Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 19

Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 19

NGỮ VĂN. BÀI 18. TIẾT 91

Văn bản: Bàn về đọc sách

 ( Chu Quang Tiềm )

 A. Mục tiêu cần đạt:

 Qua bài học, giúp học sinh:

 - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách

 - Thái độ, khoa học nghiêm túc của tác giả đối với việc đọc sách

 - Rèn kĩ năng phân tích một bài nghị luận giàu lí lẽ và dẫn chứng để một vấn đề trừu tượng trở nên gần gũi, dễ hiểu

 B. Chuẩn bị:

 - GV: sgk, sgv Ngữ văn 9

 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên

 C. Tiến trình hoạt động:

 Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 Bước 2: Kiểm tra bài cũ

 - Nhắc lại đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận?

 Bước 3: Bài mới

 

doc 10 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ hai ngày 15 tháng 01 năm 2007
	Ngữ văn. Bài 18. Tiết 91
Văn bản:	Bàn về đọc sách
	( Chu Quang Tiềm )
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
	- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách
	- Thái độ, khoa học nghiêm túc của tác giả đối với việc đọc sách
	- Rèn kĩ năng phân tích một bài nghị luận giàu lí lẽ và dẫn chứng để một vấn đề trừu tượng trở nên gần gũi, dễ hiểu
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Nhắc lại đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Theo dõi phần chú thích *
? Nêu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm?
- Tự: Mạnh Thực, quê: Đông Thành - An Huy...
Đỗ tiến sĩ tại đại học Stabourg ( Đức ), Giáo sư đại học Bắc Kinh - Thanh Hoa
Tác phẩm chủ yếu: Thi luận ( 1943 ), Đàm tu dưỡng ( 1946 ), Bàn về dịch ( 2005 )
GV đọc mẫu đoạn đầu
HS lần lượt đọc tiếp
? Xác định hệ thống luận điểm của văn bản?
? Từ đó xác định nội dung văn bản theo bố cục?
HS theo dõi phần một của văn bản
? Bàn về việc cần thiết của việc đọc sách, tác giả đưa ra luận điểm chủ yếu nào?
? Luận điểm trên cho ta nhận thức gì về học vấn và quan hệ đọc sách với học vấn?
? Luận điểm về sự cần thiết của việc đọc sách được tác giả phân tích rõ trong trình tự lí lẽ nào?
? Em hiểu gì về ý kiến của tác giả sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại?
? Những cuốn sách giáo khoa em đang học có phải là di sản tinh thần đó không? Vì sao?
? Vì sao tác giả lại khẳng định: nếu chúng ta mong tiến lên ... xuất phát? đọc sách là hưởng thụ, là chuẩn bị...
? Em đã được hưởng thụ những gì từ việc đọc sách ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?
? Với những lí lẽ và cách lập luận trên... em hiểu biết những gì về sách và lợi ích của việc đọc sách?
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Chu Quang Tiềm ( 1897 - 1986 ): nhà mỹ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc
2. Tác phẩm:( văn học )
- Trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách - do Trần Đình Sử dịch
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc - tìm hiểu chú thích:
- Chú ý: 1, 2, 3, 6
2. Bố cục: 
- Các luận điểm:
1. Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn ( từ đầu đến thế giới mới )
2. Đọc sách cần đọc chuyên sâu mới thành học vấn ( còn lại )
- Nội dung:
Đoạn 1: Từ đầu đến thế giới mới: Sự cần thiết của việc đọc sách
Đoạn 2: tiếp đến tiêu hao lực lượng: Một số sai lầm dễ mắc của việc đọc sách trong tình hình hiện nay
Đoạn 3: Còn lại: bàn về phương pháp đọc sách
3. Phân tích:
a. Sự cần thiết của việc đọc sách:
- Đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn
Học vấn được tích lũy từ mọi mặt trong hoạt động học tập của con người. Trong đó, đọc sách chỉ là một mặt nhưng là mặt quan trọng. Muốn có học vấn không thể không đọc sách
- Lí lẽ: 
Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại
... phải lấy thành quả mà nhân loại đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát...
... đọc sách là hưởng thụ các kiến thức... làm cuộc trường chinh trên con đường học vấn...
sách là những giá trị quý báu của nhân loại được mọi thế hệ lưu giũ
- Sgk cũng nằm trong di sản tinh thần đó ( Đó là một phần tinh hoa học vấn của nhân loại trong các lĩnh vực KHTN và KHXH ... )
Sách lưu giữ hết thảy các thành tựu học vấn của nhân loại, muốn nâng cao học vấn kế thừa thành tựu này
- VD: Tri thức về Tiếng việt và Văn bản, kĩ năng sử dụng đúng và hay ngôn ngữ dân tộc... kĩ năng đọc - hiểu các loại văn bản trong văn hóa đọc sau này của bản thân 
Sách là vốn quý của nhân loại
Đọc sách là cách để tạo học vấn 
Muốn tiến lên trên con đường học vấn, không thể không đọc sách
	 	Bước 4: Củng cố
	- Theo tác giả Chu Quang Tiềm, vì những lí do gì mà mỗi chúng ta cần đọc sách?
	Bước 5; Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung
	- Soạn tiếp phần còn lại
 _____________________________________________________
Thứ ba ngày 16 tháng 01 năm 2007
	Ngữ văn. Bài 18 . Tiết 92
Văn bản: Bàn về đọc sách
	 Chu Quang Tiềm 
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
	- Hiểu được phương pháp đúng đắn của việc đọc sách, từ đó liên hệ tới việc đọc sáchcủa bản thân.
	- Thấy được thái đọc nghiêm túc của tác giả đối với việc đọc sách.
	- Rèn kĩ năng phân tích trong bài nghị luận giàu lí lẽ và dẫn chứng để một vấn đề trừu tượng trở lên gần gũi, dễ hiểu.
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Nêu những hiểu biết của em về tác giả và văn bản: Bàn về đọc sách?
	- Luận điểm 1 trong văn bản cho em những hiểu biết gì về sự cần thiết của việc đọc sách?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Theo dõi phần văn bản tiếp theo
? Những sai lầm nào dễ mắc trong việc đọc sách hiện nay?
? Tóm tắt ý kiến của tác giả về cách đọc chuyên sâu và không chuyên sâu?
VD : như cách đọc của các độc giả Trung Hoa cổ đại 
 VD : cách đọc của 1 số học giả trẻ hiện nay 
? Nêu nhận xét về cách lập luận của tác giả?
? Em có nhận xét gì về thái độ bình luận và cách trình bày lí lẽ của tác giả?
? Nguyên nhân của hiện tượng đọc lạc hướng là gì?
? Em có nhận xét gì về lời đánh giá này của tác giả?
? Tác giả chỉ ra cái hại của việc đọc lạc hướng như thế nào?
? Nhận xét về cách trình bày, đánh giá của tác giả về vấn đề này?
? Em nhận được lời khuyên nào của tác giả qua những nội dung trên?
? Từ đó em liên hệ gì với việc đọc sách của bản thân?
- HS tự liên hệ
Theo dõi phần còn lại của văn bản
? Hãy tóm tắt quan điểm của tác giả về việc đọc sách?
? Em hiểu gì về thái độ của tác giả qua quan niệm này?
? Là người đọc sách, em nhận được từ ý kiến trên lời khuyên bổ ích nào?
? Theo tác giả, thế nào là đọc để có ý thức phổ thông?
? Vì lĩ do gì tác giả đặt vấn đề đọc để có kiến thức phổ thông?
Đánh giá về vai trò của kiến thức phổ thông
? Tác giả nêu lên mối quan hệ giữa phổ thông và chuyên sâu trong đọc sách ( Liên quan trực tiếp đến học vấn ) như thế nào?
? Nhận xét về cách trình bày lí lẽ của tác giả?
? Từ đó, em thu nhận được gì từ lời khuyên này?
? Ngoài những kinh nghiệm về đọc sách mà tác giả muốn đưa tới người đọc, tác giả còn muốn nêu điều gì thể hiện qua cách đọc sách?
