nhóm:Hãy tóm tắt ý kiến của tác giả về cách đọc chuyên sâu và cách đọc không chuyên sâu?
-Em hãy nhận xét về thái độ bình luận và cách trình bày lí lẽ của tác giả?
Em nhận thức được gì từ lời khuyên này của tác giả?
-Phân tích qua so sánh đối chiếu và dẫn chứng cụ thể.
-Đọc sách để tích lũy, nâng cao học vấn cần đọc chuyên sâu, tránh tham lam ,hời hợt.
-Nhận xét của tác giả về cách đọc lạc hướng như thế nào?
-Đọc lạc hướng là tham lam nhiều mà không thực chất.
-Vì sao lại có hiện tượng đọc lạchướng?
Cái hại của đọc lạc hướng là gì?
-Tác giả đã có cách nhìn và trình bày như thế nào về vấn đề này?
-Vì sách vở ngày càng nhiều.
-Đọc lạc hướng lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, bỏ lỡ cơ hội đọc sách quan trọng cơ bản.
-Báo động về cách đọc tràn lan- Kết hợp phân tích bằng lí lẽ với liên hệ thực tế làm học vấn giống như đánh trận.
Tác hại của việc đọc sách không đúng phương pháp.
-Em nhận được lời khuyên nào từ việc này? Từ đó em liên hệ gì đến việc đọc sách của mình?
-Đọc sách không đọc lung tung mà cần đọc có mục đích cụ thể.
-Hãy tóm tắt quan niệm của tác giả về việc chọn tinh, đọc kĩ và đọc để trang trí(HS tóm tắt)
-Tác giả đã tỏ thái độ như thế nào về cách đọc sách này?
-Là người đọc sách em nhận được từ ý kiến trên lời khuyên bổ ích nào?Từ đó em liên hệ gì đến việc đọc sách của bản thân?
-Theo tác giả thế nào là đọc để có kiến thức phổ thông?Ví sao tác giả lại đặt vấn đề đọc để có kiến thức phổ thông?
-Em có nhận xét gì về cách trình bày lí lẽ của tác giả?Từ đó em nhận được gì từ lời khuyên này?
-Tác giả đề cao cách chọn tinh, đọc kĩ, phủ nhận cách đọc chỉ để trang trí bộ mặt.
-Đọc sách cần đọc tinh, kĩ hơn là đọc nhiều mà đọc dối.
-Đọc để có kiến thức phổ thông là đọc rộng ra theo yêu cầu của các môn học từ THCS đến năm đầu đại học.
-Vì đây là yêu cầu bắt buộc đối với học sinh.Các học giả cũng không bỏ qua đọc để có kiến thức phổ thông. Vì các môn học liên quan với nhau, không có học vấn nào cô lập.
-Tác giả kết hợp phân tích lí lẽ với liên hệ so sánh toàn diên ,tỉ mỉ
-Đọc sách cần chuyên sâu nhưng cần cả đọc rộng.
-Những kinh nghiệm đọc sách nào được truyền tới người đọc?
Phương pháp đọc sách đúng đắn:đọc kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm; đọc sách cũng cần phải có kế hoạch và có hệ thống.
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: HS khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Phương pháp: Tổng kết, khái quát.
Thời gian: 5 phút
Văn bản có nghệ thuật gì nổi bật?
III-TỔNG KẾT
1-Nghệ thuật:
-Bố cục chặt chẽ,hợp lí
-Dẫn dắt thự nhiên,xác đáng bằng giọng chuyện trò,tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản.
-Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị...
Ý nghĩa của văn bản là gì?
2-Ý nghĩa văn bản:
Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách,cách đọc sách sao cho hiệu quả.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 10 phút.
a. Bài vừa học: 
 - Lập lại hệ thống luận điểm trong toàn bài
 	 - Ôn lại những phương pháp nghị luận đã học
b. Bài sắp học:
 Soạn bài: Khởi ngữ
Tiết 98
Ngày soạn: 02/01/2011
Ngày dạy: 04/01/2011 
 KHỞI NGỮ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1-Kiến thức:
-Đặc điểm của khởi ngữ
-Công dụng của khởi ngữ.
