Bài soạn Ngữ văn 9 - Năm học: 2009 - 2010 - Tuần 12

Bài soạn Ngữ văn 9 - Năm học: 2009 - 2010 - Tuần 12

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS cảm nhận được:

- Tình yêu thương con và ước mong của người mẹ Tà ôi trong kháng chiến chống Mĩ biểu hiện cho lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng tư do của dân ta trong thời kỳ lịch sử này.

- Giọng điệu thơ tha thiết ngọt ngào qua khúc hát ru của dân tộc Tà ôi

II.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ(5): Bếp lửa

 Đọc đoạn thơ em thích nhất.

 Trong hồi tưởng của người cháu, những kỷ niệm nào về bà và tình bà cháu được gợi lại? Cảm nhận về tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ?

2. Giới thiệu bài(1):

 GV gợi lại không khí lịch sẻ của đất nước ta, đặc biệt là chiến khu miền tây Thừa Thiên trong kháng chiến chống Mĩ để liên hệ nguyên nhân hình thành bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm.

 

doc 11 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 727Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Năm học: 2009 - 2010 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án chào mừng ngày nhà giáo 
Việt Nam 20/11
Tuần 12 Ngày dạy : 17/11
VĂN BẢN: KHÚC HÁT RU NHỮNG 
EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
Tiết 57
 	 (Hướng dẫn đọc thêm) 
	Nguyễn Khoa Điềm
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
Giúp HS cảm nhận được:
Tình yêu thương con và ước mong của người mẹ Tà ôi trong kháng chiến chống Mĩ biểu hiện cho lòng yêu quê hương đấùt nước và khát vọng tư ïdo của dân ta trong thời kỳ lịch sử này. 
 Giọng điệu thơ tha thiết ngọt ngào qua khúc hát ru của dân tộc Tà ôi 
II..TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ(5’)õ: Bếp lửa
 Đọc đoạn thơ em thích nhất.
 Trong hồi tưởng của người cháu, những kỷ niệm nào về bà và tình bà cháu được gợi lại? Cảm nhận về tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ?
2. Giới thiệu bài(1’): 
 GV gợi lại không khí lịch sẻ của đất nước ta, đặc biệt là chiến khu miền tây Thừa Thiên trong kháng chiến chống Mĩ để liên hệ nguyên nhân hình thành bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1(10’): Tìm hiểu chú thích thể loại , bố cục.
GV: Nêu một số thông tin về tác giả?
HS: đọc chú thích về tác giả trong sách giáo khoa.
GV: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? HS:Năm 1971, kháng chiến chống Mĩõ gian khổ.
GV: Nhắc lại cuộc sống của cán bộ, nhân dân ở chiến khu D trong thời gian chống Mĩ.
HS: đọc giọng tha thiết, ngọt ngào, lưu ý các đoạn điệp khúc, câu có đối.
GV: Bài thơ này thuộc thêû loại gì?
GV: Nêu bố cục bài thơ? Ý chính của mỗi đoạn? 
 ? Theo em nét đặc sắc ở bài thơ này là gì? Cấu trúc về hình tượng, nội dung phát triển tứ thơ theo dụng ý tác giả?
HS: Ở từng lời ru trực tiếp, nhịp thơ được ngắt ở giữa dòng, cách lặp lại, ngắt nhịp tạo âm điệu dìu dặt, vấn vương của lời ru giai điệu trữ tình.
Hoạt động 2(21’): Đọc- Tìm hiểu văn bản.
GV: Hình ảnh người mẹ Tà ôi được gắn với những hoàn cảnh và công việc cụ thể nào?
 -Giã gạo, tiả bắp, chuyển lán.
? Em có nhận xét gì về công việc của người mẹ?
-Vất vả, gian khổ , bền bỉ, quyết tâm trong công việc
GV: Nhận xét về kết cấu của 03 đoạn thơ
-Lập cấu trúc
? Cách kết cấu lập lại như vậy có tác dụng gì?
HS: Cách lập lại , cách ngắt nhịp điều đặn ở giữa dòng tạo nên âm điệu dìu dặt, vấn vương của lời ru thể hiện một cách đặc sắc tình cảm tha thiết trìu mến của người me.ï
GV: Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ
HS: Mặt trời trên lưng(ẩn dụ) con là nguồn hạnh phúc ấm áp vừa gần gũi vừa thiêng liêng, chính con đã sởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong cuộc sống.
GV: Hãy phân tích tình cảm của người mẹ Tà ôi qua ba đoạn thơ?
HS: Người mẹ Tà ôi yêu con tha thiết, yêu con mẹ yêu buôn làng, yêu bộ đội. Những tình cảm ấy hoà quyện vào nhau và ngày càng phát triển rộng lớn hơn , gắn bó với tình yêu đất nước.
I. Tìm hiểu chú thích 
1.Tác giả(SGK) 
2. Tác phẩm: Viết năm 1971 khi Nguyễn Khoa Điềm đang công tác tại chiến khu D miền tây Thừa Thiên.
3. Đọc – tìm hiểu chú thích:
4. Thể loại: Thơ trữ tình dựa vào khúc hát ru của dân tộc Tà- ôi.
5. Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1 : Mẹ giã gạo - nuôi bộ đội.
- Đoạn 2 : Mẹ giã gạo - nuôi làng đói.
- Đoạn 3 : Mẹ chuyển lán, chiến đấu 
II. Đọc - Tìm hiểu văn bản
1. Hình ảnh người mẹ Tà- ôi:
* Công việc:
- Mẹ giã gạo àï nuôi bộ đội.
- Mẹ tỉa bắpà nuôi làng đói.
- Mẹ chuyển lán, đạp rừng.
- Mẹ địu con để giành trận cuốià tham gia chiến đấu.
=> Công việc của mẹ vất vả gian khổ cực nhọcà say mê lao động,chiến đấu góp phần vào cuộc kháng chiến lâu dài với tinh thần quyết tâm cao, lòng tin vào thắng lợi.
* Tình cảm: Thương con, thương bộ đội, thương buôn làng, quê hương, đất nước. 
HS thảo luận: 
? Tìm những câu thơ thể hiện ước mong của người mẹ?
? Trong mỗi lời ru của mẹ có điểm gì giống và khác?
? Khát vọng của người mẹ phát triển như thế nào?
? Theo em trong cuộc sống đương đại có cần lời hát ru không? 
?Từ tình cảm, ước mơ của người mẹ Tà- ôi, em hiểu gì về tình cảm của nhân dân ta thời kỳ chống Mỹ?
.
Hoạt động 3(7’): Tổng kết.
Qua bài thơ em hảy nêu lên những tình cảm và ước mong của người mẹ Tà ôi.?
- Nhận xét giọng điệu của bài thơ?
- Học sinh đọc phần ghi nhớ.
? Yếu tố tự sự trong bài có tác dụng gì?
 Hoạt động 4(1’): Hướng dẫn học ở nhà:
 - Học thuộc bài thơ, nội dung, nghệ thuật.
 - Soạn bài: Aùnh trăng.
2.Ước mơ của người mẹ 
 - Mỗi lời ru thể hiện một ước nguyện gắn với công việc.
- Mong con khôn lớn trong no đủ, có sức khỏe, đất nước được tự do.
àTình cảm khát vọng của người mẹ ngày càng lớn rộng, hoà cùng công cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc.
=>Yêu quê hương đất nước, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất đất nước
III. Tổng kết – luyện tập : 
- Ghi nhớ (SGK-trang 155)
- Luyện tập : Yếu tố tự sự này giúp người đọc hiểu rõ thêm cuộ sống gian khổ, sự bền bỉ, dẻo dai(vừa sản xuất nuôi quân, vừa tham gia chiến đấu) của nhân dân ta ở chiến khu Tri – Thiên thời chống Mĩ.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Giáo án chào mừng ngày nhà giáo 
Việt Nam 20/11
ÁNH TRĂNG
Tuần 12 Ngày dạy: 18/11
Tiết 58. 
Nguyễn Duy
I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
Giúp học sinh cảm nhận được :
Ý nghiã của hình ảnh vầng trăng, thấm thiá cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao tình nghiã của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.
Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ 
Giáo dục ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ, thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”
Kĩ năng đọc thơ 5 chữ, cảm nhận và phân tích hình ảnh biểu tượng trong bài thơ.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Chân dung Nguyễn Duy
- HS: Đọc tác phẩm và chuẩn bị nội dung câu hỏi SGK.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ(5’): Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Đọc một đoạn trong bài thơ. Giới thiệu tác giả 
Nêu những công việc của bà mẹ Tà ôi, qua đó thể hiện những ước mơ gì của người mẹ?
Từ tấm lòng của bà mẹ, tác giả phản ánh gì của nhân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ
2. Giới thiệu bài(1’): 
 Aùnh trăng vốn là đề tài lai láng bất tận của các nhà thơ xưa và nay. Thơ Lí Bạch có “Tĩnh dạ tứ”, Hồ Chí Minh có “Vọng nguyệt” và đến nhà thơ Nguyễn Duy cũng viết về trăng- Aùnh trăng
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Ghi bảng
Hoạt động 1(6’): Hướng dẫn tìm hiểu chung.
GV: Nêu một số thông tin về Nguyễn Duy?
HS: đọc phần giới thiệu về tác giả trong sách giáo khoa 
 ? Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào? Nhận xét về thể thơ ?
GV: Phong cách thơ Nguyễn Duy độc đáo nhất là ở thể lục bát( uyển chuyển, mượt mà, hiện đại ở thi liệu, cấu tứ)
GV: Hướng dẫn đọc: nhịp phổ biến 2/3; 2/1/3; 3/2.
? Bố cục bài thơ?
Hoạt động 2( 22’): Tìm hiểu văn bản
GV: Bài thơ được viết theo thứ tự nào?(thời gian)
 ? Mở đầu bài thơ là dòng hồi tưởng, tác giả nhớ về những kỷ niệm nào?
 ? Trăng và nhà thơ đã có mối quan hệ như thế nào trong quá khứ ?
GV chốt: Trăng là hình ảnh của thiên nhiên tươi mát, là người bạn tri kỷ thời tuổi nhỏ, thời chiến tranh. Trăng là biểu tượng cho quá khứ nghiã tình, là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống(hình ảnh gợi cảm)
GV: Người lính từ giã rừng về thành phố, trăng và người quan hệï như thế nào? Tác giả lí giải vì sao trăng thành người dưng?
HS: Dửng dưng vô tình với trăngà cuộc sống hiện đại vây bủa, con người không có điều kiện mở rộng hồn mình với thiên nhiên.
 - Cuộc sống hối hả, gấp gápà không có điều kiện để con người nhớ về quá khứ.
GV cho HS thảo luận: Em hãy cho biết ý nghĩa của chi tiết trăng thành người dưng?
HS: Khi thay đổi hoàn cảnh sống người ta dễ dàng lãng quên đi quá khứ( nhất là quá khứ nhọc nhằn gian khổ), quên đồng chí, đồng đội, trước bả vinh hoa phú quí, người ta dễ dàng phản bội lại chính mình.
GV: Hoàn cảnh nào để tác giả bôïïc lộ cảm xúc, để tác giả nhớ lại quá khứ ? 
 ? Từ “Vội bật tung” là từ loại gì? Ba từ đặt liền nhau có tác dụng gì?
HS: Động từà diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương, hối hả của tác giả đi tìm nguồn sáng 
GV: Ánh trăng đột ngột xuất hiện gợi cho nhà thơ những suy nghĩ gì? 
HS: -Rưng rưng , giựt mình àTrăng gợi nhớ quá khứ.
GV: Hình ảnh vầng trăng tròn vành vạnh, ánh trăng im phăng phắc có ý nghĩa gì?
 ? Phân tích cái “giật mình” của nhà thơ khi nhìn trăng?
HS: Phản xạ tam lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo,nông nổi tronc cách sống của mình. Tự ăn năn tự trách tự thấy phải thay đổi cách sống. Nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, thiên nhiên.
Thảo luận: Bài thơ có phải là câu chuyện riêng của nhà thơ không ? Tại sao?
- Aùnh trăng là lời nhắc nhở(nhà thơ, mọi người) về thái độ, tình cảm đối với quá khứ gian lao tình nghiã, đối với người đã khuất, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
- Sống phải thủy chung “Uống nước nhớ nguồn”à truyền thống tốt đẹp
Hoạt động 3(5’):Tổng kết
GV: Nêu chủ đề bài thơ ? theo cảm nhận của em chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lý của dân tộc Việt Nam?
HS: đọc phần ghi nhớ 
GV: Em hãy nhận xét kết cấu, giọng điệu của bài thơ?
? Có nên đặt bài thơ vào chủ đề miêu tả trăng không? Vì sao?
Hoạt động 4(1’): Hướng dẫn học ở nhà.
- Học thuộc bài thơ, nội dung, ý nghĩa khái quát sâu sắc của bài thơ.
- Viết bài nêu cảm nghĩ về bài: Aùnh trăng
- Chuẩn bị bài: Tổng kết từ vựng
I Tìm hiểu chung:
1/Tác gia û(SGK)
2/ Tác phẩm: Sáng tác năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh. Giải A Hội nhà văn Việt Nam 1984
- Thể loại: Thơ tự do, thơ 5 chữ nhẹ nhàng êm đềm.
3/ Đọc- tìm hiểu chú thích.
4/Bố cục: 03 phần 
-Khổ 1, 2: vầng trăng kỷ niệm
-Khổ 3, 4: Vầng trăng hiện tại
-Khổ 5, 6 suy ngẫm của tác giả 
II.Đọc - hiểu văn bản
1/Vầng trăng kỷ niệm:
- Hồi nhỏ sống với đồng, sông, bể.
- Hồi chiến tranh ở rừng
àTrăng thành tri kỷ, trăngvàngười sống 
 gắn bó tình nghĩa, như có sự chia sẻ đồng cảm với nhau.à trăng là biểu tượng của quá khứ đẹp( Hình ảnh đất nước bình dị, hiền hậu)
2/ Vầng trăng hiện tại:
 - Về thành phố : Ánh điện, cửa gương 
 - Trăng như người dưng 
 à Hoàn cảnh sống thay đổi, qúa khứ nhọc nhằn gian khổ bị lãng quên.
 - Thình lình điện tắt – tối om – vầng trăng tròn xuất hiệnàkỉ niệm của năm tháng gian lao, thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu(sông, bể, rừng)
3/ Suy ngẫm của nhà thơ.
- Trăng tròn vành vạnhà Quá khứ đẹp, nguyên vẹn, không phai mờ 
- Trăng im phăng phắcà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người không quên khứ.
=> Con người có thể vô tình, lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tràn đầy, bất diệt.
III. Tổng kết- luyện tập: 
- Nội dung: Ghi nhớ (sgk)
- Nghệ thuật: 
+ Kếtá hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình.
+ Thể thơ 5 chữ, nhịp thơ nhịp nhàng, ngân nga thiết tha cảm xúc(khổ 5), trầm lắng biểu hiện suy tư(khổ cuối)
+ Kết cấu, giọng điệu bài thơ làm nổi bật chủ đề tạo tính chân thực, truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm.
- Luyện tập: 
 Không nên đặt bài thơ vào chủ đề miêu tả trăngà nhằm nhắc nhở mọi người không quên quá khứ, sống thủy chung
Giáo án chào mừng ngày nhà giáo 
Việt Nam 20/11
Tuần 12 Ngày dạy: 22/11
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
(LUYỆN TẬP TỔNG HỢP)
Tiết 59
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương.
II.CHUẨN BỊ:
 - HS chuẩn bị nội dung các câu hỏi SGK. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra kiến thức ôn tập tiết 53
2. Bài mới: Tổng kết từ vựng- ôn tập thực hành
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1: Cách dùng từ trong văn bản.
- So sánh 2 dị bản của câu ca dao 
- Giải thích nghiã của hai từ : gật đầu-gật gù.
 -Chọn từ nào phù hợp hơn ? Tại sao?
HS đọc và giải quyết yêu cầu câu hỏi SGK.
- Không chọn “gật đầu”: cúi xuống rồi ngẩng lên ngay thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý.
Hoạt động 2: Nhận xét cách hiểu từ ngữ của người vợ?
 -Người vợ không hiểu nghiã của cách nói một chân sút. Hiểu nhầm nghiã của từ chân sút thành chân(người) nên ngộ nhận chân đá bóng thành chân để đi
Hoạt động 3: Học sinh xác định trong số các từ đã cho từ nào được dùngtheo nghiã gốc, từ nào chuyển nghiã? chuyển nghiã theo phương thức nào ? ẩn dụ hay hoán dụ ?
 HS thảo luận nhóm giải quyết yêu cầu bài tập.
Hoạt động 4: vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích nét nổi bật trong cách dùng từ ở bài thơ.
Giảng: Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai(và bao người khác) ngọn lửa. Ngọnï lửa đó lan tỏa trong con người anh làm anh say đắm, ngất ngây(đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến sắc(cây xanh như cũng ánh theo hồng).
Hoat động 5: Học sinh đọc đoạn trích ở bài tập 5. -- - Xác định xem các sự vật hiện tượng được đặt tên theo cách nào? 
- Tìm 05 tên gọi tương tự 
- Cho học sinh các tổ cử đại diện lên bảng làm . Tổ nào tìm được nhiều từ hơn sẽ được điểm thưởng(thi chạy tiếp sức)
Hoạt động 6: Học sinh đọc bài tập 6 Tổ 3,4 –bài 6.
- Phát hiện chi tiết gây cười?
- Truyện cười này nhằm phê phán điều gì ?
Hoạt động 7: Hướng dẫn học ở nhà:
 + Ôân tập tiếng Việt . 
Phương châm hội thoại
Xưng hô trong hội thoại
 - Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp
 + Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
Bài tập 1: Cách dùng từ trong văn bản:
- Chọn từ “gật gù”: gật nhẹ nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình tán thưởng(ý nghĩa biểu đạt: Tuy món ăn đạm bạc nhưng đôi vợ chồng ăn rất ngon miệng vì họ biết chia se những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống) 
Bài tập 2: Sự phát triển nghiã của từ ngữ:
-(một) chân sút: cả đội bóng chỉ cómột người giỏi ghi bàn
Bài tập 3: Sự chuyển nghiã của từ 
-Nghiã gốc : miệng , chân, tay, 
-Nghiã chuyển : vai (hoán dụ). 
 đầu (ẩn dụ).
 So sánh ngầm, gợi nhiều liên tưởng 
Bài tập 4:Trường từ vựng :
-Trường từ vựng chỉ màu sắc: (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh) hồng. 
-Trường từ vựng chỉ lửa: ánh (hồng) lửa, cháy, tro.
 => Có quan hệ mật thiết với nhau. Thể hiện một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.
Bài tập 5: Tạo từ bằng cách đặt tên cho sự vật, hiện tượng :
- Cà tím: cà quả tròn, màu tím hoặc nửa tím, nửa trắng.
- Cá kiếm: cá cảnh nhiệt đới cỡ nhỏ, duôi dài và nhọn như cái kiếm.
- Cá kim: cá biển có mỏ dài và nhọn như cái kim.
- Chè móc câu: chè búp nhọn, cánh săn, nhỏ và cong như hình móc câu.
- Chim lợn: cú có tiếng kêu eng éc như lợn.
- Chuột đồng: chuột sống ngoài đồng ruộng, ở hang, thường phá hại mùa màng.
- Dưa bở: dưa quả chín màu vàng nhạt, thịt bở, có bột trắng.
- Gấu chó: gấu cỡ nhỏ, tai nhỏ, lông ngắn, mặt giống mặt chó.
- Mực: động vật ở biển, thân mềm, chân ở đầu và có hình tua, có túi chứa chất lỏng đen như mực.
- Ớt chỉ thiên: ớt quả nhỏ, quả chỉ thẳng lên trời.
- Ong ruồi: ong mật nhỏ như ruồi.
- Xe cút kít: xe thô sơ có một bánh gỗ và hai càng, do người đẩy, khi chạy thường có tiếng kêu “cút kít”
-Tên kênh rạch: Mái Giầm , Bọ Mắt, Ba Khía 
6. Cách dùng từ mượn và dùng đúng nghĩa, hiểu nghĩa của từ:
- Bác sĩ : Mượn từ tiếng Hán, được Việt hóa(thông dụng)
- Đốùc –tờ: Mượn tiếng Pháp, được Việt hóa(xa lạ)
 => Phê phán thói sính dùng từ nước ngoài của một số người .
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Giáo án chào mừng ngày nhà giáo 
Việt Nam 20/11
Tuần 12 Ngày dạy: 22/11
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
Tiết 60
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp học sinh biết cách đưa yếu tố nghị luận và bài văn tự sự một cách hợp lý..
II.CHUẨN BỊ:
 HS chuẩn bị nội dung bài tập trước giờ lên lớp.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1/Kiểm tra bài cũ(5’)
 -Nghị luận là gì ?
 -Trong văn tự sự, nghị luận thường được thể hiện ở đâu? Bằng những hình thức nào?
2. Giới thiệu bài(1’)
 3/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của HS
Ghi bảng
 Hoạt động 1(9’): Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố nghị luận.
 HS: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
 ? Yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào? Chỉ ra vai trò của những yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn?
 àYếu tố nghị luận làm cho câu chuyện thêm sâu sắc vào tính triết lý .
Hoạt động 2(39’): Thực hành viết đoạn văn.
Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn tốt.
I/ Tìm hiểu yếu tố nghị luậnï trong đoạn văn tự sự.
Đoạn văn: LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN.
 - Các câu có yếu tố nghị luận:
 + “Những điều viết trên cát...trong lòng người” 
 Vai trò: mang dáng dấp một triết lí về “cái giới hạn, cái trường tồn” trong đời sống tinh thần của con người.
 + “Vậy mỗi chúng ta ... ân nghĩa lên đá”
 Vai trò: nhắc nhở con người cách ứng xử có văn hóa trong cuộc sống.
 => Bài học về lòng bao dung, sự tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa .
II/ Thực hành viết đoạn văn có yếu tố nghị luận:
Bài tập 1: Kể lại buổi sinh hoạt lớp:
 - Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào?(thời gian, điạ điểm, ai là người điều khiển. ..)
 - Nội dung buổi sinh hoạt là gì? em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu vấn đề đó?
 - Em đã thiết phục cả lớp Nam là người bạn tốt như thế nào?(lí lẽ, ví dụ, lời phân tích)
Yêu cầu HS viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động(trong đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận)
Hoạt động 3(1’): Hướng dẫn học ở nhà
-Tìm thêm các đoạn văn nhgị luận trong SGK.
 - Chuẩn bị làm bài viết TLV số 3.
- Chuẩn bị bài Làng theo câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
Bài tập 2: Kể về việc làm hoặc lời dạy bảo sâu sắc của bà:
- Người em kể là ai ?
- Người đó đã để lại một việc làm, một lời nói, một suy nghĩ ?điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
- Nội dung cụ thể là gì ? Nó giản dị và sâu sắc như thế nào?
- Suy nghĩ về bài học rút ra về câu chuyện trên? 
@?@?@?@?&@?@?@?@?
KÍ DUYỆT TUẦN 12.
Ngày 17 tháng 11 năm 2008
Nguyễn Thị Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12..doc