( HS đọc ghi nhớ sgk )
? Cùng với những ý kiến đúng đắn, sâu sắc, cách trình bày của tác giả có gì đáng chú ý?
? Nếu cần chọn một lời bàn về đọc sách hay nhất để ghi lên giá sách của mình, em sẽ chọn câu nào của Chu Quang Tiềm? Vì sao em chọn câu đó?
b. Một số sai lầm dễ mắc của việc đọc sách hiện nay?
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. - Sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng
- Cách đọc chuyên sâu
miệng đọc tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn.
- Cách đọc không chuyên sâu: 
.liếc qua tuy rất nhiều, nhưng đọng lại thì rất ít...
Tác giả phân tích qua so sánh, đối chiếu và dẫn chứng cụ thể, qua đó bày tỏ thái độ xem trọng cách đọc chuyên sâu, coi thường cách đọc không chuyên sâu.
- Nguyên nhân: 
... sách vở chất đầy thư viện... người đọc tham nhiều mà không vụ thực chất
 Nhận xét chính xác ( chân thực ) với thực tế.
... lãng phí thời gian và sức lực rên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, bỏ lỡ dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản.
 Kết hợp phân tích bằng lí lẽ với liên hệ thực tế 
báo động về tình trạng đọc sách tràn lan, thiếu mục đích.
- Kết luận: Đọc sách để tích lũy và nâng cao học vấn cần đọc chuyên sâu, tránh tham lam, hời hợt.
Đọc sách cần có mục đích cụ thể
c. Bàn về cách đọc sách:
... Đọc sách không cốt lấy nhiều... đọc ít mà đọc kĩ sẽ tập thành nếp nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất... thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của... sách đó thể hiện phẩm chất tầm thưởng, thấp kém ...
 tác giả đề cao cách chọn tinh, đọc kĩ thu lấy kiến thức thực sự, phủ nhận cách đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt
- HS tự bộc lộ:
- Cách đọc: 
.Đọc sách cần tinh, kĩ hơn là nhiều, qua loa.
... Mỗi môn chọn 3 đến 5 quyển xem cho kĩ... tổng cộng số sách cần đọc trên duwois 50b quyển...
- Đây là yêu cầu bắt buộc đối với học sinh các bậc trung học và năm đầu đại học...
... Cần thiết với cả các độc giả
... Các môn học có liên quan đến nhau
Kiến thức phổ thông là cần thiết với mỗi người
- Không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn... biết rộng rồi nắm chắc...
 Kết hợp phân tích lí lẽ với liên hệ, so sánh
 Đọc sách cần chuyên sâu nhưng cần cả đọc rộng, có hiểu rộng nhiều lĩnh vực mới có thể hiểu sâu một lĩnh vực.
- HS thảo luận:
- Theo tác giả, đọc sách không chỉ là một việc học tập tri thức, mà nó còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
III. Ghi nhớ: sgk 
IV. Luyện tập:
1. Nội dung lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa thấu tình, vừa đạt lí, các ý kiến đưa ra xác đáng, với tư cách mộthọc giả có uy tín, từng qua quá trình nghiên cứu, tích lũy... Trìnhbày bằng cách phân tích cụ thể, giọng chuyện trò, tâm tình, thân ái, chia sẻ...
Bố cục chặt chẽ, hợp lí, tự nhiên. Cách viết giàu hình ảnh: liếc qua nhiều mà đọng lại thì ít, ... giống như đánh trận, ... như cưỡi ngựa qua chợ, ... như con chuột chui vào rừng sâu...
- HS tự chọn và lí giải
	Bước 4: Củng cố
	- Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong văn bản?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung
	- Làm bài tập phần luyện tập ( T7 - sgk )
 __________________________________________________
Thứ tư ngày 17 tháng 01 năm 2007
	Ngữ văn. Bài 18. Tiết 93
Tiếng Việt: 	Khởi ngữ
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
	- Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
	- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.
	- Biết đặt những câu có khởi ngữ.
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Đọc trước bài
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Kể tên các thành phần phụ mà em đã học hoặc đã biết?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
HS đọc ví dụ trong sgk ( trang 7 )
- GV sử dụng bảng phụ ghi ví dụ
? Xác định các chủ ngữ trong câu có chứa từ gạch chân?
? Nêu nhận xét của em về vị trí và mối quan hệ giữa từ gạch chân với thành phần chủ ngữ trong câu?
? Nhữnh từ này dùng để làm gì?
? Trước các từ in đậm ở trên đã có ( Hoặc có thể thêm ) những quan hệ từ nào?
? Gọi các từ in đậm trên là khởi ngữ, em hãy nêu đặc điểm và công dụng của nó?
HS đọc ghi nhớ ( sgk - trang 8 )
? Xác định khởi ngữ trong các đoạn trích ở BT1
? Chuyển các câu ở bài tập 2 thành câu có khởi ngữ?
? Tìm khời ngữ trong các câu văn ?
Chuyển câu không óc khời ngữ thành câ
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu
1. Tìm hiểu ví dụ:
a. Còn anh, anh / không ghìm nổi xúc động
 CN VN
b. Giàu, tôi / cũng giàu rồi. 
 CN VN
c. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta / có thể tin ở tiếng ta.
CN 
 2. Nhận xét: Các từ gạch chân:
- Đứng trước chủ ngữ của các câu
- Không có quan hệ chủ vị với vị ngữ
- Nội dung: chỉ người ( vật ), việc được nói đến trong câu
- Sẵn có hoặc có thể thêm: về, đối với
3. Kết luận:
- Khởi ngữ: là thành phần đứng chủ ngữ, nêu đề tài được nói đến trong câu
Trước khởi ngũ thường có thể thêm các từ về, đối với.
II. Ghi nhớ: sgk
III. Luyện tập:
Bài tập 1: sgk - 8
- Cá c khởi ngữ là:
a. Điều này...
b. Đối với chúng mình...
c. Một mình...
d. Làm khí tượng ...
e. Đối với cháu...
Bài tập 2: sgk - 8 
a. Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm
b. Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì chưa giải được
Bài tập bổ sung:
1. Tìm khởi ngữ trong câu sau:
a. Tôi thì tôi không đi được đâu.
b. Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ: " Chúng mày ở nhà tao thì những thứ của chúng mày cũng là của tao"
c. Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái.
2. Đặt hai câu văn không dùng khởi ngữ và chuyển thành hai câu có dùng khởi ngữ?
	Bước 4: Củng cố
	- Đọc lại phần ghi nhớ
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung
	- Làm bài tập trong Bài tập ngữ văn.
 ______________________________________________________
Thứ bảy ngày 20 tháng 01 năm 2007
	Ngữ văn. Bài 18. Tiết 94
 Làm văn	
Phép phân tích và tổng hợp
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
	- Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Đọc trước bài
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Văn bản nghị luận có đặc điểm gì?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
HS đọc văn bản: Trang phục ( sgk - T9 )
? Thông quan một loạt dẫn chứng ở đoạn mở bài, tác giả đã rút ra nhận xét về vấn đề gì?
? Hai luận điểm chính trong văn bản là gì?
? Tác giả đã làm thế nào để xác lập 2 luận điểm trên ? 
? Tìm các dẫn chứng cụ thể?
? Để chốt lại vấn đề, tác giả làm như thế nào?
Từ ví dụ trên, hãy rút ra kết luận:
? Cách lập luận như trên gọi là phép phân tích và cách kết luận gọi là phép tổng hợp.
? Thế nào là phép lập luận phân tích?
? Thế nào là phép lập luận tổng hợp?
? Phép lập luận tổng hợp thường đặt ở vị trí nào?
HS đọc ghi nhớ sgk - T10
? Tác giả phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm: Học vấn không chỉ là... học vấn?
? Tác giả đã phân tích những lí do phải chọn sách để đọc như thế nào?
? Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách như thế nào?
- Thảo luận tự do
? Vai trò của phân tích trong lập luận? 
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp:
1. Tìm hiểu bài tập:
- Vấn đề chính: Tác giả rút ra nhận xét về vấn đề ăn mặc chỉnh tề, cụ thể đó là sự đồng bộ, hài hòa giữa quần, áo, giày, tất... trong trang phục của con người
- Các luận điểm chính để giải quyết vấn đề: 
+ Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh, tức là tuân thủ những quy tắc ngầm mang tính văn hoá xã hội.
+ Trang phục phải phù hợp với đạo đức, tức là giản dị, hài hòa với môi trường xung quanh.
- Cách lập luận luận điểm 1:
+ Ăn cho mình, mặc cho người
+ Cô gái một mình trong hang sâu, không ăn mặc diêm dúa, trang điểm...
+ Anh thanh niên đi tát nước... ngoài đồng vắng chắc không chải đầu bằng sáp thơm, áo sơ mi là phẳng, 
+ Đi đám cưới không thể lôi thôi...
+ Đi dự đám tang không ăn mặc lòe loẹt...
 Quy tắc ngầm chi phối cách ăn mặc của con người, đó là: văn hoá xã hội
- Cách lập luận luận điểm 2: 
+ Dù mặc đẹp, sang đến đâu néu không phù hợp.. chỉ làm trò cười, tự làm xấu.
+ Xưa nay cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi truờng.
Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh riêng và hoàn cảnh chung nơi công cộng.( y phục xứng kì đức )
Tóm lại: Tác giả kết luận "Thế mới biết... trang phục đẹp"
2. Kết luận:
- Phân tích là phép luận điểm, trình bày từng bộ phận, phương diện của vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự việc, hiện tượng.
- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những nội dung đã phân tích.
- Tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài.
II: Ghi nhớ: sgk - 10
III. Luyện tập:
Bài tập 1: sgk - 10 
- Các lí lẽ phân tích:
+ Học vấn là thành quả tích lũy của nhân loại được lưu giữ và truyền lại cho đời sau.
+ Bất kì ai muốn phát triển học thuật cũng phải bắt đầu từ những điều được lưu giữ ở trong sách.
+ Đọc sách là hưởng thụ thành quả về tri thức và kinh nghiệm... của nhân loại.
Bài tập 2: sgk - 10
- Những lí do phải chọn sách đọc:
+ Lĩnh vực nào cũng nhiều sách, cần chọn sách để đọc.
+ Phải chọn những cuốn sách cơ bản, đích thực để đọc.
+ Đọc sách cũng như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quận địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu.
Bài tập 3: sgk - 10
- Tầm quan trọng của việc đọc sácộng hoà được phân tích: 
+ Tham đọc nhiều mà đọc lướt qua cốt khoe khoang mình đọc nhiều thì chỉ phí thời gian và sức lực mà thôi
+ Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tập thành nếp nghĩ sâu xa...
+ Có hai loại sách cần đọc: sách kiến thức phổ thông và sách kĩ thuật chuyên ngành.
Bài tập 4: sgk - 10
- Vai trò của phân tích lập luận : 
+ Trong văn bản nghị luận, phân tích là một thao tác bắt buộc mang tính tất yếu bởi nếu không phân tích thì không làm sáng tỏ được luận điểm, không thuyết phục được người đọc, người nghe. 
	Bước 4: Củng cố
	- Đọc lại ghi nhớ
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. 
	- Làm trước bài tập 1,2,3,4 ( sgk - 11 )
 ____________________________________________________________
Thứ bảy ngày 20 tháng 01 năm 2007
	Ngữ văn. Bài 18. Tiết 95
Làm văn:	Luyện tập
 Phân tích và tổng hợp
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
	- Rèn kĩ năng nhận diện văn bản phân tích và tổng hợp
	- Rèn kĩ năng viết văn bản phân tích và tổng hợp
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Nêu khái niệm về phép phân tích, tổng hợp? 
	- Vai trò của phân tích, tổng hợp trong lập luận?
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
HS đọc bài tập 1 ( T11 )
? Xác định luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn văn a?
? Xác định luận điểm, trình tự phân tích ở đoạn b?
HS đọc bài tập 2 ( sgk )
? Thế nào là học qua loa, đối phó?
? Những biểu hiện của học qua loa đối phó?
? Bản chất của lối học qua loa, đối phó và tác hại của nó?
? Việc học qua lao đối phó có tác hại gì?
GV nêu vấn đề: Tại sao phải đọc sách?
Yêu cầu học sinh dựa vào văn bản bàn về đọc sách ( CQT ) lập dàn ý phân tích?
Hãy viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bàn về đọc sách...
- GV có thể đọc cho HS tham khảo đoạn văn mẫu trong sách thiết kế.
I. Nhận diện văn bản phân tích:
Bài tập 1: sgk - 11
Đoạn a:
- Luận điểm: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài...
- Trình tự phân tích: Thơ hay là hay ở:
+ Cách sử dụng màu sắc ( phối hợp các màu xanh )
+ Cách thể hiện các cử động: thuyền nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, con cá động...
+ Các vần thơ: tử vận hiểm hóc, kết hợp với từ, nghĩa chữ, tự nhiên, không non ép...
Đoạn b:
- Luận điểm: Mấu chốt của thành đạt là ở đâu? 
- Trình tự phân tích:
+ Do nguyện nhân khách quan: gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện học tập thuận lợi, tài năng trời phú.
+ Do nguyên nhân chủ quan: tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi và không ngừng trau dồi phong cách đạo đức tốt đẹp.
II. Thực hành phân tích một vấn đề:
1. Học qua loa, đối phó:
- Học qua loa có các biểu hiện sau:
+ Học không có đầu có đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết 1 chút nhưng không có kiến thức cơ bản, hệ thống sâu sắc.
+ Học cốt chỉ để khoe mẽ...
- Học đối phó có những biểu hiện sau:
+ Học chỉ cốt để thầy cô không quở trách, cha mẹ không rầy la, chỉ lo giải quyết việc trước mắt.
+ Học đối phó thì kiến thức phiếm diện nông cạn, hời hợt...
2. Bản chất của lối học qua loa, đối phó:
- Chỉ có hình thức của học tập: cũng đến lớp, đọc sách, có điểm thi, có bằng cấp.
- Không có thực chất: đầu óc rỗng không, hỏi cái gì cũng không biết, làm việc gì cũng hỏng.
3. Tác hại của cách học qua loa đối phó: 
- Đối với xã hội: ... trở thành gáng nặng lâu dài cho xã hội về nhiều mặt...
- Đối với bản thân: ... không có hứng thú học tập, do đó hiệu quả ngày càng thấp.
III. Thực hành phân tích một văn bản:
- Trình tự các ý:
- Sách là kho tri thức được tích lũy từ hàng nghìn năm của nhân loại, ai muốn hiểu biết đều phải đọc sách.
- Tri thức trong sách bao gồm các kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn đã được đúc kết... do đó nếu không đọc sách sẽ bị lạc hậu.
- Càng đọc sách ta càng hiểu tri thức nhân loại là mênh mông vô tận, từ đó chúng ta có thái độ khiêm tốn và ý chí cao trong học tập.
IV. Thực hành:
( HS tự viết đoạn văn tổng hợp các ý đã nêu trên)
	Bước 4: Củng cố
	- Đọc 2 -3 bài thực hành của HS: nhận xét, rút kinh nghiệm
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung
	- Làm lại bài thực hành vào vở
______________________________________________________________________________
	Ki duyệt của tổ chuyên môn	Kí duyệt của ban giám hiệu
_____________________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19.doc