2-Kĩ năng:
-Nhận diện khởi ngữ ở trong câu
-Đặt câu có khởi ngữ.
B.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Ổn định tổ chức:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu
Mục tiêu: HS nắm được Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 15 phút.
Hoạt động dạy-học
Nội dung cần đạt
Đọc 3 ngữ liệu SGK
Xác định CN trong câu
-Khởi ngữ đứng ở vị trí nào?
-Xác định CN,khởi ngữ trong câu-Tác dụng của khởi ngữ?
Tìm CN?
Xác định khởi ngữ, vị trí ,tác dụng?
I.Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
1-Ví dụ
a-Còn anh(1),anh(2) không ghìm nổi xúc động.
+anh1:là chủ ngữ
+anh2:là khởi ngữ
=>Khởi ngữ đứng trước CN,không có quan hệ trực tiếp với vị ngữ theo quan hệ CN-VN.
b-Giàu(1),tôi cũng giàu(2) rồi.
+CN:tôi
+Khởi ngữ:giàu
=>Khởi ngữ đứng trước CN và báo trước nội dung thông báo trong câu.
c-Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta,không sợ nó thiếu giàu và đẹp.
-CN: chúng ta
-Khởi ngữ: Vềvăn nghệ
-Vị trí:đứng trước CN
-Tác dụng:Thông báo về đề tài được nói đến trong câu.
+Trước các khởi ngữ có thêm các quan hệ từ:còn,đối với, về
Khởi ngữ là gì?
Đọc Ghi nhớ SGK
*Đặc điểm của khởi ngữ
-Là thành phần câu,đứng trước CN, nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
-Trước các khởi ngữ thường có thể thêm các từ như về, đối với.
*Công dụng của khởi ngữ:Nêu lên đề tài được nói đến trong câu
*Ghi nhớ:SGK
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: HS : - Nhận diện khởi ngữ
 - Chuyển câu không có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ
Phương pháp: .Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm. 
Thời gian: 20 phút.
Đọc bài tập 1
Học sinh làm bài sau đó gọi 2 em lên bảng trình bày.
II.Luyện tập
1. Bài tập 1SGK
Tìm các khởi ngữ trong các đoạn trích
-Các khởi ngữ:
a,điều này
b,đối với chúng mình
c,một mình
Đọc bài tập 2-Làm bài-Gọi 2 học sinh lên bảng 
2.Bài tập 2
Chuyển phần in đậm trong câu thành khởi ngữ
a,Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
->Về làm bài,anh ấy cẩn thận lắm.
b,Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
->Hiểu thì tôi hiểu rồi,nhưng tôi chưa giải được.
Bài tập 3 và 4:làm theo nhóm sau đó trình bày
3. Bài tập bổ trợ
Xác định các khởi ngữ trong các câu sau:
a, Mà y, y không muốn chịu của Oanh một tí gì gọi là tử tế.
b,Cái khăn vuông thì chắc đã phải soi gương mà sửa đi sửa lại.
c.Nhà, bà ấy có hàng dãy nhà ở các phố.Ruộng, bà ấy có hàng trăm mẫu ở nhà quê.
*Trả lời:
a,Mà y
b,Cái khăn vuông
c, Nhà, ruộng
Học sinh viết đoạn văn sau đó trình bày trước lớp.
4.Bài tập 4:
Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng khởi ngữ
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu:  ... c viết (VH trung đại)
VH viết (VH trung đại) được phân chia thời gian ntn?
Xuất hiện từ TK X – hết TK XIX
-Bao gồm: VH chữ Hán, VH chữ Nôm, VH chữ quốc ngữ.
Ví dụ: Nam quốc Sơn Hà (chữ Hán)
+Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương (chữ Nôm).
Nhận xét của em về các TPVH chữ Hán, chữ Nôm trong VH viết?
-Các TP chữ Hán: chứa chan tinh thần dân tộc, cốt cách của người VN.
-Các TP chữ Nôm: Phát triển phong phú kết tinh thành tựu nghệ thuật và giá trị tư tưởng.
-Các TP chữ quốc ngữ xuất hiện từ cuối TK XIX.
