Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 17

Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 17

NGỮ VĂN. BÀI 17. TIẾT 81

Làm văn: Trả bài viết số 3

( Bài viết văn tự sự )

 A. Mục tiêu cần đạt:

 Qua giờ trả bài, giúp học sinh:

 Ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã sử dụng trong bài viết văn số 3 ( bài văn tự sự )

 Thấy được những ưu điểm, hạn chế trong bài làm, tìm ra phương hướng khắc phục

 Rèn ý thức tự giác kiểm tra - sửa chữa bài

 B. Chuẩn bị:

 - GV: sgk, sgv ngữ văn 9

 - HS: Ôn tập văn bản tự sự

 C. Tiến trình hoạt động:

 Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 Bước 2: Kiểm tra bài cũ:

 Thế nào là độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự?

 Bước 3: Bài mới

 I. Đề bài: GV chép lại đề bài lên bảng ( Tiết 68, 69 - Tuần 14 )

 II. Yêu cầu của đề: GV nêu yêu cầu của đề và biểu điểm theo nội dung tiết 68,69 - Tuần 14.

 III. Nhận xét chung:

 1. Những ưu điểm:

- Đa số học sinh tỏ ra hiểu đề, nắm vững phương pháp làm bài.

- Văn viết tương đối mạch lạc, rõ ràng.

- Một số bài viết biết vận dụng tốt yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật khi làm đề 1.

- Một số bài viết sử dụng tốt yếu tố đối thoại khhi làm đề 2.

- Chữ viết tương đối đều sạc sẽ, rõ ràng, trình bày sạch sẽ, khoa học. Một số em còn chậm đã có sự tiến bộ rõ rệt( Việt Anh, Thắng, Tú, Trang.)

- Một số bài viết khá: Dịu, Lan, Nhung, Tuấn Anh, Thái, Thảo.

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 918Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ tư ngày 27 tháng 12 năm 2006
Tuần 17
	Ngữ văn. Bài 17. Tiết 81
Làm văn: Trả bài viết số 3
( Bài viết văn tự sự )
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua giờ trả bài, giúp học sinh:
	 Ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã sử dụng trong bài viết văn số 3 ( bài văn tự sự )
	 Thấy được những ưu điểm, hạn chế trong bài làm, tìm ra phương hướng khắc phục
	 Rèn ý thức tự giác kiểm tra - sửa chữa bài
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv ngữ văn 9
	- HS: Ôn tập văn bản tự sự
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
	Thế nào là độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự?
	Bước 3: Bài mới
	I. Đề bài: GV chép lại đề bài lên bảng ( Tiết 68, 69 - Tuần 14 )
	II. Yêu cầu của đề: GV nêu yêu cầu của đề và biểu điểm theo nội dung tiết 68,69 - Tuần 14.
	III. Nhận xét chung:
	1. Những ưu điểm: 
- Đa số học sinh tỏ ra hiểu đề, nắm vững phương pháp làm bài.
- Văn viết tương đối mạch lạc, rõ ràng.
- Một số bài viết biết vận dụng tốt yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật khi làm đề 1.
- Một số bài viết sử dụng tốt yếu tố đối thoại khhi làm đề 2.
- Chữ viết tương đối đều sạc sẽ, rõ ràng, trình bày sạch sẽ, khoa học. Một số em còn chậm đã có sự tiến bộ rõ rệt( Việt Anh, Thắng, Tú, Trang...)
- Một số bài viết khá: Dịu, Lan, Nhung, Tuấn Anh, Thái, Thảo.
	2. Những nhược điểm:
- Một số bài viết quá chú ý đến yếu tố tự sự mà chưa chú ý đến việc kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận....( Đoàn Trang, Phong, Đức, Uý, Trưởng, Trọng)
- Còn một vài bài có bố cục chưa rõ ràng, phần mở và kết viết chung vào với phần thân bài.
- Một số chi tiết tưởng tượng chưa thật phù hợp hoàn cảnh và táam lí lứa tuổi.
( Em đi bộ đội, gặp anh lính Trường Sơn, đọc nhật kí của bạn xong rồi xin lỗi ngay, vì xem nhật kí của bạn mà hai người chia tay nhau mãi mãi, bạn bỏ vào Nam...)
	IV. Sửa một số lỗi cụ thể:
STT
Tên HS
Nội dung sai
Lỗi sai
Sửa lại
1
Trang
chú ấy tốt hay là đểu
diễn đạt
chú ấy là người như thế nào
2
V. Anh
máy bay hàng dãy tiến về
dùng từ
máy bay ào ạt kéo tới
3
Hương
xe này đựng vũ khí từ bắc xuống Nam
dùng từ
xe vận chuyển vũ khí vào Nam
4
Thảo
tôI thấy chán kinh
đầu tôi tung ra
dùng từ
tôI buồn lắm
đầu tôi nổ tung ra
5
Thái
một giọt nước mắt nhỏ xuống
dùng từ
nước mắt tôi lăn dài trên má
6
Thượng
Trong buổi giao lưu với người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn
câu cụt
Trong buổi giao lưu với các anh bộ đội Trường Sơn,
7
Mạnh
đi chiến tranh
ông người lính bảo được
dùng từ
diễn đạt
đi lính
bác bộ đội già gật đầu
8
Mai
chiếc lơ rất đẹp
câu truyện
chính tả
chiếc nơ rất đẹp
câu chuyện
9
Phú
Rồi tôi nghĩ đến việc mà tôi đã đọc nhật kí của Lâm
Diễn đạt
Tôi luôn trăn trở, day dứt vì đã trót đọc nhật kí của Lâm
10
T. Anh
Sau khi học xong tiết cuối.
Câu cụt
Sau khi học xong tiết cuối,
11
Tôn
Nên ông đã dừng cây bút ở lại để đi vào Nam đánh giặc
Diễn đạt
Ông đã gác bút nghiên để đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc
	V. Trả bài- thống kê điểm
Lớp
< 5
5 - 6
7 - 8
9- 10
% TB
	Bước 4: Củng cố:
- Đọc một bài khá và một bài yếu 
- Nhận xét giờ trả bài.
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
- Học bài.
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I
 ____________________________________________________________
Thứ tư ngày 03 tháng 01 năm 2007
	Ngữ văn. Bài 17. Tiết 82 - 83
Kiểm tra tổng họp học kì I
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài kiểm tra, giúp học sinh:
	- Hệ thống kiến thức cơ bản ở cả 3 phần ( văn bản - làm văn - tiếng việt ) trong sách giáo khoa ngữ văn 9 . tập 1
	- Kiểm tra khả năng vân dụng những kiến thức và kĩ năng ngữ văn đã học 1 cách tổng họp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Ôn tập toàn bộ nội dung học kì I
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức
	Bước 2: Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
	Bước 3: Bài mới 
	( Đề bài và đáp án của phòng giáo dục Ninh Giang )
	Bước 4: Củng cố
	- Thu bài. Nhận xét giờ kiểm tra
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Ôn tập kĩ nội dung tập làm văn đã học
	- Xem trước nội dung bài trong chương trình học kì II
	- Soạn bài Những đứa trẻ
 ___________________________________________________________________
Thứ bảy ngày 30 tháng 12 năm 2006
	Ngữ văn. Bài 17. Tiết 84
Bài đọc thêm: Văn bản: 	Những đứa trẻ
	( Trích - Thời thơ ấu - M. Gorki )
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài đọc thêm , giúp học sinh:
	- Rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của tác giả
	- Rèn kĩ năng đọc - kể và phân tích tác phẩm tự sự thật
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Tâm trạng của nhân vật tôi diễn biến như thế nào trong chuyến về thăm quê lần cuối cùng? 
	- Xét từ bản chất, tâm trạng ấy nói lên tình cảm gì của tác giả?
	- Hình ảnh con đường ở cuối truyện có ý nghĩa gì?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS - Kiến thức cần đạt
Học sinh theo dõi chú thích * ( sgk - 273, 238 )
- GV hướng dẫn đọc và tìm hiểu về tác giả và tác phẩm
? Nêu 1 số nét cơ bản về tác giả?
- GV giới thiệu thêm để học sinh nắm được.
? Nêu xuất xứ của tác phẩm?
GV đọc một đoạn
HS lần lượt đọc tiếp
? Tóm tắt nội dung đoạn trích?
? Đoạn trích có thể chia thành mấy phần, nêu nội dung từng phần?
? Vì sao những đứa trẻ con ông đại tá lại chơi thân với Ôliôsa bất chấp sự cấm đoán?
? Có gì đặc biệt trong cách bọn trẻ gặp nhau?
? Các chi tiết trên cho em hiểu như thế nào về tình cảm bọn trẻ dành cho nhau?
? Câu hỏi của Aliôsa cho em hiểu gì về cuộc sống của cậu bé: Các cậu có bị ăn đòn không?
? Theo dõi đoạn đối thoại giữa bọn trẻ, em nghĩ gì về tình bạn của A liôsa
? Hình ảnh bọn trẻ con ông đại tá được miêu tả như thế nào?
? Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh đó?
? Vì sao khi đó Aliôsa lại kể chuyện về người chết sẽ sống lại?
? Nghe kể chuyện cổ tích, thái độ, hành động của bọn trẻ như thế nào?
? Em có cảm nghĩ gì về những hình ảnh ấy?
? Cách kể chuyện trong đoạn này có gì đặc biệt?
? Hình ảnh những đứa trẻ hiên lên như thế nào? Tình bạn của chúng?
? Nhân vật Aliôsa hiện lên như thế nào trong tình bạn của cậu.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Tên thật: A - lêc - xây - Mac - xi - mô - vic - Pê - scôp ( 1868 - 1936 ), bút danh Gorki ( cay đắng )
- Sinh ra và lớn lên ở thành phố nhỏ bên bờ sông Vôn ga trong một gia đình công nhân nghèo
- Sớm mồ côi cha mẹ...
- Tự học, tự rèn luyện với nghị lực phi thường để trở thành nhà nghệ sĩ ưu tú của nghệ thuật vô sản
- Là đại văn hào Nga, người mở đầu cho cách mạng Nga thế kỉ XX
- Tác phẩm: Người mẹ, Những chuyện cổ tích nước ý, Tiểu thuyết tự thuật bộ ba, Dưới đáy..
2. Tác phẩm:
- Thời thơ ấu: gồm 13 chương ( là tập 1 của cuốn tiểu thuyết tự thuật bộ ba)
- Đoạn trích thuộc chương 9 của tác phẩm
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - tìm hiểu chú thích:
- Chú ý: 5, 8
2. Tóm tắt đoạn trích:
...Sau gần 1 tuần, 3 đứa con ông đại tá lại ra chơi với Aliôsa. Aliosa kể cho chúng nghe những truyện cổ tích mà bà ngoại đã kể. Viên đại tá cấm đoán song lú trẻ vẫn gắn bó với nhau bằng tình cảm hồn nhiên, chân thật.
3. Bố cục: Chia ba đoạn
- Từ đầu đến ấn em nó cúi xuống: Tình bạn tuổi ấu thơ
- Tiếp đến không được đến nhà tao: Tìnhbạn bị cấm đoán
- Còn lại: Tình bạn vẫn tiếp diễn
4. Hướng dẫn phân tích
a. Tình bạn tuổi thơ ấu:
* Vì chúng đều thiếu tình thương của mẹ chúng là hàng xóm của nhau, chúng đã từng cứu nhau thoát nạn gắn bó theo nhu cầu chia sẻ tình cảm
- Sau gần 1 tuần không gặp... thằng anh nhìn thấy tôi ở trên cây, gọi thân mật... trèo lên cái xe trượt tuyết cũ để dưới mái hiên nhà kho... vừa ngắm nghía nhau, vừa nói chuyện...
Bọn trẻ luôn hướng về nhau ( dù bị người lớn cấm ) chúng luôn đoàn kết và quan tâm đến nhau.
Aliôsa đoán được hậu quả của việc bọn trẻ để em ngã, bản thân cậu cũng thường bị ăn đòn
Aliôsa biết sống cho bạn, hết lòng yêu quý bạn
- ... chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con...
Những đứa trẻ mồ côi mẹ thật cô độc, yếu ớt, đáng thương. Chúng rất cần được che trở, đùm bọc
- Thằng bé nhất mím chặt môi và phồng má lên, thằng kia thì chống khuỷu tay lên đầu gối, tay kia quàng lên tay em nó, ấn em nó cúi xuống...
Chuyện cổ tích khiến chúng say mê, hy vọng, lũ trẻ đáng yêu và đáng thương
- Chủ yếu sử dụng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
- Kết hợp đời thường và cổ tích một cách hài hòa...
 Hình ảnh bọn trẻ sinh động, chân thực, tình bạn của chúng gắn bó sâu sắc từ những mất mát và hy vọng.
- Yêu quý, đồng cảm, sẻ chia mọi buồn vui của bạn.
	Bước 4: Củng cố
	- Phát biểu cảm nghĩ về bọn trẻ và tình cảm của chúng?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung
	- Soạn phần còn lại
 ______________________________________________________________
Thứ bảy ngày 30 tháng 12 năm 2006
	Ngữ văn. Bài 17 . Tiết 85
Văn bản: 	Những đứa trẻ
	 (Trích Thời thơ ấu - M. Gorki )
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
	- Rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương, hiểu rõ nghệ thuật kẻ chuyện của tác giả.
	- Rèn kĩ năng đọc, phân tích truyện
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Soạn tiếp phần còn lại
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Nêu những nét cơ bản về tavs giả ? Tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản.?
	- Phân tích tình bạn tuổi ấu thơ thông qua việc tìm hiểu đoạn 1 của văn bản? 
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Theo dõi văn bản
? Ông đại tá xuất hiện trong dáng vẻ như thế nào?
? Dáng vẻ này gợi ta liên tưởng đến nhân vật nào trong cổ tích?
? Hành động, ngôn ngữ của ông ta như thế nào?
? Cử chỉ, hành động ấy cho em biết gì về con người này?
? Dáng vẻ nên ngoài và hành động, lời nói của ông ta có sự tương phản. Sự tương phản này có ý nghĩa gì?
? Khi người cha xuất hiện, bọn trẻ hành động như thế nào?
? Em hiểu gì về điều này?
? Theo em vì sao Aliôsa sợ đến phát khóc khi bị lão đại tá đưa ra khỏi nhà lão?
? Sự việc này gợi em cảm xúc gì?
? Cái cách tiếp tục chơi của bọn trẻ diễn ra như thế nào?
? Em có nhận xét gì về việc này? Về bọn trẻ?
? Em nghĩ gì về cuộc sống của bọn trẻ qua lời kể của chúng?
? Khi tiếp tục kể chuyện cổ tích cho bọn trẻ, Aliôsa thể hiện tình cảm như thếnào?
? Đoạn văn bày tác giả sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
HS đọc ghi nhớ sgk
? Đoạn trích: Những đứa trẻ cho em cảm nhận điều gì về tình bạn?
? Tình bạn của Aliôsa giups em hiểu gì về tấm lòng của M. Gorki đối với những con người đau khổ, cô độc?
? Em muốn có những người bạn như Aliôsa không? Vì sao?
Em có thể là người bạn như Aliôsa không?
4. Hướng dẫn phân tích:
b. Tình bạn bị cấm đoán:
- Một ông già với bộ ria trắng, vận chiếc áo dài lùng thùngmàu nâu nhạt như của thầy tu, đầu đội chiếc mũ xù lông
Có vẻ như những nhân vật thần tiên hiện lên cứu giúp người nghèo khổ, bất hạnh
- Hỏi và chỉ vào tôi: Đứa nào đây?
Đứa nào gọi nó sang?
Cấm không được đến nhà tao?
Một người hách dịch, thô lỗ, lạnh lùng và tàn nhẫn
 Sự tương phản làm nổi bật tính cách thô lỗ, lạnh lùng, tàn nhẫn của nhân vật ngưừoi cha
- Lặng lẽ ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà... như những con ngỗng ngoan ngoãn...
Bọn trẻ ngoan ngoãn nhưng cam chịu và thật đáng thương
- HS thảo luận, tự nêu ý kiến
+ Vì sẽ bị ông ta đánh và mách ông
+ Vì lẻ loi, cô độc
+ Vì ông ta lạnh lùng thô bạo, thiếu tình thương bọn trẻ
- Ghét kẻ thô bạo, thương người yếu đuối, đơn độc
c. Tình bạn lại tiếp tục:
... Nấp sau bụi cây, khoét 1 lỗ hổng ở tường rào, mấy thằng bé lần lượt lại gần... chúng tôi ngồi xổm hoặc quỳ xuống nói hcuyện khe khẽ... một đứa phải luôn đứng canh chừng...
Một cuộc chơi đoàn kết, có tổ chức song khác thường: bí mật khi không đáng phải bí mật, trốn tránh khi không đáng phải trốn tránh
- Aliôsa và bọn trẻ rất đáng thương
- Cuộc sống buồn tẻ... về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao... chưa bao giờ nói về bố và gì ghẻ...
Cuộc sống âm thầm và cô độc, thiếu vắng niềm vui, thiếu vắng tình thương của người ruột thịt
Aliôsa đồng cảm, muốn chia sẻ và nâng đỡ bọn trẻ về tinh thần
Tình bạn của Aliôsa và bọn trẻ xuất phát từ nhu cầu được tin yêu và chia sẻ
 - Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
III. Ghi nhớ: sgk
IV. Luyện tập:
1. Tình bạn là sự gắn bó, thủy chung, chân thành
Tình bạn sẽ bù đắp tình yêu thương, bớt đi nỗi bất hạnh
2... Tấm lòng nhân ái, đồng cảm, nâng đỡ, chia sẻ bất hạnh của con người, nhất là trẻ em
- HS thảo luận
( tự bộc lộ )
	Bước 4: Củng cố
	- Đọc phần ghi nhớ, nhắc lại nội dung
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung
	- Soạn: Bàn về đọc sách
_______________________________________________________________________________
Kí duyệt của tổ chuyên môn	Kí duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17.doc