Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 22: Hoàng Lê Nhất Thống Chí (hồi 14)

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 22: Hoàng Lê Nhất Thống Chí (hồi 14)

a. Mục tiêu cần đạt:

- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp hoà hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm hại của bọn xâm lược.

- Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuật của lời văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động.

- Rèn kĩ năng phân tích truyện, nhân vật.

Giáo dục học sinh lòng tự hoà về người anh hùng dân tộc có công với nước và căm thù bọn bán nước, cướp nước.

*TRọng tâm: Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ.

B. Chuẩn bị:

Giáo viên; Soạn bài, tìm đọc "HLTNC", nghiên cứu, bảng phụ

Học sinh: Học bài cũ,chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên và vở bài tập.

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 22: Hoàng Lê Nhất Thống Chí (hồi 14)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22
Hoàng lê nhất thống chí 
(Hồi 14)
- Ngô Gia Văn Phái -
Soạn: 19/09/2009
Dạy: 
a. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp hoà hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm hại của bọn xâm lược.
- Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuật của lời văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động.
- Rèn kĩ năng phân tích truyện, nhân vật.
Giáo dục học sinh lòng tự hoà về người anh hùng dân tộc có công với nước và căm thù bọn bán nước, cướp nước.
*TRọng tâm: Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ.
B. Chuẩn bị: 
Giáo viên; Soạn bài, tìm đọc "HLTNC", nghiên cứu, bảng phụ
Học sinh: Học bài cũ,chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên và vở bài tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. ổn định: 1'
2. Kiểm tra: 5'
Em cảm nhận được điều gì sâu sắt nhất qua "Chuyện cũ Trịnh"? Nêu đặc điểm của thể tuỳ bút?
3. Bài mới: 
* GTB: "HLTNC" - một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có giá trị và quy mô lớn, đạt được những thành công xuất sắc về nghệ thuật đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết. Hồi 14 là một vd.
Hoạt động của thầy và trò
- Chú ý ngữ điệu của từng nhân vật, lời nhân vật, lời kể.
- Học sinh đọc chú thích
H: Tác giả của "Hoàng Lê nhất thống chí"có gì đặc biệt ? Giáo viên bổ sung
H: Nêu xuất xứ của "Hoàng Lê nhất thống chí"?
H: Em hiểu gì về tiêu đề của tác phẩm?
- Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích từ khó trong SGK.
H: Hãy kể tóm tắt diễn biến cuộc hành quân thần tốc của Nguyễn Huệ?
H: Nhân vật trung tâm trong đoạn trích là ai? 
H: Văn bản chia mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn?
- Giáo viên thể hiện yêu cầu học sinh đọc từng đoạn-> tóm tắt -> nêu ý chính của đoạn.
 Học sinh đọc đoạn trích (chú ý học sinh vì đoạn trích kéo dài, chọn cách phân tích nhân vật theo trục dọc theo vấn đề)
H: Đọc đoạn trích, em cảm nhận gì về nhân vật Nguyễn Huệ?
H: Hãy tìm chi tiết trong bài để chứng minh hình tượng nhân vật đó?
H: Nhận xét về đoạn văn trần thuật? (không ghi lại những sự kiện lịch sử gấp gáp, khẩn trương qua từng mốc TG mà còn chú ý miêu tả cụ thể từng hành động, lời nói của nhân vật chính, từng trận đánh và mưu lược tính toán, thế đối lập giữa 2 đội quân)
H: Qua nghệ thuật tả, tác giả giúp em cảm nhận được điều gì về người anh hùng Nguyễn Huệ?
(Quan điểm phản ánh hiện thực của các tác giả là tôn trọng sự thật và lịch sử và ý thức dân tộc cao của người tri thức.
* Cảm nhận của em về người anh hùng Nguyễn Huệ trong phần trích? Qua nhân vật em có suy nghĩ gì?
Nội dung
I, Đọc, hiểu chú thích:
1. Đọc
2. Chú thích
a) Tác giả 
b.Tác phẩm (SGK)
3. Bố cục: 3 đoạn
- Đ1: Từ đầu . 1788. Được tin báo quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, thân chinh cầm quân dẹp giặc.
- Đ2: Tiếp thành: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
- Đ3: Còn lại: Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm bại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
II- Đọc, hiểu văn bản: 
1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ
- Là con người hoạt động mạnh mẽ, quyết đoán (xông xáo, mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và quả quyết -> không nao núng, trong vòng một tháng làm được bao nhiêu việc lớn lên ngôi, đột xuất đại binh ra Bắc -> gặp gỡ Nguyễn Thiếp)
à Trí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén. (phân tích tình hình thời cuộc, xét đoán và dùng người.)
à ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.
à Lẫm liệt trong chiến trận, dụng binh như thần.
ố Người anh hùng được khắc hoạ đậm nét, có tính cách quả cảm, mạnh mẽ, có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, có tài dụng binh như thần, là người tính cách và linh hồn của những chiến công.
=> Nguyễn Huệ quá tài giỏi, nhân đức cảm hóa được lòng người.
4, Củng cố: Đọc lại phần 1
- Phân tích hình tượng nhân vật Nguyễn Huệ, qua đoạn trích.
- Kể tóm tắt nội dung hồi 14.
5, Hướng dẫn. - Chuẩn bị phần còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 22.doc