Bài soạn Ngữ Văn 9 - Tuần 10 đến 18 - GV: Phan Văn Rơi - Trường THCS Nguyễn Khuyến

Bài soạn Ngữ Văn 9 - Tuần 10 đến 18 - GV: Phan Văn Rơi - Trường THCS Nguyễn Khuyến

Kiểm tra Văn (Truyện trung đại)

A. Mục tiêu cần đạt :

Qua tiết kiểm tra HS đạt được:

- Nắm được kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam : những thể loại chủ yếu , giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu

- Qua bài kiểm tra : Đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt

B. Chuẩn bị :

- Thầy soạn bài lên lớp,ra đề phù hợp

- Trò ôn bài cũ (7 nội dung sgk)

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/. ỔN ĐỊNH LỚP : HS bỏ sách vào cặp ,lấy giấy bút làm bài

2/ KIỂM TRA : GV ra đề bài.

3/ HỌC SINH LÀM BÀI: GV quan sát , nhắc nhỡ HS ngồi làm bài không nghiêm túc

4/ GIÁO VIÊN THU BÀI.: Thu bài theo bàn

 5/ RÚT KINH NGHIỆM:

 6/ Hướng dẫn chuẩn bị bài

1. Bài vừa học:

2. Bài sắp học: Đồng chí

 

