Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 38: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 38: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.

- Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của 2 nhân vật chính LVT và KNN.

- Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ nhân vật của truyện.

- Giáo dục học sinh có ý thức hành động về nghĩa.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Đọc tác phẩm LVT, nghiên cứu kĩ bài, ảnh minh hoạ về NĐC, giáo án.

- Học sinh: Soạn bài, chuẩn bị bài cũ.

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1073Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 38: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 38:
Lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga (T1)
- Nguyễn Đình Chiểu -
A. Mục tiêu cần đạt :
- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của 2 nhân vật chính LVT và KNN.
- Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ nhân vật của truyện.
- Giáo dục học sinh có ý thức hành động về nghĩa.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đọc tác phẩm LVT, nghiên cứu kĩ bài, ảnh minh hoạ về NĐC, giáo án.
- Học sinh: Soạn bài, chuẩn bị bài cũ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. ổn định: 1'
2. Kiểm tra: 5'
Đọc thuộc lòng đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều". Nhận xét của em về nghệ thuật tả người của ND ở đoạn trích này? 
3. Bài mới: 37'
* GTB: "Truyện LVT, của NĐC là 1 tác phẩm có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong lòng nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ. Ngay từ năm 1864, tức là chỉ 10 năm sau khi tác phẩm ra đời, một người Pháp đã định tác phẩm này ra tiếng Pháp, mà điều thôi thúc ông ta chính là hiện tượng đặc biệt ở Nam Kì lục tỉnh, có lẽ không có một người chài lưới hay người lái đò nào lại không ngâm nga vài ba câu (LVT) trong khi đưa đẩy mái chèo. Ông xem truyện "LVT" như là một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người có cái ưu điểm lớn là diễn tả được trung thực những tình cảm của cả một dân tộc.
Hoạt động của thầy trò
Phần này chú ý đọc chú thích tác giả, tác phẩm.
H: Hãy nêu những nét chính về tiểu sử tác giả NĐC? (Học sinh nêu, giáo viên bổ sung cho học sinh ghi)
H: Qua những hiểu biết về tiểu sử NĐC, em có suy nghĩ gì? 
(Em học tập được những gì?)
=> Nghị lực sống vượt gian khổ để cống hiến cho đời, lòng yêu nước sâu sắc).
H: Em thử đọc những câu thơ minh hoạ cho quan niệm sống của NĐC?
" Làm trai trong cõi người ta
Trước lo báo bổ sau là hiển vang"
hay: "Giúp đời chẳng vụ tiếp danh
Chẳng màng của lợi, chẳng ganh ghe tài".
H: Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm "Lục Vân Tiên"?
(học sinh nêu)
- Giáo viên thuyết giảng: 
+ Nội dung chính của truyện.
+ Đặc điểm thể loại.
(K/c chương hồi và t/c truyện kể)
H: Tìm hiểu những yếu tố giống và khác nhau giữa cuộc đời tác giả và cuộc đời nhân vật Lục Vân Tiên? (bỏ thi về chịu tang, đau mắt -> mù, bị bội hôn, về sau lại gặp cuộc hôn nhân tốt đẹp => một thiên tự truyện.
Khác: Lục Vân Tiên được tiên cho thuốc sáng mắt, tiếp tục đi thi, đỗ Trạng nguyên cầm quân đi đánh giặc còn Nguyễn Đình Chiểu thì vĩnh viễn mù -> ước mơ khát vọng cháy bỏng của Nguyễn Đình Chiểu.
- Giáo viên giới thiệu tác phẩm kiểu: Hội ngộ -> phân li -> tái hợp.
- Giáo viên tóm tắt nội dung truyện.
- Chú ý tính cách từng nhân vật: Lục Vân Tiên hiếu thảo, nghĩa hiệp; Kiều Nguyệt Nga: thuỷ chung; Hớn Minh: nghĩa khí; Tử Trực: chân thành; ông ngư, ông Tiên: nhân ái, tiên đồng mến chủ
- Tâm địa độc ác tàn nhẫn của gia đình Võ Công, lòng dạ hiểm ác của Trịnh Hâm, thói dâm ô hưởng lạc vô liêm sỉ của Bùi Kiệm, bọn thầy cúng, thầy thuốc giả dối, gạt người, bọn lưu manh áp bức kẻ thế cô.
H: Những giá trị nội dung tiêu biểu của "Lục Vân Tiên"?
H: Nghệ thuật đặc sắc của truyện "Lục Vân Tiên" là gì?
Nội dung chính
I- Đọc, hiểu chú thích
1. Đọc,
2. Chú thích:
a) Tác giả (1822 - 1888) 
- Sinh làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (tại quê mẹ) quê cha ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thời niên thiếu trải qua nhiều bất hạnh: cha bị mất chức, mẹ mất, học vấn dở dang, bị mù mắt, bị bội hôn
- 1859: Thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, ông chạy về Cần Giuộc - Ba Tri (Bến Tre) dạy học, làm thuốc, liên lạc với các lãnh tụ nghĩa quân, sáng tác thơ văn yêu nước, chống Pháp.
- Thơ văn đạo lí của Nguyễn Đình Chiểu có chuyện "Lục Vân Tiên". Thơ văn yêu nước chống Pháp gồm 1 bài thơ, văn tế và truyện Nôm.
- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về nghị lực, khí tiết và lí tưởng yêu nước, thương dân, cống hiến cho đời, tấm gương bất khuất về tinh thần chống giặc ngoại xâm.
b) tác phẩm: "Lục Vân Tiên"
* Xuất xứ: Viết trước khi thực dân Pháp xâm lực Nam Kỳ, xuất phát từ tấm lòng, ý chí vươn lên của mỗi cuộc đời, sáng tác văn chương để tuyên truyền những điều tốt đẹp là thiên chức vô cùng cao quý.
* Kết cấu: Thể chương hồi xoay quanh số phận nhân vật chính.
3. Tóm tắt tác phẩm: Gồm 2082 câu thơ lục bát chia 4 phần:
- Phần 1: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi tay bọn cướp đường.
- Phần 2: Lục Vân Tiên gặp nạn được thần và dân cứu giúp.
- Phần 3: Kiều Nguyệt Nga gặp nạn vẫn một lòng chung thuỷ với Lục Vân Tiên
- Phần 4: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp nhau.
4/ Giá trị nội dung và nghệ thuật:
a) Nội dung:
- Ca ngợi, trân trọng những tấm gương đạo lý làm người trong xã hội: Tình cha con, mẹ con, vợ chồng, bạn bè, tình yêu thương, cưu mang của những người gặp cơn hoạn nạn.
- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp.
- Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
- Lên án những thói gian tà, lộng hành trong xã hội phong kiến.
b) Nghệ thuật:
- Hình thức truyện thơ Nôm: hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian (kể, nói, hát), chú trọng đến hành động của nhân vật.
- Nhiệt tình ca ngợi, pp của tác giả -> góp phần tạo nên sức sống của hình tượng, nhân vật.
4. củng cố: 5'
Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về tác giả, tác phẩm.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Soạn kĩ bài.
- Học bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 38.doc