Bài soạn Ngữ văn 9, kì I

Bài soạn Ngữ văn 9, kì I

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

• Giúp học sinh :

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

- Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh : Kết hợp kể - bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.

- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác.

- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận.

 Trọng tâm : Giới thiệu văn bản và phân tích Hồ Chí minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

• Chuẩn bị : Tư liệu : Những mẫu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh, tranh ảnh hoặc băng hình về Bác.

 

doc 167 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 977Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9, kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN 9 HỌC KỲ I
Tuần 1 Soạn:
Tiết 1 Dạy:
 Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 
 (Lê Anh Trà)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
· 	Giúp học sinh :
-	Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
-	Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh : Kết hợp kể - bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
-	Từ lòng kính yêu tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác.
-	Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận.
Ÿ Trọng tâm : Giới thiệu văn bản và phân tích Hồ Chí minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
·	Chuẩn bị : Tư liệu : Những mẫu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh, tranh ảnh hoặc băng hình về Bác.
II/ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1/. ỔN ĐỊNH LỚP : Giới thiệu môn học, chương trình và kiểm tra sự chuẩn bị của Học sinh
2/ BÀI MỚI
+	Giới thiệu bài : Cuộc sống hiện đại đang từ ngày từng giờ lôi kéo, làm thế nào để có thể hội nhập với thế giới mà vẫn bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Tấm gương về nhà văn hóa lỗi lạc Hồ Chí Minh ở thế kỷ XX sẽ là bài học cho các em.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
¶ HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
-	GV gọi HS đọc chú thích và hỏi : Em hiểu gì về tác giả ? (khó)
	Giới thiệu qua về tác giả.
-	GV hỏi xuất xứ tác phẩm có gì đáng chú ý ? 
	(HS dựa vào phần cuối văn bản phát biểu).
Hỏi : Em còn biết những văn bản, cuốn sách nào viết về Bác ? (HS nêu các cuốn sách đã đọc)
¶ HOẠT ĐỘNG 2: Đọc hiểu văn bản
	GV : hướng dẫn đọc, hiểu chú thích và tìm bố cục.
-	GV nêu cách đọc (giọng khúc triết mạch lạc, thể hiện niềm tôn kính với Chủ tịch Hồ Chí Minh).
	GV đọc mẫu 1 lượt.
-	HS đọc theo chỉ định của GV - theo dõi bạn đọc, nhận xét và sửa chữa cách đọc của bạn theo yêu cầu của GV.
Chú thích :
-	GV : yêu cầu HS đọc thầm chú thích và kiểm tra việc hiểu chú thích qua một số từ trọng tâm : truyên chuyên, Bộ Chính trị, thuần đức, hiền triết.
-	HS : Đọc thầm chú thích và trả lời cô theo yêu cầu.
Bố cục văn bản :
-	GV : Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào ? thuộc loại văn bản nào ? vấn đề đặt ra ?
-	HS : làm việc độc lập phát hiện phương thức biểu đạt chính luận, loại văn bản nhật dụng.
-	GV : Văn bản chia làm mấy phần ? Nội dung chính của từng phần ?
-	HS : suy nghĩ dựa vào phần chuẩn bị bài.
I- Giới thiệu:
1-Tác giả : Lê Anh Trà
	(Xem SGK)
2. Tác phẩm :Trích trong "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị", nhân dịp 100 năm ngày sinh của bác Hồ
II/Đọc, tìm hiểu văn bản 
	I) Đọc, tìm hiểu chú thích :
	Chú ý đọc đúng, đọc diễn cảm, thể hiện sự kính trọng đối với Bác.
2- Chủ đề:
	Văn bản đề cập đến vấn đề : sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
3-	Bố cục : 2 phần :
-	Phần 1 : Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
-	Phần 2 : những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
¶ HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn phân tích phần 1.
* Bước 1 : Tìm hiểu phần 1 
-	GV gọi HS đọc lại phần 1 và nêu câu hỏi :
-	Những tinh hoa văn hóa nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào ?
	(HS : suy nghĩ độc lập dựa trên văn bản)
Hỏi : Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có thể có được vốn tri thức văn hóa nhân loại ?
	HS : Thảo luận nhóm.
Hỏi : Chìa khóa để mở ra kho tri thức nhân loại là gì ?
	Kể một số chuyện mà em biết ?
	(GV dựa vào cuốn những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch).
Hỏi : Để khám phá kho tri thức ấy có phải chỉ vùi đầu vào sách vở hay phải qua hoạt động thực tiễn ?
+	Động lực nào giúp Người có được những tri thức ấy ? Tìm những dẫn chứng cụ thể trong văn bản minh họa cho những ý các em đã trình bày.
	HS : Dựa vào văn bản đọc dẫn chứ .
Hỏi : Qua những vấn đề trên, em có nhận xét gì về phong cách Hồ Chí Minh ?
	HS : Thảo luận.
	(GV bình về mục đích ra nước ngoài của Bác ® hiểu văn học nước ngoài để tìm cách đấu tranh giải phóng dân tộc ...)
Hỏi : Kết quả Hồ Chí Minh đã có được vốn tri thức nhân loại ở mức như thế nào ? và theo hướng nào ?
Hỏi : Theo em điều kỳ lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Câu văn nào trong văn bản đã nói rõ điều đó ? Vai trò của câu này trong toàn văn bản ?
III/. PHÂN TÍCH :
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
-	Hoàn cảnh Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả bắt nguồn từ khát vọng tìm ra đường cứu nước hồi đầu thế kỷ.
+	Năm 1911 rời bến Nhà Rồng
+ Qua nhiều cảng trên thế giới
+	Thăm và ở nhiều nước.
-	Cách tiếp thu : nắm vững phương tiện giao tiếp và ngôn ngữ.
-	Qua công việc lao động và học hỏi.
-	Động lực : Ham hiểu biết, học hỏi, tìm hiểu :
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
+ Làm nhiều nghề.
+ Đến đâu cũng học hỏi.
Þ Hồ Chí Minh là người thông minh, cần cù, yêu lao động.
-	Hồ Chí Minh có vốn kiến thức :
+	Rộng : Từ văn hóa phương Đông đến phương Tây.
+ Sâu : Uyên thâm.
	Nhưng tiếp thu có chọn lọc.
	Tiếp thu mọi cái hay cái đẹp nhưng phê phán những mặt tiêu cực.
Þ Hồ Chí Minh tiếp thu văn hóa nhân loại dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc.
¶ HOẠT ĐỘNG 4 : Hướng dẫn luyện tập,củng cố
- HS : Thảo luận nhóm phát hiện câu văn cuối phần I, vừa khép lại vừa mở ra vấn đề ® lập luận chặt chẽ, nhấn mạnh ...
Hỏi : Để làm nổi bật vấn đề Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa nhân loại tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ? 
* Luyện tập :
	GV chốt lại cách lập luận của đoạn văn đầu gây ấn tượng và thuyết phục.
* Củng cố, hướng dẫn học ở nhà 
	Tiếp tục sưu tầm tài liệu, chuẩn bị phần 2, 3 cho tiết học sau.
3/ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
- 	. Đọc và tìm hiểu phần 2, chuẩn bị tiết học sau
-	 Sưu tầm một số chuyện viết về Bác Hồ.
-	 Soạn bài : Câu 2,3 (sgk/8 )
III- RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 1 Soạn:
Tiết 2 Dạy:
 Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (TT)
 (Lê Anh Trà)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Như yêu cầu tiết 1
Ÿ Trọng tâm: Phân tích những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh và tìm hiểu những yếu tố nghệ thuật trong văn bản làm nỗi bật vẽ đẹp Hồ Chí minh.
Ÿ Chuẩn bị : Như tiết 1
II/ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1/. BÀI CŨ :
Cho biết chủ đề của văn bản “ Phong cách Hồ Chí minh” ? => ý 2, mục II , tiết 1
Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa nhân loại như thế nào ?=> y 1, phần III, tiết 1
2/ BÀI MỚI
Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới . Chúng ta tiếp tục phân tích những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
¶ HOẠT ĐỘNG 1 : Phân tích phần 2
-	GV : Bằng sự hiểu biết về Bác, em cho biết phần văn bản trên nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh ? (Bác hoạt động ở nước ngoài).
-	GV : Phần văn bản sau nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác ? (đọc và cho biết điều đó ?).
-	HS : Phát hiện thời kỳ Bác làm Chủ tịch nước sau khi đã đọc.
-	GV : Khi trình bày những nét đẹp tổng lối sống của Hồ Chí Minh, tác giả đã tập trung vào những khía cạnh nào, phương diện cơ sở nào ?
-	HS : Chỉ ra được 3 phương diện : nơi ở, trang phục, ăn uống.
-	GV : Nơi ở và làm việc của Bác được giới thiệu như thế nào ? Có đúng với những gì em đã quan sát khi đến thăm nhà Bác ở không ?
	(Thăm cõi Bác xưa - Tố Hữu).
Hỏi : Trang phục của Bác theo cảm nhận của tác giả như thế nào ? Biểu hiện cụ thể.
-	HS : Quan sát văn bản phát biểu.
Hỏi : Việc ăn uống của Bác diễn ra như thế nào ? Cảm nhân của em về bữa ăn với những món đó ?
-	HS : Thảo luận phát biểu dựa trên văn bản của.
Hỏi : Em hình dung thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời với Bác và cuộc sống đương đại ? Bác có xứng đáng được đãi ngộ như họ không ?
-	HS : Thảo luận nhóm
Hỏi : Qua trên em cảm nhân được gì về lối sống của Hồ Chí Minh ?
-	HS : Thảo luận.
Hỏi : Để nêu bật lối sống giản dị Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
(Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng).
-	HS : Đọc lại "và người sống ở đó ® hết".
Hỏi : Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi - vị anh hùng dân tộc thế kỷ 15. Theo em điểm giống và khác giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết như thế nào ?
-	HS : Thảo luận tìm ra nét giống và khác.
+	Giống : Giản dị thanh cao
+	Khác : Bác gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân.
Hỏi : Bình và đưa những dẫn chứng về việc Bác đến trận địa, tát nước, trò chuyện với nhân dân, qua ảnh ...
2.	Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh
a- Nơi ở và làm việc : nhỏ bé , đơn sơ,mộc mạc : Chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ Chính trị.
b-Trang phục giản dị : Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ.
c- Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị.
Þ Hồ Chí Minh đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị.
- Lối sống của Bác là sự kết thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hóa dân tộc họ mang nét đẹp thời đại gắn bó với nhân dân.
¶ HOẠT ĐỘNG 2 : Ứng dụng liên hệ bài học và tổng kết
-	GV : Giảng và nêu câu hỏi :
	Trong cuộc sống hiện đại xét về phương diện văn hóa trong thời kỳ hội nhập hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ gì ?
HS : Thảo luận lấy dẫn chứng cụ thể.
Hỏi : Tuy nhiên tấm gương của Bác cho thấy sự hòa nhập vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc. Vậy từ phong cách của Bác em có suy nghĩ gì về việc đó ?
HS : Sống, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. Tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống có văn hóa.
GV : Em hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hóa và phi văn hóa ?
HS : Thảo luận (cả lớp) tự do phát biểu ý kiến 
GV : Chốt lại :	- Vấn đề ăn mặc
	 - Cơ sở vật chất 
	 - Cách nói năng, ứng xử.
