Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 168

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 168

 HỌC KỲ I

TUẦN 1

Tiết 1+2 : Văn bản PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.

A. Mục tiêu cần đạt :

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

B. Chuẩn bị:

1.Giáo viên: Soạn giáo án, tranh ảnh về Bác Hồ, bảng phụ.

2. Học sinh :sgk, soạn bài.

 C. Tổ chức các hoạt động dạy và học

Hoạt động 1 : Khởi động. (5p)

1. Ổn định: kiểm tra sách vở của hs

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh.

3. Giới thiệu bài mới: Cho học sinh quan sát tranh về bài học. Gợi lại những hiểu biết của học sinh về Bác qua những văn bản đã học Giới thiệu bài.

Hoạt động 2: Dạy và học bài mới. (65p)

 

doc 269 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 168", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HỌC KỲ I
TUẦN 1
Tiết 1+2 : Văn bản PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.
Mục tiêu cần đạt : 
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Soạn giáo án, tranh ảnh về Bác Hồ, bảng phụ.
2. Học sinh :sgk, soạn bài.
 C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1 : Khởi động. (5p)
Ổn định: kiểm tra sách vở của hs
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh.
Giới thiệu bài mới: Cho học sinh quan sát tranh về bài học. Gợi lại những hiểu biết của học sinh về Bác qua những văn bản đã học à Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Dạy và học bài mới. (65p)
 Hoạt động của Giáo viên – Học sinh
 Nội dung ghi bảng
1. Đọc và tìm hiểu chung về vb (10p)
- Gv hướng dẫn hs đọc văn bản và yêu cầu hs đọc.
- Gv nhận xét cách đọc của hs
- Hs tìm hiểu chú thích
- Hs xác định văn bản trên thuộc kiểu văn bản gì.
- Gv yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng – các công dụng đã học.
- Theo em , vb Phong cách HCM được viết với mục đích gì ? -> trình bày cho người đọc hiểu và quí trọng vẻ đẹp và phong cách BH.
- Từ đó xác định phương thức biểu đạt chính của vb?-> th/ minh 
2. Tìm bố cục của vb (5p)
- Gv yêu cầu hs thảo luận : Hãy chỉ ra bố cục của vb này bằng cách : Tách đọan vb theo các phần nội dung, nêu ý chính của mỗi phần 
-Gv hỏi : Chủ đề của văn bản này là gì? à(Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc dân tộ.
3. Hd hs phân tích vb (50p)
-Gv hỏi : Dựa vào nội dung văn bản cho biết: Vốn văn hoá nhân loại của HCM sâu rộng như thế nào?
- Hs tìm : + Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng
 + Am hiểu nhiều về các dân tộc và NDTG, VHTG
- Hs thảo luận: Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?
-> Để có vốn tri thức ấy , Bác đã : 
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ
+ Qua công việc , lao động mà học hỏi
+ Học hỏi,tìm hiểu đạt đến mức sâu sắc
 Hết tiết 1
- Gv : Theo em , Bác đã tiếp thu nền văn hoá đó ntn?
- Hs thảo luận,trả lời
-Gv chốt : ko chịu ảnh hưởng một cách thụ động; tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay, phê phán những hạn chế ,tiêu cực. Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
_Giáo viên treo tranh: Nhà sàn nơi Bác ở.
_Học sinh quan sát và nêu cảm nhận của bản thân.
_Gv gợi lại bài Đức tính giản dị của Bác hồ-> chuyển sang phần 2.
- hs thảo luận câu hỏi 2 sgk/8 : Lối sống của bác Hồ giản dị ntn?
_Học sinh ghi vắn tắt vào phiếu học tập theo nhóm.
_Giáo viên chỉ định một học bất kìø lên trình bày.
_Giáo viên bình : cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Cho nên sống giản dị và thanh cao chính ở đó. Cái đẹp, cái thanh cao nằm ngay trong cái giản dị.
- Hs thảo luận : Lối sống giản dị đó đồng thời cũng rất thanh cao. Em hãy phân tích để làm nổi vật sự thanh cao trong lối sống hàng ngày của Bác.
- Gv nhấn mạnh: đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó, cũng không phải là cách tự thần thánh hoá làm cho khác đời mà đó là cách sống có VH, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên. 
_Gv : Lối sống giản dị của Bác được t/g liên tưởng đến ai?
-> các vị hiền triết ngày xưa
- Hs thảo luận: để làm nổi bật những vẻ đẹp phong cách sống HCM ,t/g đã sử dụng những biện pháp nào?Phân tích,làm rõ. 
Hoạt động III : Tổng kết - Luyện tập. (15p)
_Gv : Nêu cảm nghĩ của em về những nét đẹp trong phong cách HCM. Giáo viên kết hợp giáo dục học sinh.
- Hs kể những mẩu chuyện về Bác Hồ – gv khuyến khích cho điểm.Yêu cầu 1 hs hát một bái hát về Bác kết thúc bài học.
Hoạt động IV : Đánh giá (5p)
-Giáo viên treo bảng phụ đưa ra câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh đánh dấu ý đúng để đánh giá mức độ tiếp thu bài của hs
A.Tìm hiểu bài:
I . Thể loại:
 Văn bản nhật dụng.
II . Kết cấu: 2 phần 
III.Phân tích:
 1.Hồ Chí Minh và sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại 
- Tiếp xúc và hiểu sông rộng nền văn hoá của nhiều nước
- Tiếp thu một cách có chọn lọc.
à Một nhân cách rất Việt Nam,rất phương Đông nhưng đồng cũng rất mới ,rất hiện đại
2.Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh:
-Phong cách sống vô cùng giản dị:nơi ở và nơi làm việc đơn sơ;trang phục giản dị;ăn uống rất đạm bạc.
- Biểu hiện đời sống thanh cao :đây là cách sống có văn hoá ,thể hiện một quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp dắn liền với sự giản dị, tự nhiên.
3.Nghệ thuật:
-Kết hợp kể và bình luận.
-Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
-Đan xen thơ của các vị hiền triết,dùng từ HV
-Sử dụng nghệ thuật đối lập.
IV.Tổng kết: 
 (ghi nhớ sgk/8)
B.Luyện tập:
 Hoạt động V: Dặn dò.(5p)
 - Học bài, hoàn thành bài tập
 - Soạn : Các phương châm hội thoại (đọc các vd sgk và trả lời câu hỏi)
Tiết 3 : CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI.
A. Mục tiêu cần đạt : 
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp, nói lời hay ý đẹp.
B. Chuẩn bị :
1.Giáo viên: sgv,sgk, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh : sgk, soạn bài.
 C. Tổ chức các hoạt động dạy và học :
Hoạt động I : Khởi động. (5p)
1. Ổn định: Điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh.
3. Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động II : Dạy và học bài mới. (20p)
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung ghi bảng
1. Tìm hiểu Phương châm về lượng
-Gv gọi hs đọc ví dụ SGK/8 ghi trên bảng phụ .
-Gv hỏi : Khi An hỏi như vậy mà Ba trả lời“ Ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An cần biết không? Tại sao?
-Vậy cần trả lời như thế nào? Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp? àNói phải có nội dung, đúng với yêu cầu giao tiếp.
-Gv yêu cầu học sinh đọc truyện cười “Lợn cưới, áo mới”.
-Gv hỏi : Vì sao truyện lại gây cười? (thừa thông tin)
Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?
-Giáo viên cho học sinh đọc phần ghi nhớ/ 9.
 2 . Tìm hiểu Phương châm về chất.
_Học sinh đọc truyện cười Quả bí khổng lồ.
_Giáo viên hỏi: Truyện cười này phê phán điều gì? Những điều nhân vật nói trong truyện có ai tin không?
->Hs rút ra bài học: Trong giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật.
-Gv hỏi : nếu không biết chắc một điều gì đó (ví dụ : bạn nghỉ học vì lý do gì?) em sẽ phải nói như thế nào?
-> Hình như bạn ấy bị ốm
-Gv giáo dục học sinh : Khi giao tiếp đừng nói những điều mình không tin hay không có bằng chứng xác thực.
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ.
I.Phương châm về lượng:
 1.Ví dụ: sgk/ 8
-Đoạn đối thoại: Câu trả lời không đúng với yêu cầu giao tiếp.
-Truyện cười : 
 +Câu nói thừa thông tin.
2. Ghi nhớ: (sgk/9)
II. Phương châm về chất:
 1.Ví dụ: 
Quả bí khổng lồ : như cái nhà àkhông thể tin được 
 2. Ghi nhớ : sgk/10
III. Luyện tập:
1/10. 
Nuôi ở nhà – có hai – cánh
à 1 cụm từ thừa.
2/11. 
àPhương châm về chất.
3/11.
Phương châm về lượng không đc tuân thủ.
Hoạt động III: Luyện tập - Củng cố . (15p)
Bài tập 1: Giáo viên lưu ý học sinh đây là lỗi diễn đạt – sử dụng từ ngữ trùng lặp.
Bài tập 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc định nghĩa và ghép với thành ngữ, từ thích hợp: 
a)Nói có sách, mách có chứng. b)Nói dối c) Nói mò.
 d)Nói nhăng, nói cuội e)Nói trạng.
Bài tập 3:Học sinh đọc to bài hội thoại và cho biết phương châm hội thoại nào không đựơc tuân thủ.
Bài tập 4: Học sinh giải thích vì sao đôi khi người nói phải dùng những cách diễn đạt như: a)Như tôi được biết b) Như tôi đã trình bày
à a) Khi đưa ra một nhận định, một thông tin nhưng chưa có bằng chứng chắc chắn àphương châm về chất.
 b) Để nhấn mạnh, chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc lại một nội dung nào đó à phương châm về lượng.
_Bài tập 5: Học sinh làm theo nhóm, mỗi nhóm một câu thành ngữ.
Hoạt động IV: Đánh giá (5p)
 Khi giao tiếp cần tuân thủ các phương châm hội thoại về lượng và về chất như thế nào?
 Hoạt động V. Dặn dò : 
 - Giáo viên yêu cầu học sinh về làm thêm bài tập trong SBT.
 - Soạn bài Sử dụng một số nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
 Ôn lại định nghĩa và phương pháp làm văn thuyết minh.
 Đọc kĩ văn bản : Hạ Long - Đá và Nước.
 Trả lời, thực hiện những yêu cầu bên dưới văn bản.
Tiết 4: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT 
 TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH.
A. Mục tiêu cần đạt : 
- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
- Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
B. Chuẩn bị 
1.Giáo viên:sgv,sgk, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh : sgk, soạn bài.
 C. Tổ chức các hoạt động dạy và học :
Hoạt động I : Khởi động. (5p)
1. Ổn định: Điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh.
3. Bài mớiõ : Giới thiệu bài mới.
Hoạt động II: Dạy và học bài mới. . (20p)
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung ghi bảng.
_Gv cho hs ôn lại kiến thức về kiểu văn bản thuyết minh.
_Gv hỏi: Văn bản thuyết minh là loại văn bản như thế nào? Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh là gì?
_Hs trả lời – Hs khác bổ sung: Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức. ( kiến thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong TN và XH bằng phượng pháp thình bày, giới thiệu)
_Học sinh đọc văn bản: Hạ Long – Đá và Nước. (3 hs).
_Gv: Bài văn thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng?
 + Văn bản ấy có cung cấp về tri thức đo ... g.
Hoạt động III: Tổng kết.
- GV tổng kết về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn kịch. 
- GV củng cố kiến thức chung về kịch qua việc học đoạn trích kịch.
Hoạt động IV.Luyện tập.
- HS nêu cảm nhận về cuộc đấu tranh giữa hai phái diễn ra trong một xí nghiệp và lí giải có phải là mâu thuẫn gây mất đoàn kết nội bộ.
III. Phân tích:
1/ Cuộc đối đầu công khai đầu tiên:
a. Hiện trạng xí nghiệp Thắng Lợi:
- Máy móc cũ kỹ, lạc hậu, quy mô sản xuất bị thu nhỏ, tổ chức phân công lao động không hợp lý.
- Cơ chế quản lý nguyên tắc, cứng nhắc.
- Đời sống công nhân khó khăn.
Þ Phải thay đổi.
b. Cuộc đối đầu công khai:
- Kế hoạch sẽ tăng lên ít nhất 5 lần.
Þ Lấy đâu ra người làm hả đồng chí?
- Tuyển dụng khá đông công nhân.
Þ Chỉ tiêu chỉ còn 15 biên chế.
- Sử dụng thợ hợp đồng.
Þ Không có quỹ lương cho thợ hợp đồng.
- Cấp tiền cho tổ sửa chữa.
Þ Tôi phải làm đúng những quy định.
- Xí nghiệp không có chức quản đốc nữa.
Þ Xưa nay phân xưởng vẫn có chức quản đốc.
Þ Tình huống căng thẳng, đầy kịch tính với những xung đột gay gắt giữa nhân vật.
2/ Nhân vật – Những tính cách đối đầu:
- GĐ Hoàng Việt: thẳng thắn, trung thực, khát khao đổi mới.
- KS Lê Sơn: có trình độ chuyên môn cao, dũng cảm đấu tranh cho cái mới.
- PGĐ Nguyễn Chính: cơ hội, bảo thủ, lạc hậu.
IV. Tổng kết:
Ghi nhớ (SGK/180)
B- Luyện tập:
Hoạt động V. Củng cố – Dặn dò 
1. Củng cố : đọc ghi nhớ
2. Dặn dò : Học thuộc ghi nhớ, tóm tắt lại cốt truyện.
 Tiết tới: Tổng kết văn học.
Tiết 167 - 168: TỔNG KẾT VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
GV: Bảng phụ, giáo án.
HS: Bảng nhóm, sách giáo khoa, vở bài soạn, vở bài tập.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5phút)
1. Ổn định lớp:
2. Câu hỏi bài cũ: Kiểm tra bản thống kê các tác phẩm, đoạn trích đã học theo mẫu:
STT
Tên tác phẩm
Thể loại
Thuộc bộ phận văn học
Tác giả
Năm sáng tác
Phương thức biểu đạt chính
 HS ghi các mục: thể loại, thuộc bộ phận văn học, tác giả, năm sáng tác, phương thức biểu đạt chính.
	GV dành 15 phút đầu để kiểm tra và chỉnh sửa.
3.Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động II. Tổng kết 
	Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
1. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam.
* HS đọc mục 1 (SGK/187).
- GV hỏi: Nhìn vào bảng thống kê các tác phẩm, em thấy nền văn học Việt Nam đã được tạo thành từ những bộ phận nào? 
- GV hỏi: Các tác phẩm văn học từ xưa đến nay đã được viết bằng những loại văn tự nào?
- GV hỏi: Văn học dân gian hình thành từ thời kì nào, các thức lưu truyền ra sao, tác giả là ai?
- GV hỏi: Kể tên một số thể loại của văn học dân gian nước ta.
- GV yêu cầu HS kể tên một số tác phẩm văn học thuộc văn học dân gian ứng với mỗi thể loại.
- GV hỏi: Khi văn học viết ra đời và phát triển thì văn học dân gian có còn phát triển không? Văn học dân gian có vai trò gì đối với nền văn học nước nhà?
* HS đọc mục I (SGK/188).
- GV hỏi: Văn học viết ra đời vào thời kì nào và tại sao lại ra đời vào thời kì đó?
- GV hỏi: Kể tên một số tác phẩm chữ Hán nổi tiếng của nước ta.
- GV giới thiệu một số tác phẩm hay: Nam quốc sơn hà, Cáo tật thị chúng, Hịch, Cáo...
- GV hỏi: Vì sao có thể nói tuy viết bằng chữ Hán nhưng những tác phẩm văn học chữ Hán vẫn mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
(Gợi ý:	Người sáng tác: người Việt.
	Nội dung: đất nước, con người Việt Nam.
	Người đọc: người Việt.
	® vẫn mang tính dân tộc.)
- GV hỏi: Kể tên một số tác phẩm chữ Nôm mà em đã học.
- GV hỏi: Chữ Nôm, chữ Hán khác nhau như thế nào? Vì sao nói tác phẩm văn học chữ Nôm mang tính dân tộc sâu sắc?
- GV hỏi: Nguyên nhân sự ra đời của chữ quốc ngữ.
- GV hỏi: Ưu điểm của chữ quốc ngữ so với chữ Hán, chữ Nôm là gì?
(Dễ viết, dễ đọc, dễ hiểu, diễn đạt được đời sống tình cảm tinh tế sâu sắc của con người.)
- HS thảo luận: Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến nay chia làm mấy thời kì lớn? Nội dung của văn học Việt Nam trong từng thời kì là gì? Vì sao lại có sự phân chia như vậy?
- Đại diện HS các tổ lần lượt trình bày ý kiến ® Giáo viên chốt ý; giới thiệu thêm với HS về thành tựu của văn học Việt Nam ở từng thời kì, dẫn chứng bằng các tác phẩm HS đã học ở lớp 8, 9.
* HS đọc tiếp mục II (SGK/189).
- GV: đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam ở mặt nội dung tư tưởng với 3 đặc điểm: tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng, tinh thần nhân đạo, tinh thần lạc quan, sức sống bền bỉ và ở mặt nghệ thuật quy mô và phạm vi kết tinh nghệ thuật).
- GV hướng dẫn: Hịch tướng sĩ, Cáo bình ngô ® yêu nước: Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, Chuyện người con gái Nam Xương ® nhân đạo; thơ Nguyễn Trãi, Mãn Giác thiền sư ® lạc quan, đầy sức sống...
- GV yêu cầu HS gạch dưới bằng bút chì những ý chính: 
Thể loại văn học là...
Căn cứ để chia ra các thể loại văn học...
Các loại hình của văn học...
- GV hỏi: Văn học dân gian có những thể loại nào? Đọc lại những khái niệm về các thể loại ấy. 
- HS kể tên các tác phẩm văn học là truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn...
- GV hỏi: Văn học trung đại có các thể loại nào mà các em được học?
- GV hỏi: Thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc gồm những loại chính nào? 
- GV giới thiệu bài thơ cổ phong “Côn Sơn ca”, thơ Đường “Qua đèo ngang”, “Thương vợ”.
- GV hỏi: Thơ dân tộc có thơ lục bát và song thất lục bát khác nhau như thế nào? Đọc những câu thơ đã học. 
- GV hỏi: Đãõ học một số truyện kí nào của văn học trung đại Việt Nam? Nội dung các truyện này là gì? Bố cục ra sao?
- GV hỏi: Truyện Kiều thuộc loại truyện thơ Nôm, biết gì về loại truyện Nôm?
- GV hỏi: Xếp “Hịch tướng sĩ”, “Cáo bình Ngo”â vào loại nào? Hịch khác Cáo ở điểm nào về nội dung, mục đích, bố cục, hoàn cảnh viết?
* HS đọc mục III (SGK/191).
- GV hỏi: Nêu nhận xét về thể loại văn học Việt Nam thời kì hiện đại với thời kì trung đại?
- GV hỏi: Có thể loại nào mới xuất hiện ở thời kì văn học hiện đại không? Chỉ ra?
- HS đọc ghi nhớ (SGK/194).
2. Sơ lược về một số thể loại văn học.
- HS kể tên một số thể loại chính trong văn học dân gian, định nghĩa ngắn gọn từng thể loại.
- GV minh họa thơ cổ phong.
- GV minh họa các qui tắc về niêm luật của thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- HS dùng “Truyện Kiều” của Nguyễn Du minh họa cho thể thơ lục bát.
- HS dùng thơ Hồ Chí Minh minh họa thơ song thất lục bát.
- HS học nhóm liệt kê một số thơ hiện đại đã học.
A- Nhìn chung về nền văn học Việt Nam:
I. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam:
1/ Văn học dân gian:
Ra đời thời viễn cổ.
Phương thức truyền miệng.
Tác giả là nhân dân lao động.
Có hiện tượng dị bản.
Thể loại: cổ tích, ngụ ngôn, vè...
Giá trị, tác dụng: nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ con người, kho tàng chất liệu cho các nhà văn.
2/ Văn học viết:
a. Văn học chữ Hán:
Xuất hiện từ thế kỉ X.
Tiếp thu nhiều yếu tố của văn hóa và tư tưởng Trung Hoa.
Vẫn mang tính dân tộc.
Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo.
b. Văn học chữ Nôm:
Xuất hiện ở thế kỉ XIII.
Phát triển song song với văn học chữ Hán.
Phát triển mạnh ở thế kỉ XVIII – XIX.
Tác phẩm tiêu biểu: Quốc Am thi tập, Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương.
c. Văn học chữ quốc ngữ:
Chữ quốc ngữ xuất hiện từ thế kỉ XVII, sáng tác văn học cuối thế kỉ XIX.
Tác phẩm: thơ mới, truyện thơ hiện đại.
II. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam: 
1/ Từ thế kỉ X – XIX:
Văn học trung đại.
Từ thế kỉ X – thế kỉ XV.
Từ thế kỉ VI – nửa đầu thế kỉ XVIII.
Nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX.
Nửa cuối thế kỉ XIX.
2/ Từ đầu thế kỉ XX đến 1945:
Văn học chuyển sang thời kì hiện đại.
Có những biến đổi toàn diện và mau lẹ.
Thơ, văn xuôi đạt nhiều thành tựu xuất sắc.
3/ Từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay:
Từ 1945 – 1975.
Từ 1975 – nay.
III. Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam:
1/ Về nội dung tư tưởng:
Văn học Việt Nam thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng sâu sắc và bền vững của dân tộc Việt Nam.
Văn học Việt Nam chứa đựng tinh thần nhân đạo cao cả.
Văn học Việt Nam thể hiện sinh động sức sống bền bỉ, tinh thần lạc quan và niềm vui sống của con người Việt Nam.
2/ Về quy mô và phạm vi kết tinh nghệ thuật:
Tác phẩm văn học có quy mô vừa và nhỏ.
Chú trọng cái đẹp tinh tế, hài hòa, giản dị.
* Ghi nhớ: (SGK/194)
B- Sơ lược về một số thể loại văn học:
I. Một số thể loại văn học dân gian:
II. Một số thể loại văn học trung đại:
* Các thể loại.
1/ Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc: 
a) Thơ cổ phong:
Không hạn chế số câu, số chữ.
Không cần tuân theo niêm luật.
Vần: không chặt chẽ.
Ví dụ: Côn Sơn ca, Chinh phụ ngâm khúc.
b) Thơ Đường luật:
- Dạng: bát cú, tứ tuyệt, đường luật.
Thất ngôn bát cú: 
Vần: một vần, vần bằng, cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
Thanh: phối hợp bằng trắc theo hệ thống ngang, theo hệ thống dọc.
Đối: đối ý, đối từ, đối thanh các câu 3-4, 5-6 ® bắt buộc.
Cấu trúc: đề – thực – luận – kết.
2/ Các thể thơ có nguồn gốc dân gian:
a) Thơ lục bát:
Dạng: cặp câu 6 – 8 tiếng.
Vần: bằng.
Thanh điệu, nhịp: linh hoạt.
Đối: trong câu (tiểu đối), không bắt buộc.
b) Song thất lục bát:
Dạng: 2 câu 7 tiếng và một cặp câu lục bát.
Vần: bằng hoặc trắc.
* Các thể truyện, kí.
* Truyện thơ Nôm.
* Một số thể văn nghị luận.
III. Một số thể loại văn học hiện đại:
Các thể loại có nhiều biến đổi sâu sắc.
Xuất hiện thể loại mới: phóng sự, kịch nói.
* Ghi nhớ: (SGK/201)
Hoạt động III. Dặn dò 
Học thuộc bài.
Xem lại tất cả các kiến thức về văn bản, TV , TLV 
->Tiết tới: Kiểm tra tổng hợp cuối năm 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAOAN 9.doc