Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 10

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 10

Tiết 46

Soạn 23/10/2008

Dạy 27/10/2008 ĐỒNG CHÍ

 (Chính Hữu)

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1. HS cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.

 -Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ; chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng

 2. Giáo dục lòng yêu mến, cảm phục anh bộ đội Cụ Hồ

 3. Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.

CHUẨN BỊ

 *Giáo viên: Bài hát "Đồng chí", Tập thơ "Đầu súng trăng treo"

 *Học sinh: Soạn bài

 

doc 15 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46	
Soạn 23/10/2008 
Dạy 27/10/2008	
đồng chí
 (Chính Hữu)
Mục tiêu cần đạt
	1. HS cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
	-Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ; chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng
	2. Giáo dục lòng yêu mến, cảm phục anh bộ đội Cụ Hồ
	3. Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.
chuẩn bị
	*Giáo viên: Bài hát "Đồng chí", Tập thơ "Đầu súng trăng treo"
	*Học sinh: Soạn bài
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1’)
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4’)
	1-Đọc thuộc lòng đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn"?
	2- Nêu giá trị cơ bản của đoạn trích?
C - Bài mới (37’)
	GV giới thiệu bài:
?Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Chính Hữu?
-HS trả lời
-GV bổ sung:
+Chính Hữu làm thơ từ 1947, hầu hết chỉ viết về người lính và chiến tranh.	
+Tác phẩm chính: “Đầu súng trăng treo”
?Trình bày về hoàn cảnh ra đời của bài thơ?	
-Là một trong nhưng tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp.
-GV hướng dẫn đọc: đọc với nhịp thơ chậm, để diễn tả những tình cảm, cảm xúc được lắng lại dồn nén. Chú ý những câu thơ có hình ảnh và cấu trúc tương ứng. 3 câu thơ cuối cần đọc với nhịp chậm hơn, giọng hơi lên cao để khắc hoạ được những hình ảnh vừa cụ thể, vừa giàu ý nghĩa biểu tượng.
I/Giới thiệu chung (4')
1-Tác giả (2')
-Sinh 1926
-Quê: Can Lộc-Hà Tĩnh
-Là nhà thơ quân đội.
-Được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học năm 2000 
2-Tác phẩm (2')
-Sáng tác năm 1948
II/Đọc-hiểu văn bản (30')
1-Đọc-tìm hiểu chú thích (2')
-HS đọc
-GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của một số từ khóó chưa được chú thích
?Phương thức biểu đạt? Thể thơ?
-HS xác định bố cục bài thơ
-Học sinh đọc 6 câu thơ đầu.
?Tình đồng chí đồng đội của những người lính cách mạng trong bài thơ được bắt nguồn từ cơ sở nào?
?Em hiểu thế nào về “nước mặn đồng chua” và
“đất cày lên sỏi đá”?
->Những vùng quê nghèo.
?Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả sự nghèo khó của quê hương?
?Nghệ thuật kết cấu hai câu thơ đầu có gì đặc biệt?
?Từ đó em hiểu gì về hoàn cảnh xuất thân của những người chiến sĩ?
-GV: họ là những người cùng giai cấp. Điều đó khiến họ từ mọi phương trời tập hợp trong hàng ngũ cách mạng và trở nên thân quen nhau.
?Ngoài tình giai cấp, tình đồng chí còn được nảy sinh trong hoàn cảnh nào?
?Nghệ thuật kết cấu của câu thơ “Súng....đầu”?
-GV: hai câu thơ chỉ có một từ “chung” nhưng cái chung bao trùm lên tất cả cuộc đời người lính. Họ không những chung nhau hoàn cảnh xuất thân nghèo khó mà còn chung nhau cuộc chiến đấu gian khổ: “Súng bên súng” , chung nhau ý nghĩ và lí tưởng “đầu sát bên đầu”. Tình đồng chí càng trở nên bền chặt khi cùng nhau chia sẻ những gian lao: “Đêm rét ....tri kỉ”
?Hãy lí giải vì sao hai tiếng “đồng chí” lại được tách ra thành một câu riêng?
-GV bình: Một tiếng gọi thốt lên tự đáy lòng với tình cảm mến thương trân trọng không còn khoảng cách. Từ những người xa lạ họ đã trở thành đồng chí kề vai sát cánh cùng chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước.
-HS đọc đoạn 2
-Tình đồng chí trước hết là cảm thông những tâm tư nỗi lòng của nhau.	 ?Hãy tìm những câu thơ nói lên điều đó?
-GV gạch chân một số cụm từ.
?Hãy nhận xét về nghệ thuật sử dụng hình ảnh trong đoạn thơ trên?	
2-Bố cục (2')
-3 phần (7-10-3)
3-Phân tích (26') 
31. Tình đồng chí, đồng đội (21')
a. Cơ sở của tình đồng chí (7')
+Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
-Thành ngữ dân gian
-Nghệ thuật sóng đôi, đối ứng.
->Cùng là những nông dân nghèo
+Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Nghệ thuật sóng đôi đối ứng
->Chung lí tưởng, chung cuộc chiến đấu gian khổ.
+Đồng chí !
->Tình đồng chí là kết tinh cao đẹp của tình bạn, tình người.
b)Những biểu hiện của tình đồng chí
 (7')
+Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
-Hình ảnh giản dị, quen thuộc.
-GV đây là những hình ảnh rất đỗi thân quen với người lính xuất thân từ nông dân.
?Nhận xét về ý nghĩa biểu cảm của từ “mặc kệ”
-Thể hiện thái độ dứt khoát, mạnh mẽ để quyết tâm ra đi vì nghĩa lớn.
-GV liên hệ với hình ảnh người lính trong thơ của Nguyễn Đình Thi.	
-Nhưng họ vẫn rất nặng lòng với quê hương của mình, vẫn cảm nhận được nỗi nhớ nhung của làng quê với mình: “Giếng nước......ra lính”
?Qua đó, em hiểu gì về những cảm xúc suy tư của người lính?
?Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian nan thiếu thốn của cuộc đời người lính. Hãy đọc những câu thơ nói lên điều đó.
?Hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả và kết cấu của những câu thơ này?
?Qua đó, em hiểu thêm gì về cuộc sống của những	 người lính?
?Sức mạnh nào giúp họ vượt qua tất cả những gian	lao ấy?
?Hình ảnh bàn tay nắm lấy bàn tay thể hiện tình cảm gì của những người lính?
-Hình ảnh bàn tay nắm lấy bàn tay trong đêm đông
giá buốt, trong sự im lặng không nói thành lời là biểu hiện cao nhất của tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng giúp họ sức mạnh để vượt lên tất cả.
-Học sinh đọc 3 câu thơ cuối
?Hãy nhận xét về nghệ thuật sử dụng hình ảnh trong đoạn thơ?
-Hình ảnh tả thực, trong cảnh rừng hoang sương muối những người lính chờ giặc đứng bên nhau chính sức mạnh của tình đồng chí đồng đội giúp họ vượt lên tất cả, sưởi ấm tâm hồn họ trong đêm đông giá rét.
?Những người lính trong đêm chờ giặc còn cóthêm một người bạn nữa, đó là ai?
-Vầng trăng
-GV: Phân tích hình ảnh, nhịp điệu và ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh thơ “đầu súng trăng treo”
->Sẵn sàng ra đi vì nghĩa lớn nhưng vẫn rất gắn bó với làng quê thân yêu
+Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giầy
-Nghệ thuật tả thực
-Kết cấu sóng đôi đối ứng
->Cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn, vất vả
+Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
->Tình đồng chí giản dị nhưng rất xúc động và thiêng liêng.
c)Tình đồng chí trong chiến đấu (7')
+Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
-Hình ảnh tả thực kết hợp với lãng mạn.
->Vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ Việt Nam.
?Bài thơ khắc hoạ chân dung người lính trong k/c chống Pháp. Họ hiện lên như thế nào?
-GV hướng dẫn HS khái quát rút ra ghi nhớ 	
?Trình bày cảm nhận của em về giá trị nội dung và nghệ thuật cuả bài thơ?
32 - Hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp (5')
-Nguồn gốc xuất thân
-Lí tưởng sống
Hoàn cảnh sống chiến đấu ...
-Lạc quan
-Sống gắn bó trong tình đ/c, đồng đội
III-Ghi nhớ (SGK) (3')
D/ Luyện tập - Củng cố (3')	
	?Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của người lính là “Đồng chí"?
