Bài soạn Ngữ văn 9 - Năm học: 2009 - 2010 - Tuần 11

Bài soạn Ngữ văn 9 - Năm học: 2009 - 2010 - Tuần 11

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp học sinh:

 - Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên và vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.

 - Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ kính, vừa mới mẻ trong bài thơ.

II.CHUẨN BỊ: GV: Chân dung Huy Cận, tranh đoàn thuyền trên biển ra khơi.

 HS: Soạn bài trả lời các câu hỏi SGK

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Kiểm tra bài cũ(5):Đọc thuộc bài thơ “Tiểu đội xe không kính”, nêu cảm nhận của em về hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ.

2. Giới thiệu bài(1)

 

doc 11 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 920Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Năm học: 2009 - 2010 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHÀO MỪNG 
NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
Tuần 11
Tiết 51, 52
 (Huy Cận)
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Giúp học sinh:
	- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên và vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
	- Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ kính, vừa mới mẻ trong bài thơ.
II.CHUẨN BỊ: GV: Chân dung Huy Cận, tranh đoàn thuyền trên biển ra khơi.
 HS: Soạn bài trả lời các câu hỏi SGK
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:	
1. Kiểm tra bài cũ(5’):Đọc thuộc bài thơ “Tiểu đội xe không kính”, nêu cảm nhận của em về hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ.
2. Giới thiệu bài(1’)
3/Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 (24’): Tìm hiểu chung về bài thơ.
GV: Giới thiệu những hiểu biết về tác giả Huy Cận:
- Giới thiệu chân dung Huy Cận và nhấn mạnh điểm thơ ca của Huy Cận trước và sau cách mạng.
GV: Hiểu gì về đất nước năm 1958?
- Nhấn mạnh hoàn cảnh đất nước.
 ? Bài thơ nên đọc như thế nào? Aâm hưởng chung của bài thơ?
 (Lạc quan, vui tươi, mạnh mẽ).
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
- Một số chú thích lưu ý.
GV: Bố cục bài thơ theo hành trình chuyến ra khơi như thế nào?
HS: Tìm bố cục.
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích 
GV: Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian như thế nào?(hình ảnh thiên nhiên nào?)
 ? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- Thiên nhiên được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh và nhân hóa độc đáo (như hòn lửa, cài then, sập cửa) Þ sự hùng vĩ, mênh mông, tráng lệ, khỏe khoắn đi vào trạng thái nghỉ ngơi.
 Câu hát ...
 Thuyền ta lái gió
 Lướt giữa
 Đêm thở sao lùa
 ? Hình ảnh con người đặt trong không gian ấy có tác dụng gì?
* Liên hệ giảng giải: Khác với thơ Huy Cận trước CM
 TIẾT 2
Hoạt động 2(39’): Tìm hiểu hình ảnh thơ về thiên nhiên và lao động.
Hỏi: Cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên ở 2 câu đầu? (Phân tích nghệ thuật nhân hóa, so sánh).
Hỏi: Đặt trong cảnh thiên nhiên đó, người ra khơi mang cảm hứng như thế nào?
Phân tích tâm trạng và ý nghĩa lời hát của người dân chài.
GV: Cảnh đánh cá trên biển được miêu tả như thế nào?( chú ý hình ảnh đặc sắc của 4 câu thơ: Thuyền ta lái gió
 Dàn đan thế trận lưới 
Hỏi: Hình ảnh con thuyền xuất hiện thể hiện cảm hứng gì về người dân chài?
- Cảm hứng lao động và cảm hứng thiên nhiên vũ trụ hòa hợp.
Hỏi: Em hiểu như thế nào về khúc ca lao động của người đánh cá? 
- Công việc của người lao động đánh cá như gắn liền, hài hòa với nhịp sống của thiên nhiên, đất trời.
Giảng: Những hình ảnh được sáng tạo có thể không đúng như trong thực tế nhưng làm giàu thêm cái nhìn cuộc sống, niềm say sưa hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn hòa hợp với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình.
 ? Tìm những câu thơ miêu tả cảnh biển ban đêm đẹp lộng lẫy?
 ? Phân tích tác dụng của những hình ảnh này trong việc miêu tả cảnh lao động của dân chài?
HS: Thiên nhiên trên biển: đẹp rực rở đến huyền ảo của cá, trăng, sao.
- Trí tưởng tượng chấp cánh cho hiện thực trở nên kỳ ảo, thiên nhiên giàu có, đẹp đẽ hơn.
Hoạt động 3(8’): Tìm hiểu âm hưởng, giọng điệu thơ.
GV: Bài thơ có nhiều từ hát, cả bài cũng như một khúc ca. Đây là khúc ca gì và tác giả làm thay lời ai? Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu bài thơ? Các yeeud tố: thể thơ,nhịp, vần đã goops phần tạo nên âm hưởng của bài thơ như thế nào?
Hoạt động 4(7’): Hướng dẫn tổng kết, luyện tập:
GV cho HS nhận xét về nội dung tình cảm, cảm xúc nổi bật và nhwngc đặc sắc nghẹ thuật của bài thơ.
 Gọi HS đọc ghi nhớ.
 Có thể dọc cho HS nghe một đoạn nói về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá trong phần tài liệu.
Hoạt động 5(2’): Hướng dẫn học ở nhà.
- Học thuộc các khổ thơ 3, 4, 5
- Nắm chắc nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
- Soạn bài: Tổng kết từ vựng.
I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả.
 - Nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới.
 - Thơ sau cách mạng tràn đầy niềm vui tươi tình yêu cuộc sống.
 - Năm 1996 được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
2.Tác phẩm:
 Sáng tác năm 1958, trích trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”
 Đề tài xây dựng cuộc sống mới.
3. Đọc, tìm hiểu chú thích.
4. Bố cục: 3 phần.
- P1: Cảnh đoàn thuyền lên đường
- P2: Cảnh đoàn thuyền hoạt động ngoài khơi.
- P3: Cảnh đoàn thuyền trở về. 
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1.(15’) Hình ảnh con người lao động trong sự hài hòa với thiên vũ trụ:
- Không gian rộng lớn: biển, trời, trăng, saồ làm tăng tầm vóc và vị thế của con người.
- Đoàn thuyền ra khơià trở về đầy khí thế hào hùng phấn khởi mang theo khúc hát lạc quan phơi phới--> lãng mạn.
- Bút pháp phóng đại, liên tưởng mạnh bạo, bất ngờ.
2. Những hình ảnh thơ về thiên nhiên và lao động:
a/ Cảnh biển vào đêm.
- Cảnh rộng lớn, gần gũi với con người qua liên tưởng, so sánh thú vị:
 Mặt trời xuống biển
 Sóng cài then, đêm
- Hình ảnh cánh buồm, gió khơi và câu hát là hình ảnh khỏe, gắn kếtà niềm vui, sức mạnh của người ra khơi.
b/ Cảnh lao động trên biển ban đêm.
- Con thuyền: vốn nhỏ bé ® kỳ vĩ, khổng lồ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ.
- Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã thành bài ca đầy niềm vui nhịp nhàng cùng thiên nhiên.
* Bút pháp lãng mạn, sức tưởng tượng phong phú. 
c/ Hình ảnh đẹp lộng lẫy và rực rỡ của các loài cá trên biển:
- Cá thu như đoàn thoi
- Cá song lấp lánh
- Vẩy bạc đuôi vàng
à Vẻ đẹp của bức tranh sơn mài lung linh, huyền ảo được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng từ sự quan sát hiện thực.
3.Ââm hưởng, giọng điệu của bài thơ:
- Lời thơ dõng dạc; điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng, phơi phới(bốn lần lặp lại từ hát)
- Cách gieo vần biến hóa linh hoạt, vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen lẫn vần cách
III. Tổng kết – luyện tập:
- Nội dung(sgk) Ghi nhớ SGK
- Nghệ thuật(sgk)
- Luyện tập: Viết một đoạn phân tích khổ thơ đầu hoặc khổ thơ cuối:
Gợi ý khổ đầu: 
- Thiên nhiên được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh, nhân hóa, liên tưởng
- Đoàn thuyền ra khơi đầy khí thế hào hùng, phấn khởi 
@?@?@?@?&@?@?@?@?
GIÁO ÁN CHÀO MỪNG 
NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
Tuần 11 Ngày dạy: 10/11
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Tiếp theo)
Tiết 53
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Giúp học sinh:
	Nắm vững hơn, hiểu sâu hơn và biết vận dụng linh hoạt, có hiệu quả kiến thức từ vựng đã học (từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng: so sánh ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ).
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
	GV kiểm tra bài cũ trong quá trình ôn tập, tổng kết.
2. Giới thiệu bài(1’): GV nêu nội dung của tiết học: Từ tượng hình, từ tượng thanh, các biện pháp tu từ.
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1(8’): Ôn tập từ tượng hình tượng thanh.
HS: nhắc lại các khái niệm về từ tượng thanh, tượng hình, lấy ví dụ, đặt câu. 
GV: hướng dẫn HS làm bài tập.
Gợi ý 1, 2 ví dụ về cách gọi động vật có tên mô phỏng âm thanh.
Bài 3: HS phát hiện từ tượng hình.
« Hoạt động 2(28’): Hướng dẫn ôn tập biện pháp tu từ.
HS nhớ lại, kể tên và nêu đặc điểm của 8 biện pháp tu từ từ vựng đã học.
 Đọc các ví dụ.
Dựa vào đặc điểm biện pháp tu từ hãy nhận diện các ví dụ sử dụng biện pháp tu từ nào?
Ý nghĩa của mỗi hình ảnh đó?
Chia nhóm làm bài tập(8 nhóm)
N1: câu a
N2: câu b
N3: câu c – BT 2
N4: câu e – BT 2
N5: câu a – BT 3
N6: câu b – BT 3
N7: câu c – BT 3
N8: câu d – BT 3
(Lớp nhận xét – GV bổ sung).
GV: Gác Quan âm nơi Thúy Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh, rất gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau trong gang tấc, nhưng giờ đây hai người cách trở gấp mười quan san.
GV: Say sưầ chàng trai vì uống nhiều rượu mà say, vừa hiểu là chàng trai say đắm vì tình=> Nhờ cách nói đó mà chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ, kín đáo.
GV: trăng rất sáng khiến cảnh vật hiện rõ từng đường nét.
GV: nhờ phép nhân hóa mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.
* Hoạt động 3( 8’): Củng cố – dặn dò.
 - GV khái quát toàn bộ nội dung từ vựng đã học bằng trò chơi giải ô chữ.
 - Yêu cầu HS nắm chắc các đặc điểm từ vựng. Các văn bản nào hay sử dụng biện pháp tu từ?
 - Hoàn thành tiếp bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị bài: Tập làm thơ 8 chữ.
I. Từ tượng thanh và từ tượng hình.
1. Khái niệm
2. Bài 2: Loài vật có tên gọi là từ tượng thanh như: mèo, bò, tắc kè, (chim) cu.
3. Bài 3: Những từ tượng hình.
Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ.
Þ Mô tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể và sống động.
II. Một số phép tu từ từ vựng: 
1. Khái niệm các biện pháp tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
2. Bài tập 2: Phát hiện phép tu từ từ vựng: a/ Aån dụ: Hoa, cánh (chỉ Thúy Kiều và cuộc đời của nàng)
 Cây lá (chỉ gia đình Kiều và cuộc sống của họ)
à Kiều bán mình để cứu gia đình.
b/ So sánh: Tiếng đàn của Thúy Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa.
c/ Nói quá: Hoa ghen, liễu hờn ® sắc đẹp Kiều 
 Một hai nghiêng nước nghiêng thành-sắc đành đòi một, tài đành họa hai ® Kiều không chỉ đẹp mà còn có tài.
 => Ấn  ... û mỗi đoạn?
 GV: Yêu cầu 3 HS ghi lại những suy nghĩ cá nhân vào bảng phụ để chữa trực quan.
HS khác nhận xét, đánh giá bài làm của bạn.
GV chữa bài và cho điểm.
 ? Khái quát những nét cơ bản về thể thơ 8 chữ?
GV đưa bảng phụ có ghi nhớ để HS quan sát.
HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2(20’): Hướng dẫn luyện tập.
GV: đưa bảng phụ chép sẵn bài tập 1,2,3 trong SGK để HS quan sát và suy nghĩ.
 Chia nhóm để HS làm bài tập theo nhóm và cử đại diện nhóm ghi phần chuẩn bị vào bảng phụ.
HS: nhận xét bài làm của từng nhóm.
GV: nhận xét cho điểm.
Bài 1: điền từ vào chỗ trống với những từ đã cho.
Yêu cầu: Phải phù hợp nghĩa.
Bài 2: Tương tự như bài 1.
Bài 3: Cho HS đọc và tự sáng tạo thêm, đáp án mở, miễn là đạt yêu cầu vềù vần (ương hoặc a) và nội dung phải nối tiếp với các ý thơ ở 3 câu đã cho.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 4 ở nhà.
HS thực hành làm thơ tám chữ. 
GV: Yêu cầu HS trình bày trước lớp bài thơ của mình đã được chuẩn bị sẵn (thời gian trình bày khoảng 15’)
- Yêu cầu cần đạt:
+ Biết cách trình bày bằng lời nói trước tập thẻ bài thơ 8 chữ, lời nói hấp dẫn, thuyết phục.
+ Biết bám sát những đặc trưng riêng biệt của thơ 8 chữ để bình thơ mình chọn
GV: Gọi những HS khác nhận xét theo gợi ý:
+ Bài thơ được bình có phải là bài thơ 8 chữ không?
+ Những lời bình của bạn về bài thơ có đúng và hay không?
- GV: hướng dẫn chọn và bình một bài thơ 8 chữ khác.
Hoạt động 3(4’): Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng ghi nhớ SGK, biết cách làm thơ 8 chữ, biết cách phân tích bài thơ 8 chữ theo đúng đặc trưng thể loại.
- Chuẩn bị bài: trả bài kiểm tra văn học trung đại, soạn bài Bếp lửa
I. Nhận diện thể thơ tám chữ.
1/ Đọc các khổ thơ.
2/ Nhận xét các khổ thơ.
- Mỗi dòng thơ đều có 8 chữ.
- Các từ ngữ có chứa vần ở mỗi đoạn:
 Đoạn 1: tan, ngàn, mới, gội, bừng, rừng, gắt, mật.
 Đoạn 2: về, nghe, học, nhọc, bà, xa. 
 Đoạn 3: ngát, hát, non, son. Đứng, dựng, tiên nhiên. 
- Cách gieo vần: chủ yếu gieo vần chân liên tiếp hoặc gián cách.
 Ngắt nhịp: 3/5; 3/3/2; 3/2/3.
3. Kết luận
 (Ghi nhớ SGK)
II. Luyện tập – thực hành thể thơ 8 chữ:
Bài 1: Điền từ.
 Câu 1: ca hát Câu 3: bát ngát
 Câu 2: ngày qua Câu 4: muôn hoa.
Bài 2: Điền từ
 Chỗ trống 1: cũng mất 
 Chỗ trống 2: tuần hoàn 
 Chỗ trống 3: đất trời
Bài 3 (bài tập 2 mục III) Thêm câu.
Của đàn chim tung cánh đi muôn phương.
Bài 4( mục II- SGK):
( Phần thực hành của HS cho về nhà làm)
Bài 5(mục III- SGK): Bình thơ
Giáo án chào mừng ngày nhà giáo 
Việt Nam 20/11
TUẦN 12 Ngày dạy: 15/11
BẾP LỬA
TIẾT 56 
 (Bằng Việt)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	Giúp học sinh:
	- Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình – người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh trong bài thơ.
	- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp với miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.
	- Luyện tập rèn luyện kỹ năng phân tích thơ trữ tình.
II. CHUẨN BỊ
	GV: Tranh minh họa.
 HS: Đọc tác phẩm.
III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ(5’)
	- Đọc thuộc lòng khổ đầu, khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
 - Ý nghĩa của câu hát ra khơi?
2. Giới thiệu bài(1’): Bên cạnh hình ảnh người mẹ thì hình ảnh người bà cũng là nguồn rung cảm chân thành của những nhà thơ. Trong bài thơ Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh chúng ta đã cảm nhận được tình cảm bà cháu đằm thắm, mượt mà Hôm nay chúng ta sẽ tìm thấy sự đồng cảm của nhà thơ Bằng Việt khi viết về bà của mình, người bà với trái tim ấm áp của một bếp lửa đã sởi ấm suốt cuộ đời nhà thơ.
3/ Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
« Hoạt động 1(8’): Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm, chú thích, bố cục.
Hỏi: Nêu những hiểu biết khái quát về tác giả và hoản cảnh ra đời tác phẩm?
Hiểu gì về bài thơ Bếp Lửa.?
GV hướng dẫn HS đọc văn bản, GV đọc mẫu.
Gọi HS đọc, nhận xét, 
- Giọng tha thiết, sâu lắng 3 khổ đầu.
- Giọng tự hào khổ cuối.
GV: Lời trong bài thơ là lời của ai? Nói về ai? Nói về điều gì?
, Hỏi: Hình ảnh nào bao trùm bài thơ? Gắn liền với hình ảnh đó là hình ảnh nào?
 ? Dựa vào mạch cảm xúc của nhà thơ, em hãy nêu bố cục của bài thơ?
Hỏi: Phương thức biểu đạt? (Biểu cảm + tự sự)
« Hoạt động 2(24’): Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản.
HS đọc lại 2 đoạn đầu.
GV: Nhận xét về hình ảnh bếp lửa mở đầu bài thơ? Hình ảnh bếp lửa được hình dung trong trí nhà thơ như thế nào?
HS: Khắc họa hồi ức và tuổi thơ chiến tranh.
 Hình ảnh bếp lửa ở một làng quê thời thơ ấu.
GV: Từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” gợi cho em hình ảnh và cảm xúc gì?
HS: “chờn vờn” từ láy gợi hìnhà làn sương sớm đang bay nhè nhẹ quanh bếp vừa gợi cái mờ nhòa của kí ức theo thời gian.
 “ấp iu” bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của bà( người nhóm bếp)
GV: Cách nói “cách mấy nắng mưa” hay ở chỗ nào?
HS: Cách nói ẩn dụà gợi ra phần nào vất vả, lo toan của bà.
GV: Từ hình ảnh bếp lửa tác giả đã nhớ đến kỉ niệm nào về bà? Hoàn cảnh của gia đình nhà thơ gợi cho em suy nghĩ gì về đất nước?
HS: đói mòn đói mỏi- cháy tàn cháy rụià nạn đói năm 1945 hoàn cảnh chung của nhiều gia đình Việt Nam.
GV: Hình ảnh chi tiết nào ám ảnh mãi trong tâm trí tác giả đến nỗi bây giờ mỗi lần nhớ lại vẫn còn xúc động? Vì sao?
HS: Đọc khổ thơ thứ 2.
GV: Bà đã chăm cháu như thế nào? Từ đó em có nhận xét gì về bà?
 ? Trong cuộc đời đã bao giờ em được hưởng sự chăm sóc này chưa? Ai đã thực hiện những cử chỉ đó với em?
Giảng: Lẽ ra tuổi thơ của tác giả cũng được hưởng những chăm chút này nếu được sống trong thời bình. Nhưng trong chiến tranh bà đã cưu mang cháu bằng cả tấm lòng của cha mẹ.
GV: Có một tình thương xuất hiện đan xen trong hoài niệm đó là âm thanh nào? Ý nghĩa của âm thanh đó?
HS: + Tiếng tu hú sao mà
 + Tu hú ơi chẳng đến ở
GV: Hãy tìm những hình ảnh thơ thể hiện sự hồi tưởng về bà, về bếp lửa?
 ? Cảm nhận về hình ảnh người bà qua những sự việc bà đã làm và hình ảnh “Nhóm bếp lửa”.
 ? Từ kí ức của nhà thơ em có suy nghĩ gì về cuộc đời của người bà?