	Vấn đề vừa có ý nghĩa hiện tại, vừa có ý nghĩa lâu dài. Hồ Chí Minh nhắc nhở :
-	Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần có con người mới XHCN.
	Việc giáo dục và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết (di chúc).
	Các em hãy ghi nhớ và thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.
	GV cho HS đọc và ghi nhớ trong sgk và nhấn mạnh những nội dung chính của văn bản.
3. Ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh.
-	Trong việc tiếp thu nhân loại ngày nay có nhiều thuận lợi : giao lưu mở rộng tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa hiện đại.
-	Nguy cơ : Có nhiều luồng văn hóa tiêu cực phải biết nhận ra độc hại.
IV/TỔNG KẾT: 
Ghi chớ (SGK/8)
Nghệ thuật: 
-Kết hợp kể và bình luận
-Chọn lọc chi tiết tiêu biểu
-So sánh có ấn tượng
-Lập luận thuyết phục
Nội dung
Vẽ đẹp Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa:
-Truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại
-Thanh cao và giản dị.
¶ HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn luyện tập toàn bài.
-	HS kể, GV bổ sung.
-	Gọi HS đọc.
-	GV hát minh họa.
*. LUYỆN TẬP
1. Kể một số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
2. Đọc thêm : Hồ Chí Minh ...
3. Hát minh họa "Hồ Chí Minh ... ứa trẻ đến với nhau theo kiểu trẻ thơ
- Không đi bằng cổng chính
- Khi ngồi vắt vẻo trên cây
- Khi qua cái lỗ, cái ngách hẹp của hàng rào
*Nói chuyện với nhau trong tư thế: ngồi xổm, quì xuống, chỉ “ khe khẽ” với nhau.
*Nơi trò truyện: Trên cái xe trượt tuyết đã hỏng.
-> Cuộc hẹn hò vụng trộm là cả một thế giới thần tiên.
Cả bọn đều sung sướng, cảm động và “Chúng vừa ngắm nhìn nhau, vừa nói chuyện rất lâu”
? Những chuyện của bọn trẻ là gì?
*Truyện của bọn trẻ
- Về người mẹ đã mất sẽ trở về và mụ dì ghẻ trong cổ tích.
Chuyện cổ tích bà đã kể 
“Những con chim non bẫy được"
-> Chuyện rôm rả mà chẳng quan trọng gì
? Thái độ của người kể và người nghe?
-> Người kể thì say sưa, khi nào quên thì đợi đấy để chạy về nhà “hỏi lại bà tôi đã”
-> Người nghe: chăm chú, nếu không tin thì được giải thích để tin: 2 đứa em : “im lặng lắng nghe”
thằng anh: "mỉm cười"
? Qua bài văn em có nhận xét gì về biệt tài kể chuyện của A-Lếch-Xây Pê-S cốp?
(Thảo luận)
+ Cách kể chuyện: đan xen giữa chuyện đời thường và chuyện cổ tích
Khéo léo dựng chuyện li kỳ và dẫn dắt truyện rất hấp dẫn tài tình
*Hoạt động 3: Tổng kết- Ghi nhớ
1.Nghệ thuật: - Biệt tài kể chuyện 
? Những nét đặc sắc của nghệ thuật và nội dung?
2.Nội dung: Tình bạn thân thiết giữa những đứa trẻ sống thiếu tình thương.
Đọc ghi nhớ SGK 234
3.Ghi nhớ: SGK 234
*Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò
-Về nhà học bài, ôn tập chuẩn bị cho học kỳ II
Tiết 87: Trả bàI kiểm tra tiếng việt
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: Nắm chắc những kiến thức tiếng việt đã học: Phần từ vựng, phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại giúp các em sử dụng tiếng việt tốt trong giao tiếp.
