Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 13

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 13

Tiết 64

Soạn 15/11/2008

Dạy 22/11/2008 LÀNG

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1. HS cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nướcvà tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện.

 Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật

 2. Giáo dục tình yêu làng, yêu quê hương đất nước

 3. Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

CHUẨN BỊ

 GV: Chân dung nhà văn Kim Lân

 HS: Đọc toàn bộ truyện ngắn "Làng" và soạn bài

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A - Ổn định lớp (1)

 9B vắng:

B - Kiểm tra (4')

 ?Đọc thuộc lòng bài thơ "Ánh trăng". Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ?

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Tiết 64	
Soạn 15/11/2008 
Dạy 22/11/2008	
Làng
Mục tiêu cần đạt
	1. HS cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nướcvà tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện.
	Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật
	2. Giáo dục tình yêu làng, yêu quê hương đất nước
	3. Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
chuẩn bị
	GV: Chân dung nhà văn Kim Lân
	HS: Đọc toàn bộ truyện ngắn "Làng" và soạn bài
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1’)
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4')	
	?Đọc thuộc lòng bài thơ "ánh trăng". Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
C - Bài mới (36’)
	GV giới thiệu bài: 
?Nêu hiểu biết của em về tác giả?
-HS trả lời
-GV giới thiệu: Kim Lân - diễn viên điện ảnh; Phong cách Kim Lân, tác phẩm chính của ông và giới thiệu chân dung của nhà văn
-HS nêu hoàn cảnh sáng tác
-GV gợi lại thời kì LS
-GV hướng dẫn đọc: chú ý ngôn ngữ riêng của các nhân vật.
-GV tóm tắt phần đầu tác phẩm.
-HS đọc đoạn chữ in to
-GV+HS tóm tắt phần chữ nhỏ 
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó trong văn bản
?Truyện có những sự việc nào?
I . Giới thiệu chung (6')
1. Tác giả (3')
2. Tác phẩm (3') 
 Sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
II . Đọc - hiểu văn bản (30')
1. Đọc, chú thích (4')
2. Bố cục (2')
Tiết 64	
Soạn 15/11/2008 
Dạy 22/11/2008	
đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
Mục tiêu cần đạt
	Học sinh:
	-Hiểu thế nào là đối thoại và độc thoại nội tâm đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
	-Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn tự sự.
chuẩn bị
	GV: Những đoạn văn tự sự có sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm (viết ra bảng phụ)
	HS: Đọc lại truyện ngắn "Làng" và đọc trước bài ở nhà
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1’)
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4')	
	?Trình bầy đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt
C - Bài mới (36’)
	GV giới thiệu bài:
-Học sinh đọc ví dụ trong SGK
?Trong ba câu đầu của đoạn trích, ai nói với ai?
?Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại?
-GV hướng dẫn HS rút raKL về đối thoại
?Thế nào là đối thoại?
?Về hình thức, nội dung của đối thoại có điều gì đáng lưu ý?
?Câu “Hà, nắng gớm, về nào”, 	Ông Hai nói với ai? Có phải là lời đối thoại?
-Không phải là đối thoại vì không hướng tới một người tiếp chuyện cụ thể nào và không liên quan gì đến chủ đề mà những người tản cư đang trao đổi
I/Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
 ( 20')
1-Ví dụ (SGK)
2-Nhận xét	
*Hai người phụ nữ tản cư đang nói với nhau	(Có hai lượt lời qua lại)
-Hình thức: những gạch đầu dòng
-Nội dung: hướng tới nội dung cần giao tiếp
->Đối thoại
=>Tạo không khí sôi động ...
*Câu “Hà, nắng gớm, về nào”
-Ông Hai nói bâng quơ (nói thành lời với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng)
->Độc thoại
?Câu nói của ông Hai là độc thoại. Em hiểu thế nào là độc thoại?
?Trong đoạn trích em vừa đọc có những câu nào là độc thoại?
-Học sinh tự phát hiện
?Những câu: “Chúng nó....bằng ấy tuổi đầu” là những câu ai hỏi ai?
?Những câu hỏi này có được nói lên thành lời hay không?
-Không nói lên thành lời mà chỉ diễn ra âm thầm trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai thể hiện tâm trạng đau đớn của ông từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Vì vậy tác giả không sử dụng gạch đầu dòng.	
-GV hướng dẫn HS rút ra KL về độc thoại nội tâm: không nói thành lời, diễn tả những suy nghĩ và tình cảm cũng như tâm trạng của nhân vật
?Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào? 
-Tạo cho câu truyện không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc
Khắc hoạ sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai
-GV khái quát giúp học sinh rút ra ghi nhớ.
-HS đọc bài tập, thực hiên yêu cầu của đề, trình bày miệng
-HS đọc bài tập
* Những câu: “Chúng nó....bằng ấy tuổi đầu”
-Ông Hai hỏi chính mình.
-Không nói lên thành lời (không sử dụng
gạch đầu dòng)
->Độc thoại nội tâm
=>Khắc hoạ sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai
3-Ghi nhớ (SGK)
II/Luyện tập ( 16')
Bài tập 1:
-Cuộc đối thoại diễn ra không bình thường: Có 3 lượt lời trao của bà Hai nhưng chỉ có 2 lời đáp của ông Hai.
->Thể hiện tâm trạng chán chường buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai.
Bài tập 2:
D/Củng cố (2')
*Giáo viên củng cố kiến thức trong bài.
	*Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK
E/Hướng dẫn về nhà (2')
	*Nắm chắc kiến thức trong bài. Hoàn thiện các bài tập
	*Chuẩn bị cho tiết "Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm"
--------------------------------------------
Tiết 65	
Soạn 19/11/2008 
Dạy 24/11/2008	
 Luyện nói:tự sự kết hợp với 
nghị luận và miêu tả nội tâm 
Mục tiêu cần đạt
	Học sinh ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học về văn Tự sự: Biết kết hợp kể với miêu tả nội tâm, nghị luận và sử dụng đối thoại, độc thoại 	
	Biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại mộy sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc thứ ba
chuẩn bị
 	GV + HS: Chuẩn bị cho đề 3:
	-Lập dàn ý
	-Đưa yếu tố nghị luận vào trong bài
	-Miêu tả nội tâm
	-Sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1’)
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4')	
	?Em hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự?
	?Làm thế nào để có bài văn tự sự sinh động, hấp dẫn, có ý nghĩa?
C - Bài mới (35’)
	GV giới thiệu bài:	
-GV ghi đề bài
-HS đọc đề
-HS xác định yêu cầu của đề
-HS nêu dàn ý (Xác định sự việc)
-GV nhận xét, bổ sung
?Chuyện kể theo ngôi?
-HS xác định ngôi kể
(Ngôi thứ nhất - Trương Sinh kể)
-GV lưu ý: Kể theo ngôi thứ nhất, người kể chỉ có thể kể những gì mình được nhìn, được nghe thấy ...
?Em sẽ sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại như thế nào trong khi kể?
-HS thảo luận xác định cách đưa các yếu tố... vào bài văn nghị luận
Đề bài: Đề 3 (sgk)
I. Xác định yêu cầu của đề (2')
-Văn tự sự
-Trương Sinh kể lại chuyện (...) dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ nương
II. Lập dàn ý (3')
MB: Giới thiệu nhân vật, sự việc
TB: Kể lại diễn biến sự việc
-Vũ Nương đẹp người, đẹp nết được Trương Sinh lấy làm vợ. Nàng luôpn giữ gìn để cuộc sống gia đình hạnh phúc
-Trương Sinh đi lính, VN ở nhà chăm sóc mẹ chồng, nuôi dạy con... Người mẹ vì nhớ con mà sinh ra ốm rồi chết
-Trương Sinh trở về, qua câu chuyện với bé Đản, chàng nghi oan cho Vũ Nương nên đã mắng nhiếc và đuổi VN đi
-Vũ Nương thanh minh không được, 
(-Xác định việc đưa yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận ... khi thể hiện nỗi đau, nỗi ân hận của Trương Sinh
-Xác định việc sử dụng yếu tố đối thoại: Cuộc thoại giữa TS - bé Đản; giẵ Vũ Nương - Trương Sinh)
-Yếu tố độc thoại và độc thoại nội tâm: những suy nghĩ day dứt Trương Sinh ...)
-GV nêu yêu cầu của tiết Luyện nói về nội dung nói, cách trình bày...
-GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm (6 nhóm)
-HS: Kể trong nhóm - mỗi em kể một lần. Chọn ra bạn kể hay nhất
-HS: Đại diện các nhóm trình bày (Từng sự việ theo dàn ý)
-HS: Các nhóm nhận xét bạn 
-Gv nhận xét, bổ sung ...
nàng phải chọn cái chết để minh oan
-Sau khi VN chết, cũng qua lời bé Đản, Trương Sinh đã hiểu được vợ bị oan
II. Luyện nói (30') 
1. Nói trong nhóm (20')
2. Nói trước lớp (10') 
D . Củng cố (3')
	-Cách thức trình bày một vấn đề, kể một câu chuyện trước tập thể - phân biệt ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết
	-Cách thức kết hợp giữa kể + nghị luận + miêu tả nội tâm và sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
E . Hướng dẫn về nhà (2')
	Tiếp tục rèn kĩ năng nói
	Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn tự sự - chuẩn bị cho bài viết số 3
	Soạn "Lặng lẽ Sa Pa"
----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc