Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 53 đến tiết 62

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 53 đến tiết 62

 A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ tượng thanh, tượng hình và 1 phép tu từ từ vựng ).

 B. PHƯƠNG PHÁP:

 - Nêu và giải quyết vấn đề, luyện tập.

 C. CHUẨN BỊ:

 - GV: Giáo án bài giảng, bảng phụ, phiếu học tập.

 - HS: Sgk, tìm hiểu bài học trước ở nhà.

 D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định tổ chức. ( 1 )

 - Kiểm tra sĩ số.

 II. Kiểm tra bài cũ. ( 5 )

Câu hỏi:? Cho biết các hình thức trau dồi vốn từ?

 III. Bài mới.

 

doc 21 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 53 đến tiết 62", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/11/2008 	
Ngày dạy: 08/11/2008
Tiết 53. Tiếng việt.
tổng kết về từ vựng
 (Tiết 4)
	A. Mục tiêu : Giúp học sinh:
	- Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ tượng thanh, tượng hình và 1 phép tu từ từ vựng ).
	b. phương pháp :
	- Nêu và giải quyết vấn đề, luyện tập.
	c. Chuẩn bị :
	- GV: Giáo án bài giảng, bảng phụ, phiếu học tập.
	- HS: Sgk, tìm hiểu bài học trước ở nhà.
	d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
	- Kiểm tra sĩ số.
	II. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
Câu hỏi: ? Cho biết các hình thức trau dồi vốn từ ?
	III. bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn tập phần lý thuyết. ( 15’ )
- GV: Tổ chức cho HS ôn tập phần lý thuyết.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
 ? Như thế nào là từ tượng thanh và từ tượng hình ? Cho ví dụ minh hoạ ?.
- HS: Tìm hiểu, trả lời.
- GV: Bổ sung.
- GV: Thế nào là phép tu từ so sánh ? cho ví dụ minh hoạ ?.
 - HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Thế nào là ẩn dụ ? thế nào là nhân hoá ? cho ví dụ minh hoạ ?.
 - HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
? Như thế nào là hoán dụ ? cho ví dụ minh hoạ ?.
? Nói quá có vai trò như thế nào ?.
- HS: Tìm hiểu trả lời.
- GV: Thống nhất.
? Như thế nào là nói giảm, nói tránh ? cho ví dụ minh hoạ ?.
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét đưa ra kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
- HS: Điệp ngứ là gì ? Chơi cữ là gì ? cho ví dụ minh hoạ.
- GV: Thống nhất.
- HS: Ghi nhớ.
I. Từ tượng thanh và từ tượng hình.
1. Từ tượng thanh: là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.
2. Từ tượng hình: là những từ gợi tả h/ả, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Gợi tả h/ả âm thanh cụ thể sinh động.
Mèo, bò, tắc kè, (chim) cu.
- Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ mô tả đám mây cụ thể sinh động.
II. Một số phép tu từ từ vựng.
1. So sánh: đối chiếu sự vật, sự việc này với sự việc khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình gợi cảm.
2. ẩn dụ: So sánh ngầm làm tăng sự biểu cảm.
3. Nhân hoá: gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả người.
4. Hoán dụ: dùng tên sự vật, hiện tượng này gọi thay cho tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi để tăng sức biểu cảm.
5. Nói quá: phóng đại qui mô tính cách của sự vật hiện tượng để gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
6. Nói giảm - nói tránh: cách nói tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn ghê sự nặng nề, tránh thô tục thiếu lịch sự.
7. Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc kiểu câu làm tăng giá trị cho lời văn.
8. Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. ( 20’ )
Bài tập 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ đã được sử dụng trong các câu thơ ? Phân tích tác dụng của chúng ?.
1. Hoa.. cánh: chỉ Thuý Kiều và cuộc đời nàng lá cây: chỉ cuộc sống của họ/ ẩn dụ.
2. So sánh: tiếng đàn với tiếng hạc, suối, gió thoảng, trời đổ mưa.
