Tập làm văn: Hướng dẫn chuẩn bị cho
chương trình địa phương
Phần Tập làm văn
A.Mục tiêu cần đạt
Qua giờ học giúp học sinh:
- Ôn lại kiến thức về văn nghị luận nói chung và nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống nói riêng.
- Học sinh hình dung được những công việc phải chuẩn bị cho chương trình địa phương.
B. Chuẩn bị:
- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9
- HS: Đọc bài và chuẩn bị bài tập
C. Tiến trình hoạt động
Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Bước 2: Kiểm tra 15 phút
1. Tại sao nói: Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của việc hút thuốc lá đáng để viết một bài văn nghị luận?
2. Em hãy đặt tiêu đề cho bài nghị luận trên và chọn luận điểm chính cho bài văn.
Bước 3: Bài mới
1. Xác định các vấn đề có thể viết ở địa phương mình:
a) Vấn đề môi trường:
- Hiện tượng:
+ Vứt, xả rác bừa bãi
+ Chặt phá cây xanh.
- Hậu quả:
+ Chặt phá cây xanh làm ô nhiễm bầu không khí.
+ Xả rác bừa bãi, rác thải khó tiêu huỷ có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường và việc canh tác trên đồng ruộng.
Tuần 21 Thứ hai ngày 29 tháng 01 năm 2007 Ngữ văn. Bài 19. Tiết 101 Tập làm văn: Hướng dẫn chuẩn bị cho chương trình địa phương Phần Tập làm văn A.Mục tiêu cần đạt Qua giờ học giúp học sinh: - ôn lại kiến thức về văn nghị luận nói chung và nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống nói riêng. - Học sinh hình dung được những công việc phải chuẩn bị cho chương trình địa phương. B. Chuẩn bị: - GV: sgk + sgv Ngữ văn 9 - HS: Đọc bài và chuẩn bị bài tập C. Tiến trình hoạt động Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra 15 phút 1. Tại sao nói: Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của việc hút thuốc lá đáng để viết một bài văn nghị luận? 2. Em hãy đặt tiêu đề cho bài nghị luận trên và chọn luận điểm chính cho bài văn. Bước 3: Bài mới 1. Xác định các vấn đề có thể viết ở địa phương mình: a) Vấn đề môi trường: - Hiện tượng: + Vứt, xả rác bừa bãi + Chặt phá cây xanh.... - Hậu quả: + Chặt phá cây xanh làm ô nhiễm bầu không khí.. + Xả rác bừa bãi, rác thải khó tiêu huỷ có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường và việc canh tác trên đồng ruộng... b) Vấn đề xã hội: - Hiện tượng: + Các tệ nạn xã hội: Số đề, điện tử, nghiện hút, ma tuý.... + Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán.. + Các gia đình chính sách gặp khó khăn... + Những tấm lòng nhân ái hi sinh.... - Hậu quả: + Các tệ nạn xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến cộng đồng + Việc lấn chiếm lòng đường vỉa hè làm nơi buôn bán gây ra những hậu quả gì? + Sự quan tâm của cá c gia đình chính sácộng hoà, nhhững gia đình có hoàn cảnh khó khăn... c) Vấn đề trẻ em - Hiện tượng + Trẻ em lang thang cơ nhỡ vì những hoàn cảnh khác nhau.. + Trẻ em được chăm sóc giáo dục... + Sự quan tâm của chính quyền địa phương: xây dựng và sửa chữa trường học, nơi vui chơi giải trí, giúp đỡ những trẻ em khó khăn.. + Sự quan tâm của nhà trường: xây dựng khung cảnh sư phạm, tổ chức dạy học và các hoạt động tham quan ngoại khoá.. 2. Xác định cách viết: a) Về nội dung: - Chọn sự việc hiện tượng mang tính phổ biến trong xã hội - Trung thực, có tính xây dựng, không cường điệu sáo rỗng.. - Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan và có sức thuyết phục... - Nội dung giản dị dễ hiểu b) Về cấu trúc: - Bài viết có đủ ba phần - Luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng, chính xá c Bước 4: Củng cố - Nhấn mạnh yêu câu về nội dung - cấu trúc của văn bản nghị luận Bước 5: Hướng dẫn về nhà - Học sinh thu thập tài liệu, chuẩn bị tốt nội dung - Soạn bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới _______________________________________________________________ Thứ ba ngày 30 tháng 01 năm 2007 Ngữ văn. bài 20. Tiết 102 Văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Vũ Khoan A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học giup học sinh: - Nhận thức được điểm mạnh yếu trong tính cácộng hoà lối sống và thói quen của con người Việt Nam; yêu cầu phải gấp rút khắc phục cái yếu, hình thành những đức tính lối sống và thói quen mới, tốt đẹp để góp phần đưa đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỉ XXI - Học sinh nắm vững trình tự và nghệ thuật lập luận cộng hoàặt chẽ, lời lẽ dung dị mà thuyết phục của văn bản. - Rèn kĩ năng đọc - hiểu, phân tích văn bản nghị luận về một vấn đề con người, xã hội. B. Chuẩn bị: - GV: sgk + sgv Ngữ văn 9 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên C. Tiến trình hoạt động Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ: - Phân tích cách trình bày luận điểm 2 của văn bản Tiếng nói của văn nghệ? Bước 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Kiến thức cần đạt HS theo dõi chú thích sgk ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả? ? Nêu xuất xứ của tá c phẩm? GV đọc một đoạn Gọi học sinh đọc tiếp GV nhận xét cách đọc ? Căn cứ vào bố cục của văn bản nghị luận và những luận điểm được trình bày, hãy chỉ ra bố cục của văn bản? ? Luận điểm chính dược nêu trong lời văn nào? ? Nội dung trọng tâm của luận điểm là gì? ? Vấn đề quan tâm của tác giả có cần thiết không? Vì sao? ? Em hiểu gì về tác giả qua mối quan tâm này của ông? ? Bài nghị luận này được viết vào thời điểm nào của dân tộc ta và của lịch sử? ? Thời điểm này có ý nghĩa gì với sự chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới? ? Tác giả đã nêu những yêu cầu chủ quan, khách quan nào cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta? ? Để thoả mãn những yêu cầu đó, theo tác giả đòi hỏi phải có những gì? ? Vì sao tác giả đánh giá như vậy? ? Em có suy nghĩ gì về những đánh giá này của tác giả? Theo dõi phần văn bản tiếp theo. ? Tóm tắt những điểm mạnh của con người Việt Nam theo tác giả? ? Nhũng điểm mạnh đó có ý nghĩa gì trong hành trang của người Việt Nam khi chuẩn bị bước vào thế kỉ mới? ? Tóm tắt những điểm yéu của con người Việt Nam theo cách nhìn nhận của tác giả? ? Những điểm yếu này gây ra những khó khăn gì? ? ở luận điểm này, cách lập luận của tác giả có gì đặc biệt? ? Tác dụng của cách lập luận này? ? Sự phân tích của tác giả nghiêng về phương diện nào? ? Điều đó cho thấy dụng ý gì của tác giả? ? Tác giả nêu những yêu cầu nào của con người Việt Nam khi chuẩn bị bước vào thế kỉ mới? ? Điều này cho thấythái độ của tác giả với con người và dân tộc mình trước yêu cầu của thời đại mới như thế nào? ? Tác giả cho rằng: Khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định là làm cho lớp trẻ nhận ra,....quen dần với những điều tốt đẹp Em hiểu gì về những điều tác giả nói? ? Tác giả đặt lòng tin vào lớp trẻ, điều này cho thấy tình cảm của tac giả đối với thế hệ trẻ như thế nào? HS đọc ghi nhớ sgk ? Qua văn bản vừa học em nhận thức rõ ràng hơn về những điểm nào trong tính cách con người Việt Nam trước yêu cầu