Bài soạn Ngữ văn 9 - Năm học: 2009 - 2010 - Tuần 37

Bài soạn Ngữ văn 9 - Năm học: 2009 - 2010 - Tuần 37

HỢP ĐỒNG

 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Phân tích đặc điểm , mục đích và tác dụng của hợp đồng .

- Viết được một hợp đồng đơn giản .

- Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng đã được thảo luận và kí kết .

 II. CHUẨN BỊ

GV: văn bản mẫu (mẫu hợp đồng)

HS:Chuẩn bị theo yêu cầu SGK

 III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Biên bản là gì? Đặc điểm của biên bản? lấy một số ví dụ những trường hợp nào phải viết biên bản?

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Năm học: 2009 - 2010 - Tuần 37", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 37
Tiết 171 . 
Hợp đồng
 i. Mục tiêu cần đạt 
- Phân tích đặc điểm , mục đích và tác dụng của hợp đồng .
- Viết được một hợp đồng đơn giản . 
- Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng đã được thảo luận và kí kết . 
 ii. Chuẩn bị 
GV : văn bản mẫu (mẫu hợp đồng)
HS :Chuẩn bị theo yêu cầu SGK
 III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
Kiểm tra bài cũ
Biên bản là gì ? Đặc điểm của biên bản ? lấy một số ví dụ những trường hợp nào phải viết biên bản ?
2. Dạy và học bài mới
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của hợp đồng . 
Học sinh đọc văn bản SGK . 
? Tại sao cần phải có hợp đồng ? 
HS: Độc lập trình bày, lớp nhận xét 
GV: kết luận
? Hợp đồng ghi lại những nội dung gì ? 
HS: Độc lập trình bày, lớp nhận xét GV kết luận
? Hợp đồng cần đạt được những yêu cầu gì ? 
HS: Độc lập trình bày, lớp nhận xét GV kết luận
? Nội dung chủ yếu của một văn bản hợp đồng ?
HS: Độc lập trình bày, lớp nhận xét ( Các bên tham gia kí kết , các điều khoản , nội dung thoả thuận giữa các bên , hiệu lực của hợp đồng ) . 
? Qua phân tích ví dụ , em hiểu hợp đồng là gì ?
 Học sinh đọc ghi nhớ 1 . 
? Kể tên một số hợp đồng mà em biết ?
HS: Độc lập trình bày, lớp nhận xét 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách thức làm hợp đồng .
? Biên bản hợp đồng gồm mấy phần ? 
? Cho biết nội dung từng phần gồm những mục nào ?
 ? Khi viết hợp đồng cần lưu ý điều gì ?
 ? Cách dùng từ ngữ và viết câu trong hợp đồng có gì đặc biệt ?
 ? Em rút ra kết luận gì về cách làm hợp đồng ?
 Học sinh đọc ghi nhớ 2 SGK . 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập .
Học sinh đọc bài tập 1 .
Gọi một học sinh đứng tại chỗ trả lời .
I . Đặc điểm của hợp đồng : 
1 . Ví dụ (sgk)
2. Nhận xột: 
- Vì nó là loại văn bản có tính chất pháp lí , là cơ sở để các bên tham gia kí kết , ràng buộc lẫn nhau , có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ghi để đảm bảo cho công việc thu được kết quả , tránh thiệt hại cho các bên tham gia . 
- Nội dung : Sự thoả thuận , TN về trách nhiệm nghĩa vụ , quyền lợi của hai bên tham gia . 
- Yêu cầu : Phải tuân theo các điều khoản của pháp luật , cụ thể , chính xác , rõ ràng , dễ hiểu , đơn nghĩa , tránh dùng từ ngữ chung chung : có thể , có lẽ , nói chung , phần lớn ...... 
2 . Ghi nhớ 1: SGK . 
II . Cách làm hợp đồng : 
* Ghi nhớ : SGK . 
III . Luyện tập . 
Bài tập 1 : 
Chọn tình huống b, c, e để viết hợp đồng .
Tuần 37
Tiết 158: 
Luyện tập viết hợp đồng
I. Mục tiờu cần đạt 
- Ôn lại lý thuyết về đặc điểm và cách viết hợp đồng . Biết viết một văn bản hợp đồng thông dụng có nội dung đơn giản và gần gũi với lứa tuổi .
- Có thái độ cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức nghiêm túc tuân thủ những điều được kí kết trong hợp đồng .
II.Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ, văn bản mẫu
HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của SGK
III. Tiến trỡnh dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: Hợp đồng là gì? Mục đíchvà tác dụng của hợp đồng?
2. Tổ chức luyện tập:
Hoạt động 1: Ôn lí thuyết
Học sinh đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi ở SGK .
Học sinh nhận xét, bổ sung .
Giáo viên kết luận .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Học sinh đứng tại chỗ làm bài tập 1 
Học sinh nhận xét.
Giáo viên sửa.
Học sinh đọc bài 2.
? Các thông tin ấy đã đầy đủ chưa? Cách sắp xếp các mục như thế nào?
?Thêm những thông tin cần thiết cho đầy đủ và sắp xếp theo bố cục một hợp đồng ?
- Học sinh làm theo nhóm (5'-7')
- Gọi 3 em đại diện nhóm.
- Lên trình bày 3 phần của hợp đồng .
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên sửa, cho điểm.
- Giáo viên cho học sinh quan sát bảng phụ có ghi hợp đồng mẫu.
I. Ôn lí thuyết.
1. Mục đích và tác dụng của hợp đồng 
2. Loại văn bản có tính chất pháp lí.
- Biên bản.
- Hợp đồng
3. Các mục của hợp đồng 
4. Yêu cầu về hành văn, số liệu của hợp đồng.
II. Luyện tập 
Bài 1:
 a, Chọn cách 1.
 b, Chọn cách 2.
 c, Chọn cách 2.
 d, Chọn cách 2.
Bài 2:
Lập hợp đồng thuê xe .
 Cộng hoà xã ......... Việt Nam .
 Độc lập .......... Hạnh phúc .
 HỢP ĐỒNG THUấ XE .
Căn cứ nhu cầu của người có xe và người thuê xe.
Hôm nay, ngày ...... tháng...... năm .....
Tại địa điểm: Số nhà ..... , phố ..... phường ..... Thành phố Cà Mau.
Người có xe cho thuê : Nguyễn Văn A
Địa chỉ: 
Đối tượng thuê: Xe mi ni nhật 
Thời gian thuê: 3 ngày
Giá cả: 10.000đ/ 1 ngày, đêm.
Hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1:..........
Điều 2: .........
Điều 3: .........
Hợp đồng này được làm 2 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản .
Người cho thuê xe Người thuê xe 
Kí ghi rõ họ tên Kí ghi rõ họ tên
Tuần 37
Tiết 173- 174
 Thư (Điện) chúc mừng và thăm hỏi.
I. Mục tiêu cần đạt 
- Hiểu trường hợp viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi .
- Biết cách viết thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Vận dụng để viết thư (điện) trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập.
II. Chuẩn bị 
GV: Bảng phụ.
HS: Chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
Dạy và học bài mới
Hoạt động 1:Những trường hợp cần viết thư( điện) chúc mừng, thăm hỏi
Học sinh đọc ví dụ 1 SGK về 5 trường hợp cần viết thư(điện) .
Học sinh tìm thêm ví dụ.
?Mục đích và tác dụng của viết thư (điện).
Hoạt động 2: Cách viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi.
GV: cho học sinh đọc văn bản và những yêu cầu câu hỏi trong SGK mục II (bài tập 1+2) .
HS: trả lời-Giáo viên nhận xét bổ sung.
Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
 TIẾT 174
Hoạt động 3. Luyện tập.
Học sinh lần lượt làm các bài tập trong SGK.
I. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Các trường hợp cần viết thư, điện (SGK) .
- Bày tỏ lời chúc mừng hoặc thông cảm tới cá nhân hay tập thể .
II. Cách viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi.
- Nêu được lý do (chúc mừng thăm hỏi) mong muốn điều tốt lành .
- Viết ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân tình.
* Ghi nhớ : SGK.
III. Luyện tập.
- Tình huống viết thư (điện) chúc mừng: a, b, d, e.
- Tình huống cần viết thư (điện) thăm hỏi: c.
Hướng dẫn học bài ở nhà
- Tiếp tục ôn tập các phần còn lại
- Chuẩn bị kĩ nội dung vừa KT học kì

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 37.doc