H/S đọc mục II trang 189
2)Tiến trình lịch sử VHVN
VHVN được chia mấy thời kỳ lớn (3 thời kì)? cụ thể về thời gian và nội dung phản ánh?
VHVN phát triển trong sự gắn bó mật thiết với LS dân tộc.
-VHVN (chủ yếu nói về VH viết)
Trải qua 3 thời kì lớn:
+Từ đầu TK X ®Cuối TK XIX
+Từ đầu TK XX ® 1945
+Từ sau CMT8/1945 ® nay.
Thời kì thứ ba chia làm 2 giai đoạn
+Giai đoạn 1945®1975
+Từ sau 1975®nay.
H/S đọc mục III trang 191 SGK
III.Mấy nét đặc săc nổi bật của văn học Việt Nam
Về nội dung qua các TP VHVN đã phản ánh lên ND lớn là gì? VD cụ thể qua các tác phẩm?
1)Về nội dung
Thể hiện tư tưởng yêu nước, tinh thần nhân đạo, sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan của người Việt Nam, là một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam, thể hiện vẻ đẹp trong cốt cách con người Việt Nam qua các thời đại.
Về nghệ thuật có gì đặc sắc?
2)VÒ nghÖ thuËt:
Các TPVH không phải là hướng tới sự bề thế đồ sộ phi thường mà là vẻ đẹp tinh tế, hài hoà, giản dị, vẻ đẹp ở ngôn từ trong thơ và văn xuôi.
-Thơ Nôm kết tinh cao nhất là Truyện Kiều.
-Văn xuôi truyện ngắn phong phú và đặc sắc hơn.
Hoạt động 3: Tổng kết
Mục tiêu: HS khái quát lại những kiến thức vừa học
Phương pháp: Tổng kết, khái quát.
Thời gian: 2 phút
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
a. Bài vừa học:Nhìn chung về văn học Việt Nam
b. Bài sắp học:Trả bài kiểm tra Tiếng việt
Tiết 174
Ngày soạn: 24/04/2011
Ngày dạy: 29/04/2011 
TRẢ BÀI KỂM TRA TIẾNG VIỆT
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Học sinh thấy được những khuyết điểm trong bài làm của mình
B.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Trả bài
Mục tiêu: HS thấy được những khuyết điểm trong bài làm của mình
Phương pháp: 
Thời gian: phút.
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Học sinh đọc
Đọc lại đề
Trắc nghiệm: (2đ)
Câu 1: Từ in đậm trong câu ca dao sau thuộc thành phần gì của câu?
 Ăn thì ăn những miếng ngon
 Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
Thành phần khởi ngữ.
Thành phần phụ chú.
Thành phần cảm thán.
Thành phần tình thái.
Câu 2: Thành phần biệt lập trong câu văn sau là thành phần gì?
 “Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn, lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó”
Thành phần tình thái.
Thành phần cảm thán.
Thành phần phụ chú.
Thành phần gọi đáp.
Câu 3: Từ in đậm trong câu văn sau chỉ kiểu quan hệ gì giữa hai câu?
 “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời, chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầu ước vọng”
Quan hệ nguyên nhân.
Quan hệ bổ sung.
Quan hệ nhượng bộ.
Quan hệ nghịch đối.
Câu 4: Câu nào sau đây có chứa hàm ý?(Trích: Lão Hạc-Nam Cao)
Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão.
Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.
Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà bất thình lình như vậy.
Lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó.
Câu 5: Cụm từ im đậm trong câu: “Ngoài cửa sổ bấy giờ, những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt”(Bến quê-Nguyễn Minh Châu) thuộc thành phần gì?
Khởi ngữ.
Trạng ngữ chỉ thời gian.
Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
Trạng ngữ chỉ thời gian và nơi chốn.
Câu 6: Câu Sao không đi đi, còn đứng mãi thế được dùng với mục đích nói gì?
Tường thuật.
Cầu khiến.
Nghi vấn.
Cảm thán.
Câu 7: Trong câu “Các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt” sử dụng phép tu từ gì?
Ẩn dụ.
So sánh.
Phóng đại.
Chơi chữ.
Câu 8: Khi nhận biết và phân biệt từ loại cần dựa vào tiêu chí nào?
Ý nghĩa khái quát của từ.