-Đồng chí là cùng chung chí hướng, lí tưởng. Đây cũng là cách xưng hô của những người cùng trong đoàn thể cách mạng. Vì vậy tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội.
	?Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chông
Pháp?
	-Giáo viên củng cố kiến thức trong bài.
E/Hướng dẫn về nhà (2')
	*Nắm chắc kiến thức trong bài. Học thuộc bài thơ.
	*Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ “Đồng chí”? So với nhiều bài thơ khác, bài thơ này có những dấu hiệu nghệ thuật riêng biệt nào?
	-Thể thơ tự do, ngôn ngữ giản dị nhưng vẫn có sức gợi cảm sâu sắc.
	*Soạn "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
--------------------------------------------------------------------
Tiết 48	
Soạn 24/10/2008 
Dạy 28/10/2008	
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
 (Phạm Tiến Duật)
Mục tiêu cần đạt
	1. HS cảm nhận được những nét đẹp độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm và sôi nổi.
	-Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.
	2. Giáo dục lòng yêu mến, cảm phục anh bộ đội Cụ Hồ
	3. Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ.
chuẩn bị
	*Giáo viên: Tìm hiểu phong cách thơ Phạm Tiến Duật;
	Tập thơ "Vần trăng - Quầng lửa"
	*Học sinh: Soạn bài
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1’)
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4’)
	1- Đọc thuộc lòng bài thơ “Đồng chí”. 
	2- Phân tích ba câu thơ cuối của bài thơ?
C - Bài mới (35’)
	GV giới thiệu bài:
?Trình bày những nét tiêu biểu về tác giả Phạm Tiến Duật?
-HS trả lời
-GV bổ sung: Sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm, gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyết đường Trường Sơn và trở thành nhà thơ tiêu biểu trong thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ
?Những nét hiểu biết của em về “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”?
-GV hướng dẫn đọc: lời thơ gần với lời nói thường, giọng điệu tự nhiên sôi nổi pha chút ngang tàng.
-HS đọc, GV nhận xét rút kinh nghiệm.	
-GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu những chú thích trong SGK.
?Nhận xét về nhan đề của bài thơ?
-Nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc ở cái vẻ khác lạ
và độc đáo. Hai chữ “bài thơ” thể hiện rõ cách khai thác hiện thực của tác giả: muốn nói về chất thơ của hiện thực cuộc chiến đấu gian khổ
?Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật hình 	ảnh nào?
 -Hình ảnh những chiếc xe không kính 
?Hình ảnh những chiếc xe không kính vẫn băng băng trên đường ra mặt trận được miêu tả qua những câu thơ nào	?
?Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng hình ảnh trong những câu thơ này?
-GV: xưa nay, hình ảnh xe cộ nếu được đưa vào thơ thường được mĩ lệ, lãng mạn hoá và mang ý nghĩa tượng trưng. Còn hình ảnh những chiếc xe
I/Giới thiệu chung (4')
1-Tác giả
 -Sinh 1941
 -Quê: Thanh Ba-Phú Thọ.
 -Thơ PTD trẻ trung, sôi nổi pha chút ngang tàng tinh nghịch
2-Tác phẩm
-Sáng tác 1969 
-In trong "Vầng trăng quầng lửa"
II/Đọc-hiểu văn bản (29')
1-Đọc-chú thích (3')
2-Phân tích (26')
a)Hình ảnh những chiếc xe không kính (4')
+Không có kính không phải vì xe 
 không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
...................
+Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
-Hình ảnh tả thực
không kính của Phạm Tiến Duật lại là một hình ảnh thực rất độc đáo
?Kết cấu và giọng điệu của những câu thơ trên có gì đặc biệt?
?Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này?	
-GV: hình ảnh những chiêc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh nhưng phải có một tâm hồn nhậy cảm mới nhận ra nét độc đáo và đưa nó lên thành hình tượng thơ của thời chiến tranh chống Mĩ
