Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 15

Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 15

Ngữ văn. Bài 15. Tiết 71

Văn bản: Chiếc lược ngà

 Nguyễn Quang Sáng

 A. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức:

 - Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chan con anh Sáu. - Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, lời kể chuyện ở ngôi thứ nhất dung dị, đậm chất Nam Bộ.

 2. Tích hợp với phần TiếngViệt ở bài Kiểm tra phần Tiếng Việt, với phần Tập làm văn ở bài Ôn tập.

 3. Rèn kĩ năng đọc - kể diễn cảm truyện, phát hiện và phân tích những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn.

 B. Chuẩn bị:

 - GV: sgk, sgv Ngữ văn 9

 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên

 C. Tiến trình hoạt động:

 Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 Bước 2: Kiểm tra bài cũ

 - Kể tóm tắt nội dung truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa? Vì sao nói truyện ngắn này bàng bạc chất thơ?

 - Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến của anh thanh niên: Khi ta làm việc, ta vối công việc là đôi.

 

doc 8 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 15
Thứ tư ngày 13 tháng 12 năm 2006
	Ngữ văn. Bài 15. Tiết 71
Văn bản: Chiếc lược ngà
	Nguyễn Quang Sáng
	A. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức: 
	- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chan con anh Sáu. 	- Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, lời kể chuyện ở ngôi thứ nhất dung dị, đậm chất Nam Bộ.
	2. Tích hợp với phần TiếngViệt ở bài Kiểm tra phần Tiếng Việt, với phần Tập làm văn ở bài Ôn tập.
	3. Rèn kĩ năng đọc - kể diễn cảm truyện, phát hiện và phân tích những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn.
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Kể tóm tắt nội dung truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa? Vì sao nói truyện ngắn này bàng bạc chất thơ?
	- Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến của anh thanh niên: Khi ta làm việc, ta vối công việc là đôi...
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
Học sinh đọc chú thích * (T201)
? Phần chú thích cho em biết điều gì về tác giả.
- Tiểu thuyết: Đất lửa
 Cánh đồng hoang
 Mùa gió chướng
? Xuất xứ tác phẩm?
GV đọc một đoạn. Học sinh đọc tiếp
? Tóm tắt ngắn gọn văn bản
- Hoạt động nhóm
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày
? Xác định ngôi kể của văn bản
? Tác dụng của ngôi kể đó?
? Văn bản có thể chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung từng đoạn?
- Cuộc gặp gỡ đầy xúc động của cha con ông Sáu
- Ông Sáu ở chiến khu
? Khi ( được) về thăm nhà, Ông Sáu đã có những cử chỉ, hành động như thế nào?
? Chi tiết này thể hiện tâm trạng gì của Ông Sáu?
? Hãy tìm chi tiết đặc tả sự xúc động của Ông Sáu vết theo... đỏ ửng lên, giần giật ..
? Với phản ứng của bé Thu Ông Sáu có những biểu hiện gì?
? Tâm trạng của Ông Sáu lúc này ra sao?
? Trong những ngày nghỉ ngắn ngủi sau đó ông hành động và suy nghĩ gì?
? Những hành động đó chứng tỏ điều gì?
? Trở lại chiến trường, tình cảm cha con thiêng liêng của Ông Sáu được thể hiện qua những chi tiết nào?
? Những chi tiết này cho em hiểu gì về tình cảm của Ông Sáu dành cho con?
- Thảo luận: Ông Sáu có thể gửi mua một cây lược. Taị sao ông không làm thế?
Việc ông tự tay làm lược có ý nghĩa gì?
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Quang Sáng - sinh năm 1932, quê Chợ Mới, An Giang
- Từ 1954 bắt đầu viết văn...
- Tác phẩm gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim.
2. Tác phẩm:
- Chiếc lược ngà viết năm 1966 ( khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ )
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - tìm hiểu chú thích:
- Chú ý: chú thích: 1, 12, 14
2. Tóm tắt văn bản:
- Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Khi con gái 8 tuổi ông mới có dịp về thăm nhà .. Bé Thu không nhận ra cha ( vì vết sẹo trên mặt )... Em đối xử với cha như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cảm cha con thức dậy mãnh liệt cũng là lúc ông Sáu phải ra đi...Khi ở căn cứ, ông dồn tình cảm để làm cây lược bằng ngà để tặng con. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước khi chết ông nhờ người bạn trao cây lược tận tay con.
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất - tôi ( Bác Ba - người bạn thân, chứng kiến mọi việc ) tạo giọng điệu kể chuyện thủ thỉ, gợi cảm giác chân thực gần gũi, khi cần trực tiếp bày tỏ cảm xúc...
3. Bố cục: Chia hai đoạn
- Từ đầu đến vừa nói vừa từ từ tụt xuống
- Còn lại: 
4. Phân tích:
a. Ông Sáu và tấm lòng của một người cha:
... nôn nao trong người... không chờ xuồng cập bến... bước vội vàng... kêu to khom người đưa tay chào đón... giọng lập bập, run run...
Ông Sáu xúc động mạnh mẽ và tràn đầy niềm yêu thương hạnh phúc vì được gặp con
... đứng sững... mặt sẫm lại... hai tay buông xuống như bị gãy...
Tâm trạng hụt hẫng, thất vọng, đau khổ tột cùng và bất lực.
... không đi đâu xa... chỉ mong một tiếng gọi ba... suốt ngày vỗ về con...
Ông Sáu khát khao có được tình cảm cha con
... day dứt vì trót đánh con... tìm ngà voi... mỗi ngày cưa vài răng... tỉ mỉ như người thợ bạc. Khi sắp chết: đưa tay vào túi, móc cây lược, nhìn tôi hồi lâu...
Tình cảm của ông Sáu dành cho con mãnh liệt, tha thiết, sâu nặng và cao đẹp
- Học sinh thảo luận:
Cây lược mà ông Sáu dành cho con hoàn toàn không mang giá trị vật chất mà đó là vật mang giá trị tinh thần cao cả... Làm cây lược, ông Sáu đã gửi vào đó toàn bộ tình cảm với con vì vậy nó không dễ dàng mà mua được
	Bước 4: Củng cố
	- Đọc diễn cảm đoạn: Các bạn! ... như bị gãy
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung
	- Soạn tiếp phần còn lại
 ______________________________________________________________
Thứ bảy ngày 16 tháng 12 năm 2006
	Ngữ văn. Bài 15. Tiết 72
Văn bản: Chiếc lược ngà
	Nguyễn Quang Sáng
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
	- Cảm nhận tình cha con sâu nặng, thiêng liêng của người cán bộ kháng chiến qua việc phân tích diễn biến tâm trạng bé Thu. Tình cảm đó củng cố và nối dài thêm những mói quan hệ tốt đẹp giữa những con người, giữa gia đình, người thân với đồng bào, đồng chí và cách mạng.
	- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích nhân vật
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ ch ức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Nêu một số nét cơ bản về tác giả - tác phẩm Chiếc Lược Ngà
	- Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ông Sáu
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
Theo dõi văn bản
? Gặp ba lần đầu, thái độ của bé Thu như thế nào?
? Em hiểu gì về tâm trạng bé Thu lúc này?
? Thu đã cư xử với ông Sáu như thế nào trong 3 ngày sau đó?
? Qua các chi tiết đó, em thấy nét tính cách nổi bật của bé Thu là gì?
? Theo em thái độ và hành vi của Thu có đáng trách không? Em lí giải như thế nào về hành vi đó?
? Qua lời kể của bà, bé Thu có những hành động, cử chỉ gì khi nghe bà lí giải về vết thẹo của ba?
? Em hiểu gì về tâm trạng của bé Thu lúc này?
Theo dõi đoạn: Sáng hôm sau... vừa nói vừa rừ từ tụt xuống
? Vẻ mặt của bé Thu được miêu tả như thế nào?
? Vẻ mặt ấy của bé Thu biểu lộ nội tâm như thế nào?
? Bé Thu phản ứng như thế nào khi nghe tiếng ông Sáu : Thôi! Ba đi nghe con!?
? Em có nhận xét gì về phản ứng của bé Thu?
? Lần này bé cũng kêu thét lên ( nhưng không gọi má mà gọi ba ). Em cảm nhận như thế nào về tiếng kêu đó?
? Em nghĩ gì về lời bình luận: Tiếng kêu của nó như xé ... trong lòng nó 
? Lời nói của bé Thu với Ba trong buổi sáng chia tay ( sgk ) cho em hiểu thêm điều gì?
? Tù đó em có thể kết luận điều gì về tính cách của bé Thu ?
? Qua bài học, em hiểu ý nghĩa chung của văn bản như thế nào?
Học sinh đọc ghi nhớ sgk
? Nêu khái quát những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn?
? Chủ đề tư tưởng của truyện?
? Qua câu chuyện tác giả còn muốn gửi gắm điều gì?
4. Phân tích:
b. Bé Thu - cô giao liên thông minh, can đảm.
- Khi còn nhỏ:
...nghe tiếng gọi Thu giật mình, ngơ ngác, mặt tái đi, vụt chạy, kêu thét...
 Bé Thu vô cùng ngạc nhiên, xúc động và hoảng sợ
...Kiên quyết không gọi ba... nói trổng... hất cái trứng cá... bị đòn nhưng không khóc, chỉ ngồi im, cúi đầu...
Thu là một cô bé bướng bỉnh, gan lì, phản đối quyết liệt sự có mặt của ông Sáu trong nhà
- Học sinh thảo luận:
+ Về hình thức: thái độ, hành vi của bé Thu rất đáng trách ( có thể hiểu là vô lễ )
- Về bản chất: đó là sự phản ứng quyết liệt của Thu với người đàn ông mà em cho rằng không phải là ba mình. 
Điều đó chứng tỏ em rất yêu quý người cha của mình.
... nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn... sáng hôm sau nó lại bảo ngoại đưa nó về...
 Thu hiểu ra, em ân hận và xót xa.
.. với đôi mi dài uốn cong... không bao giờ chớp, đôi mắt như to hơn, cái nhìn không ngơ ngác, không lạ lùng... có ve nghĩ ngợi sâu xa...
Cảm giác trong sáng, thăng bằng không còn lo lắng, sợ hãi nữa.
- Kêu thét lên... chạy dang đôi tay ôm chặt lấy cổ ba nó... làn tóc tơ sau ót nhue dựng đứng lên... nói trong tiếng khóc... hôn cùng khắp, cả vết thẹo dài trên má... ôm chầm lấy ba...
Phản ứng của bé Thu hết sức bất ngờ, mãnh liệt. Nó là biểu hiện của tình yêu thương bị dồn nén...
- Thảo luận:
+ Tiếng kêu của bé Thu lần này không còn là tiếng kêu biểu lộ sự sợ hãi mà là tiếng nói của tình yêu thương ruột thịt.
+ Lời bình luận nói đúng tâm trạng bé Thu. Cho thấy sự am hiểu và đồng cảm của tác giả với nhân vật của mình.
Bé Thu mong muốn được ba chăm sóc, che chở : đó là mong ước chính đáng của đứa con yêu quý cha, tin tưởng ở tình yêu thương của cha mình .
- Kết luận: Thu là cô bé hồn nhiên, chân thật trong tình cảm, mãnh liệt trong tình yêu thương.
III. Ghi nhớ: sgk
IV. Luyện tập:
1. Nghệ thuật:
- Cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ nhưng hợp lý
- Chọn ngôi kể phù hợp
- Xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lý nhân vật thành công.
2. Chủ đề tư tưởng : 
- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le. Đó là những giá trị nhân bản sâu sắc.
- Câu chuyện không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết mà còn gợi ra trong người đọc những suy nghĩ về những đau thương, mất mát éo le mà chiến tranh đã mang đến cho bao gia đình, bao số phận.
	Bước 4: Củng cố
	- Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật bé Thu?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung. Soạn bài Cố hương
Thứ bảy ngày 16 tháng 12 năm 2006
	Ngữ văn. Bài 14. Tiết 73
Tiếng Việt: Ôn tập
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
	- Hệ thống hóa những kiến thức Tiếng việt đã học trong học kì I lớp 9
	- Rèn kĩ năng tổng hợp về sử dụng tiếng việt trong nói, viết
