Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 16

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 16

Tiết 76

Soạn 03/12/2008

Dạy 08/12/2008 CỐ HƯƠNG

 (Lỗ Tấn)

 Tiết 1

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1. HS nắm được những nét sơ lược về tác giả Lỗ Tấn. Nắm được nội dung tóm tắt của tác phẩm. Bước đầu cảm nhận được sự thay đổi của cảnh vật cố hương. Từ đó thấy được tinh thần phê phán xã hội của tác giả

 Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm , việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm và việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu của tác giả

 2. Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước

 3. Rèn luyện kĩ năng đọc, kĩ năng cảm nhận nghệ thuật sắp xếp chi tiết của tác giả

CHUẨN BỊ

 GV + HS: Tìm đọc truyện ngắn Lỗ Tấn

 Đọc tài liệu tham khảo

 TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 11 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1031Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Tiết 76	
Soạn 03/12/2008 
Dạy 08/12/2008	
Cố hương
 (Lỗ Tấn)
 Tiết 1
Mục tiêu cần đạt
	1. HS nắm được những nét sơ lược về tác giả Lỗ Tấn. Nắm được nội dung tóm tắt của tác phẩm. Bước đầu cảm nhận được sự thay đổi của cảnh vật cố hương. Từ đó thấy được tinh thần phê phán xã hội của tác giả
	Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm , việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm và việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu của tác giả
	2. Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước
	3. Rèn luyện kĩ năng đọc, kĩ năng cảm nhận nghệ thuật sắp xếp chi tiết của tác giả
Chuẩn bị
	GV + HS: Tìm đọc truyện ngắn Lỗ Tấn
	 Đọc tài liệu tham khảo
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4')
	?Phát biểu cảm nghĩ về tình cha con trong tác phẩm "Chiếc lược ngà"?
C - Bài mới (36')
	GV giới thiệu bài
?Nêu hiểu biết của em về tác giả?
-HS trả lời
-GV giới thiệu tác phẩm chính của Lỗ Tấn
-HS nêu hoàn cảnh sáng tác
- GV nêu xuất xứ tác phẩm
-GV hướng dẫn đọc: Đọc diễn cảm, giọng chậm buồn, bùi ngùi khi tả; giọng Nhuận Thổ ấp úng, giọng thím Hai Dương chanh chua. 
-GV đọc mẫu
-HS đọc từ đầu đến "...sinh sống"
-HS tóm tắt tiếp phần còn lại
-GV tóm tắt cả TP
I . Giới thiệu chung (6')
1. Tác giả (3')
2. Tác phẩm (3') 
 Là một trong những sáng tác tiêu biểu của Lỗ Tấn
 In trong "Gào thét"
II . Đọc - hiểu văn bản (30')
1. Đọc, tóm tắt, chú thích (15')
-GV kiểm tra việc đọc chú thích ở nhà của HS
?Người kể chuyện là ai?
-GV: Tích hợp ...
?Truyện kể theo trình tự nào?
?Bố cục? Có gì đặc biệt trong bố cục truyện?
-HS trả lời
-GV giúp HS nhận ra bố cục độc đáo của truyện
?Thể loại? Phương thức biểu đạt?
?Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
?Có thể đống nhất "tôi" với t/g? (Chú thích 1)
-HS chú ý đoạn từ đầu đến "cảnh tượng càng hiu quạnh"
?Hình ảnh quê hương trong quá khứ?
?Cảnh quê hương trong hiện tại?
?Nhận xét về cảnh qh?
?NT khi miêu tả?
?Tâm trạng của "tôi" trước những đổi thay?
?Theo em vì sao "tôi" có tâm trạng ấy?
?Việc kết hợp các phương thức biểu đạt?
2. Bố cục (4')
 Ba phần
3. Phân tích (10')
a.Tình cảm và tâm trạng của nhân vật tôi trên đường về quê 
*Cảnh vật cố hương