3. Nói quá: khắc hoạ sắc đẹp có 1 không hai.
4. Nói quá: về khoảng cách xa giữa Thuý Kiều và Thúc Sinh.
5. Chơi chữ: Tài - tai.
Bài tập 3. ?Phân tích nét độc đáo trong những đoạn thơ?
a. Điệp từ "còn" và từ "say sưa" đa nghĩa bộc lộ tình cảm mạnh mẽ, kín đáo của chàng trai
b. Phép nói quá: diễn tả sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c. Phép so sánh: miêu tả sắc nét sinh động âm thanh tiếng suối và cánh rừng dưới đêm trăng.
d. Phép nhân hoá: tự nhiên sống động gần gũi với con người.
e. ẩn dụ: thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ.
 IV. Củng cố. ( 3’ )
 	 - GV: Khắc sâu kiến thức đã ôn tập.
 V. Dặn dò. ( 1’ )
 Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
	- Tiếp tục ôn về từ vựng.
- Nắm chắc kiến thức đã ôn tập.
 	- Chuẩn bị bài: Tập làm thơ tám chữ.
Ngày soạn:	06/11/2008	
Ngày dạy: 08/11/2008 
Tiết 54 - Tập làm văn: 
tập làm thơ tám chữ
	A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
	- Nắm được đặc điểm, kĩ năng miêu tả, biểu hiện phương pháp của thể thơ tám chữ.
	- Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
	- Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập.
	b. phương pháp:
	- Nêu và giải quyết vấn đề.
	c. Chuẩn bị:
	- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
	- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
	d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
	- Kiểm tra sĩ số.
	II. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
	Câu hỏi: Kể tên một vài tác phẩm văn học viết theo thể thơ tám chữ?
	III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn nhận diện thể thơ tám chữ. ( 10’ )
- GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu.
- HS: Đọc 3 ví dụ trang 144 sgk.
? Nhận xét về số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên?
? Điểm giống nhau của 3 ví dụ trên về hình thức thơ như thế nào? Cách gieo vần của mỗi ví dụ, tìm và gạch dưới những chữ gieo vần?
? Nhận xét về cách ngắt nhịp ở các đoạn thơ trên?
? Từ đó em hãy nêu đặc điểm của thể thơ tám chữ ?
- HS: Nêu khái quát.
- GV: Bổ sung, kết luận.
- HS: Ghi nhớ.
I. Nhận diện thơ tám chữ.
1. Ví dụ:
* Số chữ:
 Tám chữ trong mỗi dòng thơ.
* Gieo vần:
- Đoạn a: Vần chân gieo liên tiếp: tan-ngàn, mới-gội, bừng-rừng, gắt-mật.
- Đoạn b: Vần chân gieo liên tiếp: học-nhọc, bà-xa.
- Đoạn c: Gieo vần chân nhưng gián cách: ngát-hát, non-son, đứng-dựng, tiên-nhiên.
* Ngắt nhịp:
Rất phong phú, đa dạng, linh hoạt.
2. Kết luận:
* Ghi nhớ: SGK.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ ( 15’ )
- GV: Tổ chức cho HS luyện tập.
Bài 1: Điền từ vào chỗ trống với những từ đã cho. Yêu cầu: Phải phù hợp nghĩa.
Bài 2: GV chia 2 nhóm, mỗi nhóm làm bài 1 - 2.
Bài 3: Cho HS đọc và tự sáng tạo thêm, yêu cầu có vần ương hoặc a ở cuối.
II. Luyện tập.
 Bài 1:
- Các từ cần điền lần lượt: ca hát, ngày qua, bát ngát, muôn hoa.
 Bài 2:
- Cũng mất, tuần hoàn, đất trời.
 Bài 3:
Những chàng trai mường
Hoạt động 3: Thực hành làm thơ tám chữ ( 10’ )
- GV cho HS làm bài 1, 2.
- HS làm và trả lời, các bạn khác nhận xét.
- GV: Cho HS trình bày bài thơ tám chữ mà các em đã làm ở nhà.
- HS: Nhận xét bài của các bạn dưới sự hướng dẫn của GV
iii. Thực hành làm thơ tám chữ.
Bài 1:
- Cần điền đúng: vườn (sân), qua (ngang).
Bài 2:
- Có thể thêm câu: Của đàn chim tung cánh đi muôn phương.
Bài 3: Trình bày bài thơ tám chữ.
 IV. Củng cố. ( 2’ )
 	 - HS: Đọc lại ghi nhớ và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
 V. Dặn dò. ( 2’ )
 Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.
- Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT.
 	- Chuẩn bị bài: Trả bài kiểm tra văn.
Ngày soạn:09/11/2008	
Ngày dạy: 10/11/2008 
Tiết 55: 	trả bài kiểm tra văn	
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Củng cố nhận thức về truyện trung đại từ giá trị nội dung-tư tưởng đến hình thức thể loại, bố cục, kể chuyện. 
 - Nhận rõ được ưu - nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục.
 - Rèn kĩ năng viết bài của học sinh, nhận xét bài làm của bạn và tự sửa lỗi trong bài kiểm tra.
 - Có ý thức tiến bộ, cầu tiến trong học tập.
b. phương pháp:
- Tổng hợp, phân tích.
c. Chuẩn bị:
- GV: Chấm và liệt kê những lỗi cần sửa bài cho HS.
- HS: Đọc và chuẩn bị kiến thức của bài kiểm tra ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
d. tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số.
	III. Kiểm tra bài cũ.	
	III. Tổ chức trả bài cho HS.
	Hoạt động 1: Tái hiện lại đề và kiến thức cho đề bài.
- HS: Đọc lại đề bài, xác định yêu cầu của đề.
- GV: Giúp HS xác định kiến thức của bài làm theo đáp án tiết 48.
 	Hoạt động 2: Nhận xét chung về bài viết. 
- GV:Nhận xét về mặt ý tứ, bố cục, câu, từ ngữ, chính tả. 
	Hoạt động 3: Đánh giá kết quả.
Lớp
Giỏi
Khá
tb
Yếu, kém
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
9B
9C
	Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc - nhận xét.
- Đọc hai bài đạt khá - giỏi.
- Một bài chưa đạt.
 Hoạt động 5: HS đổi bài cho nhau cùng rút kinh nghiệm.
 IV. Củng cố.
 	 - GV: Nhắc lại ưu nhược điểm của bài kiểm tra.
 V. Dặn dò.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Tiếp tục củng cố kiến thức về văn thuyết minh.
 - Chuẩn bị bài viết tiếp theo.
- BTVN: Viết lại bài văn dựa trên cơ sở đã sửa lỗi trên lớp.
	- Chuẩn bị bài: Bếp lửa.
Ngày soạn: 09/11/2008	
Ngày dạy: 11/11/2008
Tiết 56 - Văn bản: 	
bếp lửa
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình - người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ. 
- Thấy đươc nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp với miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.
- Luyện tập rèn luyện kĩ năng phân tích thơ trữ tình.
- Trân trọng, gìn giữ tình cảm gia đình, tình bà cháu.
	b. phương pháp:
	- Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận.	
	c. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; 
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
	d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức.
	- Kiểm tra sí số.
	II. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ? Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận đã ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động mới, đó là vẻ đẹp gì?
	III. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đọc - tìm hiểu chung văn bản ( 9’ )
- GV: Hướng dẫn đọc.
- HS: Đọc, nhận xét.
- GV: ? Nêu những nhận xét khái quát về tác giả, tác phẩm?
- HS: Tìm hiểu trả lời, kết luận. 
- GV: Kiểm tra việc nắm từ ngữ khó của học sinh.
- HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Hình ảnh bao trùm bai thơ là gì?
Gắn liền với hình ảnh đó là hình ảnh nào?
- HS: Xác định, trả lời.
I. Đọc - tìm hiểu chung văn bản
1. Đọc 
2. Tìm hiểu chú thích
a. Tác giả - Tác phẩm: 
- Tác giả Bằng Việt sinh năm 1941, quê ở Hà Tây. 
- Bài thơ Bếp lửa Sáng tác năm 1963, in trong tập thơ cùng tên khi nhà thơ ở Liên Xô.
b. Tìm hiểu từ ngữ khó
3. Phương thức biểu đạt:
- Biểu cảm kết hợp tự sự.
Hoạt động 2: Phân tích văn bản ( 17’ )
- HS: Đọc bài theo yêu cầu của GV.
- GV: Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu được gợi lại?
- HS phát hiện hình ảnh thơ.
- GV: Hoàn cảnh của gia đình nhà thơ gợi cho em suy nghĩ gì về đất nước?
- HS: Phát hiện và phân tích.
- GV: Có một tình thương xuất hiện đan xen trong hoài niệm đó là âm thanh nào? ý nghĩa của âm thanh đó?
? Cảm nhận về hình ảnh người bà qua những sự việc bà đã làm và hình ảnh "Nhóm bếp lửa".
- HS: Nêu và trình bày cảm nhận riêng.