của thời đại? ? Em học tập được gì về cách viết nghị luận của tác giả trong bài viết? I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: - Vũ Khoan là nhà hoạt động chính trị của nước ta. - Hiện nay ông là phó thủ tướng chính phủ. 2. Tác phẩm: - Bài viết được đăng trên tạp chí Tia sáng ( năm 2001) và được in trong tập Một góc nhìn của tri thức - Nhà xuất bản trẻ - TPHCM ( 2002 ) II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu chú thích - Chú ý: 1,2,4,7,12. - Thế giới mạng: liên kết trao đổi thông tin trên toàn thế giới nhờ hệ thống máy tính liên thông ( nối mạng intenet ) - Bóc ngắn cắn dài: chỉ lối sống, lối suy nghĩ, lối làm ăn hạn hẹp nhất thời không có tầm nhìn xa. 2. Bố cục: - Mở bài: Câu đầu ( Nêu vấn đề ) - Thân bài: Tết năm nay đến thường đố kị nhau - Kết bài: Còn lại 3. Phân tích a) Đặt vấn đề: ....Lớp trẻ Việt Nam...... nền kinh tế mới cái mạnh cái yếu của người Việt Nam. - HS thảo luận: + Đây là vấn đề cần thiết và cấp bách để chúng ta hội nhập với kinh tế thế giới. Tác giả là người có tầm nhìn xa trông rộng, lo lắng cho tiền đồ của đất nước. b) Giải quyết vấn đề: b1. Những đòi hỏi của thế kỉ mới - Thời điểm: Tết cổ truyền của người Việt Nam, nước ta và nhân loại bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới. Mùa xuân là thời điểm đầy niềm tin, hi vọng về hạnh phúc của mỗi người; đồng thời đây cũng là thời điểm vừa hứa hẹn vừa thử thách đối với mỗi người trên trái đất. - Sự phát triển của khoa học công nghệ; sự giao thoa và hội nhập của các nền kinh tế.... - Nước ta giải quyết 3 nhiệm vụ: + Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn của kinh tế nông nghiệp. + Đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá. + Tiếp cận nền kinh tế tri thức. - Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị của bản thân con người là quan trọng nhất. Vì lao động của con người mới là yếu tố quyết định tất cả. Tác giả đánh giá chính xác vai trò của con người trong sự phát triển của kinh tế. b2. Những điểm mạnh - yếu của con người Việt Nam - Điểm mạnh: + Thông minh, nhạy bén với cái mới. + Cần cù, sáng tạo. + Đoàn kết trong kháng chiến + Thích ứng nhanh Đáp ứng nhu cầu sáng tạo của xã hội hiện đại. Có ích trong nền kinh tế đòi hỏi kĩ thuật cao. Thích ứng với hoàn cảnh chiến tranh bảo vệ đất nước. Tận dụng được cơ hội đổi mới. - Điểm yếu: + Yếu về kiến thức cơ bản và khả năng thực hành + Thiếu đức tính tỉ mỉ và kỉ luật lao động + Có tính đố kị trong làm kinh tế. + Kì thị trong kinh doanh, thiếu coi trọng chữ tín. + Sùng ngoại hoặc bài ngoại. Khó phát huy trí thông minh, không thích ứng với nền kinh tế tri thức. Không tương tác với nền kinh tế công nghiệp hoá. Không phù hợp với sản xuất lớn. - Nghệ thuật lập luận: + Các luận cứ được nêu song song; sử dụng thành ngữ, tục ngữ... Nêu bật cả cái mạnh cả cái yếu của người Việt Nam; diến đạt dễ hiểu với nhiều đối tượng người đọc + Sự diến đạt nghiêng về chỉ ra điểm yếu của người Việt Nam Tác giả muốn mọi người Việt Nam không chỉ tự hào về những giá trị truyền thống mà còn biết băn khoăn, lo lắng về những yếu kém rất cần được khắc phục. c). Kết thúc vấn đề: - Lấp đầy những hành trang bằng những điểm mạnh vứt bỏ những những điểm yếu Trân trọng những giá trị tốt đẹp của truyền thống, đồng thời không né tránh, phê phán những điểm yếu kém cần khắc phục của con người Việt Nam.