-GV chuyển: Hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi rõ hình ảnh những người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. Thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu, lại là hoàn cảnh để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp của mình.
?Hãy phát  ... tự nhiên.
*Nội dung:Khắc hoạ thành công hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đườngTrường Sơn
D/Luyện tập - Củng cố (3')
	?Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ qua bài thơ?
	?So sánh hình ảnh người lính trong hai bài thơ: “Đồng chí” và “Bài thơ về ...kính	*Giáo viên củng cố kiến thức trong bài.
E/Hướng dẫn (2')
	*Nắm chắc kiến thức trong bài
	*Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ.
	*Ôn tập phần Tiếng Việt chuẩn bị cho tiết "Tổng kết từ vựng" tiếp theo
------------------------------------------------------------------------
Tiết 48	
Soạn 25/10/2008 
Dạy 29/10/2008	
Kiểm tra truyện trung đại
Mục tiêu cần đạt
	HS nắm vững những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: Những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu.
	Qua kiểm tra, đánh giá được kết quả dạy của GV, kết quả học của HS về phần truyện trung đại Việt Nam. Từ đó, GV và HS có hướng điều chỉnh phương pháp dạy và học cho phù hợp.
	Rèn ý thức độc lập, tự giác khi làm bài
chuẩn bị
	*Giáo viên: Đề, đáp án, biểu điểm.
Đề Kiểm tra Môn Ngữ văn 9
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
	Điền tiếp vào các cột còn lại trong bảng cho phù hợp với mỗi tác phẩm!
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Sắp xếp thứ tự tác phẩm theo thời gian ra đời
1. Vũ trung tuỳ bút
2. Truyện Kiều
3. Chuyện ngưòi con gái Nam Xương
4. Truyện Lục Vân Tiên
5. Hoàng Lê nhất thống chí
...............................
................................
................................
................................
................................
.....................
.....................
.....................
.....................
.....................
.....................
.....................
.....................
.....................
.....................
Phần tự luận (7 điểm)
	Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam được thể hiện trong tác phẩm "Chuyện người con gái nam Xương" của Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9 - Tập I).
Yêu cầu, biểu điểm chấm
Phần trắc nghiệm (3đ): HS điền đúng vào mỗi cột cho 1đ.
	Đúng mỗi dòng trong một cột cho 0,2đ
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Sắp xếp thứ tự tác phẩm theo thời gian ra đời
1. Vũ trung tuỳ bút
2. Truyện Kiều
3. Chuyện ngưòi con gái Nam Xương
4. Truyện Lục Vân Tiên
5. Hoàng Lê nhất thống chí
Phạm Đình Hổ
Nguyễn Du
Nguyễn Dữ
Nguyễn Đình Chiểu
Ngô Gia Văn Phái
Tuỳ bút
Truyện Nôm
Truyền kì
Truyện Nôm
Tiểu thuyết chương hồi 
4(3)
3(4)
1
5
2
Phần tự luận (7 điểm)
Về hình thức: 
	HS có thể viết theo thể loại nghị luận (hoặc thuyết minh)
	Bố cục mạch lạc, chặt chẽ; hành văn trôi chảy; chữ viết đẹp, không sai lỗi chính tả
Về nội dung: 
Học sinh cần làm nổi bật nội dung sau:
	Vũ Nương - nhân vật chính trong chuyện "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ là hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Nàng đẹp người, đẹp nết. Vũ Nương là người vợ thuỷ chung, là người con dâu hiếu thảo, là người mẹ đảm đang tháo vát. Vẻ đẹp của nàng được thể hiện trong các tình huống: 
	Khi mới lấy chồng...	(1đ)
	Khi tiễn chồng đi lính ...	(1đ)
	Khi chồng ở nơi chiến trận ...	(3đ)
	Vẻ đẹp của nàng tiếp tục được bộc lộ khi nàng ở dưới thuỷ cung: Vũ Nương vẫn nặng lòng với quê hương, với gia đình, vẫn khao khát được trả lại danh dự ...	(2đ)
	*Học sinh: Ôn lại phần truyện trung đại
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp 
 9B vắng: 
B - Kiểm tra 
	GV phát đề; HS độc lập, tự giác làm bài.
C - Bài mới 
D - GV thu bài
	Nhận xét giờ kiểm tra
E - Hướng dẫn về nhà
 	Tiếp tục ôn phần truyện trung đại
	Chuẩn bị cho bài "Sự phát triển của từ vựng"
-----------------------------------------------------------------------------------
Tiết 49	
Soạn 25/10/2008 
Dạy 01/11/2008	
Tổng kết từ vựng
Mục tiêu cần đạt
	HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (Sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, các hình thức trau dồi vốn từ.
	Giáo dục ý thức trau dồi vốn từ
chuẩn bị
	*Giáo viên: Bảng phụ kẻ sơ đồ trang 135, ghi bài tập
	*Học sinh: Ôn lại 5 nội dung trong bài
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1’)
 9B vắng: 
B - Kiểm tra 
	Xen kẽ trong giờ 
C - Bài mới (40’)
	GV giới thiệu bài:
GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học để điền nội dung thích hợp vào các ô trống theo sơ đồ trong SGK.	
?Hãy tìm những dẫn chứng minh hoạ cho cách phát triển từ vựng đã nêu trong sơ đồ trên.
?Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không, vì sao?
-Học sinh tự thảo luận
->Ngôn ngữ của nhân loại phát triển từ vựng theo tất cả các cách thức đã nêu
?Thế nào là từ mượn?
-HS đọc phần 2 
?Hãy chọn một nhận định đúng trong các nhận định trên.	
-HS đọc phần 3
?Hãy so sánh sự khác nhau của những từ mượn em vừa đọc.	
?Thế nào là từ Hán Việt?
-Học sinh đọc phần 2 SGK
?Trong những quan niệm em vừa đọc, theo em quan niệm nào đúng nhất	?
I/Sự phát triển của từ vựng (8')
1-Các cách phát triển của từ vựng
2-Luyện tập
-Phát triển từ vựng bằng cách phát triển ngữ nghĩa của từ : dưa chuột, con chuột (một bộ phận của máy vi tính)
-Phát triển từ vựng bằng cách tăng số lượng từ ngữ: (rừng phòng hộ, thị trường tiền tệ, sách đỏ), hoặc mượn từ ngữ tiếng nước ngoài (AIDS, SARC, INTENET)...
II/Từ mượn (8')
1-Khái niệm
-Là các từ mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
2-Luyện tập
a)Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.
b)
-Săm, lốp, ga, xăng, phanh, ...: từ mượn nhưng đã được Việt hoá hoàn toàn
-axít, ra đi ô, vitamin...:từ mượn chưa đượcViệt hoá hoàn toàn.
III/Từ Hán-Việt (8')
1-Khái niệm
-Là từ được tạo bởi các yếu tố Hán-Việt
2-Luyện tập	
-Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.
IV/Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội (8')
1-Khái niệm
a)Thuật ngữ:
-Từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và thườngđược
?Thế nào là biệt ngữ xã hội?
-GV hướng dẫn học sinh thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay 
-HS thảo luận.
?Hãy liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội?
-GV hướng dẫn học sinh tự làm
?Có những hình thức nào để trau dồi vốn từ?
?Hãy giải thích ý nghĩa của những từ ngữ em vừa đọc?	
?Hãy phát hiện lỗi dùng từ trong các câu em vừa đọc và sửa những lỗi ấy
dùng trong các văn bản khoa học, kĩ thuật...
b)Biệt ngữ xã hội:
-Là -Những từ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
2-Luyện tập
V/Trau dồi vốn từ (8')
1-Các hình thức trau dồi vốn từ
-Nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ 
-Học hỏi, rèn luyện làm tăng vốn từ 
2-Giải nghĩa từ
-Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa
ghi đầy đủ tri thức của các ngành.
-Dự thảo: thảo luận để thông qua.
-Hậu duệ: con cháu của người đã chết.
3-Sửa lỗi dùng từ
a)Sai từ “béo bổ”->thay bằng “béo bở”
b)Sai từ “đạm bạc”-> “tệ bạc”
c)Sai từ “tấp nập”-> “tới tấp”
D/Củng cố	(2')	
*Giáo viên củng cố kiến thức trong bài.
	*Học sinh nhắc lại một số kiến thức đã học.
E/Hướng dẫn về nhà (2')
	*Nắm chắc kiến thức trong bài
	*Chú ý chuẩn bị bài "Nghị luận trong văn bản tự sự"
-----------------------------------------------------
Tiết 50	
Soạn 28/10/2008 
Dạy 03/11/2008	
nghị luận trong văn bản tự sự
Mục tiêu cần đạt
	HS hiểu thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
	Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận.
chuẩn bị
	*Giáo viên: Một số đoạn văn, đoạn thơ tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
	*Học sinh: Đọc bài ở nhà
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1’)
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4')
	?Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn tự sự? Bài tập 3
	?Thế nào là nghị luận?
C - Bài mới (40’)
	GV giới thiệu bài:
-Học sinh đọc ví dụ trong SGK	
-GV nhắc lại khái niệm nghị luận
?Hãy tìm ra những câu những chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong đoạn trích?	
-GV hướng dẫn cụ thể
?VD a là lời của ai? Nói với ai?
Đoạn văn nêu lên vấn đề gì?
?Để đi đến kết luận này, ông giáo đã đưa ra các luận điểm như thế nào?
?Về hình thức, đoạn văn trên chứa rất nhiều từ câu mang tính chất nghị luận, phát hiện
-GV hướng dẫn HS tìm những từ vì thế... cho nên, nếu...thì
-Các câu văn trong đoạn trích đều là những câu khẳng định ngắn gọn khúc chiết.
-Tất cả những đặc điểm nội dung hình thức và cách lập luận vừa nêu trên phù hợp với tính cách của ông giáo, một người có học thức hiểu biết và giàu lòng thương người	
-HS theo dõi đoạn trích (b)
-GV cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư diễn ra dưới hình thức nghị luận, phù hợp với một phiên toà. HT trong cơn “hồn lạc phách siêu” vẫn biện minh cho mình bằng những lập luận chặt chẽ. Đó là những lập luận nào?
-GV: với những lập luận trên, Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư và tha bổng cho HT	
I/Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự (20)')
1-Ví dụ
2-Nhận xét
a)Những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận
+Đoạn a: Đoạn trích (a) là những suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo, tự thuyết phục chính mình rằng “vợ mình không ác” 	
-Nêu vấn đề: “Nếu ta không ...độc ác với họ”.
-Phát triển vấn đề:” Vợ tôi đã quá khổ, cái bản tính tốt bị những lo lắng, buồn đau ...che lấp mất”
Kết thúc vấn đề: “ Tôi biết vậy ....không lỡ giận”
+Đoạn b: Những luận điểm trong lập luận của HT :
-HT là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình.
 -HT đối xử rất tốt với Kiều khi ở gác viết kinh, khi Kiều trốn ra khỏi nhà cũng không đuổi theo
-Trong cảnh chồng chung không dễ ai chiều cho ai.
-Trót gây đau khổ cho Kiều, nên bây giờ
chỉ biết trông chờ vào lòng khoan dungđộ lượng của nàng.
?Qua các ví dụ trên, em hãy cho biết dấu hiệu của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
-Là các cuộc đối thoại giữa các nhân vật hoặc độc thoại nội tâm nêu ra các nhận xét phán đoán, lý lẽ nhằm thuyết phục người đọc người nghe về một vấn đề nào đó
?Các câu thường dùng trong đoạn văn nghị luận của văn bản tự sự là gì?
?Hãy kể những từ lập luận thường được dùng trong đoạn văn nghị luận?
-GV khái quát kiến thức để rút ra ghi nhớ.
Đã được hướng dẫn trả lời trong phần bài học, học sinh tự tổng kết khái quát để hoàn thành vào vở.
b) Các dấu hiệu của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
c)Các loại từ và câu dùng trong đoạn văn nghị luận của văn bản tự sự
-Câu: Miêu tả, trần thuật, phủ định, câu có cặp từ hô ứng...
-Từ: Tại sao, thật vậy, trước hết, sau cùng,....
3-Ghi nhớ (SGK)
II/Luyện tập (20')
Bài tập 1,2:
D/Củng cố (2')
*Giáo viên củng cố kiến thức trong bài.
	*Học sinh nhắc lại một số kiến thức đã học.
E/Hướng dẫn về nhà (2')
	*Nắm chắc kiến thức trong bài
	*Soạn "Đoàn thuyền đánh cá"
------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10.doc