B.Chuẩn bị:
-Thầy: Chấm bài - Chữa lỗi
- Trò: Tự chữa lỗi
C.Tiến trình
ĐÁP ÁN KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT- TIẾT 77 (ĐỀ 1)
A/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1: (1đ) Nối nội dung thích hợp
1 – c ; 2 - d ; 3 - e ; 4 - a ; 5 - b
Câu 2: ( 1đ) Không tuân thủ phương châm hội thoại
a / lượng ; b/ chất ; c/ luợng ; d/ chất .
Câu 3: (0.5 đ) Sử dụng phép tu từ so sánh
Câu 4: (0.5 đ) Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
 B/ TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2 đ) -Trong tiếng Việt để xưng hô có thể dùng :
+Các đại từ xưng hô
+Các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc , chỉ chức vụ , nghề nghiệp, tên riêng 
-Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp ( thân mật hay xã giao) và mối quan hệ giữa người nói và người nghe ( thân hay sơ , khinh hay trọng )
=> Nếu không chú ý để lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt dược kết quả giao tiếp như mong muốn hoặc không thực hiện được quá trình giao tiếp.
Câu 2: (2đ)
Tác giả nhân hóa cây tre .Miêu tả tre ngã nghiêng trong gió bão mà lại dùng những hình ảnh “ thân bọc lấy thân “, “ tay ôm, tay níu “ vừa đúng với thực tế thân tre , cành tre quấn quít nhau trong gió bão gợi đến tình yêu thương đoàn kết giữa con người với nhau
CÂU 3: (1đ)
Những từ láý trong đoạn thơ: nao nao, nho nhỏ , sè sè, rầu rầu , (1đ)
Tác dụng: Dùng để tả hình dáng của sự vật và thể hiện tâm trạng con người (1đ)
Câu 4: (2 đ) Viết thành lời trực tiếp (mỗi lời 1 điểm)
a/ Qua những ngày đấu tranh tư tưởng, đau đớn , dằn vặt, cuối cùng ông Hai đã đi đến quyết định :” làng thì yêu thật , nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù”.Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam , khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng
b/ Anh thanh niên là người sống có lý tưởng . Vẻ đẹp tâm hồn và cách sống của anh là vẻ đẹp hiến dâng :” Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc”
ĐÁP ÁN KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT- TIẾT 77 (ĐỀ 2)
A/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1: (1đ) Nối nội dung thích hợp
1 – e ; 2 - d ; 3 - a ; 4 - b ; 5 - c
Câu 2: ( 1đ) Không tuân thủ phương châm hội thoại
a / chất ; b/ lịch sự ; c/ luợng ; d/ quan hệ
Câu 3: (0.5 đ) ( c) Sử dụng phép tu từ hoán dụ tượng trưng.
Câu 4: (0.5 đ) Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
 B/ TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2 đ) 
Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật .lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.(1đ)
Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật , có điều chỉnh cho thích hợp . Lời dẫn gián tiếp khôngđặt trong dấu ngoặc kép (1đ) 
Câu 2: (2đ)- Mỗi ý 0,5 điểm
Nhân hóa ( thành xây, non phơi) ; Từ láy gợi tả ( long lamh)
Hoán dụ , lấy số cụ thể để nói số nhiều (Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân); từ Hán Việt(báo ân)
Nói quá ( thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối); phép liệt kê
Điệp từ (vẫn) ; so sánh ( như)
CÂU 3: (1đ)
Những từ láý trong đoạn thơ: nao nao, nho nhỏ , sè sè, rầu rầu , (1đ)
Tác dụng: Dùng để tả hình dáng của sự vật và thể hiện tâm trạng con người (1đ)
Câu 4: (2 đ) Viết thành lời trực tiếp (mỗi lời 1 điểm)
Sức thu hút của người thanh niên chính là ở thái độ và nhữnmg suy nghĩ về cuộc sống vàcông việc của mình giữa lặng lẽ của thiên nhiên : “ Làm khí tượng , ở dược cao mới là sướng chứ” đ
Khi nhận ra ba, muốn được ba chăm sóc và che chở : “ Ba về! ba mua cho con một cái lược nghe ba!” – Đó là mong ước chính đáng của đứa con yêu qúy cha và tin tưởng tình yêu cha của mình.
 Tiết 88: Trả bàI kiểm tra văn.
A.Mục tiêu bàI học:
- Qua trả bài củng cố khắc phục sâu hệ thống nhận thức về thơ và truyện hiện đại Việt Nam từ nội dung tư tưởng tác phẩm đến những giá trị nghệ thuật.
- Tích hợp với TLV –TV đã học
- Rèn kỹ năng sửa chữa, viết bài.
B.Chuẩn bị:
- Thầy:Chấm bài – lỗi trong bài học sinh để chữa.
- Trò: Tự chữa bài.
C.Tiến trình 
ĐÁP ÁN KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI (TIẾT 75- Đề 1)
A/ TRẮC NGHIỆM: ( Mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: a,b,c.	Câu 2: a,b,d.
Câu 3: b	Câu 4: c.
Câu 5: 1-b ; 2-c ; 3-a	Câu 6: a.
B/ TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)
Câu 1: (2đ)
Cảm nhận về đoạn cuối bài thơ “ Đồng chí”
Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
-Bức tranh đẹp: Cảnh rừng đêm gía buốt có hình ảnh của vầng trăng, người lính, khẩu súng.->Sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ vượt lên tất cả khắc nghiệt của thời tiết, gian khổ để phục kích chờ giặc.
- Biểu tượng đẹp: Giữa súng và trăng, giữa gần và xa, giữa thực tại và mơ mộng ,giữa chất chiến đấu và chất trử tình , giữa chiến sĩ và thi sĩ.
Câu2: (2.5 đ)
Học sinh được các ý dưới dạng viết đoạn văn.
1/ Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên. (0,5 đ)
2/ Vẽ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ (2,5 đ)
Giàu tình cảm , yêu người , mến khách
Yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc
Cuộc sống giản dị, ngăn nắp, có văn hoá, chủ động trong côngviệc.
Có lý tưởng sống cao đẹp, lặng lẽ hiến dâng cho đời.
Khiêm tốn , trung thực với mình và mọi người.
Tóm lại, đó là cách sống tích cực , tốt đẹp, là tấm gương sáng để mọi người noi theo Là người thanh niên có suy nghĩ đẹp, hàmh động đẹp và lối sống đẹp.
Câu 3: (2.5 điểm)
1/ Về nhân vật bé Thu cần nêu được những cảm nghĩ sau:(2 đ)
Bé Thu là một đứa trẻ hồn nhiên , đáng yêu, tuy có phần bướng bỉnh , ương ngạnh.
Tình cảm mảnh liệt mà bé Thu dành cho người cha trước lúc lên đường.
Hình ảnh bé Thu và tình yêu cha sâu sắc đã gây xúc động trong lòng người đọc.
2/ Về tình cảm cha con trong chiến tranh.( 1đ )
-Tình cảm cha con trong chiến tranh có những xa cách , trắc trở nhưng rất thiêng liêng và sâu sắc
- Người đọc thật sự xúc động về tình cảm cha con từ dó có những trăn trở , suy ngẫm về nỗi đau của chiến tranh gây ra
ĐÁP ÁN KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI (TIẾT 75) - ĐỀ 2
A/ TRẮC NGHIỆM: ( Mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: d .	Câu 2: b
Câu 3: b	Câu 4: d
Câu 5: b	Câu 6: d
B/ TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)
Câu 1: (2đ)
Câu2: (2.5 đ)
Học sinh được các ý dưới dạng viết đoạn văn.
1/ Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên. (0,5 đ)
2/ Vẽ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ (2,5 đ)
Giàu tình cảm , yêu người , mến khách
Yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc
Cuộc sống giản dị, ngăn nắp, có văn hoá, chủ động trong côngviệc.
Có lý tưởng sống cao đẹp, lặng lẽ hiến dâng cho đời.
Khiêm tốn , trung thực với mình và mọi người.
Tóm lại, đó là cách sống tích cực , tốt đẹp, là tấm gương sáng để mọi người noi theo Là người thanh niên có suy nghĩ đẹp, hàmh động đẹp và lối sống đẹp.
Câu 3: (2.5 điểm)
1/ Về nhân vật bé Thu cần nêu được những cảm nghĩ sau:(2 đ)
Bé Thu là một đứa trẻ hồn nhiên , đáng yêu, tuy có phần bướng bỉnh , ương ngạnh.
Tình cảm mảnh liệt mà bé Thu dành cho người cha trước lúc lên đường.
Hình ảnh bé Thu và tình yêu cha sâu sắc đã gây xúc động trong lòng người đọc.
2/ Về tình cảm cha con trong chiến tranh.( 1đ )
-Tình cảm cha con trong chiến tranh có những xa cách , trắc trở nhưng rất thiêng liêng và sâu sắc
- Người đọc thật sự xúc động về tình cảm cha con từ dó có những trăn trở , suy ngẫm về nỗi đau của chiến tranh gây ra
Tiết 89: Tập làm thơ tám chữ ( Tiếp tiết 54)
A.Mục tiêu bàI học: như tiết 54
Tiết 89: Cho HS trình bày bài thơ của mình sáng tác, hoặc sưu tầm
(đọc- bình)
B.Chuẩn bị: 
( như tiết 88)
C.Tiến trình bàI dạy:
*Hoạt động 1: Khởi động
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3.Giới thiệu bài: (Nêu yêu cầu tiết học)
*Hoạt động 2: Bài thực hành
1.Đề tài: Tự chọn
trong cuộc sống- tình cảm
GV nêu đề bài: tự chọn
- Trình bày theo nhóm; nhóm chọn bài – bổ sung hoàn thiện 1 bài thơ tám chữ ít nhất phải có 2 khổ thơ
-> cử người trình bày
- HS trong lớp chú ý nhận xét
GV đọc một số bài thơ tự làm -> cho HS làm tiếp thành bài -> đặt tiêu đề cho bàI thơ
2.Tiến hành:
- Tập làm bài thơ tám chữ 
a) Tập trình bày bài thơ của mình theo nhóm (bàn)
b) Trình bày bài thơ trước lớp
Đại diện: HS (nhóm) trình bày bài thơ
+ Đọc bài thơ
+ Bình bài thơ
c) GV đọc một đoạn thơ cho HS làm tiếp thành bài 
 *Nhớ bạn
 Ta chia tay nhau phượng đỏ đầy trời 
 Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui
 Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
 Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi
 *Nhớ trường
 Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế
 Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông
 Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng
 Nay xa bạn bè, sao thấy bâng khuâng
*Hoạt động 3: Luyện tập
*Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ thực hành cuả HS
- Chọn một bài hay bình nội dung
- Về nhà tự làm 1 bài thơ tặng bạn theo đề tài mùa xuân.
 Tiết 90: Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I Soạn, dạy:
A.Mục tiêu bàI học:
+ Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức ở 3 phân môn trong ngữ văn 9 tập 1 làm cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các phần tiếp theo
+ Đánh giá đựơc các ưu điểm, nhược điểm của một bài viết cụ thể. ở phần tự luận và các kiến thức cơ bản trong phần trắc nghiệm 
B.Chuẩn bị:
- Thầy: đáp án , bài chấm
- Trò: tự chữa bài, rút kinh nghiệm
C.Tiến trình trả bài 
Yêu cầu: Giáo viên nêu yêu cầu về nội dung và hình thức.
1.Nội dung
2.Hình thức
 (Đáp án chấm bài của phòng giáo dục)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 9(1).doc