doc 142 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ Văn 9 - Tuần 10 đến 18 - GV: Phan Văn Rơi - Trường THCS Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết 46
Ngày soạn: 17/10/2010
Ngày dạy: 18/10/2010 
Kiểm tra Văn (Truyện trung đại)
A. Mục tiêu cần đạt :
Qua tiết kiểm tra HS đạt được: 
- Nắm được kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam : những thể loại chủ yếu , giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu 
- Qua bài kiểm tra : Đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt 
B. Chuẩn bị : 
- Thầy soạn bài lên lớp,ra đề phù hợp 
- Trò ôn bài cũ (7 nội dung sgk)
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. ỔN ĐỊNH LỚP : HS bỏ sách vào cặp ,lấy giấy bút làm bài
2/ KIỂM TRA : GV ra đề bài.
3/ HỌC SINH LÀM BÀI: GV quan sát , nhắc nhỡ HS ngồi làm bài không nghiêm túc
4/ GIÁO VIÊN THU BÀI.: Thu bài theo bàn
 5/ RÚT KINH NGHIỆM:
 6/ Hướng dẫn chuẩn bị bài
1. Bài vừa học:
2. Bài sắp học: Đồng chí
MA TRẬN VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
Mức độ
Lĩnh vực
Nội dung
Nhận biết
TN TL
Thông hiểu
TN TL
Vận dụng thấp
TN TL
Vận dụng cao
TN TL
Tổng số
TN TL
Nhan đề
C1
Thể loại
C2
Chi tiết
C3
Tác giả
C4
Nội dung
C5
C7
C10
BPNT
C6
Tác phẩm-
Nội dung
C8
Giá trị TP
C9
Tổng số câu
5
3
 1
 1
8 2
Tổng số điểm
2.5 
1.5
 2
 4
4 6
Đáp án
Đề A:1A;2B;3D;4A;5B;6A;7D;81b,2c,3a
Đề B:1B;2A;3D;4B;5D; 6B;7B; 81b,2c,3a
Đề A: Hãy khoanh tròn vào trước chữ cái có câu trả lời đúng
I-Trắc nghiệm:(2điểm-mỗi câu 0.25điểm)
Câu 1: Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?
A- Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
B- Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.
C- Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.
D- Ghi chép tản mạn cuộc đời những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.
Câu 2:Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được viết theo thể loại nào?
A- Tiểu thuyết chương hồi.
B- Tùy bút.
C- Truyền kì
D- Truyện ngắn.
Câu 3:Chi tiết nào nói đúng nhất những biểu hiện trí tuệ sáng suốt và nhạy bén của Nguyễn Huệ trong hồi thứ 14 “Hoàng Lê nhất thống chí”
A- Phân tích tình hình thời cuộc.
B- Phân tích tương quan lực lượng giữa ta và địch.
C- Xét đoán và dùng người.
D- Cả A,B,C.
Câu 4-Nói “Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, một thiên tài văn học,
một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn” là :
A- Đúng B- Sai
Câu 5:Ý nào nói không đúng về vẻ đẹp của mùa xuân được gợi ra từ hai câu thơ sau:
 Cỏ non xanh tận chân trời,
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
A- Mới mẻ,tinh khôi,giàu sức sống
B- Ảm đạm,u ám.
B- Khoáng đạt, trong trẻo
C- Nhẹ nhàng, thanh khiết.
Câu 6:Cụm từ “tấm son” trong câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”(Kiều ở lầu Ngưng Bích-Nguyễn Du) sử dụng cách nói nào?
A- Ẩn dụ B- Hoán dụ
C- Nhân hóa C- So sánh
Câu 7-Dòng nào nói đúng nhất vẻ đẹp của Lục Vân Tiên thể hiện qua hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga?
A- Có tính cách anh hùng.
B- Có tài năng.
C- Có tấm lòng vị nghĩa
D- Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8:Nối nội dung ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B.
A.Tên văn bản
B.Chủ đề của văn bản
Nối
1.Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
a/ Phê phán bộ mặt thật của xã hội phong kiến thể hiện qua những con người giả dối,bất nhân,vì tiền mà táng tận lương tâm
1.
2.Quang Trung đại phá quân Thanh
b/ Phê phán bộ mặt thật của xã hội phong
kiến thể hiện qua sự ăn chơi xa hoa,trụy lạc của bọn vua chúa.
2..
3.Mã Giám Sinh mua Kiều
c/ Phê phán bộ mặt thật của xã hội phong
kiến thể hiện qua thái độ hèn nhát,thần phục ngoại bang một cách nhục nhã của vua tôi nhà Lê.
3.
II-Tự luận: (8 điểm).
Câu 9: Nêu những giá trị chủ yếu của Truyện Kiều(4đ).
Câu 10: Cảm nhận của em về hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.(4đ)
Đề B:
I/Trắc nghiệm .(2điểm-mỗi câu 0.25điểm)
Câu 1: Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện truyền kì?
A- Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật.
B- Là những truyện kể có sự đan xen giữa những yếu tố có thật và những yếu tố hoang đường.
C- Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn do tác giả tự tưởng tượng ra.
D- Là những truyện kể về các nhân vật lịch sử.
Câu 2:Hoàng Lê nhất thống chí được viết theo thể loại nào?
A- Tiểu thuyết chương hồi. B- Tùy bút.
C- Truyền kì. C- Truyện ngắn.
Câu 3:Chi tiết nào nói lên sự đoán sáng suốt của vua Quang Trung trong việc xét đoán và dùng người?
A- Thân chinh cầm quân ra trận.
B- Phủ dụ quân lính tại Nghệ An.
C- Sai mở tiệc khao quân.
D- Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp.
Câu 4:Nói “Nguyễn Du đã hoàn toàn sáng tác ra Truyện Kiều” là:
 A- Đúng B- Sai
Câu 5:Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của hai câu thơ sau:
 Ngày xuân con én đưa thoi,
 Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
A- Nói về thời gian mùa xuân.
B- Nói về không gian mùa xuân.
C- Nói về cảnh vật mùa xuân.
D- Cả A,B đều đúng.
Câu 6:Cụm từ “Quạt nồng ấp lạnh” được gọi là gì?
A- Tục ngữ B- Thành ngữ.
C- Thuật ngữ D- Hô ngữ.
Câu 7:Em đánh giá như thế nào về hành động của Trịnh Hâm trong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”.
A- Phù hợp với tâm lí thông thường của con người 
B- Vô cùng độc ác, bất nhân ,bất nghĩa 
C- Nông nổi, bồng bột, nhất thời.
D- Khôn khéo,quyết đoán, lắm mưu mô.
Câu 8:Nối nội dung ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B.
A.Tên văn bản
B.Chủ đề của văn bản
Nối
1.Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
a/Phê phán bộ mặt thật của xã hội phong kiến thể hiện qua những con người giả dối,bất nhân,vì tiền mà táng tận lương tâm
1..
2.Quang Trung đại phá quân Thanh
b/ Phê phán bộ mặt thật của xã hội phong
kiến thể hiện qua sự ăn chơi xa hoa,trụy lạc của bọn vua chúa.
2
3.Mã Giám Sinh mua Kiều
c/ Phê phán bộ mặt thật của xã hội phong
kiến thể hiện qua thái độ hèn nhát,thần phục ngoại bang một cách nhục nhã của vua tôi nhà Lê.
3.
II-Tự luận(8 điểm).
Câu 9: Nêu những giá trị chủ yếu của Truyện Kiều(4đ).
Câu 10: Cảm nhận của em về hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.(4đ)
Tiết 47
Ngày soạn: 17/10/2010
Ngày dạy: 19/10/2010 
 Đồng chí
 Chính Hữu ( 1926 - 2007 )
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
	- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc k/c chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
	- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
	- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
2. Kĩ năng
	- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
	- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
	- Tìm một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
* Thầy: soạn bài lên lớp,vẽ tranh minh hoạ
 -Chân dung t/g khi còn trẻ và hiện tại
* Trò: ôn bài cũ, soạn bài mới 
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
Từ sau cách mạng tháng Tám 1945, trong văn học hiện đại Việt Nam xuất hiện một đề tài mới : Tình đồng chí , đồng đội của người chiến sỹ cách mạng - anh bộ đội Cụ Hồ . Chính Hữu đã là một trong những nhà thơ đầu tiên đóng góp vào đề tài ấy bằng bài thơ đặc sắc : Đồng chí .
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 12 phút.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Dựa vào bài soạn, hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
I/Tìm hiểu chung
1/Tác giả:
Chính hữu chủ yếu sáng tác về những người chiến sĩ quân đội- những người đồng đội của ông trong hai cuộc K/C chống Pháp vag chống Mỹ.
HS trình bày 
2/Tác phẩm:
Bài thơ “Đồng chí” ra đời năm 1948.
Hướng dẫn đọc - đọc mẫu – HS đọc lại bài
Hãy trình bày những hiểu biết của em về thể loại, phương thức biểu đạt và bố cục bài thơ?
Trình bày cá nhân.
*Thể loại: -Thể thơ:tự do
*Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với miêu tả.
* Bố cục: 3 phần
Chia làm ba đoạn :
- Đ1 : 7 dòng thơ đầu -> Cơ sở của tình đồng chí.
- Đ2 : 10 dòng tiếp -> Những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí.
- Đ3: Còn lại -> Biểu tượng của tình đồng chí
Kể lại hoàn cảnh ra đời bài thơ.
GV: Đây là thời kì mà cách mạng của ta gặp rất nhiều khó khăn .Ông đã kể : “Vào cuối 1947 tôi tham gia chiến dịch VB –Thu đông .P nhảy dù ở VB,hành quân từ Bắc Cạn->Thái Nguyên.Chúng tôi phục kích giặc từng chặng để đánh,khi đó tôi là chính trị viên đại đội,chiến dịch vô cùng gian khổ,bản thân người lính chỉ có phong phanh trên mình áo cánh nâu,đầu không mũ ,chân không giày,đêm ngủ lấy lá khô trải,không chăn màn,ăn uống hết sức kham khổ,vì trên đường truy kích địch tôi nhận n/v chăm sóc thương binh và chôn cất tử sĩ.Sau đó tôi bị ốm nằm lại trong một nhà sàn heo hút gió ,tôi đã sáng tác bài thơ “đ/c””->bài thơ ra đời là kết quả của những trải nghiệm thực và cảm xúc sâu xa của t/g về tình đồng đội . Phần lớn các tác phẩm viết về người lính CM thường khai thác cảm hứng lãng mạn anh hùng. Bài thơ “Đồng chí” cùng một số bài khác đã mở ra khuynh hướng viết về quần chúng kháng chiến.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết 
Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng.
Thời gian: 60 phút.
Đọc lại 6 câu thơ đầu- đây là những câu là cơ sở lí giải của tình đ/c.
 Trong cảm nhận của nhà thơ, tình đồng chí có liên quan đến những con người với những không gian cụ thể nào ?
Nhận xét cách dùng từ ngữ của t/g khi nói về tình đ/c?
HS đọc
II. Tìm hiểu văn bản.
Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp:
Anh Tôi
Nước mặn đồng chua 
Đất cày lên sỏi đá
Ra trận quen nhau
Chung lí tưởng
“Súng bên súng
chung chăn”
Đồng chí.
- Cùng chung cảnh ngộ- vốn là những người nông dân nghèo từ những miền quê hương “ Nước mặn đồng chua”, “Đất cày lên sỏi đá”. 
- Cùng chung lí tưởng, cùng chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Từ ngữ gợi cảm mộc mạc, BP đối ngữ nói lên những người lính có chung g/c,chung lí tưởng, chung mục đích chiến đấu.
Hãy khái quát lại cơ sở hình thành tình đồng chí? 
Khái quát.
 Tình đồng chí sâu lắng, thiêng liêng.
Câu thơ “Đồng chí” ở giữa bài thơ có gì đặc biệt?
Câu thơ chỉ có hai tiếng và dấu chấm than -> nốt nhấn, vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, đồng thời như một bản lề gắn kết đoạn đầu với đoạn sau
GV bình: “Đồng chí !” được lấy làm nhan đề cho bài,là tiếng gọi thiêng liêng,là biểu hiện chủ đề, linh hồn của bài, tạo sự độc đáo,đ/c ở đây bật lên từ đáy lòng,từ t/c của những con người gắn bó với nhau.Hai tiếng đ/c đến đây đã đủ đứng riêng làm một câu thơ.Có người thắc mắc :nó liền mạch với câu thơ trên hay thuộc về những câu thơ dưới->sự thắc mắc này có cơ sở bởi nó là cao trào của 6 câu trướcvừa mở ra những gì ẩn chứa trong những câu sau vì kh ... : văn học hiện đại Việt Nam ngày càng phát triển hoàn thiện, bắt nhịp cùng sự phát triển của văn học thế giới.
1. Dựa vào nội dung bài đọc và bảng thống kê ở tiết 1, hãy hoàn thiện và giới thiệu sơ đồ sau:
VHVN đầu thế kỉ XX
Khu vực hợp pháp
Khu vực bất hợp pháp
Trào lưu VH lãng mạn
Là tiếng nói cá nhân giàu cảm xúc , khát vọng, bất hoà với thực tại...ngợi ca tình yêu thiên nhiên, lứa đôi ( Tản Đà, Thế Lữ, Xuân Diệu,Hàn Mặc Tử, ...) 
Trào lưu VH hiện thực
Phơi bày thực trạng XH bất công, thối nát và cảm thông với nỗi thống khổ của nhân dân ( Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng...)
Trào lưu VH cách mạng
VH bí mật, chủ yếu là sáng tác của các chiến sĩ trong tù. VH thể hiển lòng yêu nước thương dân, khát vọng tự do ( Tố Hữu, Hồ Chí Minh...)
Văn xuôi Việt Nam Hiện Đại 
Thể Loại
Tên Văn Bản
Thời Gian
Tác Giả
Những Nét Chính Về Nội Dung Và Nghệ Thuật
Truyện ngắn
Làng
1948
Kim Lân
Tình yêu quê hương đất nước của những người phải đi tản cư. Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.Nghệ thuật miêu tả tân lí nhân vật.
Chiếc Lược Ngà
1966
Nguyễn Quang Sáng
Tình cảm cha con sâu đậm, đẹp đẽ trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.Cách kể chuyện hấp dẫn, kết hợp với miêu tả và bình luận.
Lặng Lẽ Sapa
1970
Nguyễn Thành Long
Vẻ đẹp của người thanh niên với công việc thầm lặng. Tình huống truyện hợp lí ,kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung; miêu tả tâm lí nhân vật
THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 
Thể loại
Tên văn bản
Thời gian
Tác giả
Những nét chính về nội dung và nghệ thuật
Thơ
Đồng Chí
1948
Chính Hữu
Tình đồng chí tạo nên sức mạnh đoàn kết, thương yêu, chiến đấu.