Cảnh vật làng quê
Tâm trạng
Quá khứ
Hiện tại
+Làng cũ đẹp ...
+Thôn xóm tiêu điều hoang vắng
+Cọng tranh khô phất phơ ... hiu quạnh 
+Lòng tôi se lại
+Không vui
->Cảnh quê hương thay đổi
- Nghệ thuật so sánh, đối chiếu
D - Củng cố (2')
	-Tác giả
	-Hoàn cảnh ra đời tác phẩm
	-Tâm trạng của "tôi" trên đường về quê
E - Hướng dẫn về nhà (2')
	-Nắm chắc những nét cơ bản về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, tâm trạng của nhân vật "tôi"
	-Tiếp tục tìm hiểu nghệ thuật so sánh đối chiếu được tác giả sử dụng để làm nổi bật sự đổi thay về con người cố hương
--------------------------------------------------------------------------------
Tiết 77	
Soạn 04/12/2008 
Dạy 09/12/2008	
Cố hương
 (Lỗ Tấn)
 Tiết 2
Mục tiêu cần đạt
	1. HS tiếp tục tìm hiểu để suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật "tôi" trong những ngày tháng ở quê cũ. Sự thay đổi về cảnh vật và con người đã tác động đến cảm xúc của nhân vật "tôi". Qua đó, HS cảm nhận được thực trạng đáng buồn củaỗH TQ trước cách mạng
	Tiếp tục tìm hiểu để thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm , việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm và việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu của tác giả
	2. Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước; Tình cảm chân thành đối với bạn bè và những người dân lao động
	3. Rèn kĩ năng kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật
Chuẩn bị
	GV + HS: Tìm đọc truyện ngắn Lỗ Tấn
	 Đọc tài liệu tham khảo
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4')
	?Tâm trạng của nhân vật "tôi" khi trở về quê cũ? Tại sao "tôi" có tâm trạng ấy?
C - Bài mới (36')
	GV giới thiệu bài
?Trong những ngày ở quê "tôi" đã gặp những ai?
-HS chú ý đoạn văn "Mẹ tôi nói ... Mẹ phải ra xem sao" và "Một hôm trời rét ... sạch trơn như quét"
?Trong kí ức của "tôi", Nhuận Thổ hiện lên như thế nào?
(Hình dáng, tính nết, làm những việc...)
?Nhận xét về Nhuận Thổ hồi nhỏ?
-HS chú ý lời kể về những kỉ niệm và cuộc chia tay...
?Em có nhận xét gì về tình cảm của Tấn - Nhuận Thổ?
-GV: Tấn đã rất khâm phục ... "Khi mẹ tôi nhắc đến Nhuận Thổ, kí ức tôi bỗng bừng sáng lên"
?Về thăm quê, "tôi" gặp Nhuận Thổ có hình dáng như thế nào?
II . Đọc - hiểu văn bản (36')
b.Tình cảm và tâm trạng của "tôi" trong 
 những ngày ở quê 
*Cuộc gặp gỡ với Nhuận Thổ (26')
+Hình ảnh Nhuận Thổ trong quá khứ
+Cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba...
+Độ lên mười, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo...
+Bàn tay hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn...
+Bẽn lẽn ...
+Bẫy chim sẻ thì tài lắm, canh dưa, nhặt vỏ sò, biết nhiều chuyện...
->Mạnh khoẻ, đáng yêu, lanh lợi, tháo vát
-Tình cảm gắn bó, quyến luyến
+Hình ảnh Nhuận Thổ trong hiện tại
+Cao gấp đôi, da vàng sạm, nếp răn sâu 
?Thái độ đối với Tấn? (Lời nói, cử chỉ?)
?Đó là người đàn ông như thế nào?
?Đối chiếu hình ảnh Nhuận Thổ xưa và nay?
?Nguyên nhân nào khiến Nhuận Thổ thay đổi như vậy?
-HS thảo luận...
?Có mặt nào Nhuận Thổ không thay đổi?
ý nghĩa của mặt không thay đổi đó?
-GV bình, khái quát...
-HS chú ý đoạn "Mẹ tôi đứng dậy ... ba bốn ngày"
?Hình ảnh thím Hai Dương hiện lên qua những chi tiết nào?
-HS chú ý: hình dáng, cử chỉ, điệu bộ, lời nói..., mục đích đến chào Tấn...
?Đó là người đàn bà như thế nào?
?Tác giả đưa hình ảnh (...) để so sánh, đối chiếu nhằm mục đích gì?
?Thái độ của nhân vật "tôi"?
-GV nói thêm về Thuỷ Sinh, Hoàng
?Em có nhận xét gì về con người cố hương?
?Dụng ý của t/g khi làm nổi bật sự thay đổi về con người, cảnh vật cố hương?
-HS thảo luận, trả lời miệng
-GV bình
?Tâm trạng của "tôi"?
hoắm, mi mắt viền đỏ húp mọng lên (giống bố)
+Đội mũ lông rách ... áo bông mỏng dính
+co ro cúm rúm
+bàn tay thô kệch, nặng nề, nứt nẻ
+dáng điệu cung kính
+nói: "Bẩm ông", "Lạy cụ ạ!"
->Người đàn ông khô cằn, xấu xí, khúm núm, lễ phép, rụt rè, nhút nhát, đần độn...
-NT so sánh đối chiếu
->Con người Nhuận Thổ có sự biến đổi về mọi mặt...
*Cuộc gặp gỡ với thím Hai Dương (6')
+Lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, hai tay chống nạnh... chân chạng ra...
+"Bây giờ ... nữa"
+giật đôi bít tất...
->Tham lam, bần tiện, mánh khoé
-NT so sánh, đối chiếu
->Nhân vật thím Hai Dương có sự biến đổi về mọi mặt
+"Tôi" ngạc nhiên không kịp phản ứng, buồn xót xa...
->Con người cố hương có sự thay đổi về mọi mặt
=>Hiện thực XH ...
+Tôi như điếng ngưòi đi
+Thật là bi đát
+Chỉ còn biết im lặng
->Thất vọng, đau xót
D - Củng cố (2')
	-Khái quát nội dung bài
	-Giá trị của TP
E - Hướng dẫn về nhà (2')
	-Nắm chắc mục đích nghệ thuật của t/g khi làm nổi bật sự thay đổi về con người, cảnh vật quê hương
	-NT so sánh, đối chiếu...
	-Tiếp tục tìm hiểu nghệ thuật so sánh đối chiếu được tác giả sử dụng để làm nổi bật sự đổi thay về con người cố hương
--------------------------------------------------------------------------------
Tiết 78	
Soạn 05/12/2008 
Dạy 10/12/2008	
Cố hương
 (Lỗ Tấn)
 Tiết 3
Mục tiêu cần đạt
	1. HS tiếp tục tìm hiểu để suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật "tôi" trong những ngày rời xa quê. Đồng thời thấy được tinh thần phê phán sâu sắc XH cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của c/s mới, XH mới
	Tiếp tục tìm hiểu để thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm , việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm và việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu của tác giả
	2. Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước
	3. Rèn kĩ năng kĩ năng đọc, phân tích các chi tiết nghệ thuật
Chuẩn bị
	GV + HS: Tìm đọc truyện ngắn Lỗ Tấn
	 Đọc tài liệu tham khảo
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4')
	?Hình ảnh của con người cố hương qua cái nhìn của nhân vật "Tôi"?
C - Bài mới (35')
	GV giới thiệu bài
-HS đọc đoạn cuối
?Trên đường rời quê, "tôi" có những suy ngẫm gì? ý nghĩa của từng suy ngẫm?
-HS trao đổi, thảo luận về những vấn đề nghị luận trong tác phẩm
-GV lưu ý một số hình ảnh ...
?Diễn biến tâm trạng của "tôi"?
?Tình cảm đối với cố hương bao trùm cả TP?
II . Đọc - hiểu văn bản (35')
2.Phân tích
c.Tình cảm , tâm trạng, suy nghĩ của "tôi" trên đường rời quê (30') 
+Tình bạn giữ Thuỷ Sinh và Hoàng
 ...............
->Hi vọng vào tương lai
+Hình ảnh con đường
->Sự sáng tạo, tìm tòi hướng đi cho cố hương, cho đất nước
-"Tôi" từ chỗ buồn -> đau xót, thất vọng -> hi vọng
-Tình yêu quê hương sâu sắc đặc biệt
?Tại sao khi rời quê, "tôi" lại nói "lòng tôi không chút lưu luyến"?
?Qua TP, t/g muốn nói gì với bạn đọc?
?Nhân vật "tôi" trong tác phẩm có ý nghĩa như thế nào?
?Những NT đặc sắc đươc sử dụng trong tác phẩm?
->Quan tâm, đoạn tuyệt với những gì là lỗi thời, là lạc hậu của quê hương, quan tâm vươn đến những chân trời mới
3.Ghi nhớ (5')
Nội dung
Nghệ thuật
-Bố cục chặt chẽ
-Không có chi tiết thừa
-NT đối chiếu
-Chọn người kể chuyện
-Kết hợp các phương thức biểu đạt
D - Luyện tập - Củng cố (3')
	?Suy nghĩ về chi tiết: Thuỷ Sinh giống như Nhuận Thổ nhưng gầy hơn
	?Nhan đề "Cố hương"?
	-Làm bài tâp mục "Luyện tập" (tr 219)
E - Hướng dẫn về nhà (2')
	-Nắm chắc chủ đè tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm
	-Tiếp tục tìm hiểu nghệ thuật đối chiếu trong tác phẩm
	-Tìm chi tiết thể hiện phong cách hài hước của Lỗ Tấn
	-Hướng dẫn ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra HKI, ôn tập TLV
	-Chuẩn bị cho tiết "Trả bài..."
-----------------------------------------------------------------
Tiết 79	
Soạn 06/12/2008 
Dạy 13/12/2008	
Trả bài tập làm văn số 3
Mục tiêu cần đạt
	1.HS nhận ra những ưu điểm và hạn chế của minh khi làm bài tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận và sử dụng đối thoại, độc thoại nội tâm. Từ đó, các em biết phát huy ưư điểm, khắc phục những hạn chế của mình
2. Giáo dục ý thức phấn đấu vươn lên.
3. Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn tự sự
Chuẩn bị 
	*Giáo viên: Chấm bài, ghi nhận xét cụ thể
	*Học sinh: Tự đọc lại bài của mình, ghi lại lỗi sai 
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1’)
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4’)
	?Vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn tự sự?
	?Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn tự sự?
C - Bài mới (36’)
	GV giới thiệu bài:
-GV: Ghi đề lên bảng
-HS xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý
-GV tổ chức cho HS tự nhận xét bài làm của mình, hướng dẫn cách nhận xét (về nội dung, hình thức)
-HS: 5 em tự nhận xét bài làm của mình
-GV nhận xét, bổ sung theo dàn ý tiết 34-35
HS đối chiếu với yêu cầu của đề, đối chiếu với dàn ý để tự nhận xét bài làm của mình
GV thu phần tự nhận xét của HS
GV nhận xét nhữngu điểm của HS
HS nghe, đối chiếu với bài làm của mình
- Về thể loại
- Về bố cục
- Về nội dung thuyết minh
- Về cách kết hợp các biện pháp nghệ thuật
- Về diễn đạt
- Về chữ viết, chính tả
-GV yêu cầu HS sửa các lỗi
-HS ghi lại lỗi sai về diễn đạt, chính tả của mình và sửa tại lớp. Về nhà bổ sung các yếu tố miêu tả, nghị luận, độc thoại nội tâm
-GV+HS: kiểm tra việc sửa lỗi của 5 HS
-Đọc bài làm của Quân
1. Xác định yêu cầu của đề (2')
2. Lập dàn ý (3')
 (Tiết 68,69)
3. Nhận xét (8')
a.Tự nhận xét (5')
b, GV nhận xét (3')
*Về thể loại
-Các em viết đúng thể loại văn tự sự. Một số em biết kết hợp kể với miêu tả nội tâm và nghị luận (Quân, Phiến). Hầu hết các em đều biết sử dụng đối thoại song ít em sử dụng được độc thoại nội tâm
 -Một số bài biết tạo tình huống làm cho câu chuyện hấp dẫn (Thơm)
* Về bố cục
-Đa số các bài viết có bố cục mạch lạc. Nội dung kể được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
* Về nội dung
-Đa số các em bám sát yêu cầu của đề song một số em nội dung tình tiết còn sơ sài (Tuấn Anh)
* Về diễn đạt
-Một số em diễn đạt mạch lạc, lời văn giầu chất trữ tình (Quân)
-Nhiều em mắc lỗi diễn đạt , viết câu sai ngữ pháp (Quyến, Nhất)
* Về chữ viết, chính tả
-Một số em nữ viết chữ đẹp (Yến, Thơm)
-Hầu hết các em viết ẩu, mắc nhiều lỗi chính tả (Nhất, Quyền, Tiến, ...)
4. Sửa lỗi cơ bản (20')
-Bổ sung yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, độc thoại nội tâm cho bài văn
-Tạo tình huống truyện
-Lỗi diễn đạt
-Lỗi chính tả
5. Đọc bài làm khá (3')
-GV đọc điểm của HS cả lớp, thống kê chất lượng ...
6. Công bố điểm (2')
Số bài
Điểm 0->2
Điểm <5
Điểm 5->6
Điểm 6,5->7,5
Điểm 8->10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
D. Củng cố (2')
	-Các bước làm văn tự sự
	-Để bài văn tự sự hấp dẫn, phải làm thế nào?
E. Hướng dẫn về nhà (2')
	-Tiếp tục rèn kĩ năng tự sự. Tự sửa lỗi
	-Chuẩn bị cho tiết trả bài kiểm tra TV
--------------------------------------------------------------------
Tiết 80	
Soạn 08/12/2008 
Dạy 15 /12/2008	
Trả bài kiểm tra tiếng việt
Mục tiêu cần đạt
	HS nhận ra những ưu điểm và hạn chế của mình khi làm bài kiểm tra Tiếng Việt. Từ đó, các em biết phát huy ưư điểm, khắc phục những hạn chế của mình
Tiếp tục củng cố kiến thức và kĩ năng vận dụng kiến thức về phần Tiếng Việt học kì I - lớp 9 
Chuẩn bị 
	*Giáo viên: Chấm bài, ghi nhận xét cụ thể
	*Học sinh: Tự đọc lại bài của mình, ghi lại lỗi sai 
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1’)
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (2’)
	Việc chuẩn bị cho giờ học của HS
C - Bài mới (36’)
	GV giới thiệu bài:
-HS đọc lại đề bài, chữa bài phần trắc nghiệm
-GV nhận xét, bổ sung theo đáp án tiết 74
-HS nhắc lại khái niệm lời dẫn trực tiếp;
1. Chữa bài (17')
 *Phần trắc nghiệm (7')
*Phần tự luận (10')
Câu 1 (4')
lời dẫn gián tiếp
-GV hướng dẫn HS cách viết (Đoạn văn tự sự có lời thoại hoặc đoạn văn nghị luận)
-HS xác định biện pháp tu từ và tác dụng
-GV nhận xét, bổ sung, hướng dẫn cách viết
-GV nhận xét chung về kết quả làm bài của HS về việc nắm kiến thức và kĩ năng làm bài của cả lớp
-HS nghe đối chiếu với bài làm của mình
-Quân đọc bài của mình
-GV đọc điểm của HS cả lớp, thống kê chất lượng ...
Câu 2 (4')
2. Nhận xét (11')
* Phần trắc nghiệm 
-Đa số các em nắm được kiến thức cơ bản. Số bài đạt điểm trung bình, khá nhiều. Phần trắc nghiệm, hầu hết các em làm được 2,5/4,0đ
-Vẫn nhiều em nhầm đáp án chứng tỏ việc
nắm kiến thức chưa vững. Điểm giỏi chưa nhiều
*Phần tự luận: Hầu hết các em viết được đoạn văn có lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. Câu 2, các em đều xác định được biện pháp tu từ được sử dụng song việc phân tích giá trị của phép tu từ đó chưa được tốt.
3. Giới thiệu bài làm của Quân (5')
4. Công bố điểm (3')
Số bài
Điểm 0->2
Điểm <5
Điểm 5->6
Điểm 6,5->7,5
Điểm 8->10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
D. Củng cố (4')
	-GV khái quát nội dung Văn, Tiếng Việt học trong HK I lớp 9
	-Củng cố kĩ năng làm bài văn biểu cảm, kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm
E. Hướng dẫn về nhà (2')
	-Tiếp tục ôn tập chương trình Ngữ văn 9. Tự sửa lỗi
	-Chuẩn bị cho tiết "Ôn tập Tập làm văn"
--------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16.doc