Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 11

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 11

Tiết 51

Soạn 29/10/2008

Dạy 04/11/2008 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

 (Huy Cận)

 Tiết 1

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 HS bước đầu thấy được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đẫ tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"

 Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ

 Giáo dục lòng yêu lao động, yêu đất nước

CHUẨN BỊ

 Tìm đọc thơ Huy Cận trước cách mạng "Lửa thiêng" và sau cách mạng "Trời mỗi ngày lại sáng"

 Đọc tài liệu tham khảo

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1038Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Tiết 51	
Soạn 29/10/2008 
Dạy 04/11/2008	
đoàn thuyền đánh cá
 (Huy Cận)
 Tiết 1
Mục tiêu cần đạt
	HS bước đầu thấy được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đẫ tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"
	Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ
	Giáo dục lòng yêu lao động, yêu đất nước
chuẩn bị
	Tìm đọc thơ Huy Cận trước cách mạng "Lửa thiêng" và sau cách mạng "Trời mỗi ngày lại sáng"
	Đọc tài liệu tham khảo
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1’)
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4')	
	?Đọc thuộc lòng bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
	?Chủ đề của bài thơ?
C - Bài mới (36’)
	GV giới thiệu bài:
?Nêu hiểu biết của em về nhà thơ Huy Cận?
-GV giới thiệu thơ Huy Cận trước và sau cách mạng tháng Tám.
 ?Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
-GV giới thiệu h/c lịch sử ...
-GV giới thiệu bài thơ là sự kết hợp hai nguồn cảm hứng ...
-HS xác định phương thức biểu đạt, thể thơ
-GV hướng dẫn đọc: Giọng vui, phấn chấn, nhịp vừa phải. ở khổ 3,7 giọng nhanh hơn, cao hơn 
-HS đọc 
-GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của một số từ
?Bài thơ được triển khai theo trình tự nào?
I . Giới thiệu chung (6')
1. Tác giả
2. Tác phẩm
- Sáng tác năm 1958 ...
- In trong "Trời mỗi ngày lại sáng"
I . Đọc - hiểu văn bản (30')
1. Đọc, chú thích (4')
- HS xác định bố cục
?Từ đó, hãy xác định bố cục bài thơ
-HS chỉ ra bố cục
?Bố cục ấy có ý nghĩa như thế nào?
?Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh nào?
?NT miêu tả?
?Khung cảnh thiên nhiên hiện lên như thế nào?
-GV bình, chuyển
?Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi được miêu tả như thế nào?
?Phó từ "lại" giúp em hiểu được điều gì?
?Hình ảnh nào đặc tả được khí thế ra khơi của đoàn thuyền? NX về hình ảnh đó?
-GV đọc lại câu 4
?Đoàn thuyền ra khơi với khí thế như thế nào?
Tinh thần, tâm trạng của họ ra sao?
-GV bình
?Khổ 2 là lời hát của người dân chài. Họ hát về điều gì?
-HS trả lời
2. Bố cục (2')
 Khổ 1,2 - Khổ 3,4,5,6 - Khổ 7
3. Phân tích (24')
a,Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
+Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa
-H/a so sánh, nhân hoá giàu liên tưởng
->Hoàng hôn đẹp rực rỡ khoáng đạt gần gũi với con người
+Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi
-Hình ảnh thơ lãng mạn
->Đoàn thuyền ra khơi với khí thế vui tươi, với tinh thần lạc quan, say sưa lao động
D - Củng cố (2')
	- Khái quát nội dung, nghệ thuật khổ 1,2
E - Hướng dẫn về nhà (2')
	Nắm chắc những thông tin về tác giả, tác phẩm
	Soạn tiết 2
------------------------------------------------------------
Tiết 52
Soạn 29/10/2008 
Dạy 0511/2008	
đoàn thuyền đánh cá
 (Huy Cận)
 Tiết 2
Mục tiêu cần đạt
	HS tiếp tục tìm hiểu để thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đẫ tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"
	Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ
	Giáo dục lòng yêu lao động, yêu đất nước
chuẩn bị
	Tìm đọc thơ Huy Cận trước cách mạng "Lửa thiêng" và sau cách mạng "Trời mỗi ngày lại sáng"
	Đọc tài liệu tham khảo
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1’)
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4')	
	?Đọc thuộc lòng hai khổ đầu bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" và nêu cảm nhận về cảnh ra khơi?
C - Bài mới (35’)
	GV giới thiệu bài:
?Đêm trên biển Hạ Long hiện lên qua những hình ảnh nào?
-HS tìm
?Bút pháp?
?Cách sử dụng từ? Biện pháp nghệ thuật?
?NX cảnh biển khi vào đêm? 
-GV bình
?Tại sao Huy Cận chú ý miêu tả cảnh thiên nhiên đẹp như vậy?
-HS thảo luận
?Trong khung cảnh thiên nhiên đó, hình ảnh con thuyền được khắc hoạ như thế nào?
?Bút pháp?
?Cách dùng hình ảnh?
?Tư thế, tầm vóc của con thuyền trên mặt biển?
-GV bình
?Những câu thơ miêu tả công việc đánh cá?
?Nhận xét cách miêu tả?
-Chú ý cách dùng hình ảnh
?Hình dung công việc của họ? Tinh thần của người lao động?
I. Giới thiệu chung
II. Đọc - hiểu văn bản 
3. Phân tích (31')
a.
b.Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển 
 (21')
+ ... ........ trăng vàng choé
 Đêm thở sao lùa nước Hạ Long
+ Vẩy bạc, đuôi vàng loé rạng đông
 Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
-Dùng nhiều TT miêu tả màu sắc
-NT nhân hoá. Bút pháp lãng mạn
->Thiên nhiên sống động, đẹp lộng lẫy và rực rỡ sắc mầu
-Liệt kê
->Sự giàu có của biển cả
+Thuyền ta lái gió với buồm trăng
 Lướt giữa mây cao với biển bằng
-Bút pháp LM
-Hình ảnh thơ kì vĩ lớn lao
->Con thuyền hiện lên kì vĩ, lớn lao trong tư thế làm chủ
+Ra đậu dặm xa dò bụng biển
 Dàn đan thế trận lưới vây giăng
+Ta hát bài ca gọi cá vào
 Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
+Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
GV bình
?Trong đoạn thơ, t/g dùng rất nhiều câu thơ miêu tả cá. Điều này có ý nghĩa gì?
-HS thảo luận
-GV khái quát khổ 3,4,5,6
-HS đọc khổ 7
?Đoàn thuyền trở về được miêu tả như thế nào?
?Hãy so sánh với cảnh ra khơi?
-GV bình 
-GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ
?Chủ đề của bài thơ?
-Liên hệ các tác phẩm cùng chủ đề
?Cảm hứng bao trùm bài thơ?
?Bút pháp?
?Hình ảnh thơ?
?Âm hưởng, giọng điệu?
 Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
-Hình ảnh thơ vừa thực vừa lãng mạn
->Công việc đánh cá nặng nhọc khẩn trương song tràn đầy niềm vui
c.Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về 
 (10')
+Câu hát căng buồm ...
 Đoàn thuyền chạy đua ...
 Mặt trời đội biển nhô màu mới
 Mắt cá huy hoàng muôn dăm phơi
-Hình ảnh thơ LM
->Bình minh đẹp rực rỡ
 Đoàn thuyền trở về với khí thế khẩn trương, với niềm vui chiến thắng
*Ghi nhớ (SGK) (4')
1.ND
2.NT
D - Luyện tập, củng cố (3')