Lời thơ giản dị, hình ảnh chân thực.
Đoàn Thuyền Đánh Cá
1958
Huy Cận
Cảnh đẹp thiên nhiên và niềm vui của con người trong lao động trên biển. Bài thơ giàu hình ảnh sáng tạo
Bếp Lửa 
1963
Bằng Việt
Những kỉ niệm tuổi thơ về người bà, bếp lửa và nỗi nhớ quê hương da diết. Giọng thơ truyền cảm,da diết; hình ảnh thơ chân thực giàu sức biểu cảm.
Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính
1969
Phạm Tiến Duật
Những gian khổ hy sinh và niềm lạc quan của người lính lái xe.Lời thơ giản dị, tự nhiên dễ đi vào lòng người.
Khúc Hát Ru Những Em Bé Lớn Trên Lưng Mẹ
1971
Nguyễn Khoa Điềm
Tình yêu con gắn với tình yêu quê hương đất nước và tình thần chiến đấu của người mẹ Tà- ôi. Giọng thơ ngọt ngào, trìu mến,gjiàu nhạc tính.
Ánh Trăng
1978
Nguyễn Duy
Nhắc nhở về những năm tháng gian lao của người lính, nhắc nhở thái độ sống uống nước nhớ nguồn. Giọng thơ tâm tình, tự nhiên, hình ảnh giàu sức biểu cảm.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.	
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: .... phút.
a. Bài vừa học
	Ôn tập tổng hợp
b. Bài sắp học
 Ôn tập tổng hợp(tt)
Tuần 18
Tiết 86,87
Ngày soạn: 12/12/2010
Ngày dạy: 13/12/2010 
 ÔN TẬP TỔNG HỢP
 	 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN 	 
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
	`- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
	- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
	- Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng
	- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
	- Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu văn bản thuyết minh,văn bản tự sự.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
* Thầy: soạn bài lên lớp
* Trò: ôn bài cũ, soạn bài mới 
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về các kiểu văn bản đã học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Hoạt động dạy-học
Nội dung cần đạt
Ôn tập dựa theo các câu hỏi trong sgk.
1. Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 9 có những nội dung lớn nào
Các nội dung lớn :
a. Thuyết minh :luyện tập kết hợp với các bịện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
b.Văn bản tự sự : 2 trọng tâm :
- Tự sự kết hợp biểu cảm và miêu tả nội tâm; tự sự với lập luận.
- Một số nội dung mới trong văn bản tự sự :đối thoại, độc thoại nội tâm ; người kể chuyện, vai trò của người kể chuỵện.
Sinh động, hấp dẫn.
2. Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào?
3. Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả , tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự như thế nào? 
4. Những nội dung của văn bản tự sự ? Vai trò, vị trí, tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào ?
- Cho ví dụ một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận và một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận .
Miêu tả
Thuyết minh
(Đối tượng của miêu tả thường là các sự vật, con người, hoàn cảnh cụ thể)
- Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
- Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.
- Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
- Ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết.
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật.
- Ít tính khuôn mẫu.
- Đa nghĩa.
(Đối tượng của thuyết minh thường 
là các loại sự vật, đồ vật)
- Trung thành với đặc điểm của 
đối tượng, sự vật .
- Bảo đảm tính khách quan ,khoa học.
- Ít dùng tưởng tượng, so sánh.
- Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết.
- Ứng dụng trong nhiều tình huống
 cuộc sống, văn hoá, khoa học,
- Thường theo một số yêu cầu
 giống nhau (mẫu)
- Đơn nghĩa.
5. Thế nào là đối thoại, độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng hình thức thể hiện ?
- Tìm các ví dụ minh hoạ.
6. Tìm hai đoạn tự sự, trong đó một đoạn người kể chuyện theo ngôi thứ nhất, một đoạn người kể chuyện theo ngôi thứ ba. Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện.
7. Các nội dung văn bản tự sự
 8 có gì giống và khác văn bản tự sự những lớp dưới?