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Làm bài tập trước ở nhà. Ôn tập 
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
	- Khi giao tiếp ta phải tuân thủ những phương châm hội thoại nào?
	- Thành ngữ Ông nói gà bà nói vịt nói về sự vi phạm phương châm hội thoại nào?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
Theo dõi sơ đồ học sinh sgk
 ( T190 ) Nêu nội dung các phương châm hội thoại đã học
- GV gọi học sinh nhắc lại lí thuyết.
- Gọi học sinh tìm ví dụ minh họa cho mỗi phương châm hội thoại được ôn tập.
? Nêu tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ?
Ví dụ: Gv nêu ra một ví dụ.
Gọi học sinh phân tích.
? Nhắc lại các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng việt?
? Em hiểu như thế nào về phương châm xưng khiêm, hô tôn của Tiếng việt? Cho ví dụ minh họa?
? Vì sao trong Tiếng Việt khi giao tiếp người nói phải hêt sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ khi xưng hô?
? Thế nào là dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp?
? Chuyển lời đối thoại trong đoạn trích ( BT2- T191 ) thành lời dẫn gián tiếp ?
I. Các phương châm hội thoại:
1. Lý thuyết:
- Phương châm về lượng: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu giao tiếp, không htiếu, không thừa.
- Phương châm về chất: khi giao tiếp không nói những điều mình không tin là thật và không có bằng chứng xác thực.
- Phương châm về quan hệ: khi giao tiếp cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
- Phương châm cách thức: khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cánh nói mơ hồ.
- Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác
2. Bài tập:
- Phương châm quan hệ:
+ Anh đi đâu đấy?
+ Tôi đi bơi ( đúng phương châm quan hệ )
+ Cái áo mới rất đẹp ( sai phương châm quan hệ)
II. Xưng hô trong hội thoại:
1. Các từ ngữ xưng hô ( 2 số, 3 ngôi )
2. Khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính
- VD: quý ông, quý bà, quý cô...
3.Trong giao tiếp cần chú ý lựa chọn từ ngữ khi xưng hô: cần căn cứ vào đặc điểm giao tiếp của tình huống giao tiếp để xưng hô cho phù hợp.
III. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp:
1. Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyện vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời nói trực tiếp được đặt trong dấu " "
2. Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu " " 
3. Bài tập: Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:
Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sanh đánh, nếu nhà vua đem lính ra chống cự thì khả năng thắng hay thua là như thế nào...
	Bước 4: Củng cố
	- Nhắc lại một số nội dung cơ bản về phương châm hội thoại
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung
	- Ôn tập phần tiếng việt ( Các bài tổng kết Tiếng việt ) .
	- Chuẩn bị kiểm tra 45 phút
 ________________________________________________________________
Thứ hai ngày 18 tháng 12 năm 2006
	Ngữ văn. Bài 15. Tiết 74
Tiếng Việt: Kiểm tra 45 phút
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài kiểm tra, giúp học sinh:
	- Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức về tiếng việt đã học, ôn trong học kì I
	- Rèn luyện kĩ năng trình bày, thể hiện kiến thức trong bài kiểm tra
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk. sgv Ngữ văn 9
	- HS: Ôn tập lí thuyết và luyện tập giải bài tập Tiếng Việt
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
	Bước 3: Bài mới
	I. Đề bài: Có đề bài kèm theo.
	II. Yêu cầu:
	Câu 1: 
	a) Nhân vật Mã Giám Sinh đã vi phạm phương châm lịch sự. Vì hắn đã trả lời cộc lốc trong tư cách của một chàng rể đi hỏi vợ.
	b) Những câu thơ sử dụng lời dẫn trực tiếp
Hỏi tên, rằng " Mã Giám Sinh"
Hỏi quê, rằng " Huyện Lâm Thanh cũng gần"
	- Dấu hiệu nhận biết:
	+ Những lời nói được dẫn nguyên văn và đặt trong dấu ngoặc kép.
	+ Có từ rằng trước các lời dẫn.
	c) Một số từ Hán Việt theo mẫu:
	- Viễn khách, viễn du, viễn cảnh, viễn phương, viễn vọng...
	- Tứ tuần, tứ mã, tứ thân, tứ phương, tứ đại...
	- Vấn danh, vấn đáp, vấn an, vấn tâm, vấn đạo...
	Câu 2: 	1.c	2.đ	3.e	4.a	5.b
	Câu 3: 
	- Nghệ thuật: Dùng điệp từ, nhân hóa cây tre.
	- Nội dung: Tạo sự nhịp nhàng cho lời văn, nhấn mạnh hình ảnh cây tre và những chiến công của nó. Phép nhân hóa làm cho cây tre trở nên gần gũi với con người hơn gây ấn tượng với người đọc nhiều hơn. Hình ảnh cây tre chính là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho con người Việt Nam.
	III. Biểu điểm:
Câu 1: 3 điểm
Câu 2: 2 điểm
Câu 3: 4 điểm
	Trình bày sạch đẹp rõ ràng, không viết sai chính tả: 1 điểm.
	Bước 4: Củng cố.
	- Thu bài, nhận xét giờ làm bài.
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà:
	- Tiếp tục ôn luyện phần Tiếng Việt đã học trong học kì I. _______________________________________________________________
Thứ ba ngày 19 tháng 12 năm 2006
	Ngữ văn. Bài 15. Tiết 75
	Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài kiểm tra, giúp học sinh:
	- Tự đánh giá kết quả h ọc tập của mình về tri thức, kĩ năng, thái độ... từ đó có biện pháp điều chỉnh, định hướng rõ trong việc học tập
	- Rèn ý thức tự giác trong khi làm bài
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS:
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
	Bước 3: Bài mới
	I. Đề bài: Có đề bài kèm theo.
	II. Yêu cầu:
	Phần I: Trắc nghiệm
	1.A	2. A	3. B	4. C	5. B
	Phần II: Tự luận
	1. Tóm tắt truyện ngắn Làng - Kim Lân
	Ông Hai Thu là người làng chợ Dầu. Ông rất yêu quí và gắn bó với làng mình. Khi kháng chiến bùng nổ, ông Hai phải đi tản cư cùng với gia đình đến một nơi khác. Ơ nơi tản cư ông Hai rất nhớ làng, luôn kể về làng mình với mọi người. Bỗng có tin làng chợ dầu theo Tây làm Việt gian. Ông Hai vô cùng đau đớn, tủi hổ. Ông không dám đi đâu ra ngoài vì sợ phải nghe tin về làng mình. Ông rơi vào một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt và quyết định lựa chọn đi theo Đảng theo cách mạng theo cụ Hồ. Rồi cái tin làng ông theo Tây được cải chính, nhà ông bị Pháp đốt sạch. Oong Hai vô cùng sung sướng, ông chạy đi khắp nới khoe với mọi người.
	2. Phân tích vẻ đẹp tâm hồn nhân vật anh thanh niên: 
	- Giới thiệu tác phẩm tác giả và nhân vật ( 1 điểm )
	- Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của anh thanh niên( 3,5 điểm )
+ Say mê và có tinh thần trách nhiệm cao với nghề nghiệp thầm lặng mà rất cần thiết cho xã hội, nhân dân, đất nước.
+ Sôi nổi yêu đời vô tư cởi mở và chân thanh với mọi người, sống ngăn nắp, khoa học.
+ Khao khát đọc sách và học tập.
+ Khiêm tốn, lịch sự tế nhị và quan tâm đến người khác.
	* Trong phân tích sử dụng lời kể của bác lái xe, lời kể và việc làm của anh thanh niên trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với bác họa sĩ và cô kĩ sư.
	- Kết bài: Nêu kết luận, bài học và liên hệ bản thân ( 0,5 điểm )
	Bước 4: Củng cố
	- Thu bài và nêu nhận xét giờ làm bài
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài Ôn tập văn học hiện đại
_______________________________________________________________________________
	Kí duyệt của tổ chuyên môn	Kí duyệt của ban giám hiệu
_______________________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15.doc