 ? Điệp từ “nhóm” trong từng câu thơ có ý nghĩa giống và khác nhau như thế nào?
HS: Giống: gắn với hành động nhóm bếp, nhóm lửa.
- Khác ý nghĩa:
. Sởi ấm cho bà cháu
. Luộc khoai sắn cháu ăn đỡ đói.
. Tình cảm xóm làng đoàn kết gắn bó.
. Ý nghĩa trìu tượng: nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ.
Câu hỏi thảo luận: Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa? Theo em những hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì?
 ? Vì sao tác giả viết “ôi kì lạ bếp lửa!”
GV có thể bình ý này.
Vì sao tác giả viết “ngọn lửa” mà không nói “bếp lửa”?
GV: Bài thơ chứa đựng một triết lí thầm kín, em hiểu là triết lí gì?
HS: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bàà yêu thương gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước.
 ? Em cảm nhận như thế nào về tình bà cháu.
« Hoạt động 4(5’): Hướng dẫn tổng kết, luyện tập.
? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
? Vì sao hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh bà trong bài thơ?
Hoạt động 5(2’): Hướng dẫn học ở nhà.
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Bài tập: + kể lại câu chuyện về người bà bên bếp lửa.
 + Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.
 - Chuẩn bị bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Quê Hà Tây.
Nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
2.Tác phẩm: Bài thơ sáng tác năm 1963, khi tác giảđang học ngành luật ở Liên Xô, in trong tập thơ cùng tên.
3. Đọc, hiểu chú thích
(SGK)
4. Bố cục: 4 phần
- Khổ 1; Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
- Khổ 2,3,4,5: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên ba và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
ø- Khổ 6: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
- Khổ cuối: Người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Những kỷ niệm về bà và tình bà cháu
- Kỷ niệm tuổi thơ bên bà:
 + Thiếu thốn gian khổ (đất nước khó khăn chiến tranh).
 + Bà sớm hôm chăm chút.
- Kỷ niệm về bà + tuổi thơ + bếp lửa.
 “Khói hun nhèm – nghĩ mũi còn cay – bếp lửa bà nhen” ® bếp lửa hiện diện như tình cảm ấm áp của bà, sự cưu mang đùm bọc đầy chăm chút của bàà bà tận tụy.
- Tiếng chim tu hú: giục giã, khắc khoải, da diếtà gợi hoài niệm, cảnh vắng vẻ và nhớ mong của 2 bà cháu. 
 => Nhớ bà, nhớ quê hương.
2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa:
- Cuộc đời bà lận đận, vất vả, bà luôn giữ thói que dậy sớmà Sự tần tảo, đức hy sinh chăm lo cho mọi người của bà. 
- Ngọn lửa của bà là niềm tin thiêng liêng, kỷ niệm ấm lòng, nâng bước cháu trên đường dài, yêu bà ® yêu nhân dân.
- Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh “bếp lửa” (10 lần) ® bếp lửa bình dị mà thân thuộc, kì diệu, thiêng liêng: Ôâi kì diệu và thiêng liêng bếp lửa.
- Bếp lửa ® ngọn lửa Þ bà là người truyền lửa, truyền sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
III . Tổng kết – luyện tập:
1. Nội dung: Những kỷ niệm xúc động về bà và tình bà cháu.
2. Nghệ thuật: Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận.
3. Luyện tập:
- Suy ngẫm về cuộc đời bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa Þ người nhóm lửa, luôn giữ cho ngọn lửa ấm nóng và tỏa sáng, bà chăm sóc, yêu thương, dạy dỗ cháu.
@?@?@?@?&@?@?@?@?

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11.doc