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đều là ngôn ngữ của nhân vật, là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản, đối thoại được thể hiện bằng các dấu gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp.
- Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc một ai đó trong tưởng tượng.
-Trong văn bản, khi độc thoại được nói thành lời thì phía trước của lời độc thoại có gạch đầu dòng; khi độc thoại không thành lời thì đó là độc thoại nội tâm. Trong văn bản tự sự, độc thoại nội tâm không có gạch đầu dòng.
các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận bổ trợ ; phương thức chính là tự sự.
9. Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự? Theo em, có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất không?
- Không một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
10. Tại sao bài tập làm văn tự sự của HS phải có 3 phần mở bài, thân bài, kết bài ?
Rèn luyện chuẩn mực.
11. Những kiến thức và kỹ năng về kiểu văn bản tự sự giúp gì trong việc đọc hiểu các văn bản tác phẩm văn học ? Phân tích vài ví dụ để làm sáng tỏ.
Soi sáng thêm.
.
12. Kiến thức và kỹ năng về các tác phẩm tự sự giúp những gì trong việc viết bài văn tự sự
- Giúp học tốt hơn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.	
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: .... phút.
a. Bài vừa học
b. Bài sắp học
 Ôn tập tổng hợp( tt)
Tiết 88
Ngày soạn: 12/12/2010
Ngày dạy: 15/12/2010 
 ÔN TẬP TỔNG HỢP
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
	- Các phương châm hội thoại.
	- Xưng hô trong hội thoại.
	- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng
	Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
* Thầy: soạn bài lên lớp
* Trò: ôn bài cũ
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
	 3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức
Mục tiêu: HS nắm được những nội dung cơ bản đã học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: ............. phút.
Hoạt động dạy-học
Nội dung cần đạt
H/dẫn hs tìm hiểu ph/châm về lượng.
Nêu tình huống không tuân thủ theo phương châm về lượng. 
Những kiến thức cần nhớ. 
I. Các phương châm hội thoại.
1) Phương châm về lượng.
Phương châm về lượng yêu cầu khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung ; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa..
Hướng dẫn hs tìm hiểu ph/châm về chất.
Nêu tình huống không tuân thủ theo phương châm về chất.
2) Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
H/dẫn HS tìm hiểu ph/châm quan hệ.
Nêu tình huống không tuân thủ theo phương châm quan hệ.
3) phương châm quan hệ yêu cầu khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
H/dẫn HS tìm hiểu ph/châm cách thức.
Nêu ví dụ
4) Phương châm cách thức yêu cầu khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
H/dẫn HS tìm hiểu ph/châm lịch sự.
Nêu tình huống có sử dụng phương châm lịch sự. 
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ xưng hô và cách sử dụng từ ngữ xưng hô.
Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt ? 
Nêu tình huống giao tiếp có sử dụng từ ngữ xưng hô.
5) Phương châm lịch sự yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
II. Xưng hô trong hội thoại. 
1. Từ ngữ xưng hô. 
- Từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt có các từ chỉ quan hệ gia đình, một số từ chỉ nghề nghiệp.
- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
2. Việc sử dụng từ ngữ xưng hô. 
Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. 
H/dẫn h/s tìm hiểu cách dẫn trực tiếp.
Nêu tình huống có sử dụng lời dẫn trực tiếp.
III. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp. 
1. Cách dẫn trực tiếp. 
Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
HS nêu
H/dẫn h/s tìm hiểu cách dẫn gián tiếp.
Nêu tình huống có sử dụng lời dẫn gián tiếp.
2. cách dẫn gián tiếp. 
Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.	
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: .... phút.
a. Bài vừa học
	Đọc, nhớ được một số đoạn truyện miêu tả, biểu cảm, lập luận tiêu biểu trong truyện.
b. Bài sắp học
 Thi học kì I

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_soan_ngu_van_9_tuan_10_den_18_gv_phan_van_roi_truong_thc.doc