( Đó là thái độ yêu nước tích cực của người quan tâm lo lắng đến tương lai của đất nước của dân tộc.) - Lớp trẻ cầm nhận ra ưu điểm và nhược điểm của người Việt Nam và quen dần với thíu quen của nếp sống công nghiệp. * Tác giả là người lo lắng, tin yêu và hi vọng vào thế hệ trẻ Việt Nam sẽ chuẩn bị tốt hành trang vào thế kỉ mới. III. Ghi nhớ: sgk IV. Luyện tập: Bài tập 1: - Học sinh tự nêu sau khi thảo luận Bài tập 2: - Bố cục mạch lạc - Quan điểm rõ ràng - Lập luận ngắn gọn - Sử dụng thành ngữ, tục ngữ. Bước 4: Củng cố - Em nhận thấy mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào? Em sẽ khắc phục những điểm yếu như thế nào? Bước 5: Hướng dẫn về nhà - Học bài. nắm vững nội dung - Soạn bài: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten. _______________________________________________________________ Thứ tư ngày 31 tháng 01 năm 2007 Ngữ văn. Bài 20. Tiết 103 Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập A. Mục tiêu cần đạt Qua bài học giúp học sinh: - Nhận diện được các thành phần biệt lập gọi - đáp và thành phần phụ chú trong câu. - Rèn kĩ năng phân tích và sử dụng các thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú trong câu. B. Chuẩn bị: - GV: sgk + sgv Ngữ văn 9 - HS: Làm bài tập, đọc trước bài. C. Tiến trình hoạt động Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ - Dấu hiệu nhận biết thành phần tình thái và thành phần cảm thán? - Công dụng của các thành phần này? - Chữa bài tập 4 ( sgk ) Bước 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Kiến thức cần đạt HS theo dõi ví dụ sgk - 31 ? Trong những từ ngữ in đậm, từ ngữ nào được dùng để gọi? Từ ngữ nào được dùng để đáp? ? Những từ ngữ đó có tham gia diễn đạt nghhĩa sự việc của câu không? ? Trong những từ ngữ đó, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc hội thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc hội thoại? Gọi các từ ngữ này là thành phần gọi đáp ? Nêu hiểu biết của em về thành phần này? ? Theo dõi ví dụ sgk ? Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm trong ví dụ, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao? ? Phần in đậm ở a làm rõ thêm cho cụm từ nào? ? Phần in đậm ở b làm rõ thêm cho điều gì? ? Dấu hiệu hình thức nào để phân biệt bộ phận này trong câu? ? Gọi bộ phận này là phần phụ chú. Hãy nêu công dụng của phần phụ chú? HS đọc ghi nhớ ( trang 32 ) ? Xác định thành phần gọi đáp trong đoạn trích? ? Những thành phần nào dùng để gọi trong câu tục ngữ? ? Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn? Cho biết chúng bổ sung cho điều gì? I. Thành phần gọi đáp 1. Tìm hiểu ví dụ: - Từ này dùng để gọi - Từ thưa ông dùng để đáp - Những từ ngữ này không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc trong câu. - Từ này dùng để tạo lập cuộc thoại, mở đầu sự giao tiếp. - Cụm từ thưa ông dùng để duy trì cuộc thoại, thể hiện sự hợp tác của đối thoại. 2. Kết luận: - Thành phần tham gia gọi đáp trong cuộc thoại là thành phần biệt lập, được dùng để duy trì quan hệ giao tiếp. II. Thành phần phụ chú 1. Tìm hiểu bài tập: sgk - 32 - Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm thì nghĩa sự việc của các câu không thay đổi. - Thành phần này không nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu. - Phần in đậm ở a làm rõ thêm cho cụm từ: đứa con gái đầu lòng - Phần in đậm ở b làm rõ cho những suy nghĩ của tôi. - Bộ phận này được tách khỏi cấu trúc của câu bằng dấu gạch ngang, dấu phẩy. 2. Kết luận: - Phần phụ chú được thêm vào để giải