	?Cả bài thơ là khúc tráng ca với nhiều tiếng hát. Điều đó có ý nghĩa gì?
	?Trong bài thơ, em thích nhất hình ảnh nào? Tại sao?
	-GV khái quát bài
E - Hướng dẫn về nhà (2')
	-Học thuộc lòng bài thơ
	-Nắm chắc giá trị noịi dung, nghệ thuật
	-Làm bài tập 1 (Luyện tập)
	-Chuẩn bị cho bài "Tổng kết từ vựng" (Tiết 4)
------------------------------------------------------------
Tiết 53	
Soạn 30/10/2008 
Dạy 05/11/2008	
Tổng kết từ vựng
(Tiếp)
Mục tiêu cần đạt
	HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ tượng hình,tượng thanh,một số phép tu từ từ vựng:so sánh, ẩn dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh...) 
	Biết vận dụng kiến thức đã học vào giao tiếp
chuẩn bị
	*Giáo viên: Bảng phụ ghi BT
	*Học sinh: Ôn lại: Từ tượng hình,tượng thanh,một số phép tu từ từ vựng:so sánh, ẩn dụ,nói quá,nói giảm,nói tránh...
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1’)
 9B vắng: 
B - Kiểm tra 	
	Xen kẽ trong giờ
C - Bài mới (40’)
	GV giới thiệu bài:
?Thế nào là từ tượng hình,từ tượng thanh? 
?Hãy tìm những tên loài vật là từ tượng thanh?
-GV hướng dẫn, HS tự tìm
-HS đọc BT3
?Hãy tìm các từ tượng hình trong đoạn văn? 
?Tác dụng biểu cảm của nó trong đoạn trích là gì? 
-GV giúp HS ôn lại những khái niệm về những phép tu từ từ vựng 
 I.Từ tượng hình và từ tượng thanh (10')
1.Khái niệm
+Gợi tả hình ảnh,dáng vẻ,trạng thái của sự vật.
+ Mô phỏng âm thanh tự nhiên.
2.Luyện tập
BT2: 
Tên loài vật là từ tượng thanh: mèo,bò... 
BT3:
Từ tượng hình: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng,lồ lộ. 
->Miêu tả đám mây một cách cụ thể và sống động 
II.Một số phép tu từ từ vựng (30') 
1.Khái niệm (10')
 +So sánh
 +Nhân hoá 
 +ẩn dụ
 +Hoán dụ 
 +Nói quá 
 +Nói giảm,nói tránh 
-HS phát hiện những biện pháp tu từ trong những câu thơ trong "Truyện Kiều"
-GV: từ “hoa” và “cánh” dùng để chỉ Kiều và cuộc đời của nàng, từ “cây”, “lá” dùngđể chỉ gia đình Kiều và cuộc sống của họ. ý nói Kiều bán mình để cứu gia đình.
-GV: so sánh tiếng đàn của Kiều với tiếng Hạc, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa.
-GV: Nhờ biện pháp nói quá, Nguyễn Du thể hiện đầy ấn tượng một nhân vật tài sắc vẹn toàn
-Cực tả sự xa cách giữa thân phận và cảnh ngộ của Kiều và Thúc Sinh.
-Chơi chữ: “tài” và “tai”
-Học sinh đọc (SGK)	
?Hãy phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những phép tu từ từ vựng trong các ví dụ em vừa đọc?
 +Điệp ngữ 
 +Chơi chữ
2.Luyện tập (20')
a)Bài tập 1 (10')
*)Phép tu từ ẩn dụ
*)Tu từ so sánh
*)Phép nói quá
*)Phép nói quá
*)Phép chơi chữ
b)Bài tập 2 (10')
*Điệp ngữ “còn” và từ đa nghĩa “say sưa”
->Thể hiện tình cảm kín đáo nhưng rất mạnh mẽ
*Nói quá: sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn
*So sánh: miêu tả sinh động âm thanh tiếng suối và cảnh rừng giữa đêm trăng
*Nhân hoá: ánh trăng thành người bạn tri âm tri kỉ.
*ẩn dụ: sự gắn bó của đứa con với mẹ là
nguồn sống, nguồn nuôi dương niềm tin của mẹ
D/Củng cố (2')
*Giáo viên củng cố kiến thức trong bài.
	*Học sinh trình bầy một số kiến thức cơ bản
E/Hướng dẫn về nhà (2')
	*Nắm chắc kiến thức trong bài. Tiếp tục ôn tập phần từ vựng
	*Chuẩn bị cho tiết "Tập làm thơ tám chữ"
------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11.doc