I-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
-Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của trời đất từ cuối hạ sang đầu thu.
-Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
II-Chuẩn bị : - GV : Chn dung Hữu Thỉnh v tập thơ Từ chiến hào đến thnh phố
- HS : soạn bài theo cu hỏi sgk
III. Tiến trình bi dạy:
1. KT bài cũ :
a- Phn tích một trong những hình ảnh ẩn dụ m em tm đắc nhất trong bi Viếng lăng Bác(hng tre, mặt trời, vầng trăng, con chim, hoa)
b-Phân tích tình cảm của nhà thơ khi vào trong lăng Bác.
3- Giới thiệu bài mới : Thơ thường tả mùa thu, mùa xuân, ít tả mùa hạ. Thơ tả thời điểm giao mùa giữa hạ và thu càng ít. Vì thế ta càng quý những bài thơ như “Sang thu”. Từ mùa hạ chuyển sang mùa thu, thiên nhiên ở miền Bắc vào thu được cảm nhận ntn qua bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
TUẦN 26 Ngày dạy : 07/3/2009 VĂN BẢN: SANG THU TIẾT 121 -HỮU THỈNH- I-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : -Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của trời đất từ cuối hạ sang đầu thu. -Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca. II-Chuẩn bị : - GV : Chân dung Hữu Thỉnh và tập thơ Từ chiến hào đến thành phố - HS : soạn bài theo câu hỏi sgk III. Tiến trình bài dạy : 1. KT bài cũ : a- Phân tích một trong những hình ảnh ẩn dụ mà em tâm đắc nhất trong bài Viếng lăng Bác(hàng tre, mặt trời, vầng trăng, con chim, hoa) b-Phân tích tình cảm của nhà thơ khi vào trong lăng Bác. 3- Giới thiệu bài mới : Thơ thường tả mùa thu, mùa xuân, ít tả mùa hạ. Thơ tả thời điểm giao mùa giữa hạ và thu càng ít. Vì thế ta càng quý những bài thơ như “Sang thu”. Từ mùa hạ chuyển sang mùa thu, thiên nhiên ở miền Bắc vào thu được cảm nhận ntn qua bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh. 4- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy & trò Nội dung *Hoạt động 1 : HS đọc chú thích (*) H: Cho biết đôi nét về tác giả. H: Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào ? *GV: in lần đầu trên bào “Văn nghệ”, sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ. I- Tìm hiểu chung: 1-Tác giả:(sgk) 2-Tác phẩm : Bài thơ “Sang thu” được sáng tác cuối 1977, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”(1991). A-Hướng dẫn đọc : Đọc giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm, khoan thai, trầm lắng và thoáng chút suy tư. -GV đọc 1 lần. HS đọc. B- Giải nghĩa từ khó : 2 chú thích sgk. H: Bài thơ viết theo thể thơ gì? H: Em có nhận xét gì về cách hiệp vần trong bài thơ? Đ:-Khổ 1 : vần cách : se-về -Khổ 2 : vần liền : vã –hạ. -Khổ 3 : không có vần. 3. Thể thơ: 5 chữ. H: Bài thơ được sáng tác trong bối cảnh thời gian, không gian ntn? Đ: Khi trời đất chuyển từ mùa hạ sang thu. * Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản H: Nhà thơ chợt nhận ra mùa thu về qua những tìn hiệu nào ? Đ: Không có lá rụng như thơ xưa, không có màu vàng như trong thơ mới mà bằng những cảm nhận rất riêng, rất mới : + Khứu giác (hương ổi). + Xúc giác (gió se) + Thị giác (Sương chùng chình qua ngõ). + Lí trí (Hình như thu đã về). II. Đọc- hiểu văn bản : 1. Tín hiệu báo thu về (khổ 1) + Hương ổi phả + Gió se + Sương chùng chình à Dấu hiệu thiên nhiên lúc chuyển mùa sang thu nhẹ nhàng. - Tác giả cảm nhận sự chuyển mùa bằng cả khứu giác, xúc giác, thị giác. H: Từ “bỗng” đặt ở đầu bài có ý nghĩa gì, nó mang tâm trạng ntn? H: Mùa thu đến thật chưa rõ ràng, hay vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra, được thể hiện bằng từ nào?