thích, làm rõ cho một số chi tiết trong nội dung chính của câu. - Phần phụ chú được đặt giữa hai dấu gạch ngang; hai dấu phẩy; một dấu gạch ngang một dấu phẩy. III. Ghi nhớ: sgk IV. Luyện tập Bài tập 1: - Từ dùng để gọi: này - Từ dùng để đáp: vâng - Quan hệ: trên - dưới Bài tập 2: - Từ dùng để gọi: bầu ơi - Lời gọi đó hướng tới tất cả các thành viên trong cộng dồng Bài tập 3: a) Phần phụ chú giải thích cho cụm từ mọi người b) Phần phụ chú giải thích cho những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này c) Phần phụ chú giải thích cho lớp trẻ d) Phần phụ chú + thể hiện sự ngạc nhiên của tôi + thể hiện tình cảm trừu mến của tôi với cô bé nhà bên Bước 4: Củng cố - Công dụng của phần gọi đáp và phần phụ chú? - Dấu hiệu để nhận biết các thành phần này là gì? Bước 5: Hướng dẫn về nhà - Học bài. Nắm vững nội dung - Làm bài 4,5 ( sgk - 33 ) - Chuẩn bị viết bài số 5 ________________________________________________________ Thứ bảy ngày 03 tháng 02 năm 2007 Ngữ văn. Bài 20. Tiết 104,105 Tập làm văn: Viết bài số 5 (Nghị luận về một vấn đề, hiện tượng trong đời sống) A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài viết văn giúp học sinh: - Ôn tập tổng hợp các kiến thức đã học về văn nghị luận. - Kiểm tra kĩ năng viết văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ( tìm ý, trình bày, diễn đạt) - Rèn ý thức nghiêm túc, tự giác khi làm bài B. Chuẩn bị - GV: sgk + sgv Ngữ văn 9 - HS: Chuẩn bị vở viết, ôn tập lí thuyết C. Tiến trình hoạt động Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh Bước 3: Bài mới I. Đề bài: Chọn một trong hai đề sau để làm bài Đề 1: Nước ta có những tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công. Lấy nhan đề Những người không chịu thua số phận, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy. Đề 2: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Em Iãy đặt một nhạn đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. II. Yêu cầu chung 1. Về nội dung: - Đặt nhan đề cho bài viết - Nêu được các nội dung chủ yếu sau: + Biểu hiện cụ thể của các vấn đề, hiện tượng được nêu + Nguyên nhân của các hiện tượng ấy + Kết quả ( hoặc tác hại ) của vấn đề đối với đời sống của cộng đồng. + Biện pháp khắc phục ( hoặc cách phát triển, phổ biến vấn đề ) 2. Về hình thức: - Bài viết có nhan đề; nhan đề nói lên chủ đề chính của bài - Bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc. - Xác định các luận điểm rõ ràng; luận cứ chắc chắn giàu sức thuyết phục. - Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. - Trình bày khoa học. III. Biểu điểm Điểm 9 - 10: - Bài viết đáp đủ các yêu cầu nêu trên. Bố cục rõ ràng mạch lạc. Văn viết lưu loát, lời vẳntong sáng. Điểm 7 - 8: - Bài viết đáp ứng phần lớn các nội dung trên. Có thể có một vài sai sót nhỏ. Điểm 5 - 6: - Tỏ ra hiểu đề, nắm dưdợc vấn đề những lập luận còn hạn chế. Viết sai chính tả hoặc có thể diễn đạt chưa lưu loát. Điểm dưới 5: - Chưa thể hiện rõ luận điểm, thiếu sự hiểu biết vốn xã hội. Văn viết lủng củng, sai chính tả nhiều. Bước 4: Củng cố - Thu bài. Nhận xét giờ làm bài. Bước 5: Hướng dẫn về nhà: - Tiếp tục học , nắm vững nội dung, cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tơựng đời sống - Đọc trước bài: Nghị luận về một vấn đề đạo lí ______________________________________________________________________________ Kí duyệt của tổ chuyên môn Kí duyệt của ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: