Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 14

Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 14

NGỮ VĂN.BÀI 14. TIẾT 66

Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa

 Nguyễn Thành Long

 A. Mục tiêu cần đạt:

 Qua bài học, giúp học sinh:

 - Nắm được những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả?

 - Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng của nhân vật người thanh niên trên đỉnh Yên Sơn với những suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc.

 - Rèn lỹ năng đọc, tóm tắt và phân tích truyện.

 - Giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước.

 B. Chuẩn bị:

 - GV: sgv, sgk Ngữ văn 9

 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên

 C. Tiến trình hoạt động:

 Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 Bước 2: Kiểm tra bài cũ

 - Nêu những nét cơ bản về tác giả - tác phẩm Làng

 - Đặc điểm truyền thống và đặc điểm mới trong tình cảm của ông Hai đối với làng là gì? Đặc điểm đó được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14.
Thứ tư ngày 06 tháng 12 năm 2006
	Ngữ văn.Bài 14. Tiết 66
Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa 
	Nguyễn Thành Long
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
	- Nắm được những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả?
	- Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng của nhân vật người thanh niên trên đỉnh Yên Sơn với những suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc.
	- Rèn lỹ năng đọc, tóm tắt và phân tích truyện.
	- Giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước.
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgv, sgk Ngữ văn 9
	- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Nêu những nét cơ bản về tác giả - tác phẩm Làng
	- Đặc điểm truyền thống và đặc điểm mới trong tình cảm của ông Hai đối với làng là gì? Đặc điểm đó được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
HS theo dõi chú thích * ( sgk )
? Nêu vài nét về tác giả?
- GV bổ sung thêm về tác giả.
? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
? Có thể tóm tắt ngắn gọn truyện bằng một câu như thế nào?
GV đọc 1 đoạn, học sinh đọc tiếp
? Có thể chia văn bản thành ? đoạn. Nêu nội dung từng đoạn
- Hoàn cảnh xảy ra cuộc gặp gỡ
- Cuộc trò chuyện giữa người họa sĩ, cô gái và anh thanh niên 
- Cuộc chia tay giữa người họa sĩ, cô gái và anh thanh niên 
? Lựa chọn của em về tính chất của cốt truyện này từ các nhận xét sau:
- Có chứa mâu thuẫn.
- Có xung đột căng thẳng.
- Chỉ là câu chuyện sinh haọt và lao động bình thường.
? Những nhân vật nào tập trung sự miêu tả và kể chuyện của tác giả?
? Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?
? Nhận xét về phương thức biểu đạt của tác phẩm?
Theo dõi phần đầu văn bản
? Nhân vật anh thanh niên được giới thiệu qua chi tiết nào? ( lời bác lái xe )
? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu về nhân vật?
- Cách giới thiệu nhân vật như thế cũng giúp người đọc phần nào thấy được tình cảm của bác lái xe đối với anh thanh niên.
Theo dõi đoạn: Người con trai nói to ... không ngủ lại được
? Hãy tìm những chi tiết nói về công việc của anh thanh niên? ?Thời gian làm việc có gì đặc biệt? 
? Điều kiện, hoàn cảnh làm việc?
? Nhận xét về công việc mà anh thanh niên kể ? Làm công việc đó thì yêu cầu cần thiết nhất là gì?
( trình độc chuyên môn, tinh thần trách nhiệm...)
 ? Qua cách kể về công việc, cùng với lời giới thiệu của bác lái xe, em hiểu anh thanh niên là người như thế nào?
? Ngoài công việc khoa học, anh còn có những niềm say mê gì?
? Em có nhận xét gì về những điều này?
? Khi thấy ông họa sỹ có ý định vẽ mình, anh có hành động gì?
? Điều này cho em hiểu gì về anh thanh niên?
? Với bác lái xe và những người mới quen anh có những cử chỉ, hành động gì?
? Em có hiểu thêm gì về anh thanh niên qua các chi tiết này?
? Qua phần bài đã tìm hiểu hãy đánh chung về anh thanh niên
Độc lập
Độc lập
Thảo luận tự do
Đọc văn bản
Độc lập
Thảo luận tự do
Nhận xét
Tìm chi tiết trong văn bản.
Nhận xét
Nghe
Tìm chi tiết trong văn bản.
Phân tích
Kết luận 
Tìm chi tiết trong văn bản
Phân tích
Tìm chi tiết
Phân tích
Tìm chi tiết
Phân tích
Thảo luận nhóm 
Kết luận 
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Thành Long ( 1925 - 1991 ), quê Duy Xuyên - Quảng Nam
- Là cây bút chuyên về chuyện ngắn và kí
- Truyện ngắn của ông có phong cách nhẹ nhàng, tình cảm , giàu chất thơ... và ý nghĩa sâu sắc
2. Tác phẩm:
- Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả
- Truyện in trong tập: Giữa trong xanh 1972 
- Truyện kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa người họa sĩ già, cô thư kí, bác lái xe và người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn trong chuyến đi trước khi nghỉ hưu
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc - tìm hiểu chú thích:
- Chú ý: chú thích 2, 4, 5
2. Bố cục :
- Chia ba đoạn:
+ Từ đầu đến Kìa anh ta kìa:
+ Tiếp đến Bác sẽ trở lại nhé: 
+ Còn lại: 
- Là một câu chuyện sinh hoạt và lao động bình htường.
- Nhân vật chính: anh thanh niên làm khí tượng và ông họa sĩ.
- Ngôi kể thứ ba
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
3. Phân tích:
a. Nhân vật anh thanh niên:
- ... một người cô độc nhất thế gian, 27 tuổi, làm nghề khí tượng đã sống qua 4 năm một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m 
có khi thèm người quá đãhạ cây, chặn xe ô tô để nói chuyện...
Cách giới thiệu gây ấn tượng mạnh về nhân vật, gợi sự tò mò thích thú khi được tiếp xúc và khiến mọi người xúc động 
- Công việc: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động...
Thời gian: 1 ngày 4 lần báo ( 4h - 11h - 19h - 1h )
-.Hoàn cảnh: .rét...mưa tuyết...lặng im... đêm tối...
công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác
Anh thanh niên làm công việc đơn giản, bình thường, thời gian cố định xong đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao
* Anh thanh niên là người say mê với công việc, kiên trì và có ý thức vượt qua mọi khó khăn đề hoàn thành nhiệm vụ
- Lúc nào cũng có sách để trò chuyện 
trồng hoa... nuôi gà...
Anh thanh niên còn là người biêt chủ động tạo ra cuộc sống ngăn nắp mà đầy đủ, biết tìm niềm vui trong cuộc sống
- ... không, không, bác đừng vẽ cháu... cháu sẽ giới thiệu với bác ông kĩ sư trồng rau dưới Sa Pa, đồng chí cán bộ nghiên cứu bản đồ sét 11 năm chưa rời cơ quan...
Anh thanh niên là người rất khiêm tốn, vô tư và hồn nhiên
- Với mọi người: cười cười nhìn khắp khách đi xe...
gửi tam thất cho vợ bác lái xe tặng hoa cô kĩ sư
chuẩn thức ăn trưa cho bác lái xe, ông họa sĩ và cô gái...
Anh thanh niên là người cởi mở, thích giao tiếp, ân cần chu đáo và rất giàu tình cảm
* Tiểu kết: Chỉ qua cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, tác giả đã phác họa được chân dung nhân vật chính với những phẩm chất tốt đẹp, trong sáng về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về nghề nghiệp, cuộc sống. Đó là những người lao động mới XHCN hết sức bình thường, giản dị mà vô cùng vĩ đại...
	Bước 4: Củng cố
	- Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung
	- Soạn phần còn lại ( Các nhân vật phụ )
 ________________________________________________________________
Thứ hai ngày 11 tháng 12 năm 2006
	Ngữ văn. Bài 14. tiết 67
Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa 
	 Nguyễn Thành Long
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
	- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật: bác lái xe, ông học sĩ, cô kĩ sư và các nhân vật khác được nhắc tới trong truyện
	- Rèn kỹ năng cảm thụ văn học và đánh giá về nghệ thuật của tác phẩm
	- Giáo dục học sinh tình yêu lao động, ý thức cống hiến sức mình cho xã hội 
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgv, sgk Ngữ văn 9
	- HS: Soạn bài theo hướng dẫm của giáo viên
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Nêu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
	- Phân tích nhân vật anh thanh niên ở trong truyện 
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
? Những chi tiết nào giới thiệu về ông họa sĩ già?
? Qua các chi tiết giới thiệu đó em thấy ông là người như thế nào?
? Dưới cái nhìn của họa sĩ cảnh đẹp ở Sa Pa hiện lên như thế nào?
? Nhận xét về vẻ đẹp của Sa Pa?
? Em hiểu gì về người họa sĩ từ đoạn văn tả cảnh này?
? Khi chứng kiến cảnh anh thanh niên hào phóng tặng hoa cho cô kĩ sư và nghe anh ta kể về công việc gian khó của mình, nhà họa sĩ già lại cảm thấy bối rối. Theo em, tại sao họa sĩ lại thấy bối rối? 
? Em hiểu thêm gì về người họa sĩ từ những biểu hiện nội tâm này?
- Chú ý hai câu văn:
+ Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm ông nhọc quá.
+ Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cư như con bướm.
? Em hiểu những suy nghĩ qua hai câu văn trên như thế nào?
? Từ đó họa sĩ thể hiện cách nhìn như thế nào đối với con người lao động trẻ tuổi?
? Vì sao họa sĩ nhận ra rằng gặp một con người như anh thanh niên làm khí tượng trên đỉnh Sa Pa là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác?
? Những điều đó cho thấy họa sĩ có quan điểm như thế nào về nghệ thuật?
Theo dõi truyện: còn có những nhân vật nào khác?
? Nhân vật bác lái xe có vị trí như thếnào?
? Trước khi gặp anh thanh niên cô đã suy nghĩ như thê nào?
( Khi còn ngồi trên ghế nhà trường và khi ra trường )
? Cuộc gặp gỡ với anh thanh niên đã cho cô kĩ sư suy nghĩ gì?
? Sau cuộc gặp gỡ cô có thái độ như thế nào? Hành động?
? Những chi tiết đó cho em nhận xét gì về cô kĩ sư?
? Anh thanh niên còn nhắc đến những nhân vật nào?
? Tìm chi tiết giới thiệu về họ?
? Điểm chung của những nhân vật này là gì?
? Nêu ý nghĩa chung nhất của văn bản?
HS đọc ghi nhớ sgk
? Thành công về nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là gì?
? Chủ đề tư tưởng của truyện
?Tại sao tất cả các nhân vật trong truyện đều không được đặt tên?
? Tại sao nhan đề truyện lại là Lặng lẽ Sa Pa?Cuộc sống ở Sa pa theo em có lặng lẽ không?
? Nếu được phép, em sẽ đặt tên truyện như thế nào? 
Độc lập
Nhận xét
Tìm chi tiết trong văn bản.
Phân tích
Kết luận
Phân tích.
Kết luận
Phân tích
Tìm hoặc tóm tắt chi tiết trong văn bản
Phân tích và kết luận
Tìm chi tiết trong văn bản
Phân tích và kết luận
Đọc ghi nhớ 
Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm.
Thảo luận tự do
Hoạt động độc lập
3. Phân tích:
b. Nhân vật ông họa sĩ
... xin hoãn bữa tiệc về hưu để đi thực tế
... phải vẽ được cái gì suốt đời mình thích...
... làm thế nào đặt chính tâm hồn của họa sĩ vào bức tranh đó
Ông họa sĩ là người yêu đời, say mê sáng tạo, trăn trở về nghệ thuật chân chính
- Cảm nhận về Sa Pa:
...nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây....lên trên màu xanh của rừng.
năng lực quan sát kết hợp với trí tưởng tượng đầy cảm xúc và bay bổng: Sa Pa đẹp dịu dàng kín đáo và thơ mộng lạ thường.
Họa sĩ là người yêu thiết tha vẻ đẹp của Sa pa, có rung động tinh tế trong tâm hồn nhạy cảm.
- Nói chuyện với anh thanh niên ông họa sĩ cảm thấy bối rối bởi vì:
+ Ông cảm nhận được những điều tốt đẹp trong con người anh.
+ Đó là sự bối rối của con người đang trăn trở đi tìm cái đẹp bỗng phát hiện ra cái đẹp hiển hiện ngay trước mắt mình.
Một tâm hồn thiết tha với những vẻ đẹp cuộc đời.
- Suy nghĩ về hội họa:
+ Người con trai...làm ông nhọc quá: anh thanh niên đã khơi dậy biết bao cảm xúc và suy nghĩ về hành trình đi tìm cái đẹp trong cuộc sống. Đó là cái nhọc tinh thần rất cần cho sáng tạo nghệ thuật.
+ Các anh chị cứ như con bướm: Họa sĩ đã cảm nhận sự hấp dẫn của những vẻ đẹp đa dạng và bất ngờ của thế hệ trẻ.
Ông đặt niềm tin yêu hi vọng vào thế hệ trẻ.
+ Gặp anh thanh niên là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác: Hình ảnh của anh thanh niên là nguyên mẫu cho sáng tạo nghệ thuật mà không cần tưởng tượng hư cấu.
- Quan điểm của họa sĩ về nghệ thuật:
+ Đời sống đã cung cấp sẵn mẫu hình cho nghệ thuật.
+ Đi vào đời sống với tấm lòng tin yêu sẽ giúp nghệ sĩ có cảm hứng sáng tạo trong lao động nghệ thuật.
b. Các nhân vật khác trong truyện:
- Bác lái xe: là nhịp cầu nối gây sự chú ý và hứng thú cho người đọc đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên
- Cô kĩ sư trẻ: 
+ Khi còn ngồi trên ghế nhà trường: đi bất kì đâu, làm bất kì việc gì...
+ Ra trường: Tình nguyện đi lên Tây Bắc làm việc.
+ Khi trò chuyện với anh thanh niên: bàng hoàng về những khám phá... hiểu thêm về cuộc sống của người thanh niên
+ Khi chia tay anh thanh niên:... có cái gì tặng lại anh... chìa tay cho anh nắm, cẩn trọng , rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chứ không phải cái bắt tay...
Cô kĩ sư cũng là người say mê với công việc đã chọn, có tấm lòng nhiệt thành với đất nước nên thực sự xúc động với những suy nghĩ , việc làm của anh thanh niên . Trong cô bừng dậy những tình cảm mới mẻ, trong sáng.
- Những nhân vật qua lời kể của anh thanh niên:
+ Người cha của anh: viết đơn xin ra lính đi mặt trận
+ Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa: ... tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào...
+ Người cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sát: 11 năm không rời cơ quan...
Họ đều là những người lặng thầm hy sinh quyền lợi riêng, quên mình vì tổ quốc
III. Ghi nhớ: sgk
IV. Luyện tập:
1. Nghệ thuật:
- Đó là sự kết hợp giữa tự sự - trữ tình, nghệ thuật xây dựng cốt truyện đơn giản, tạo tình huống tự nhiên, chọn ngôi kể và điểm nhìn hợp lý...Một truyện ngắn nhưng giàu chất thơ.
2. Chủ đề :
- Ca ngợi những con người lao động trẻ tuổi, bình thường, lặng lẽ làm việc đóng góp công sức của mình cho đất nước..
3. Tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ muốn nói rằng họ là những người lao động bình thường, phổ biến, ta gặp bất kì nơi đâu trên đất nước trong công việc xây dựng CNXH...
4. Vì truyện nói về người thanh niên sống và làm việc thầm lặng nơi núi rừng Sa Pa. Cũng muốn nói đến bao con người làm việc thầm lặng khác đang cống hiến sức mình cho Tổ quốc
5. HS thảo luận
VD: Người không cô độc
 Chân dung bất chợt... 
	Bước 4 Củng cố