- GV: Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa?
? Vì sao tác giả viết "ôi kì lạ... bếp lửa!"
- HS: Xác định và phát hiện ý câu thơ. - GV: Bình giảng.
? Vì sao tác giả viết "ngọn lửa" mà không nói "bếp lửa"?
? Em cảm nhận như thế nào về ...  văn này ?
-GV: Gợi ý cho học sinh viết bài dựa vào cách viết của đoạn mẫu vừa tìm hiểu và theo các ý sau:
+ Người em kể là ai? Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ. Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nội dung cụ thể là gì? Nội dung ấy giản dị mà sâu sắc như thế nào? Cảm động ra sao?
+ Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên .
- HS: Viết đoạn văn.
- GV: Gọi 5-6 em lên trình bày chấm điểm, sửa chữa lỗi (nếu có).
- HS: Thực hiện, ghi nhớ.
ii. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
* Bài tập 2: Viết về những kỉ niệm sâu sắc với một người bà kính yêu.
- Yêu cầu: Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
* Đoạn văn: Bà nội (Duy Khán).
- Yếu tố nghị luận:
"Người ta bảo ........ nó gẫy".
+ Từ một lời dạy "Con hư ....... bà", tác giả bàn về "tấm gương" và hiệu quả của nó trong giáo dục gia đình: "Bà như thế...... U tôi như thế ......." . Đây là yếu tố nghị luận "suy lí".
+ Từ cuộc đời và những lời dăn dạy của bà, tác giả bàn về một "nguyên tắc" giáo dục: "Người ta ....... nó gẫy". Đây là yếu tố nghị luận "khái quát hoá".
- Có thể nói, các yếu tố nghị luận trong đoạn văn trên chính là những "suy ngẫm" của tác giả về nguyên tắc giáo dụ, về phẩm chất và đức hy sinh của người làm công tác giáo dục.
	IV. Củng cố. ( 2’ )
	- GV: Nhắc lại vai trò của yếu tố nghị luận trong viết đoạn văn.
	V. Dặn dò. ( 3’ )
	Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học, làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT
	- BTVN: Làm bài tập 1 
Gợi ý:
a. Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? (thời gian, địa điểm.....)
b. Nội dung buổi sinh hoạt là gì? Em đã viết về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về vấn đề đó.
c. Em đã thuyết phục cả lớp rằng là Nam là người bạn rất tốt như thế nào? (lí lẽ, VD, lời phân tích).
	- Chuẩn bị bài: Làng.
Ngày soạn: 16/11/2008
Ngày dạy: 18/11/2008
Tiết 61 - Văn bản: 	
làng
	A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện sinh động, cụ thể về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến .
- Thấy được những nét khá đặc sắc trong nghệ thuật: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động, diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật quần chúng.
- Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
	b. phương pháp:
	- Nêu và giải quyết vấn đề.	
	c. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; Sưu tầm chân dung của Kim Lân.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
	d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
	- Kiểm tra sĩ số.
	II. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
	Câu hỏi: Đọc thuộc bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy và rút ra bài học cho bản thân từ chất triết lí nhẹ nhàng của bài thơ?
	III. Bài mới.	
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đọc - tìm hiểu chung văn bản ( 20’ )
- GV: Hướng dẫn đọc. 
- HS: Đọc bài, nhận xét.
- GV: Kiểm tra việc nắm từ ngữ khó của 
học sinh.
- HS: Tìm hiểu, trả lời.
- GV: ?.Nêu hiểu biết của em về tác giả Kim Lân ?.
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Khái quát những đặc điểm cơ bản về tác giả và sự nghiệp sáng tác, tác phẩm tiêu biểu.
- GV: Tác phẩm "Làng" được ra đời trong hoàn cảnh nào?
- HS: Xác định.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
- HS: Tóm tắt đoạn trích.
- GV: Truyện ngắn gồm mấy phần?
- HS: Tìm hiểu, xác định.
- GV: ? Hãy cho biết truyện nói về điều gì ở người nông dân và trong hoàn cảnh nào ?
- HS: Nêu đại ý của truyện.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
I. Đọc - tìm hiểu chung văn bản
1. Đọc - chú thích.
a. Đọc.
b. Tác giả:
- Tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920 mất 2007.
- Là người am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân.
c. Tác phẩm Làng: sáng tác 1948.
- Thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp.
- Đây là một tác phẩm xuất sắc.
2. Tóm tắt.
3. Bố cục: 3 phần.
- Từ đầu .... nhúc nhích: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cả làng Dầu làm Việt gian theo Pháp.
- Tiếp theo ..... đôi phần: Tâm trạng xấu hổ, đau khổ buồn bực của ông trong ba bốn ngày sau đó.
- Còn lại: Tâm trạng sung sướng tự hào về làng quê của mình khi biết làng ông không theo giặc.
4. Đại ý:
Truyện diễn tả chân thực, sinh động tình yêu Làng quê ở ông Hai - một người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Hoạt động 2: Phân tích văn bản. ( 12’ )
- GV:Tổ chức cho HS tìm hiểu,
? Truyện xây dựng một tình huống làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng và yêu nước của ông Hai, đó là tình huống nào ?
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận.
? Em có nhận xét gì vai trò của tình huống ấy ?
- HS: Tìm hiểu, trình bày và nhận xét.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
- HS: Ghi nhớ.
II. Phân tích.
1. Tình huống truyện.
- Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu của ông theo Tây: tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng chợ Dầu của ông. Khác với suy nghĩ về một làng quê "Tinh thần cách mạng lắm" của ông, tạo ra một tâm lí, diễn biến gay gắt trong nhân vật. Từ tình huống truyện giúp tạo nên tính cách, bản chất nhân vật.
	IV. Củng cố. ( 5’ )
	- HS: Trình bày về tác giả, tác phẩm và tóm tắt tác phẩm.
	V. Dặn dò. ( 2’ )	
	Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; 
	- BTVN: Tóm tắt đoạn trích.
	- Chuẩn bị bài: Làng ( tiếp theo ).
Ngày soạn: 16/11/2008
Ngày dạy: 22/11/2008
 Tiết 62 - Văn bản: làng ( tiếp )
	A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện sinh động, cụ thể về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến .
	- Thấy được những nét khá đặc sắc trong nghệ thuật: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động, diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật quần chúng.
	- Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
	b. phương pháp:
	- Nêu và giải quyết vấn đề.	
	c. Chuẩn bị:
	- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; Sưu tầm chân dung của Kim Lân.
	- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
	d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
	- Kiểm tra sĩ số.
	II. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
	Câu hỏi: Nêu tác giả, tác phẩm và tóm tắt đoạn trích Làng ?.
	III. Bài mới.	
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Phân tích văn bản. ( 25’ )
- GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu.
- HS: Đọc thầm: Từ đầu ....... dật dờ.
- GV: Đoạn truyện đã thể hiện tâm trạng nhân vật ông Hai trong thời điểm nào?
- HS: Xác định, trả lời.
- GV: Trước khi nghe tin xấu về làng, tâm trạng của ông Hai được miêu tả như thế nào? Tìm các chi tiết diễn tả điều đó?
- HS: Tìm và phân tích.	
- GV: Khi nghe tin làng theo giặc, ông Hai đã có những tâm trạng gì ?.
- HS: Tìm, trả lời, nhận xét.
- GV: Qua thái độ đó em cảm nhận được tâm trạng của ông Hai lúc này như thế nào ?
- HS: Tìm hiểu, xác định.
- GV: Vậy tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai có gì thay đổi khi nghe tin làng theo giặc? Vì sao ông lại có tâm trạng đó ?
- HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Tại sao trước đây ông rất muốn về làng, mà bây giờ ông lại dứt khoát như vậy? Phải chăng vì ông không còn yêu làng nữa?
- HS: Tìm hiểu, lí giải.
- GV: Qua đó em cảm nhận được nét đẹp nào nữa trong tâm hồn ông Hai?
- HS: Tìm hiểu, trả lời.
- GV: Vậy qua lời tâm sự ấy em cảm nhận được điều gì về nhân vật ông Hai?
- HS: Tìm hiểu, khái quát.
- GV: Điều đó còn được thể hiện như thế nào khi ông nghe tin xấu được cải chính? Biểu hiện qua chi tiết nào?
- HS: Phát hiện.
- GV: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai quan hệ như thế nào?
- HS: Phát hiện, tổng hợp.
- GV: Qua phân tích nhân vật ông Hai em cảm nhận đươc gì về con người này? - HS: Khái quát về nhân vật ông Hai.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
II. Phân tích.
1. Tình huống truyện:
2. Diễn biến tâm lí của ông Hai.
a. Trước khi nghe tin xấu về Làng.
- Nhớ làng da diết (nghĩ đến những ngày làm việc cùng anh em ...... nhớ làng quá).
- Ông nghe được nhiều tin hay, những tin chiến thắng của quân ta.
=> Biểu hiện của tình yêu Làng, yêu nước tha thiết mãnh liệt của ông Hai ( niềm tự hào của nhân dân trước thành quả cách mạng của làng quê ).
b. Khi nghe tin làng theo Tây.
* Khi mới nghe tin làng theo Tây:
- Tin đến với ông đột ngột, làm ông sững sờ, bàng hoàng cổ nghẹn đắng, mặt tê rân rân.......
- Ông cúi gằm mặt xuống mà đi: xấu hổ.
* Khi ông Hai về nhà:
- Ông nằm vật ra giường, cảm xúc bị xúc phạm đau đớn, tê tái. 
=> Nỗi ám ảnh nặng nề, sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng nổi đau xót tủi hổ của ông.
- Nhà văn đã miêu tả rất cụ thể, tinh tế, sâu sắc những biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật 
- Tình yêu nước rộng lớn hơn ,bao trùm lên tình cảm làng quê.
* Tâm sự với con để giãi bày lòng mình:
- Tình yêu sâu nặng, bền vững và thiêng liêng đối với làng và Tổ quốc.
c. Khi nghe tin xấu được cải chính:
-Vui sướng, háo hức 
=> Tình yêu làng quê gắn bó,thống nhất với lòng yêu nước và tinh thàn kháng chiến.
* Ông Hai là con người thuần phác, đôn hậu, có bản chất tốt đẹp; Trong trái tim ông tình yêu quê hương, đất nước hài hoà, nồng thắm, gắn bó và thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến. Vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai yêu làng Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam, tuy trình độ văn hoá thấp, nhưng đã có ý thức giác ngộ cao, tha thiết yêu quê hương, Tổ quốc.
Hoạt động 3: Tổng kết - Luyện tập
- GV: ? Em hãy trình bày nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn "Làng " của nhà văn Kim Lân?.
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Em hãy nêu nội dung chính và chủ đề của truyện ngắn "Làng"?
- HS: Trả lời và đọc ghi nhớ SGK.
- GV cho HS thảo luận làm bài tập: Em hãy kể tên những tác phẩm đã học có cùng chủ đề với truyện ngắn "Làng"?
? Tình cảm quê hương, đất nước ở truyện Làng có những nét riêng biệt gì so với những tác phẩm mà em đã học ?
- HS thảo luận đưa ra câu trả lời.
III. Tổng kết - Luyện tập.
1. Đặc sắc nghệ thuật.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế. Ngôn ngữ nhân vật rất sinh động, giàu tính khẩu ngữ và thể hiện cá tính của nhân vật. 
- Cách trần thuật của tác giả linh hoạt tự nhiên, có nhiều chi tiết sinh hoạt, đời sống hàng ngày xen vào với mạch tâm trạng khiến cho truyện sinh động hơn.
2. Nội dung.
- Ghi nhớ SGK
3. Luyện tập. 
- Bài 2 (làm tại lớp): 
+ Những tác phẩm: 
+ Điểm khác biệt: 
	IV. Củng cố. ( 3’ )
	- HS: Đọc phần ghi nhớ, tóm tắt lại truyện.
	V. Dặn dò. ( 2’ )
	Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
	- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; 
	- BTVN: Tóm tắt đoạn trích, hoàn chỉnh bài tập vào vở BT.
	- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần Tiếng việt.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 9 tiep.doc