Khả năng kết hợp của từ.
Chức vụ cú pháp thường đảm nhiệm.
Cả ba tiêu chí trên.
 Tự luận (8đ)
 Câu 9 (2đ) Tìm một câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ.
Câu 10(6đ) Viết một đoạn văn giới thiệu truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần phụ chú.Chỉ ra sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết.
Giáo viên nêu đáp án
Đáp án
* Phần trắc nghiệm:
1A; 2C; 3B; 4D; 5D; 6B; 7C; 8D 
* Phần tự luận:
Câu 9: Học sinh tìm một số câu thơ có sử dụng BPNT hoán dụ như:Vì sao trái đất nặng ân tình
 Hát mãi tên người Hồ Chí Minh.
Câu 10: Học sinh tự làm theo ý của mình, và đảm bảo các yêu cầu của đề bài
Giáo viên trả bài, khen ngợi những bài làm tốt, nhắc nhở những bài làm chưa tốt để học sinh cố gắng hơn.
Trả bài và thống kê chất lượng bài kiểm tra
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
a. Bài vừa học
b. Bài sắp học: Chương trình địa phương phần tập làm văn
Tiết 175
Ngày soạn: 24/04/2011
Ngày dạy: 29/04/2011 
 Chương trình địa phương phần tập làm văn
PHÂN TÍCH, BÌNH GIÁ MỘT ĐOẠN THƠ BÀI THƠ
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
HS làm bài ở nhà và sẽ trình bày bài của mình tại lớp.
1. Chọn được một đoạn thơ, một bài thơ trong phần đọc thêm ( Tài liệu giảng dạy chương trình địa phương)
2. Phân tích tốt các chi tiết thơ tiêu biểu làm rõ được giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ đó.
3. Thể hiện được sự tác động của bài thơ đến tư tưởng, tình cảm của mình.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
	- Thầy cung cấp văn bản thơ: Nhà các anh- Nguyễn Phụng Kỳ.
	- HS làm bài ở nhà
C. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Phân tích, bình giá một đoạn thơ, bài thơ.
Mục tiêu: 
 Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phát hiện những chi tiết trong bài thơ làm nổi bật được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
Thời gian: phút.
Hoạt động dạy và học
Nội dung
GV cung cấp bài thơ
 NHÀ CÁC ANH 
 NGUYỄN PHỤNG KỲ
Nhà các anh không kín cổng cao tường
Không ruộng, không vườn, không ngăn bờ giậu.
Chỉ có lơ thơ vài cây hoa dại
Mỗi năm một lần hoa thắm mấy giờ thôi.
Chiều hôm nay lẩn thẩn một mình tôi
Đi mấy lượt quanh làng không một lời ai hỏi
Sóng cứ dội bờ mi, tôi không thể nào ngăn nổi
Các anh đây rồi những đồng chí thân thương
Nhà các anh chỉ được mấy thước vuông
Giội nắng dầm mưa âm thầm lặng lẽ
Nhớ các anh!
Những trận chiến năm xưa sắc như trúc chẻ
Xuân Phước, Thì Thùng khói đạn còn vương
Các anh giản dị bình thường
Mỗi người một tấm vải dù mấy tấm ni lông
Có lúc trong ba lô vài hạt muối rang, dăm ba hạt mít
Với giặc các anh dũng cảm kiên cường
Với đồng đội mặn mà ấm áp
Có ai dự định rằng: Trận chiến này mình vĩnh viễn ra đi
Đến nhà các anh tôi chẳng giúp được chi
Chỉ mấy nén hương vài cành hoa trắng
Hẹn với lòng mình dù ngọt bùi cay đắng
Vần giữ trọn lời thề với đất nước quê hương.
 1991 
1. Xác định đúng tác giả, hoàn cảnh ra đời và chủ đề của tác phẩm.
Nguyễn Phụng Kỳ sinh 15/5/1951, quê quán tại xã Hoà Hình, huyện Tuy Hoà. Tham gia kháng chiến chống Mỹ năm 1969. 
Quá trình sáng tác: từ năm 1977 đến nay. Đã xuất bản tập thơ “Đi tìm hương hoa” ( 1999) và nhiều kịch bản sân khấu.
2. Phân tích các chi tiết tiêu biểu làm rõ được giátrị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
3. Diễn đạt tốt, có cảm xúc.
HS thực hiện theo các bước sau:
Yêu cầu HS đọc bài phân tích của mình.
Các HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến.
GV nhận xét, đánh giá, đóng góp ý kiến , sửa chữa.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
 a. Bài vừa học: 
Bài sắp học: Ôn tập tổng hợp
Xác nhận của BGH 	 Tổ chuyên môn nhận xét 
Tuần 36
Tiết 176,177,178
Ngày soạn: .....................
Ngày dạy: ..................... 
 ÔN TẬP TỔNG HỢP
NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN HỌC LỚP 9 KÌ II
 I/ Văn học:
 Đọc và nắm vững các văn bản NGHỊ LUẬN: Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung, ý nghĩa, đề tài
 Cách lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả (Bàn về việc đọc sách, Tiếng nói của văn nghệ,
 Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới).
Nắm vững MỤC ĐÍCH & CÁCH LẬP LUẬN của nhà nghiên cứu trong bài nghị luận Văn chương
 (Chó sói & cừu trong thơ ngụ ngôn của LaPhôngTen).
Học thuộc lòng các bài THƠ: Con cò, Viếng Lăng Bác, Mùa Xuân Nho Nhỏ, Sang Thu,
 Nói với con_nắm vững hoàn cảnh sáng tác, tên tác giả, những nét chính về nội dung nghệ thuật,
 thể thơ của từng bài
Đọc và tóm tắt TRUYỆN: Bến quê, Những ngôi sao xa xôi_nắm vững năm sáng tác, tên tác giả,
 hoàn cảnh ra đời, ngôi kể, mục đích, tóm tắt nội dung chính và nghệ thuật tiêu biểu. Ôn lại các 
truyện: Làng, Lặng lẽ Sa Pa và Chiếc lược ngà.
Nắm vững tên TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI: Tác giả, người dịch, nước, thế kỉ (thời
 gian sáng tác) thể loại. Tóm tắt nội dung, nghệ thuật chính của từng văn bản (Rô-Bin-Xơn ngoài đảo
 hoang, Bố của Xi-Mông, con chó Bấc).
KỊCH: nắm vững xung đột, diễn biến hành động kịch, ý nghĩa tư tưởng, cách dựng tình huống, 
nội dung và tính cách nhân vật(Bắc Sơn, Tôi & Chúng ta).
Đọc bài đọc thêm trong SGK.
 II/ Tiếng Việt:
Học thuộc tất cả các bài (phần ghi nhớ)
 _ Khởi ngữ
 _ Các thành phần biệt lập
 _ Liên kết câu & liên kết đoạn văn
 _ Nghĩa tường minh & hàm ý
Làm tất cả các bài tập trong SGK
Tập viết các đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và các thành phần biệt lập
Phân biệt tường minh và hàm ý
Tập viết các đoạn văn có sử dụng các phép liên kết câu & liên kết đoạn-Phân tích liên kết nội
 dung và liên kết hình thức trong đoạn văn.
Nắm vững các từ loại chính & các cụm từ: danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, cụm động từ, 
cụm tính từ.
Các từ loại khác: Ôn lại số từ, đại từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, quan hệ từ, trợ từ, tình thái từ,
 thán từ- Làm các bài tập SGK
 III/ Tập làm văn:
Hiều và biết vận dụng các PHÉP LẬP LUẬN PHÂN TÍCH TỔNG HỢP trong văn bản nghị luận.
HỌC THUỘC GHI NHỚ( nghị luận-cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, 
nghị luận về đoạn thở hoặc bài thơ)
So sánh giữa nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống & nghị luận vấn đề tư tưởng đạo lí.
Đọc them sách tham khảo- làm hết các đề trong SGK
Tìm hiều, nắm vững đặc điểm của biên bản & cách viết một biên bản (Biên bản hội nghị, biên bản 
sự vụ, hợp đồng- cách viết hợp đồng). 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_soan_ngu_van_9_hoc_ki_ii_gv_phan_van_roi_truong_thcs_ngu.doc