	- Học bài: Nắm vững nội dung
	- Nêu chủ đề của truyện
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài: Nắm vững nội dung
	- Soạn bài: Chiếc lược ngà
 _______________________________________________________________-
Thứ bảy ngày 09 tháng 12 năm 2006
	Ngữ văn. Bài 14. Tiết 68,69.
Tập làm văn: Viết bài tập làm văn số 3
	A. Mục tiêu cần đạt: 
	Qua bài viết giúp học sinh:
	- Biết vận dụng những kiến thức đã học về kĩ năng làm văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận để tạo lập một văn bản hoàn chỉnh.
	- Rèn kĩ năng diễn đạt và trình bày,
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9
	- HS: Chuẩn bị vở làm văn.
	C. Tiến trình hoạt động
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
	Bước 2: Kiểm tra :
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	Bước 3: Bài mới
	I. Đề bài:
	Hãy chon một trong hai đề bài sau:
	Đề 1: Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí ( đọc thư riêng ) của bạn (anh, chị. )
	Đề 2: Hãy tưởng tượng mình được gặp gỡ và trò chuyện với những người lính lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ đó.
	II. Yêu cầu chung:
	- Thể loại: Văn bản tự sự
	- Nội dung: Kể chuyện có kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận.
	- Hình thức: HS có thể tùy ý lựa chọn hình thức phù hợp với nội dung cần diễn đạt.
	III. Yêu cầu cụ thể:
	Đề 1: 
	- Nêu rõ lí do vì sao xảy ra sự việc đó?
	+ Lí do khách quan: bạn gửi cặp sách, trong đó có nhật kí; nhận thư hộ bạn..., đến nhà bạn, bạn đi vắng, nhật kí để ngỏ trên bàn...?
	+ Lí do chủ quan: tò mò? cố ý? ....
	- Diễn biến:
	+ Thời gian, khôgn gian, địa điểm xảy ra sự việc.
	+ Sự việc xảy ra có một mình hay có nhiều người biết?
	+ Sau sự việc có nói với ai không? tại sao?
	+ Những ân hận, dằn vặt, xấu hổ.....sau khi sự việc xảy ra?
	+ Bài học về sự tôn trọng bí mật riêng tư của người khác?
	Đề 2:
	- Hoàn cảnh của cuộc gặp gỡ ? ( trước hay sau chiến tranh )
	- Nhân vật người chiến sĩ lái xe: ngoại hình, lời nói ,cử chỉ .... thể hiện phẩm chất, ấn tượng...)
	- Nội dung cuộc nói chuyện: suy nghĩ, tình cảm của người lính.....
	- Những suy nghĩ, tình cảm của người viết về người chiến sĩ lái xe, về cuộc chiến tranh, về tương lai....
	- Bài học về lẽ sống, niềm tin, tình yêu quê hương đất nước...
	IV. Biểu điểm:
	Điểm 9 - 10: 
	- Bài viết đáp ứng các yêu cầu về nội dung và hình thức.
	- Văn viết mạch lạc, trôi chảy.
	- Bố cục rõ ràng. Không viết sai lỗi chính tả.
	Điểm 7 - 8:
	- Bài viết đáp ứng phần lớn các yêu cầu của đề.
	- Diễn đạt tương đối lưu loát.
	- Bố cục rõ ràng, có thể còn thiếu một vài không quan trọng hoặc viết sai lỗi chính tả.
	Điểm 5 -6:
	- Bài viết tỏ ra hiểu đề nhưng còn yếu về diễn đạt.
	- Còn viết sai lỗi chính tả.
	Điểm dưới 5:
	- Bài viết còn xa yêu cầu của đề, lạc đề.
	- Diễn đạt lủng củng, viết sai lỗi chính tả nhiều.
	V. Học sinh làm bài 90 phút.
	VI. Giáo viên thu bài.
	Bước 4: Củng cố.
	- GV nhận xét giờ làm bài.
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà:
	- Ôn tập văn bản tự sự.
	- Đọc trước bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự.
 _______________________________________________________________
Thứ ba ngày 12 tháng 12 năm 2006
	Ngữ văn. Bài 14. Tiết 70
Tập làm văn: 
Người kể chuyện trong văn bản tự sự.
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học giúp học sinh:
	- Hiểu và nhận thức diện được thế nào là người kể chuyện , vai trò, mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự.
	- Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố trong văn bản tự sự.
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9 
	- HS: Đọc trước bài.
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
	- Thế nào là đỗi thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự?
	- Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.
	Bước 3: Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
HS đọc đoạn trích sgk - 192
? Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì?
? Ai là người kể các sự việc trên? 
? Dấu hiệu nào cho ta biết các nhân vật không phải là người kể chuyện?
( Nếu người kể là một trong ba đối tượng trên thì ngôi kể và lời kể phải thay đổi )
Yêu cầu học sinh theo dõi câu: Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ; Những người con gái sắp xa ta, biết không gặp lại ta nữa, hay nhìn ta như vậy..
? Những câu nói này là nhận xét của người nào? Nói về ai?
( Trong câu cuối, người kể chuyện như nhập thân vào anh thanh niên để nói lên những tình cảm và suy nghĩ của anh, câu nói đó cũng là suy nghĩ của nhiều người trong tình huống ấy...)
? Hãy nêu những căn cứ đề có thể nhận xét: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi hành động tâm tư của nhân vật?
? Từ việc tìm hiểu ví dụ trên đây, em hãy cho biết có những ngôi kể nào trong văn bản tự sự và vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự?
Gọi học sinh đọc đoạn trích.
? Người kể chuyện ở đây là ai?
? Ngôi kể này có ưu điểm gì và có những hạn chế gì so với ngôi kể trong văn bản vừa tìm hiểu ở trên?
? Chọn một ngôi kể và nhập thân vào một trong ba nhân vật anh thanh niên, ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ đề kể lại đoạn trích đó?
Đọc văn bản
Nhận xét
Thảo luận tự do
Nhận xét
Kết luận
Thảo luận tự do
Kết luận
Độc lập
Thảo luận tự do
Thảo luận nhóm.
I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
1. Tìm hiểu bài tập: sgk - 192
- Kể về cuộc chia tay giữa ông họa sĩ, anh thanh niên và cô kĩ sư.
- Người kể chuyện giấu mặt ( vô nhân xưng )
- Các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan.
+ Anh thanh niên vừa vào.....kêu lên.
+ Cô kĩ sư mặt đỏ ửng...
+ Người họa sĩ già quay lại
- Chính là anh thanh niên....
- Những người con gái sắp xa ta....
Đây là lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.
2. Kết luận
- Người kể chuyện không xuất hiện trong đọan văn mà đứng ngoài quan sát, miêu tả, suy nghĩ, tưởng tượng và hóa thân vào từng nhân vật.
- Các đối tượng được miêu tả khách quan.
3. Ghi nhớ:
II. Luyện tập:
Bài tập 1a: sgk - 193.
- Người kể chuyện là nhân vật xưng tôi - chú bé Hồng - người trong cuộc - ngôi thứ nhất .
- Nội dung: Kể về cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ sau nhiều ngày xa cách.
- Ưu điểm: Miêu tả được những diễn biến tâm lí phức tạp sâu sắc. những tình cảm tinh tế, sinh động của nhân vật tôi
- Hạn chế: Không miêu tả được diễn biến nội tâm của nhân vật người mẹ, tính khách quan không cao.
Bài tập 1b: sgk - 193
- HS tự chọn một trong ba nhân vật để chuẩn bị nhanh một bài nói ngắn.
	Bước 4: Củng cố.
	- Đại diện các nhóm lên trình bày nội dung chuẩn bị của nhóm mình.
	- GV gọi các nhóm khác nhận xét. GV cho điểm.
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài. Nắm vững nội dung trọng tâm.
	- Viết lại bài tập vừa trình bày miệng vào vở.
_
______________________________________________________________________________
	Kí duyệt của tổ chuyên môn	Kí duyệt của ban giám hiệu
_______________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14.doc