Bài soạn Ngữ văn 9 năm 2009 - Tiết 16 đến tiết 21

Bài soạn Ngữ văn 9 năm 2009 - Tiết 16 đến tiết 21

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

 Nguyễn Dữ

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Giúp học sinh:

+ Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.

+ Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

+ Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: Nghệ thật dựng truyện, xây dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo ới các tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp của truyện.

- Rèn kỹ năng tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

- Học sinh ý thức được vẻ đẹp truyền thống củ người phụ nữ Việt Nam, từ đó có niềm tin yêu và trân trọng.

CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên : Sưu tầm truyện : Truyền kì mạn lục. và cuốn kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, những thông tin về đền thờ Vũ Nương.

- Học sinh : Đọc văn bản, tìm hiểu thêm về tác phẩm (nếu có điều kiện), Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

 

doc 13 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 năm 2009 - Tiết 16 đến tiết 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5 tháng 9 năm 2009.
Ngày dạy: 8 tháng 9 năm 2009 	Tiết 16,17
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
	Nguyễn Dữ
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp học sinh:
+ Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
+ Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
+ Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: Nghệ thật dựng truyện, xây dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo ới các tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp của truyện.
- Rèn kỹ năng tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Học sinh ý thức được vẻ đẹp truyền thống củ người phụ nữ Việt Nam, từ đó có niềm tin yêu và trân trọng.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên : Sưu tầm truyện : Truyền kì mạn lục. và cuốn kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, những thông tin về đền thờ Vũ Nương.
- Học sinh : Đọc văn bản, tìm hiểu thêm về tác phẩm (nếu có điều kiện), Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
I/ Ổn định tổ chức lớp.
	- GV kiểm tra sĩ số, nêu yêu cầu của giờ học.
II/ Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra 15 phút.
1. Hãy khoanh tròn đáp án mà em cho là đúng?
a/ Nội dung chính của phần “Sự thách thức” của văn bản: “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” là gì?
Nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới.
Nêu lên những nhiệm vụ của người lớn nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Nêu lên những khó khăn trong bối cảnh thế giới hiện nay.
Nêu ra những giải pháp để giúp đỡ trẻ em ở những nước nghèo.
b/ Các nhiêm vụ đưa ra trong văn bản: “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” được xác định dựa trên cơ sở nào?
Tình trạng thực tế của trẻ em trên thế giới hiện nay.
Những thuận lợi đối với nhiệm vụ bao vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay.
Cả A và B đều đúng.
Cả A và B đều sai.
2. Hãy nêu lên những giải pháp cụ thể của cộng đồng quốc tế về quyền trẻ em? Theo em, trẻ em Việt Nam hiện nay được chăm sóc và bảo vệ như thế nào?
III/ Tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1- Giới thiệu bài
	Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của truyền kì mạn lục. Truyện có nguồn gốc từ một truyện dân gian . trong kho tàng cổ tích được gọi là vợ chàng Trương. Nội dung câu chuyện như thế nào thì hôm nay thầy cùng các em tìm hiểu.
	B. Hoạt động 2 - Hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu chú thích.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu học sinh đọc phần chú thích trong SGK.
? Hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Nguyễn Dữ?
- Sau khi HS trả lời, GV chốt kiến thức:
- Tác giả: 
+ Nhà văn thế kỉ 16 - Hải Dương.
+ Học rộng, tài cao nhưng ông xin nghỉ làm quan để về viết sách nuôi mẹ. sồng một cuộc sống ẩn dật.
? Văn bản thuộc loại truyện nào? 
? Em hiểu thế nào là truyền kỳ mạn lục? 
- Sau khi HS trả lời, GV chốt kiến thức:
+ Truyền Kỳ mạn lục: là những truyện thần kì với những yếu tô hoang đường, kì ảo (Mạn Lục: Ghi chép tản mạn)
+ Truyền Kỳ Mạn Lục gồm 20 tryện.
+ Nhân vật chính: là người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
? Văn bản có nguồn gốc từ đâu? 
- GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản. đọc mẫu đoạn 1.
- Gọi một số em đọc văn bản.
- Cho học sinh nhận xét cách đọc văn bản của các bạn.
- Gọi một HS tóm tắt văn bản. 
- GV dùng bảng phụ tóm tắt một số nét chính về nội dung của văn bản.
- Cho hai HS tìm hiểu 10 chú thích từ khó bất kỳ.
? Câu chuyện kể về ai? Về Sự việc gì? thể hiện ước nguyện gì của người xưa?
- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên dùng ảng phụ để kết luận và đưa ra đại ý của truyện.
- GV chốt lại ý nghĩa của câu chuyện.
( Thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân: Người tốt bao giờ cũng được đền bù xứng đáng dù chỉ là ở một thế giới huyền bí)
? Có thể hình dung nhân vật Vũ Nương qua ba sự việc: + Hạnh phúc của Vũ Nương.
 + Oan trái của Vũ Nương.
 + Vũ Nương được giải oan.
Hãy tách văn bản ra thành những đoạn văn tương ứng với các nội dung trên? 
? Có thể thấy lối viết văn nào được sử dụng trong văn bản? 
- Đọc chú thích.
- Trình bày, các em khác nghe, nhận xét và bổ xung.
- HS nghe và ghi chép nội dung chính.
- Trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi. 
- Các em khác nghe, nhận xét và bổ xung.
- Nghe GC kết luận và ghi chép.
- Nghe GV hướng dẫn cách đọc văn bản. 
- Đọc văn bản 
- Nhận xét cách đọc của bạn. 
- Tóm tắt văn bản.
- Theo dõi tóm tắt văn bản và ghi chép.
- Tìm hiểu chú thích trong SGK
- Trao đổi và tìm đạy ý; trả lời, nhận xét và bổ xung.
- Quan sát bảg phu và ghi chép. 
- Hco sinh theo dõi truyện và tìm các đoạn văn bản tương ứng.
I. Đọc, hiểu chú thích
1/ Vài nét về tác giả và tác phẩm.
- Tác giả:
+ Nhà văn thế kỉ 16 - Hải Dương.
+ Học rộng, tài cao nhưng ông xin nghỉ làm quan để về viết sách nuôi mẹ. sồng một cuộc sống ẩn dật
- Tác phẩm.
+ Truyện Người con gái Nam xương là một trong 11 truyện viết về phụ nữ, có nguồn gố từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”
2/ Đọc – tóm tắt văn bản.
Bảng phụ
- Vũ Nương là người on gái nết na, thuỳ mị, lấy Trương Sinh (ít học lại hay đan nghi)
- Trương Sinh đi lính chống giặc Xiêm. Vũ Nương sinh con và chăm sóc mẹ chồng chu đáo. mẹ ốm nặng và mất.
- Hết giặc, Trương Sinh troẻ về, nghe câu nói của con -> sinh nghi vợ. Vũ Nương bị oan => tự Tử dưới dòng sông => được Linh Phi Cứu.
3/ Từ khó.
4/ Đại ý.
Bảng Phụ.
- Câu chuyện kể về số phận oan nghiệt của người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phụ quyền phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị đẩy đến bước đường cùng phải tự kết liếu cuộc đời mình để chứng tỏ tấm lòng trong sạch.
5/ Bố cục.
Đoạn 1: từ đầu => muôn dặm quan san.
Đoạn 2: Tiếp => nhưng việc chót đã qua rồi.
Đoạn 3: Còn lại.
=> Sử dụng lối viết văn biền ngẫu.
	C. HOẠT ĐỘNG 3 - ĐỌC – TÌM HIỂU NỘI DUNG VĂN BẢN
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu học sinh theo dõi đoạn 1 của văn bản.
? Hãy tìm những chi tiết trong đoạn thể hiện tính cách và đức tính của Vũ Nương?
- Sau khi học sinh tìm kiếm và trả lời. Gv cho các em khác nhận xét và bổ xung. 
- Gv dùng bảng phụ để khái quát các chi tiết nói về đức tính của Vũ Nương.
(Nội dung bảng phụ được ghi trong nội dung cần đạt)
? Các chi tiết đó thể hiện đức tính gì của Vũ Nương? 
? Tình cảm của em đối với nhân vật Vũ Nương?
? Theo em, chi tiết: Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa qua sức gợi cho ta suy nghĩ gì về cuộc sống của nhân vật Vũ Nương sau này?
- GV: Tác giả giới thiệu về Trương Sinh như vậy đã gợi cho chúng ta suy nghĩ về cuộc sống không hạnh phúc sẽ xảy ra với Vũ Nương.
*GV yêu cầu học sinh theo dõi đoạn tiếp theo.
? Nếu kể về những oan trái của Vũ Nương, thì em sẽ tóm tắt ngắn gọn như thế nào? 
- GV sử dụng bảng phụ để ghi những tóm tắt về oan trái của Vũ Nương.
? Theo em, ai là người gây nên oan trái cho Vũ Nương? Vì sao?
? Bé Đản đã nói gì khiến cho Trương Sinh gây nên nỗi oan trái đó? 
? Trương Sinh đã tin ai và không tin vào ai? được thể hiện qua chi tiết nào? 
? Hãy tìm những chi tiết thể hiện thái độ của Trương Sinh? Đó là thái độ gì?
? Kẻ gây oan trái cho Vũ Nương lại chính là người mà nàng tôn thờ và yêu thương? Em nghĩ gì về điều này? 
(Đó là điều xót xa, cay đắng, tủi cực cho Vũ Nương; xấu hổ và nhục nhã cho Trương Sinh)
? Vũ Nương đã có cách nào để cởi bỏ oan trái của mình?
- HS theo dõi vào đoạn văn
- tìm kiếm các chi tiết và trả lời.
- Các em khác bổ xung 
- quan sát bảng phụ, nghe và ghi chép bài.
- Trao đổi và trả lời. 
- tự bộc lộ tình cảm của bản thân.
- Liên hệ với câu chuyện và trao đổi để trả lời.
- Theo dõi vào đoạn văn tiấp theo.
- Tóm tắt nội dung.
- Quan sát bảng phụ và ghi chép.
- Tìm kiếm, trao đổi và trả lời. nhận xét, bổ xung cho bạn.
- Tự bộc lộ suy nghĩ của mình.
- Trao đổi và trả lời
II. Đọc - hiểu nội dung văn bản
1/ Cuộc sống hạnh phúc.
Bảng phụ
- Các chi tiết: 
+ Tinhd tình thuỳ mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp.
+ Giữ gìn khuôn phép, không ừng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà.
+ Chỉ xin ngày về mang hai chữ bình yên; thổn thức tâm tình thương người đất thú, lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san. 
=> Tâm hồn dịu dàng, sâu sắc, chân thật, luôn mong mỏi một hạnh phúc trọn vẹn. 
2/ Nỗi oan khuất.
Bảng phụ
- Tóm tắt:
+ Sau khi chồng đi lính, Vũ Nương sinh con trai, đặt tên là Đản.
+ Trương Sinh trở về, nghe theo lời con trẻ, cho rằng vợ hư hỏng.
+ Vũ Nương kêu oan, nhưng Trương Sinh không nghe, đánh mắng và đuổi đi.
+Vũ Nương đành ra sông trẫm mình.
- Người gây oan trái: Trương Sinh.
- Lời nói của Đản: “Thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ đản đi cũng đi  chẳng bao giờ bế đản cả.”
- Trương Sinh: Tin vào lời nói của bé Đản: “Nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư” => Không tin lời vợ và hàng xóm:“Họ hàng, làng xóm  đuổi đi” 
- Thái độ: “La um lên cho hả giận, lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi” => Một con người tàn nhẫn, bất nhân.
- Vũ Nương dùng nói chân thành để giãi bày lòng mình, không thuyết phục được chồng, nàng đã ra sông trẫm mình.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Trong những lời nói của Vũ Nương, lời nói nào bày tỏ tình cảm gắn bó vợ chồng; lời nào đau xót nhất, gợi thương cảm chho người đọc? Vì Sao?
- Sau khi học sinh trả lời, GV nhận xét và kết luận.
(Chú ý vào lời nói đầu và cuối)
? Qua lời nói đó em cảm nhận được điều đáng quý nào trong tâm hồn của người phụ nữ đang phải chhịu nhiều oan trái? 
? Cuối cùng, Vũ Nương đã chọn cách giải quyết như thế nào? Thực hiện như thế nào?
? Theo em, cái chết của Vũ Nương nói lên cho ta hiểu điều gì về con người của nàng?
- GV nêu vấn đề cho học sinh thảo luận:
? Nếu hiểu bi kịch là:
+ Sự mất đi của những điều tốt đẹp.
+ Cái đẹp bị huỷ diệt.
+ Khát vọng hạnh phúc và khả năng không thể thực hiện hạnh phúc đó trong thcj tiễn, thì số phận của Vũ Nương có phải là một bi kịch không? Bi kịch được hiểu theo nghĩa nào? 
- Gv nêu yêu cầu: 
? Háy tóm tắt phần truyện kể về Vũ Nương được giải oan? 
- Sau khi HS tó tắt, GV nhận xét và bổ xung thêm những nội dung còn thiếu.
? Theo em, cách kể chuyện ở đây có gì khác? 
? Cách kể đó có tác dụng gì trong các tác dụng sau:
(GV treo bảng phụ)
a/ Tạo màu sắc thần kỳ.
b/ Tạo không khí cổ tích dân gian.
c/ Thiêng liêng hoá sự trở về của Vũ Nương.
d/ Cả a,b,c đều đúng.
? Với em, chi tiết nào là kì ảo, lí thú nhất? Vì Sao?
? Trong sự việc trở về, Vũ Nương được miêu tả qua những lời nói nào?
(Sau khi học sinh trả lời, GV dùng bảng phụ ghhi những lời nói của Vũ Nương để học sinh theo dõi)
? Những lời nói ấy cho ta thấy thêm những phẩm chất đáng quý nào của Vũ Nương? 
? Qua sự việc này, em hiểu gì về hiện thực cuộc sống và hạnh phúc của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?
? Số phận ... hích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
IV. Hoạt động 4 – hướng dẫn luyện tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV cho học sinh đọc bài tập 1 và yêu cầu các em thảo luận và trả lời.
? Ở bài tập 1a và 1b là những lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? 
? Trường hợp nào là dẫn lời, trường hợp nào là dẫn ý? 
- GV chia bài tập cho từng nhóm và yêu cầu học sinh viết đoạn văn trong bài tập 2 và trình bày trước lớp.
- Sau khi học sinh trình bày và nhận xét, GV kết luận chung và yêu cầu học sinh ghi chép.
- GV yêu cầu học sinh đọc bài tập 3.
- Yêu cầu học sinh làm bài, trình bày trước lớp. 
- Sau khi học sinh trình bày, GV nhận xét và bổ xung.
- Đọc bài tập 1 và làm bài tập.
- Trả lời, nhận xét và bổ xung 
- Hoạt động theo nhóm 
- Trình bày trước lớp.
- Nghe, nhận xét.
- nghe.
- Làm bài tập 3
1/ Bài tập 1.
cả hai bài tập 1a và 1b đều là cách dẫn trực tiếp.
- Trường hợp (1a) là dẫn lời.
- Trường hợp (1b) là dẫn ý.
2/ Bài tập 2.
3/ Bài tập 3.
V. Hoạt động 5 – hướng dẫn học ở nhà.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Tập viết đoạn văn biểu cảm về nhân vật Vũ Nương có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
- Chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng.
----------------------------------*****---------------------------------
Ngày soạn : 5/92009
Ngày dạy : 12/9/2009	Tiết 20
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh :
- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự đã được học tư học kì I ở lớp 8 và lớp 9. 
- Rèn luyện kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự theo các yêu cầu khác nhau càng ngắn gọn hơn, nhưng vẫn đầy đủ, đảm bảo ý chính, nhân vật chính.
CHUẨN BỊ
Gv: 	+ chuẩn bị một số văn bản tự sự: Lão Hạc, chiếc lá cuối cùng; chuyện người con gái nam xương  
+ Bài soạn, bảng phụ (Nếu cần)
HS: 	+ Đọc lại các văn bản tự sự đã học.
+ Chuẩn bị theo hướng dẫn của SGK. (Tr 58)
TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
A. Ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ :
Hãy tóm tắt ngắn gọn mọt câu chuyện cổ tích mà em yêu thích.
C. Bài mới.
	I. Hoạt động 1 - Giới thiệu bài.
- Trong chương trình lớp 8 các em đã được học tìm hiểu về tóm tắt văn bnả tự sự, nhằm ôn tập lại hệ thống kiến thức và nâng cao thêm, trong tiết học này, thầy cùng các em sẽ ôn tập lại những kiến thức cơ bản vê tóm tắt văn bản.
II. Hoạt động 2 - Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV nêu vấn đề.
? Tóm tắt văn bản tự sự là gì? Khi tóm tắt văn bản cần chú ý những gì? 
- Trao đổi, nhớ lại kiến thức đã học và trả lời.
- Tóm tắt văn bản tự sự là kể lại một cốt truyện để người đọc hiểu nội dung cơ bản của tác phẩm.
- Khi tóm tắt cần chú ý:
+ Căn cứ vào yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm là: Sự việc và nhân vật chính.(Cốt truyện + nhân vật)
+ Có thể xen kẽ những yếu tố bổ trợ các chi tiết nhân vật phụ, miêu tả, biểu cảm và độc thoại nội tâm.
III. Hoạt động 3 - Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bnả tự sự.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu học sinh suy nghĩ và thảo luận theo nhóm nhỏ 3 tình huống đã nêu trong SGK.
- Sau khi học sinh thảo luận về các tình huống, GV nêu vấn đề cho học sinh trả lời:
? cả ba tình huống đều phải tóm tắt văn bản, Vậy em có nhận xét gì về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự? 
? Hãy tìm hiểu và nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống mà mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản.
- Sau khi học sinh trả lời, GV dùng bảng phụ để kết luận.
- Thảo luận về các tình huống đã nêu.
- Trả lời, nhận xét, bổ xung.
- Trả lời, nhận xét, bổ xung.
- Quan sát bảng phụ, nghe và ghhi chép
- Không phải lúc nào ta cũng xem một bộ phim hay đọc trọn vẹn một tác phẩm văn học. vì vậy, muốn hiểu được nội dung của văn bản, ta cần tóm tắt văn bản sao cho ngắn gọn nhưng vẫn hiểu đủ, đúng nội dung.
IV. Hoạt động 4 - Thực hành tóm tắt nội dung văn bản tự sự.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV yêu càu học sinh tìm hiểu tóm tắt văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương.
- Tìm hiểu để tóm tắt.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV nêu vấn đề: 
? Các sự việc đã được nêu đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc quan trọng nào không? 
? Hãy bổ xung nốt sự việc còn thiếu đó vào bản tóm tắt?
Gv nhấn mạnh nôi dung cần bổ xung bằng bảng phụ.
GV nêu yêu cầu:
? Hãy viết một văn bản tóm tắt ngắn gọn: Chuyện người con gái Nam Xương.?
- Sau khi HS viết, GV cho các em đọc trước lớp, cho các em khác nhận xét, GV kết luận về bài viêt.
? Như vậy tóm tắt văn bản tự sự Nhằm mục đích gì? Đảm bảo được yêu cầu gì?
- Trả lời câu hỏi, ghi chép
- HS quan sát bảng phụ, nghe và ghi chép
- Tập tóm tắt văn bản.
- Trình bày trước lớp
Bảng phụ
- Nhìn chug các sự việc nêu ra là đủ xong còn thiếu một sự việc quan trọng: 
+ Sự việc 1 đến 6 giữ nguyên.
+ Sự việc 7: Một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên ngọn đèn, đứa con nói rằng: “Cha Đản đến kia kìa”, cành hỏi đâu, nó chỉ bóng chàng trên vách “Đây này”; lúc này chàng mới thấu nỗi oan của vợ.
+ Sự việc 8 chính là sự việc 7 trong SGK
* Ghi nhớ.
(HS học trong SGK tr 59)
V. Hoạt động 5 - Luỵên tập.
- GV cho học sinh làm bài tập 1, trình bày trước lớp và sửa chữa bài cho các em.
VI. Hoạt động 6 - Hướng dẫn học ở nhà
Hoàn thành bài viết vừa làm.
Tâp tóm tắt văn bản: Chuyện cũ trong phủ Chúa.
Chuẩn bị trước bài: Miêu tả trong văn bản tự sự 
---------------------------*****---------------------------------
Ngày soạn: 7/9/2009
Ngày dạy: 15/9/2009 
Tiết 21
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG.
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
- Thông qua bài học, giúp học sinh:
+ Nắm được các cách phát triển từ vựng thông dụng nhất.
+ Rèn luyện kỹ năng phát triển vốn từ theo các cách phát triển của từ vựng.
+ Có ý thức trau dồi vốn từ.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
- Giáo viên: Bảng phụ, SGK, SGV và tài liệu về từ vựng.
- Học sinh: Tìm hiểu trước nghĩa của một số từ vựng.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
A/ Ổn định tổ chức lớp.
	- GV kiểm tra sĩ số, nêu yêu cầu của giờ học.
B/ Kiểm tra bài cũ.
Thế nào là lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp? cho ví dụ minh hoạ? 
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học.
	I. Hoạt động 1- Giới thiệu bài
	Một từ trong tiếng việt có thể có nhiều nghĩa khác nhau, đó là do hiện tượng nhiều nghĩa của từ hoặc các trường hợp đồng âm khác nghĩa; cũng có thể là do sự phát triển nghĩa của tư. Vậy thế nào là sự phát triển nghĩa của từ? trong giờ học ngày hôm nay, chhúng ta cùng tìm hiểu.
II. Hoạt động 2 – tìm hiểu sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Gv yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu các ví dụ trong SGK.
? Từ “Kinh tế” Trong câu thơ “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế” có nghĩa là gì? Nghĩa ấy hiện nay còn dùg nữa không? Nhận xét của em về nghĩa của từ này? 
- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu tiếp VD2.
? Trog VD2a từ xuân có nghĩa là gì? Nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? hiện tượng chuyển nghĩa được thực hiện theo phương thức nào? 
? Trong VD2b. các từ tay có nghĩa là gì? Nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? hiện tượng chuyển nghĩa được thực hiện theo phương thức nào?
? Qua đó, em hãy cho biết phát triển từ vựng bằng cách nào? Chủ yếu dựa trên những phương thức nào?
- Hãy đọc mục ghi nhớ.
- đọc VD trong SGK.
- Tìm nghĩa và trả lời.
- trao đổi với bạn và liên hệ thực tế để trả lời.
- Đọc VD2 
- Tìm hiểu nghĩa của từ và trả lời.
- Liên hệ với các biện phap tu từ đã học để trả lời.
- Tìm các phương thức phát triển từ vựng và trả lòi. nhận xét và bổ xung.
VD1.
- Từ: Kinh tế trong câu thơ có nghĩa là: Kinh bang tế thế; lo viẹc nước, việc đời;=> nói đến hoài bão cứu nước của người chiến sĩ cộng sản.
- Hiện nay không còn dùng từ kinh tế với nghĩa như vây nữa.
=> Nghĩa của từ này chuyển từ nghĩa rộng sang nghĩa hẹp.
 2. VD2
a/ Từ xuan trong câu thơ: Chị em  có nghĩa là mùa xuân (nghĩa gốc)
- Từ xuân trong câu: Ngày xuân .. có nghĩa là tuổi trẻ -> nghĩa chuyển.
- thực hiện theo phương thức Ẩn dụ.
b/ Từ tay trong câu: Trao tay có nghĩa là một bộ phận của cơ thể người.
- Từ tay trong câu: .. tay buôn người. có nghĩa là kẻ buôn người. 
=> Hiện tượng chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
Ghi nhớ: (HS tự học trong SGK)
III. Hoạt động 3 – Hướng dẫn luyện tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu học sinh đọc bài tập 1. 
- cho học sinh thảo luận để tìm hiểu nghĩa của các từ chân.
- Gv yêu cầu học sinh đọc và làm bài tập 2. 
( Gv cho học sinh thảo luận theo nhóm)
- Cho học sinh làm bài tập 3. 
? Hãy tìm nghĩa chuyển của từ đồng hồ
- GV cho học sinh thảo luận nhóm bài tập 4 và trả lời. 
- Gv chốt kiến thức cơ bản bằng bảng phụ.
- Đọc bài tập 
- Thảo luận và trả lòi, nhận xét, bổ xung.
- HS thảo luận theo nhóm bài tập 2.
- HS làm bài tập, trả lời, nhận xét và bổ xung
- Thảo luận theo nhóm, trả lời, các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ xung
Bài tập 1
Nghĩa của các từ “chân”
1.a/ nghĩa gốc: bộ phận cơ thể người.
1.b/ Nghĩa chuyển: Vị trí trong đội tuyển. (H.dụ)
1.1/ nghĩa chuyển: Vị trí tiếp xúc với đất của cái kiềng. (Ẩn dụ)
1.d/ Nghĩa chuyển: Vị trí tiếp xúc của mây với đất.
(Ẩn Dụ)
Bài tập 2
* Nhận xét: 
+ Giống trà ở nét nghĩa đã chế biến để pha nước uống.
+ Khác trà ở nét nghĩa dùng để chữa bệnh.
Bài tập 3.
Nghĩa chuyển của từ Đồng hồ:
+ Đồng hồ điện: đếm số đơn vị điện đã tiêu thụ.
+ Đồng hồ nước: đếm lượng nước (m3) đã tiêu thụ
+ Đồng hồ xăng: Đếm lượng xăng (lít) đã mua hoặc tiêu thụ.
Bài tập 4
a) Hội chứng (gốc) Þ tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh.
Ví dụ : hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) ; hội chứng viêm đường hô hấp cấp (sác).
Nghĩa chuyển : tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội cùng xuất hiện ở nhiều nơi. Ví dụ : Hội chứng chiến tranh, kinh tế, kính thưa, bằng rởm 
b) Ngân hàng (gốc) Þ tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý nghiệp vụ tiền tệ.
Ví dụ : ngân hàng nhà nước, ngoại thương.
Nghĩa chuyển : kho lưu trữ những thành phần, bộ phận của cơ thể để sử dụng khi cần.
Ví dụ : ngân hàng máu, thận, đề thi.
c) Sốt (gốc) Þ tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh.
Ví dụ : Em bé sốt ho.
Chuyển : ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu khách hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh (sốt xăng dầu.)
d) Vua (gốc) Þ người đứng đầu một nhà nước quân chủ (vua Hùng, vua Quang Trung).
chuyển : người được coi là nhất ở một lĩnh vực nào đó. Thường là sản xuất kinh doanh, thể thao, nghệ thuật (thường dùng cho nam Þ còn nữ Þ nữ hoàng).
IV. Hoạt động 4 – Hướng dẫn học ở nhà.
Học thuộc nội dung phần ghi nhớ
Sưu tầm các câu thơ, câu văn thể hiện sự phát triển của tư vựng; tìm hiểu nghĩa và xác định phương thức phát triển của từ ngữ đó.
Làm bài tập số 5.
Chuẩn bị bài: sự phát triển của từ vựng. (Tiếp theo)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 9 tuan 4(1).doc