(Hình như). - Tâm trạng ngỡ ngàng “bỗng”, cảm xúc bâng khuâng, chưa rõ “hình như”. H: “gió se” là ntn?(Gió nhẹ, hơi lạnh và hơi khô). H: Từ “phả” có thể thay thế bằng từ nào? Đ: có thể thay thế bằng từ : thổi, đưa, bay, lan, tan H: Nhưng dùng từ “phả” có gì hay hơn? Đ: Thể hiện cái đột ngột, bất ngờ. H: Từ “chùng chình” có thể thay bằng những từ nào ? Đ: Thay bằng : dềnh dàng, đủng đỉnh, chầm chậm, lững thững H: Dùng từ “chùng chình” tác giả có dụng ý gì? Đ: Nhân hoá làn sương. Nó bay qua ngõ nhà có vẻ cố ý làm chậm hơn mọi ngày. Có cái gì đó duyên dáng, yểu điệu của 1 làn sương, một hình bóng thiếu nữ, hay 1 cô gái nào đó. *HS đọc khổ 2 H: Hình ảnh thiên nhiên lúc sang thu, được tác giả thể hiện qua những hình ảnh, chi tiết nào? Hình ảnh nào rõ nhất? Vì sao? H: Tại sao sông dềnh dàng mà chim bắt đầu vội vã? Đ:-Dòng sông nước bắt đầu cạn, chảy chậm lại, không cuồn cuộn, ào ạt như thời gian mùa hè. - Chim vội vã trong chiều hồng hơn 2. Quang cảnh đất trời sang thu(khổ 2) + Sông dềnh dàng + Chim vội vã + Mây vắt nửa mình sang thu. à Sang thu rõ dần, cảnh vật trở nên sống động, có hồn. H: Hình ảnh đám mây mùa hạ “Vắt nửa mình sang thu” nên hiểu ntn? Có đám mây như thế không? Đ: Hình ảnh đặc biệt, một liên tưởng sáng tạo thú vị. Đó là đám mây trong liên tưởng, trong tưởng tượng của tác giả. Nhưng chính cái hình ảnh mùa hạ nối tiếp mùa thu bằng hình ảnh đám mây lơ lửng trên tầng không làm cho người đọc cảm nhận cả không gian và thời gian chuyển mùa thật đẹp, thật có hồn. GV: Liên hệ bài thơ Đây mùa thu tới ... *Chuyển ý : Nếu như 2 khổ thơ đầu là những cảm nhận về thời điểm giao mùa 1 cách trực tiếp bằng các giác quan thì ở khổ cuối cảm nhận bằng lí trí. *HS đọc khổ cuối H: Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra bằng những hình ảnh nào? Đ:-Nắng nhạt dần, không còn chói chang, dữ dội, gay gắt -Ít đi những cơn mưa ầm ầm ào ạt. -Bớt đi những tiếng sấm bất ngờ trên hàng cây đứng tuổi. 3. Những biến đổi của đất trời sang thu: (khổ 3) + Nắng nhạt dần. + Mưa vơi đi. + Bớt sấm sét. à Khơng khí dễ chịu, thoải mái. Thảo luận: Phân tích ý nghĩa tả thực và ẩn dụ: “Sấm cũng ... đứng tuổi”? Đây có phải là 2 câu thơ hay nhất trong bài? Vì sao? Đ: gợi cho ta liên tưởng đến ý nghĩa con người và cuộc sống : Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng, bình tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.Hai câu thơ không chỉ tả cảnh sang thu mà đã chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc sống. à Ngoài giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên, tác giả muốn gửi gắm suy ngẫm của mình : khi con người đã từng trải thì vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. H: Phân tích cái hay về cách dùng từ “bất ngờ, đứng tuổi” của tác giả(từ chỉ đặc trưng của con người, ở đây được dùng để miêu tả thiên nhiên). * Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết: H: Nêu nội dung chính của bài thơ? H: Tìm những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? H: Nêu cảm nhận của tác giả trước thiên nhiên vào thu? * Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc bài thơ, nội dung, nghệ thuật. - Soạn bài: Nĩi với con III-Tổng kết- Luyện tập : 1. Tổng kết: - Nội dung: sgk - Nghệ thuật: + Biểu cảm gợi suy tưởng + Quan sát tinh tế, tỉ mỉ. + Sử dụng nhiều từ láy gợi hình. 2. Luyện tập: - Cảm nhận của tác giả: ngạc nhiên, ngỡ ngàng, bâng khuâng, say sưa trước thiên nhiên vào thu. TUẦN 26 Ngày dạy: 07/3/2009 VĂN BẢN- NÓI VỚI CON TIẾT 122 -Y Phương- I-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : -Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương. -Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi. II-Chuẩn bị : - GV : Chân dung Y Phương - HS : Soạn bài theo câu hỏi sgk III.Tiến trình bài dạy : 1. KT bài cũ : a-Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Sang thu”. b-Vì sao nói cảm nhận và cách miêu tả của Hữu Thỉnh trong bài thơ thật tinh tế. c-Giải thích ý nghĩa triết lí trong 2 câu thơ cuối “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.” 2. Giới thiệu bài mới : Tình yêu thương con cái, ước mơ thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là tình cảm cao đẹp của người Việt Nam ta suốt bao đời nay. “Nói với con” của Y Phương là một trong những bài thơ hướng vào đề tài này với cách nói riêng, xúc động và chân thành bằng hình thức người cha nói với con, tâm tình, dặn dò trìu mến, ấm áp & tin cậy. 3.Hoạt động dạy học Hoạt động của thầy & trò Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm *HS đọc chú thích (*) H: Cho biết đôi nét về tác giả. I. Tìm hiểu chung: 1.Tác giả : Y Phương tên Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh 1948, quê ở tỉnh Cao Bằng. H: Nĩi với con được in trong tập thơ nào của Y Phương? Đọc : Giọng ấm áp, yêu thương, tự hào. GV lưu y HSù chú thích sgk. H: Bài thơ viết theo thể thơ gì? Lời thơ cĩ gì mới lạ so với bài thơ em đã học? Đ: Thể thơ tự do, lời thơ mộc mạc, chân thành gần với lời nĩi thường ngày, phù hợp với cách nĩi,cách nghĩ của người miền núi. H: Bố cục của bài thơ? Đ : Bố cục : 2 đoạn +[I] : Từ đầu đẹp nhất trên đời =>Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động êm đềm của quê hương. 2. Tác phẩm : Nĩi với con là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ tác giả, in trong tập Thơ Việt Nam (1945- 1985.) 3. Đọc – chú thích 4. Thể thơ: tự do. 5. Bố cục: 2 phần +[II]: Còn lại =>Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng với truyền thống ấy. H: Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ? Đ: Từ tình cảm riêng mở rộng àtình cảm chung; từ tình cảm với con, tình cảm gia đình mở rộng ra tình cảm quê hương; từ những kỉ niệm gần gũi, tha thiết nâng lên thành lẽ sống.Chủ đề bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên và thấm thía. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản *HS đọc đoạn 1 H: Bốn câu đầu có cách diễn đạt ntn? Đ: Cách diễn đạt bằng hình ảnh cụ thể. II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Nĩi với con về tình cảm cội nguồn: H: Em hiểu ý nghĩa 4 câu thơ đó ntn? Đ: Tác giả đã tạo không khí gia đình ấm áp, tràn đầy hạnh phúc. Từng bước đi, tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, vui mừng đón nhận. - Con lớn lên trong tình yêu thương, trong sự nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ. H: Những hình ảnh chân phải, chân trái, một bước, hai bước nói lên điều gì? Đ: đứa bé chập chững tập đi, tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ, trong gia đình. H: Em hiểu “người đồng mình” là gì? H: Có thể thay thế ngữ “người đồng mình” bằng những ngữ nào khác? Đ: Người bản (làng, buôn), quê mình. Cách nói riêng mộc mạc mang tính địa phương của người dân tộc Tày. H: Cuộc sống ở quê hương ntn? (Gợi ý : làm công việc gì? Dựng nhà ntn?) H: Các từ “cài, ken” ngoài nghĩa miêu tả còn nói lên tình ý gì? Đ: Tình gắn bó, quấn quýt trong lao động. Làm ăn của đồng bào quê hương. H: Em hiểu gì về hình ảnh “hoa” “tấm lịng”? tác giả sử dụng biện pháp gì trong những câu th ... nh đẹp như mơ, đầy sức mạnh khi ra khơi. + Cảnh trở về tấp nập và cuộc sống no đủ. + Vẻ đẹp của người dân chài giữa 1 không gian biển trời thơ mộng. + Hình ảnh, ngôn từ của bài thơ giàu sức gợi cảm, thể hiện 1 tâm hồn phong phú, rung động tinh tế. - Những suy nghĩ, ý kiến của người viết luôn được gắn cùng sự phân tích, bình giảng cụ thể hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu của bài thơ. H: Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần Mở bài và kết bài ra sao? *GV: Thân bài liên kết với Mở bài, đó chính là sự phân tích, chứng minh làm sáng tỏ phần nhận xét bao quát đã nêu ở Mở bài. *Liên kết giữa 3 phần : + Phần Thân bài liên kết chặt chẽ, tự nhiên với phần Mở bài. + Dẫn đến kết bài đánh giá sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa của bài thơ. b-H: Văn bản có sức hấp dẫn, thuyết phục không? Vì sao? H: Từ đó có thể rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này? b- Nhận xét : -Văn bản có tính thuyết phục, hấp dẫn, vì : + Tác giả lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng. + Bố cục mạch lạc, rõ ràng. Điều đó chứng tỏ người viết đã cảm thụ thơ khá sâu sắc, tinh tế. - Muốn viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thì nhất thiết phải đọc, cảm nhận và suy nghĩ về đoạn thơ, bài thơ ấy. Cảm nhận càng sâu sắc thì bài viết càng có tính thuyết phục và sức hấp dẫn đối với người đọc. H: Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thường gồm mấy phần? H: Người viết bài nghị luận, cần chú ý đến những yếu tố nào? *Ghi nhớ 1 : (sgk /T83) *Ghi nhớ 2 : (sgk /T83) * Hoạt động 6 : Luyện tập Bài tập : Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh. I. Mở bài : Giới thiệu bài thơ nói chung, khổ thơ nói riêng. II. Thân bài : * Gợi ý : 1) Phân tích cảm nhận về mùa thu thông qua các biện pháp nghệ thuật. * Cảm nhận về mùa thu thông qua các giác quan : + Khứu giác : hương ổi + Xúc giác : gió se + Thị giác : sương chùng chình qua ngõ Hình tượng mùa thu được kết dệt bởi sự tổng hợp của các giác quan, vừa khái quát vừa cụ thể và giàu sức gợi cảm. * Biện pháp nghệ thuật : + Nhân hoá : “hương ổi – phả”, “sương – chùng chình”. + Miêu tả : “gió se” + Tu từ nghệ thuật : “hình như thu đã về” 2) Nhận xét, đánh giá thành công của tác giả (có thể so sánh với 1 số bài thơ viết về mùa thu của tác giả khác.) III. Kết bài : Nêu giá trị của khổ thơ./. * Hoạt động 7 : Hướng dẫn học ở nhà : - Nắm vững cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Soạn bài : Mây và sĩng( câu hỏi phần : hướng dẫn đọc hiểu văn bản) TUẦN 27 Ngày dạy : 14/3/2009 MÂY VÀ SÓNG Tiết 126 R.Ta-go (Nguyễn Khắc Phi dịch) I-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : -Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. -Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên. II- Chuẩn bị : Tư liệu về Ta-go, bài dịch thơ của Đào Xuân Quí III- Tiến trình bài dạy: 1. KT bài cũ : a- Đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương. b- Người cha, qua việc tâm tình trò chuyện dặn dò con, muốn thể hiện & gửi gắm điều gì? 2. Giới thiệu bài mới: Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và gần gũi, phổ biến nhất của con người, đồng thời cũng là đề tài cho các nhà thơ thử thử bút. Tình mẫu tử đến với nhà thi hào Aán Độ Ta-go, qua tiếng hát đau buồn sâu thẳm nhưng chan chứa tình yêu thương và niềm tin vào trẻ thơ vào thế hệ tương lai qua bài thơ “Mây & sóng”. 3. Tiến trình hoạt động Hoạt động của thầy & trò Nội dung hoạt động *Hoạt động 1 *HS đọc chú thích (*) H: Cho biết đôi nét về nhà thơ Ta-go. *GV: Cuộc đời ông gặp nhiều bất hạnh. Chỉ trong 6 năm,từ 1902 đến 1907, ông mất 5 người thân : vợ, con gái thứ hai, cha và anh, con trai đầu lòng. Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho tình cảm gia đình trở thành đề tài quan trọng trong thơ Ta-go. I. Tìm hiểu chung: 1-Tác giả : Ta-go(1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Aán Độ, sinh tại bang Ben-gan, trong một gia đình quý tộc. H: Cho biết xứ xuất bài thơ. 2-Tác phẩm : Bài thơ “Mây & sóng” in trong tập “Trăng non”, xuất bản 1915. Hoạt động 2 : A-Hướng dẫn đọc : Giọng đọc có thay đổi để phân biệt giữa lời kể của em bé với lời đối thoại giữa em bé & những người trên mây, trong sóng. Chú ý đọc những câu văn xuôi dài nhưng nhịp điệu vẫn nhịp nhàng, mạch lạc, đậm chất nhạc. Hai câu cuối đọc với giọng say sưa, tràn trề hạnh phúc. B-Lưu ý chú thích: ngao du (bài Đi bộ ngao du-lớp 8) 3. Đọc- tìm hiểu chú thích: H: Tìm bố cục của bài thơ . + [I]: từ đầu xanh thẳm” => Câu chuyện với mẹ về những người ở trên mây và trò chơi thứ nhất của em bé. + [II]: còn lại => Câu chuyện của em bé với người mẹ về những người ở trong sóng và trò chơi thứ hai. H: Em có nhận xét gì về trình tự tường thuật của 2 phần? Đ: Đều giống nhau : + Thuật lại lời rủ rê. + Thuật lại lời từ chối và lí do từ chối. + Nêu lên trò chơi do em bé sáng tạo. H: Vậy có thể bỏ phần hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không? 4. Bố cục: 2 đoạn H: Tìm điểm khác nhau giữa 2 phần. Đ:+Ý và lời khác nhau +Trò chơi của mây và sóng khác nhau. Hoạt động 3 HS đọcphần 1: từ đầu mỉm cười bay đi. -Phần 2 từ “Trong sóng có người lướt qua” II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Lời từ chối của em bé trước sự mời gọi của mây và sóng H: Những người trên mây và trong sóng đã mời gọi bé điều gì? - Lời mời gọi của mây và sóng : + Bọn tớ chơi với bình minh vàng, vầng trăng bạc + Bọn tớ ca hát, ngao du khắp mọi miền. H: Trong cuộc đối thoại có mấy lời hỏi và mấy lời đáp? Đ: Có 1 lời hỏi, 1 lời đáp và 1 lời từ chối. H: Trong câu trả lời của em bé, tại sao là 1 câu hỏi lại? Đ: Vì tính hấp dẫn, cuốn hút bởi những lời rủ rê của những người trên mây và trong sóng. Vì bé tò mò, ham chơi và ham vui. H: Lí do nào khiến bé từ chối lời mời gọi đó? H: Em có nhận xét gì về lí do em bé đưa ra? Đ: Lí do thật dễ thương khiến những người sống trên mây và trong sóng đều mỉm cười. H: Câu trả lời của em bé có hàm ý không? Đó là hàm ý gì? H: Lời từ chối của em bé có gì đáng chú ý về thành phần câu? - Lời từ chối của em : Mẹ mình đang đợi ở nhà Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà.=>Sự níu giữ của tình mẫu tử. Đ: Lời từ chối gồm 2 nửa : + Nửa đầu là câu nêu lên 1 sự thật một tình thế, cũng là lí do để từ chối : mẹ đang đợi mình ở nhà. + Nửa sau là câu hỏi tu từ, hỏi chỉ để khẳng định cái lí do chính đáng và chắc chắn để bé kiên quyết từ chối những lời rủ rê, mời gọi của mây và sóng. H: Vì sao bé không từ chối ngay lập tức lời rủ rê của những người trên mây và trong sóng? Đ: Vì như thế thiếu chân thật vì trẻ em nào mà chẳng ham chơi. Bé lại bị lôi cuốn, song bé quyết định từ chối, bé không muốn đánh đổi thú vui chơi với việc phải xa mẹ, để mẹ ở nhà 1 mình. H: Theo em, những người trên mây, trong sóng là những ai? Đ: Họ là tiên đồng, ngọc nữ xinh đẹp, nàng tiên cá. Và thế giới của họ thật diệu kì. Vậy mà bé vẫn từ chối vì mẹ thân yêu, không chút băn khoăn, tiếc nuối. =>Tình thương mẹ đã thắng lời mời gọi của những người trên mây và trong sóng. H: Giá trị nhân văn của bài thơ là gì? Đ: Khắc phục ham muốn chính đáng của tuổi thơ để làm vui lòng mẹ, chứng tỏ tình cảm của bé thật sâu nặng. *HS đọc “Nhưng con biết xanh thẳm” “Nhưng con biết ở chốn nào”. H: Em hãy thuật lại từng trò chơi mà bé nghĩ ra để thay thế cho việc ngao du cùng mây, sóng. H: Đặc điểm ý nghĩa của những trò chơi là gì? GV: Kết hợp giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường. 2-Trò chơi của bé : - Con là mây và mẹ sẽ trăng - Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ. =>Trò chơi thật tuyệt diệu có sự kết hợp giữa tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử bằng cách biến chính mình thành “mây, sóng” và mẹ là “trăng, bến bờ kì lạ”. H: Sức hấp dẫn của trò chơi do em sáng tạo ra là gì? Đ:Bé không phải đóng vai mây, sóng mà hoà nhập hẳn vào mây và sóng, còn mẹ là vầng trăng là bến bờ kì lạ. Bé chơi đùa vào vầng trăng, ôm mặt mẹ, nô đùa cùng mẹ. H: Phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa sâu xa của 3 câu thơ sau : -Hai bàn tay con xanh thẳm. -Con lăn, lăn vào lòng mẹ. -“Con lăn, lăn vào lòng mẹ. Và không ai ở chốn nào.” =>Tình mẹ con thật gần gũi, giản dị nhưng vô cùng lớn lao, -Và không ai ở chốn nào.” *Ý nghĩa sâu xa : Tình thương yêu mẹ con, niềm hạnh phúc của tình mẹ con thật gần gũi, giản dị nhưng vô cùng lớn lao, thiêng liêng và vĩnh hằng như vũ trụ, như thiên nhiên, và kì diệu thay, điều đó lại do chính con người nhỏ bé tạo ra. H: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn gợi cho em suy ngẫm thêm điều gì nữa? Đ:-Trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ và quyến rũ. Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là 1 trong những điểm tựa ấy. -Hạnh phúc không phải là những điều xa xôi, bí ẩn, do ai đó ban phát mà ở ngay trên thế gian nàyvà do chính con người tạo dựng. -Mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo. Chính sức mạnh của tình yêu sẽ chắp cánh thành sức mạnh của sự sáng tạo không ngừng của mình. thiêng liêng và vĩnh hằng. H: Em có nhận xét gì về thành công nghệ thuật của bài thơ trong việc tạo hình ảnh thiên nhiên? (mây, sóng, trăng, bờ bến) III. Tổng kết: - Nội dung: ghi nhớ sgk - Nghệ thuật : - Hình ảnh thiên nhiên thơ mộng được tạo ra từ trí tưởng tượng của em bé. - Hình ảnh lung linh, kì ảo nhưng chân thực và sinh động. 4-Củng cố : Hệ thống kiến thức . 5-Dặn dò : -Học bài bài thơ + nội dung, nghệ thuật -Chuẩn bị “Oân tập về thơ”./.
Tài liệu đính kèm: