LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN ( hoặc đoạn trích )
I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp HS
- Củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích) đã học
- Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững , thành thạo thêm kĩ năng tìm ý, lập ý, kĩ năng viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích)
II./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP .
1./ ỔN ĐỊNH .
2./ BÀI CŨ : Kiểm tra vở bài tập
3./ BÀI MỚI
Ngày soạn : 25/2/2008 Tuần 24 – Tiết 120 LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN ( hoặc đoạn trích ) I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp HS - Củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích) đã học - Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững , thành thạo thêm kĩ năng tìm ý, lập ý, kĩ năng viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích) II./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP . 1./ ỔN ĐỊNH . 2./ BÀI CŨ : Kiểm tra vở bài tập 3./ BÀI MỚI Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học Ghi bảng HĐ1./ Nêu đề bài và hướng dẫn HS tìm hiểu đề 1. HS nhắc lại thế nào là bài nghị luận về tác phẩm truyện ? Yêu cầu về kiểu bài này về nội dung, hình thức . 2. Đề bài : Cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà” của NQS -Kiểu bài : Nghị luận về nội dung, nghệ thuật đoạn trích - Nội dung nghị luận : Cảm nhận về tình cha con trong thời chiến tranh, về nét đặc sắc trong nghệ thuật tạo tình huống hoặc cách trần thuật, cách lựa chọn chi tiết HĐ2/ Hướng dẫn HS tìm ý ( dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK ) HĐ3/ Hướng dẫn HS lập dàn ý Mở bài Giới thiệu tác giả NQS, tác phẩm “Chiếc lược ngà” , nội dung đoạn trích 2. Thân bài a. Tình cha con éo le trong thời chiến tranh - Ông Sáu phải xa nhà đi chiêùn đấu, khi về thăm gia đình, đứa con gái nhỏ không nhận ông Sáu là cha - Bé Thu ương ngạnh, bướng bỉnh nhưng yêu thương cha mãnh liệt sâu sắc - Nhận xét về những mất mác, thiệt thòi, sự chịu đựng, hi sinh, nghị lực, niềm tin của con người trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh - Phân tích những chi tiết đặc sắc về cử chỉ, hành động, lời nói, diễn biến tâm trạng ( Việc ông Sáu làm chiếc lược, bé Thu bất ngờ nhận cha trong phút chia tay ) b. Nghệ thuật tạo dựng tình huống , cách trần thuật, cách lựa chọn chi tiết đặc sắc, gợi cảm xúc 3. Kết bài : Tổng hợp, nêu cảm nghĩ chung . HĐ4/ HS trình bày phần bài làm của mình, GV nhận xét, sửa chữa . Đề bài Cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng Tìm hiểu đề Thể loại: nghị luận (cảm nhận về đoạn trích ) Nội dung: Những mất mát thiệt thòi nghị lực niềm tin của anh Sáu và bé Thu Tư liệu đoạn trích “chiếc lược ngà” Tìm ý, lập dàn ý Mở bài: gt đoạn trích và tác giả Thân bài: - Nhân vật bé Thu: tình cảm và thái độ của bé trong những ngày mới gặp anh Sáu. Thái độ tình cảm trong buổi chia tay. Nhân vật anh Sáu: Hụt hẫn, buồn khi bé Thu bỏ chạy. Kiên nhẫn vỗ về để con nhận mình là cha, hạnh phúc khi bé Thu nhận anh là cha Tẩn mẫn làm chiếc lược ngà Gởi chiếc lược cho bác ba trao lại cho con trước khi chết Nhận xét đánh giá: Nội dung : tô đạm và ca ngợi tình phụ tử như 1 lẽ sống nhưng con người có thể hy sinh cho lý tưởng Nghệ thuật : cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ, ngôn ngữ giản dị Kết bài: thành công của truyện rút ra bài học 3. Viết phần mở bài + kết bài thành đoạn văn. 4./ CỦNG CỐ : Nhắc lại các nội dung cần nắm 5./ DẶN DÒ : Xem lại lí thuyết và các bài tập Chuẩn bị viết bài TLV số 6 – Văn nghị luận văn học ( Xem lại lí thuyết về văn nghị luận về tác phẩm truyện ; cách làm bài ) Soạn “sang thu” + Đọc văn bản, tìm hiểu về tác giả Hữu Thỉnh + Cảm nhận tinh têù của nhà thơ trước sự biến đổi của đất trời + Phân tích cái hay , cái đẹp của những hình ảnh thơ + Bài tập làm văn về nhà Bài viết số 6 (Viết ở nhà) Đề: nêu những suy nghĩ của e về chuyển biến trong tình cảm của người nông dân VN trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp qua truyện ngắn “Làng” của Kim Lân Yêu cầu chung: Giới thiệu nhân vật, tác phẩm, tác giả và đánh giá sơ bộ về chuyển biến tình cảm của ông Hai. Tóm tắt sơ lược tác phẩm đặc biệt là nhân vật ông Hai Ôâng Hai là người hay làm ,hay chuyện luôn tụ hào về làng Nhục nhã xấu hổ đau đớn khi nhận được tin làng theo giặc (phân tích tâm trạng, hành động cử chỉ lời nói của nhân vật) Hồ hởi khi nhận được tin cải chính (vì niềm vui chung quên đi nỗi đau của gia đình nhà bị đốt, làng bị giặc phá) Bài làm đủ 3 phần, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ nêu bật sự chuyển biến trong tâm trạng của nhân vật toát lên hình ảnh người nông dân Việt Nam thời kháng chiến: yêu làng, yêu quê hương, yêu đất nước. Biểu điểm * Điểm 9,10 - Bố cục đủ ba phần, các ý trình bày rõ ràng, mạch lạc - Kết hợp tốt các phép lập luận ; phân tích, tổng hợp - Ý tưởng phong phú, chọn được những chi tiết tiêu biểu. - Văn viết trong sáng, diễn đạt trôi chảy, cảm xúc chân thành - Phạm một vài lỗi nhỏ không đáng kể. * Điểm 7,8 - Đạt những yêu cầu trên ở mức độ khá. * Điểm 5,6 - Bố cục đủ ba phần, các ý trình bày chưa được mạch lạc lắm. - Vận dụng được phương pháp lập luận chưa hiệu quả lắm - Đủ các ý cơ bản nhưng còn sơ sài. - Còn phạm một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ, câu, chính tả * Điểm 3,4 - Đạt các yêu cầu của điểm 5,6 ở mức độ thấp hơn. * Điểm 1,2 - Chưa vận dụng được phương pháp lập luận, lạc sang kiểu bài khác . - Bài làm chưa đủ ba phần. - Phạm nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, câu * Điểm 0 - Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. Soạn : 25/2/2008 Tuần 25 – Tiết 121 BÀI 24 VĂN BẢN SANG THU (HỮU THỈNH) A/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp HS - Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sáng đầu thu - Rèn luỵên thêm năng lực cảm thụ thơ ca. II./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP . 1./ ỔN ĐỊNH . 2./ BÀI CŨ : Đọc thuộc lòng và diễn cảm “ Viếng lăng Bác”.Phân tích một ẩn dụ mà em tâm đắc 3./ BÀI MỚI Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học Ghi bảng HĐ1/ Giới thiệu bài - Thơ tả thời khắc giao mùa giữa hạ và thu không nhiều , nhưng co một số nhà thơ có cảm nhận thật tinh tế : Tản Đà bâng khuâng đón mùa thu “ Từ vào thu đến nay/ Trăng thu bạch/ Gió thu lạnh/ Khói thu xây thành/ Sương thu man mác đầu ghềnh ” Thâm Tâm tả buổi chớm thu trong một cuộc tống biệt “ Ta biết người buồn sáng hôm nay/ Giời chưa vào thu tươi lắm thay/ Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc/ Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay” Còn Hữu Thỉnh tả cái khoảnh khắc cảm nhận mùa thu lại về trên quê hương ông. - HS dựa vào chú thích , nêu những nét chính về tác giả. GV giới thiệu thêm về bài thơ và tập thơ ( SGK ) HĐ2/ Hướng dẫn đọc , tìm hiểu cấu trúc văn bản 1. Đọc : giọng nhẹ, nhịp chậm, khoan thai, trầm lắng, thoáng suy tư . 2. Giải thích từ khó theo chú thích 3. Thể thơ 5 chữ, 3 khổ , 4 câu , ít vần 4. Bố cục : cả bài thơ là những quan sát và cảm nhận của tác giả về thiên nhiên vào thu ( từng khổ nối tiếp nên không cần chia đoạn ) HĐ3/ Hướng dẫn tìm hiểu nội dung văn bản 1. Đọc khổ 1 / a/ “ Mùa thu hình như đã về” được cảm nhận qua những biểu hiện nào của thiên nhiên ? b/ Em hiểu “ gió se” là như thế nào ? c/ Từ “ phả” có thể thay thế bằng từ nào ? Nhưng dùng “ phả” có gì hay hơn ? Từ “ bỗng ” đặt đầu bài có ý nghĩa gì ? Từ “ chùng chình” có thể thay bằng những từ nào ? Với từ “ chùng chình” hình ảnh thơ trở nên như thế nào trong việc biểu hiện thiên nhiên ? GV: Mở đầu bài thơ là từ “bỗng” thể hiện sự đột ngột, bất ngờ. Nhưng cái bất ngờ mới nên thơ làm sao! Bất ngờ nhận ra những dấu hiệu thiên nhiên khi mùa thu lại về. Đó là hương ổi thoang thoảng thơm trong gió thu se se lạnh ( hơi lạnh và hơi khô ) Từ “ phả” có thể thay bằng các từ thổi, đưa, bay, lan Nhưng những từ ấy không có cái nghĩa đột ngột, bất ngờ. Mùa quả chín, ổi chín đã thành mùi hương của mùa thu miền Bắc . Chùng chình là từ láy gợi hình, có thể thay bằng dềnh dàng, đủng đỉnh, lững thững Dùng chùng chình có cái hay riêng. Tác giả đã nhân hóa làn sương. Nó bay qua ngõ nhà có vẻ cố ý chậm hơn mọi ngày. Có cái gì duyên dáng, yểu điệu của một làn sương, một hình bóng Và tất cả chưa thật rõ ràng, hay vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra. Từ hình như thể hiện cái ngỡ ngàng, ngạc nhiên đó. I/ Tác giả, tác phẩm ( SGK ) II/ Tìm hiểu văn bản * Cảm nhận “hình như thu đã về” - Từ ngữ gợi cảm xúc tinh tế : bỗng , phả, chùng chình , dềnh dàng , hình như - Hình ảnh gần gũi : hương ổi, gió se, đám mây, nắng mưa 2. Đọc khổ 2 a/ Trong khổ thơ 2, hình ảnh thiên nhiên sang thu được tiếp tục phát hiện bằng những chi tiết, hình ảnh nào ? b/ Tại sao sông dềnh dàng mà chim bắt đầu vội vã ? Hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu nên hiểu như thế nào ? Có thật có một đám mây như thế không ? GV : Không gian từ hạ sang thu, cái hình như ở câu trên được cụ thể hóa ở khổ thơ tiếp theo bằng những hình ảnh quen thuộc. Chim vội vã vì sợ lạnh, phải đi tránh rét ở miền ấm hơn. Dòng sông nước bắt đầu cạn, chảy chậm lại, không cuồn cuộn, ào ạt như mùa hè. Từ dềnh dàng cũng như chùng chình đã làm con sông trở nên duyên dáng, gần người hơn. Đặc biệt hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu là một liên tưởng sáng tạo thú vị. Sự thật không có đám mây như thế. Đó là đám mây trong tưởng tượng làm người đọc cảm nhận không gian thời gian chuyển mùa thật đẹp, thật nên thơ. 3/ Đọc khổ 3 a/ Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra bằng những hình ảnh nào ? b/ HS thảo luận :Tại sao tác giả viết : Sấm cũng bớt bất ngờ / Trên hàng cây đứng tuổi ? Theo em, đây có phải là hai câu thơ hay nhất trong bài ? Vì sao? GV : Nắng mưa lúc sang thu cũng không giống mùa hạ. Nắng nhạt dần chứ không chói chang, gay gắt. Mưa đã ít đi , nhất là những trận mưa rào hay giông Bởi vậy , sấm cũng bớt bất ngờ trên hàng cây đứng tuổi. Cũng có thể hiểu hàng cây ... ông về thăm nhà và ở khu căn cứ . Qua đó truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh . 4 Bến quê Nguyễn Minh Châu Trong tập Bến quê ( 1985) Ngôi kể thứ ba, đặt vào nhân vật Nhĩ Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh , truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị , gần gũi của cuộc sống, của quê hương 5 Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê 1971 Người kể chuyện xưng tôi ( Phương Định ) Cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái TNXP trên một cao điểm ở tuyến đường TS trong những năm chống Mĩ . Truyện làm nổi bật tâm hôøn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm , cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ Ngày soạn : Tuần 31 – Tiết 154 TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC Xem tiết 147, 148 II./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1./ ỔN ĐỊNH 2/ BÀI CŨ Kiểm tra một vài kiển thức cơ bản về truyện 3./ BÀI MỚI PHƯƠNG PHÁP VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI NỘI DUNG BÀI HỌC C/ THÀNH PHẦN CÂU HĐ1/ Oân tập về thành phần chính và thành phâøn phụ 1/ GV hướng dẫn HS thực hiện BT1 ( I) a. Thành phần chính, dấu hiệu nhận biết - Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. - Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho câu hỏi : làm gì , làm sao, như thế nào , là gì - Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc diểm , trạng thái được miêu tả ở VN . CNthường trả lời các câu hỏi : ai, cái gì, con gì, cái gì ? b. Thành phần phụ , dấu hiệu nhận biết - Trạng ngữ : đứng ở đầu , cuối câu hoặc giữa CN,VN ; nêu lên hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, diễn ra sự việc nói ở trong câu . - Khởi ngữ : thường đứng trước CN, nêu lên đề tài của câu nói ; có thể thêm QHT về, đối với vào trước . 2/ HS làm BT2 ( I) * Phân tích thành phần câu HĐ2/ Oân tập về thành phần biệt lập 1/ GV hướng dẫn HS thực hiện BT1 ( II) a. Thành phần biệt lập : - Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu - Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói(vui, buồn - Thành phần gọi-đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp - Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. b. Dấu hiệu nhận biết các TPBL là : chúng không trực tiếp tham gia vào sự việc được nói C/ THÀNH PHẦN CÂU I/ Thành phần chính , thành phần phụ BT1/ 1.Thành phần chính : chủ ngữ, vị ngữ 2. Thành phần phụ : trạng ngữ , khởi ngữ BT2/ a. CN : đôi càng tôi - VN : mẫm bóng b. CN : mấy người học trò cũ VN : đến sắp hàng , đi vào lớp Trạng ngữ : Sau một hồi trống thúc vang dội c. CN : nó VN : vẫn là người bạn độc ác Khởi ngữ : Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc II/ Thành phần biệt lập BT1/ - Thành phần tình thái - Thành phần cảm thán - Thành phần gọi-đáp - Thành phần phụ chú BT2/ Thành phần biệt lập a. Có lẽ à tình thái b. Ngẫm ra à tình thái c. Dừa xiêm vỏ hồng à phụ chú d. - Bẩm à gọi-đáp - Có khi à tình thái e. Ơi à gọi-đáp D/ CÁC KIỂU CÂU I/ Câu đơn BT1/ Chủ ngữ và vị ngữ a. CN : nghệ sĩ VN : ghi lại , muốn nói b. CN: lời gửi nhân loại VN: phức tạp hơn c. CN: nghệ thuật VN: là tiếng nói của tình cảm d. CN: tác phẩm VN: là kết tinh , là sợi dây e. CN: anh VN: thứ sáu và cũng tên Sáu BT2/ Câu đặc biệt a. – Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. - Tiếng mụ chủ b. Một thanh niên 27 tuổi ! c. – Những ngọn điện thần tiên. - Hoa trong công viên. - Những quả bóng góc phố. - Tiếng rao của bà bán xôi đội trên đầu - Chao ôi , có thể là tất cả những cái đó . trong câu.Vì vậy mà chúng được gọi là TPBL 2/ HS làm BT2 ( II) * Tìm thành phần biệt lập D/ CÁC KIỂU CÂU HĐ3/ Oân tập về câu đơn 1/ HS xác định yêu cầu và làm BT1 (I) Xác định CN, VN 2/ HS làm BT2 (I) Câu đặc biệt HĐ4/ Oân tập về câu ghép 1/ HS xác định yêu cầu và làm BT1 (II) 2/ HS làm BT2 (II) Chỉ ra quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép 3/ HS làm BT3 (II) Chỉ ra quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép 4/ HS làm BT4 (II) Tạo câu ghép có kiểu quan hệ mới HĐ5/ Oân tập về bién đổi câu 1/ HS xác định yêu cầu và làm BT1 (III) 2/ HS làm BT2 (III) Câu vốn là bộ phận của câu đứng trước được tách ra 3/ HS làm BT3 (III) Tạo câu bị động từ các câu cho sẵn HĐ6/ Oân tập về các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau 1/ HS xác định yêu cầu và làm BT1 (III) Câu nghi vấn 2/ HS làm BT2 (III) Câu cầu khiến 3/ HS làm BT3 (III) Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc II/ Câu ghép BT1/ Tìm câu ghép BT2/ Quan hệ giữa các vế a. Anh gửi chung quanh ( bổ sung ) b. Nhưng vì bom nổ gần , Nho bị choáng. ( ng nhân ) c. Oâng lão vừa nói hả hê cả lòng . ( bổ sung ) d. Còn nhà họa sĩ đẹp một cách kì lạ. ( ng nhân ) e. Để người con gái trả cho cô gái. ( mục đích ) BT3/ Quanhệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép a. Tương phản b. Bổ sung c. Điều kiện – giả thiết BT4/ Tạo câu ghép có kiểu qua hệ mới Quả bom nổ khá gần , nhưng hầm của Nho không bị sập . à Tương phản Hầm của Nho không bị sập , tuy quả bom nổ khá gần . à Nhượng bộ * HS làm tương tự với các câu khác III/ Biến đổi câu BT1/ Câu rút gọn - Quen rồi . – Ngày nào ít : ba lần . BT2/ Câu vốn là bộ phận của câu đứng trước được tách ra à Nhấn mạnh nội dung bộ phận được tách a. Và làm việc có khi suốt đêm. b. Thường xuyên. c. Một dấu hiệu chẳng lành. BT3/ Biến đổi câu thành câu bị động a. Đồ gốm được người thợ thủ công làm ra khá sớm. * Các câu khác HS làm tương tự IV/Các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếpkhác nhau BT1/ Câu nghi vấn : - Ba con, sao con không nhận ? ( hỏi ) - Sao con biết là không phải ? ( hỏi ) BT2/ Câu cầu khiến : Đoạn a/ - Ở nhà trông em nhá ! ( ra lệnh ) - Đừng có đi đâu đấy . ( ra lệnh ) Đoạn b/ - Thì má cứ kêu đi. ( yêu cầu ) - Vô ăn cơm ! ( mời ) * Cơm chín rồi ! ( câu trần thuật dùng để cầu khiến) BT3/ Câu nói của anh Sáu - Sao mày cứng đầu quá vậy , hả ? Câu trên có hình thức câu nghi vấn, dùng để bộc lộ cảm xúc. Điều này được xác nhận trong câu đứng trước của tác giả :“ Giận quá và không kịp suy nghĩ ” 3./ CỦNG CỐ : Nhắc lại các nội dung cần năm vững. 4./ DẶN DÒ Oân tập thật kĩ phần truyện để chuẩn bị kiểm tra một tiết Ngày soạn : Tuần 31 – Tiết 155 KIỂM TRA VĂN ( Phần TRUYỆN ) I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC Đánh giá chất lượng học tập phần truyện , rèn kĩ năng nghị luận truyện II./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1./ ỔN ĐỊNH . 2./ BÀI MỚI PHƯƠNG PHÁP VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI NỘI DUNG BÀI HỌC Câu1 ( 3đ ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước ý trả lời đúng 1/ Dòng nào noí đúng tên tác giả và thời điểm sáng tác Bến quê ? a. Tô Hoài, sau1975 b. Nguyễn Minh Châu , trước 1975 c. Nguyễn Khải, 1954-1975 d. Nguyễn Minh Châu , sau 1975 2/ Nhân vật Nhĩ đã cảm nhận điều gì về Liên , vợ anh ? a. Tần tảo, chịu đựng, hi sinh b. Vất vả, giản dị c. Đảm đang, tháo vát d. Thông minh, giỏi giang 3/ Những khám phá riêng của Nhĩ về bãi bên kia sông Hồng đã đem đến cho anh tâm trạng gì ? a. Ngạc nhiên, sung sướng b. Tự hào, hãnh diện với bạn bè c. Say mê pha lẫn ân hận đau đớn d. Buồn bã, trầm uất 4/ Ý nào được coi là thông điệp phù hợp nhất của truyện “ Bến quê” gửi tới người đọc ? a.Dù có đi đâu thì quê hương vẫn là chỗ dừng chân cuối cùng của cuộc đời con người. b. Hãy trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống quê hương c. “ Quê hương nếu ai không nhớ / Sẽ không lớn nổi thành người” d. Trước khi đi ra ngoài, hãy biết sống với quê hương của mình . 5/ Vai kể trong “ Những ngôi sao xa xôi” là ai ? a. Tác giả b. Cả ba cô gái c. Những chiến sĩ cùng đơn vị d. Nhân vật Phương Định 6/ Điểm đặc sắc nhất về nghệ thuật của văn bản “ Những ngôi ” là gì ? a.Sử dụng các kiểu câu linh hoạt, có giá trị biểu cảm b. Kể chuyện tự nhiên, sinh động, miêu tả tâm lí nhân vật dặc sắc c. Sử dụng các BPTT ẩn dụ, nhân hóa d. Cách xây dựng tình huống truyện hấp dẫn . Câu2 (2đ) Kể lại và điền các thông tin vào bảng sau Tác phẩm Tác giả Năm sáng tác Nội dung chính Bến quê 1971 Câu 3 ( 5đ ) Phân tích những nét chung và riêng của ba nhân vật Phương Định, Nho và Thao trong “ Những ngôi sao xa xôi” Câu 1/ Mỗi ý đung cho 0,5 đ 1d , 2 a , 3c , 4b , 5d , 6 b Câu2/ Mỗi tác phẩm cho 1 đ Câu3/ 1/ Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm , ba nhân vật ( 0,5đ ) 2/ Phân tích những nét chung trong phẩm chất, tính cách của ba cô gái - Dũng cảm, không sợ khó khăn, nguy hiểm, không sợ hi sinh (0,5đ) - Bình tĩnh, khôn khéo trong công việc phá bom hàng ngày (0,5đ) - Sống ngăn nắp, gọn gàng, lạc quan, yêu đời . (0,5đ) 3/ Phân tích những nét riêng - Ph Định : cô gái HN mơ mộng, kín đáo, duyên dáng, thích hát ; hay nghĩ về kỉ niệm tuổi thơ và thành phố quê hương (1đ) - Nho : cứng cỏi, tinh ngịch, thích sắc màu rực rỡ, thích thêu gồi hoa ( 0,75đ ) - Chị Thao : lớn tuổi hơn cả , trầm tĩnh đến thản nhiên, chu đáo hết lòng vì đồng đội, mơ ước thiết thực về tương lai. (0,75đ) 4/ Đó là vẻ đẹp của những ngôi sao xa xôi thời đánh Mĩ hào hùng (0,5đ) 3./ CỦNG CỐ : Nhận xét việc làm bài 4./ DẶN DÒ Chuẩn bị “ Con chó Bấc” : tác giả , tác phẩm , nội dung , nghệ thuật đắc sắc
Tài liệu đính kèm: