Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 16, 17

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 16, 17

TUẦN 16

Tiết : 76+77+78

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :

 - Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.

 - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố hương.

 1. Kiến thức:

 - Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.

 - Tinh thần phê phán sâu sắcXHcũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới,con người mới.

 - Màu sắc trữ tình đậm dà trong tác phẩm.

 - Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.

 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

 - Kể và tóm tắt được truyện.

 3. Thái độ:

 - Bồi dưỡng tình cảm quê hương, niềm mơ ước và hi vọng.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 * GV: SGK, bài soạn. * HS: Vở soạn bài, SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. Ổn định tổ chức lớp:

 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:

 - Phân tích diễn biến tâm lí của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà. Trình bày cảm nhận của em về tình cha con được thể hiện trong văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

 - Tình yêu thương con của ông Sáu được thể hiện như thế nào trong truyện Chiếc lược ngà ? Em có suy nghĩ gì về tình cha con được thể hiện trong tác phẩm ?

 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.

 

doc 13 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 16, 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Văn bản: CỐ HƯƠNG 
 Lỗ Tấn 
Tiết : 76+77+78 
 NS :
 ND:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : 
 - Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
 - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố hương.
 1. Kiến thức:
 - Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
 - Tinh thần phê phán sâu sắcXHcũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới,con người mới.
 - Màu sắc trữ tình đậm dà trong tác phẩm.
 - Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
 2. Kĩ năng: 	
 - Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
 - Kể và tóm tắt được truyện.
 3. Thái độ: 
 - Bồi dưỡng tình cảm quê hương, niềm mơ ước và hi vọng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 * GV: SGK, bài soạn. * HS: Vở soạn bài, SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não. 
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
 - Phân tích diễn biến tâm lí của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà. Trình bày cảm nhận của em về tình cha con được thể hiện trong văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
 - Tình yêu thương con của ông Sáu được thể hiện như thế nào trong truyện Chiếc lược ngà ? Em có suy nghĩ gì về tình cha con được thể hiện trong tác phẩm ?
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
3. Tiến trình dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
 CỦA HS 
NỘI DUNG KIẾN THỨC
àHoạt động 1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu về nhà văn Lỗ Tấn: Sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn hết sức phong phú. AQ chính truyện do Lỗ Tấn sáng tác được đánh giá là một thiên truyện bất hủ của đất nước Trung Hoa. Hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng của Lỗ Tấn cũng được liệt vào những tác phẩm xuất sắc. Truyện ngắn Cố hương mà các em được học hôm nay là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất trong tập Gào thét. 
àHoạt động 2: Tìm hiểu chung 
ž GV nhấn mạnh một số điểm cần nhớ về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Cố hương.
ž GV lưu ý HS cách đọc: giọng điệu chậm, hơi buồn, bùi ngùi; chú ý lời đối thoại.
- GV kiểm tra việc đọc từ ngữ chú thích trong SGK của HS.
? Dựa vào diễn biến câu chuyện qua lời kể của nhân vật tôi, em hãy tìm bố cục của truyện.
? Trong truyện có những nhân vật nào? Trong đó n/v nào là n/v chính ? Nhân vật nào là n/v trung tâm ? Vì sao em có thể xác định như vậy ? (n/v “tôi” là đầu mối của toàn bộ câu chuyện, có quan hệ với toàn bộ hệ thống n/v và từ đó toát lên tư tưởng chủ đạo của tác phẩm – “tôi” là nhân vật trung tâm).
? Truyện có những phương thức biểu đạt nào? (tự sự, biểu cảm, miêu tả, lập luận)
àHoạt động 2:
ž HS đọc chú thích*.SGK/216,217.
ž HS lần lượt đọc kết hợp kể tóm tắt đến hết tác phẩm.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV. 
- Thảo luận, trả lời.
a) Từ đầu đến “đang làm ăn sinh sống”: tôi trên đường về quê.
b) Tiếp đến “sạch trơn như quét”: những ngày tôi ở quê.
c) Phần còn lại: tôi trên đường rời xa quê.
- Thảo luận nhóm theo tổ.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
I.Tìm hiểu chung:
* Lỗ tấn (1881 – 1936) là nhà văn TQ nổi tiếng. Bối cảnh XH TQ trì trệ, lạc hậu, những đặc điểm tinh thần của người TQ đã thôi thúc mnhà văn có ý chí và mục đích lập nghiệp cao cả. 
- Lỗ Tấn để lại công trình các tác phẩm đồ sộ và đa dạng, trong đó có hai tập truyện Gào thét và Bàng hoàng.
* Cố hương là truyện ngắn in trong tập Gào thét. 
- Truyện kể lại chuyến về thăm quê lần cuối của nhân vật “tôi” để bán nhà , đưa cả gia đình đi sinh sống nơi khác.
* Nhân vật chính: Nhuận Thổ 
 Nhân vật trung tâm: tôi (người kể chuyện)
Hết tiết 76 – Chuyển sang tiết 77
- Nội dung của truyện Cố hương là gì ? Cho biết nhân vật chính và nhân vật trung tâm trong tác phẩm ?
àHoạt động 3: H/d tìm hiểu chi tiết v/b
? Nhân vật Nhuận Thổ xuất hiện trong truyện ở những thời điểm nào ?
(Nhuận Thổ trong kí ức của người kể chuyện và Nhuận Thổ trong hiện tại)
? Nhuận Thổ trong kí ức của nhân vật tôi là người như thế nào ?
? Nhân vật Nhuận Thổ trong hiện tại qua cái nhìn của nhân vật tôi là người ntn ?
? Sự khác biệt ở nhân vật Nhuận Thổ đã phản ánh điều gì ?
? Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở n/v Nhuận Thổ ? (hồi ức và đối chiếu)
? Sau hơn 20 năm xa cách, trở lại quê hương lần này, n/v “tôi” đã chứng kiến những thay đổi như thế nào ở con người và cảnh vật quê hương ?
? Ngoài n/v Nhuận Thổ, còn có sự thay đổi nào khác về con người ở cố hương ?
- Chị Hai Dương trước kia như thế nào? Nay như thế nào ?
? Nguyên nhân nào đã khiến cho con người có những thay đổi nhiều đến thế ?
- Cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của n/v “tôi” như thế nào trước sự thay đổi đó ? (“Tôi” như điếng người đi).
? Tác giả thông qua n/v “tôi”, đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào trước sự thay đổi đó của cố hương ? Từ đó, tác giả đặt ra vấn đề gì ?
- Chỉ ra sự thay đổi dó, tác giả muốn nói đến vấn đề gì ?
- Qua đoạn độc thoại nội tâm trên thuyền khi rời quê hương, n/v “tôi” đã suy tư về những điều gì ? Nêu tác dụng của đoạn độc thoại nội tâm qua đoạn văn này.
+ Ước mơ đó hiện ra trong tâm hồn và tư tưởng của “tôi” với một hoàn cảnh nào, qua câu triết lí nào ? Hãy phân tích câu triết lí đó ?
ž GV chốt ý – Bình.
àHoạt động 3: 
- Độc lập suy nghĩ và trả lời.
- Nhóm 1 thảo luận.
- Nhóm 2 thảo luận.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
- Trình bày ý kiến cá nhân.
- Trình bày lại những thay đổi ở Nhuận Thổ
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
Thảo luận nhóm theo bàn.
- Trình bày cảm nhận của cá nhân.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
 1) Nhân vật Nhuận Thổ (nhân vật chính trong tác phẩm):
- Nhuận Thổ trong quá khứ (trong kí ức của người kể chuyện): một đứa bé dễ thương, thông minh, nhanh nhẹn, tốt bụng, hiện ra dưới vầng trăng vàng thắm treo lửng lơ trên nền trời xanh thần tiên và kì dị.
- Nhuận Thổ trong hiện tại: một con người khắc khổ, đần độn, mụ mẫm, nghèo khổ, vất vả, tội nghiệp.
Ø Sự khác biệt ở Nhuận Thổ phản ánh hiện thực về sự thay đổi của xã hội Trung Quốc.
* Sử dụng hồi ức và đối chiếu để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật.
2) Những cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật tôi,( nhân vật trung tâm trong tác phẩm):
- Thấy được sự thay đổi của cố hương cũng là tình cảnh sa sút, suy nhược của người Trung Quốc đầu TK XX.
- Thấy và lí giải nguyên nhân của thực trạng đáng buồn đó.
- Thấy và lí giải những hạn chế, tiêu cực trong tâm hồn, tính cách của người lao động.
Ø Ước mơ về một đất nước Trung Quốc trong tương lai. Hi vọng mang lại cho cố hương một cuộc đời mới – đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân, của toàn XH mang ý nghĩa triết lí sâu sắc: “trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”
Hết tiết 77 – Chuyển sang tiết 78
- Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hình ảnh con đường trong phần cuối truyện Cố hương ?
àHoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết.
? Truyện có sự kết hợp giữa cá phương thức biểu đạt nào ?
ž GV hướng dẫn HS tìm hiểu các phương thức diễn đạt trong truyện. (Theo câu hỏi ở câu 4 (SGK/218, 219).
(Đoạn “Nhưng tiếc thaygặp mặt nhau nữa”: Tự sự kết hợp biểu cảm.
- Đoạn “Người đi vàonứt nẻ như vỏ cây thông”: Miêu tả kết hợp với biện pháp hồi ức và đối chiếu.
- Đoạn “Tôi nghĩ bụngthành đường thôi”: nghị luận)
- GV cho HS chia nhóm thảo luận: 
? Nếu cho rằng truyện Cố hương nổi bật lên hai hình ảnh tượng trưng cố hương và con đường, thì theo em, ý nghĩa tượng trưng đó là gì ?
(- Cố hương: Nơi chôn rau cắt rốn của “tôi” đồng thời cũng là bức tranh thu nhỏ của XH Trung Quốc đầu thế kỉ XX.
- Con đường: con đường đưa “tôi” về quê cũng là con đường đưa “tôi” từ giã làng quê nghèo đi tìm một cuộc đổi đời mới. Con đường trong suy nghĩ, liên tưởng của n/v “tôi” là con đường phải tự mình tìm ra, tự mình khai phá chứ không phải chờ đợi một thế lực siêu phàm nào ban tặng. Tự tìm đường để đổi đời cho mình. Đó chính là ý nghĩa triết lí mà hình ảnh con đường cuối tác phẩm muốn thể hiện.)
? Qua truyện Cố hương, nhà văn Lỗ Tấn thể hiện điều gì ?
ž GV liên hệ đến cuộc sống đổi thay của con người và đất nước TQ ngày nay, chứng tỏ ước mơ của tác giả đã trở thành hiện thực.
ž GV chốt ý - HS đọc phần ghi nhớ SGK/219.
àHoạt động 4: 
- Trả lời theo sự chỉ định của GV. 
- Tự đọc các đoạn văn và xác định phương thức biểu đạt. 
HS chia nhóm thảo luận câu hỏi.
Trình bày ý kiến cá nhân.
ž Đọc phần ghi nhớ SGK/219.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận → Câu chuyện kể sinh động, giàu cảm xúc và sâu sắc.
- Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Ý nghĩa văn bản:
 Cố hương là nhận thức về thực tại và mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước Trung Quốc đẹp đẽ trong tương lai.
à Ghi nhớ: ( SGK/219 )
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 
1/ Bài vừa học: 
Đọc kĩ lại văn bản – Nắm kĩ nội dung truyện. 
Đọc, nhớ một số đoạn truyện miêu tả, biểu cảm, lập luận tiêu biểu trong truyện. 
Làm BT/218.
2/ Bài sắp học: ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
- Trả lời các câu hỏi ôn tập từ câu 1 đến câu 6 (SGK/206) và từ câu 7 đến câu 12 (SGK/220). 
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:
 . . œ ¯  œ ..
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN 
 Tiết : 79 + 80 
 NS: 
ND:
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : 
 Hệ thống kiến thức Tập làm văn đã học ở học kì I. 
1. Kiến thức:
 - Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 - Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
 - Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học. 
 2. Kĩ năng: 	
 - Tập làm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 - Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 3. Thái độ: 
 - Có ý thức luôn học hỏi, nâng cao kiến thức cảm thụ văn bản VH và làm văn.
II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 * GV: SGK, bài soạn, bảng phụ. * HS: Vở soạn bài, SGK.
III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não. 
IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
 - Kiểm tra kiến thức và kĩ năng trong quá trình ôn tập.
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
 3. Tiến trình dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
àHoạt động 1: Giới thiệu bài: GV cho HS nhắc lại những nội dung lớn về phần TLV 9 – Tập 1 đã học. ( Văn thuyết minh và văn tự sự).; những nội dung trọng tâm cần chú ý (Thuyết minh kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. Tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm Tự sự kết hợp với nghị luận. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. Người kể chuyện trong v/b tự sự) 
àHoạt động 2: Ôn tập văn thuyết minh.
? Nhắc lại khái niệm về văn thuyết minh.
? Có những phương pháp t ... 
0,5
Nghĩa của từ.
C1
0,5
C1
0,5
1
TẬP 
LÀM 
VĂN
Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
C3
1
1
Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
C4
5
5
Tổng số câu
4 câu
Tổng số điểm
10 điểm
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - Năm học: 2010 - 2011
Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian: 90 phút
Câu 1: (2 điểm)
 a) Chép lại nguyên văn bốn câu thơ cuối trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
 b) Từ “trái tim” trong câu thơ cuối được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
 c) Hãy đặt một câu văn trong đó có từ “trái tim” được dùng theo nghĩa gốc.
Câu 2: (1 điểm) 
 - Nêu tên tác giả của bài thơ “Đồng chí” .
 - Nêu những nét chung về người lính cách mạng qua bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” 
Câu 3: (2 điểm) 
 Đọc đoạn trích sau:
 “ ... Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình:
 – Thanh niên bây giờ lạ thật ! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ”ốp” đâu ? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ ?
 Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.”
 a) Đoạn văn trích từ tác phẩm nào ? Tác giả là ai ? 
 b) Câu in đậm trong đoạn trích trên là lời đối thoại hay độc thoại ? Vì sao em biết ?
 c) Thuật lại đoạn truyện trên, trong đó em hãy chuyển lời thoại trực tiếp “Thanh niên bây giờđến tận xe nhỉ ?” thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 4: (5 điểm) 
 Em đã làm một việc có lỗi với bố (hoặc mẹ) khiến em ray rức mãi. Hãy kể lại sự việc đó.
(Văn tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm)
-------Hết------
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - Năm học: 2010 - 2011
Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian: 90 phút
Câu 1: (2 điểm)
 a) Chép nguyên văn khổ thơ cuối (4 câu)“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. (1 đ ) 
 - Sai lỗi chính tả hoặc thiếu sót 4 từ, trừ 0,5 điểm.
 - Sai lỗi chính tả hoặc thiếu sót 5 từ trở lên , trừ 0,75 điểm.
 b) Xác định đúng từ “trái tim” trong câu thơ được dùng theo nghĩa chuyển. ( 0,5 điểm )
 c) Đặt câu có CN, VN, nội dung rõ ràng, có dùng từ “trái tim” đúng theo nghĩa gốc. ( 0,5 điểm )
Câu 2: (1 điểm) 
 a) Nêu đúng tên tác giả bài thơ “Đồng chí” là Chính Hữu. ( 0,5 điểm )
 b) Học sinh nêu được những nét chính sau: ( 0,5 điểm )
 - Đó là những người lính Cách Mạng, những anh bộ đội Cụ Hồ. Họ có đầy đủ những phẩm chất của người chiến sĩ Cách mạng như:
 + Yêu Tổ quốc thiết tha, sẵn sàng hy sinh tuổi xuân cho Tổ quốc. 
 + Dũng cảm, vượt lên trên khó khăn, gian khổ , nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ 
 + Đặc biệt, họ có chung tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó. 
Câu 3: (2 điểm) 
 a) Nêu đúng đoạn văn trích từ tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long. ( 0,5 điểm )
 b) - Câu in đậm trong đoạn trích “Thanh niên bây giờđến tận xe nhỉ ?” là lời độc thoại. ( 0,5 điểm )
 - Câu nói đó là lời của ông hoạ sĩ tự nói với chính mình, lời nói được phát ra thành lời và phía trước của lời thoại có gạch đầu dòng ( 0,5 điểm )
 c) Thuật lại đoạn truyện và dẫn lời thoại trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp đúng theo yêu cầu. ( 0,5 điểm )
 VD: “ Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình rằng thanh niên bây giờ lạ thật, họ cứ như con bướm, đã mười một giờ, chưa đến giờ “ốp”, sao anh ta không tiễn bác đến tận xe.”
Câu 4: (5 điểm) 
 * Yêu cầu nội dung:
 - Kể một việc làm của bản thân - việc làm đó không đúng , đã làm bố (hoặc mẹ) đau lòng. Bản thân đã nhận ra những sai lầm của mình và xấu hổ hối hận 
 - Diễn tả được quá trình diễn biến nội tâm, độc thoại đối thoại của nhân vật. 
 - Câu chuyện phải có được ý nghĩa bài học về đạo đức.
 * Yêu cầu hình thức:
 - Bố cục rõ ràng hợp lí
 - Biết xây dựng các đoạn văn tự sự 
 - Lời văn trong sáng, mạch lạc
 - Biết vận dụng các yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận, ... vào văn bản tự sự 
 * Biểu điểm: 
 - Điểm 5 : Bố cục rõ, bài viết sâu sắc, có nhiều sáng tạo, ít mắc lỗi diễn đạt
 - Điểm 3, 4 : Bố cục rõ, có sáng tạo trong cách kể chuyện, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
 - Điểm 1, 2 : Hiểu đề, bài viết có nội dung song chưa làm nổi bật được chủ đề, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
 - Điểm 0 : Lạc đề, không làm được gì cả.
  . . œ ¯  œ ..
Văn bản: NHỮNG ĐỨA TRẺ
 (Trích Thời thơ ấu) 
 M. Go-rơ-ki 
 Tiết : 84 + 85 
 NS: 
 ND:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : 
 - Có hiểu biết bước đầu về nhà văn M.Go-rơ-ki và tác phẩm của ông.
 - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Những đứa trẻ.
 1. Kiến thức:
 - Những đóng góp của M.Go-rơ-ki đối với văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
 - Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
 - Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích. 
 2. Kĩ năng: 	
 - Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
 - Kể và tóm tắt được đoạn truyện.
 3. Thái độ: 
 - Bồi dưỡng tình yêu thương con người, biết quý trọng tình bạn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 * GV: SGK, bài soạn. * HS: Vở soạn bài, SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não. 
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
 - Phân tích hình ảnh nhân vật Nhuận Thổ trong truyện Cố hương của Lỗ Tấn ? Sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ đã phản ánh điều gì ?
 - Phân tích hình ảnh biểu tượng cố hương và con đường ở đoạn cuối của truyện Cố hương.
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
3. Tiến trình dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
àHoạt động 1: Giới thiệu bài: Mác-xim Go-rơ-ki (1868 – 1936) là bút danh của A-lếch-xây Pê-scốp, một trong những nhà văn lớn của nước Nga và của thế giới trong thế kỉ XX. Văn bản Những đứa trẻ là đoạn trích ngắn ở chương IX trong tiểu thuyết tự thuật (dài 13 chương) Thời thơ ấu của Mác-xim Go-rơ-ki. 
àHoạt động 2: Tìm hiểu chung.
- GV yêu cầu HS đọc kĩ phần chú thích * SGK/232 để tìm hiểu về tác giả, t/phẩm.
- GV cho HS đọc văn bản qua một lần.
- GV cho HS kể tóm tắt đoạn truyện.
? Văn bản có thể chia thành những phần như thế nào ? Các phần trong bố cục của văn bản có mối liên kết như thế nào ?
(Có đến  cúi xuống: Tình bạn tuổi thơ trong trắng. Trời đã tối  nhà tao: Tình bạn bị cấm đoán.): Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn.)
àHoạt động 3: H/d đọc – hiểu văn bản.
? Vì sao những đứa trẻ trong câu chuyện lại chóng thân nhau ? 
+ Hoàn cảnh của ba đứa trẻ con nhà lão đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp như thế nào ?
+ Hoàn cảnh của A-li-ô-sa như thế nào ?
àHoạt động 2: 
- Trình bày hiểu biết về tác giả, t/p.
ž Đọc văn bản qua một lần. (3 hs đọc).
- Kể tóm tắt truyện.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
àHoạt động 3: 
- Thảo luận nhóm.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
I. Tìm hiểu chung:
 *M.Go-rơ-ki (1868 – 1936) là nhà văn Nga nổi tiếng. Hoàn cảnh sống mồ côi từ nhỏ, vất vả tự kiếm sống, tự học là những nhân tố góp phần tạo nên tấm lòng nhân hậu và tài năng nghệ thuật của nhà văn.
* Những đứa trẻ trích từ chương IX của tác phẩm Thời thơ ấu (Tiểu thuyết tự thuật) 
II. Đọc và tìm hiểu văn bản:
1) Hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ:
- Ba đứa trẻ nhà Ốp-xi-an : mẹ mất sớm, phải sống với dì ghẻ, thường bị bố cấm đoán, đánh đòn.
- A-li-ô-sa: sống thiếu tình thương của bố mẹ, thường bị ông ngoại đánh đòn.
* Chúng là những đứa trẻ sống thiếu tình thương, cùng cảnh ngộ
Hết tiết 84 – Chuyển sang tiết 85
? Điều gì khiến cho A-li-ô-sa và ba đứa trẻ con nhà Ốp-xi-an dễ dàng trở thành những người bạn thân thiết ?
? Tình bạn của những đứa trẻ được thể hiện ở những chi tiết nào trong đoạn truyện ?
? Những câu chuyện hằng ngày chúng nói với nhau là gì ? Nó đã thể hiện sự cảm thông và tình bạn của chúng như thế nào ?
? Qua những câu chuyện cổ tích mà A-li-ô-sa kể, cho em hiểu được thái độ và tình cảm gì của A-li-ô-sa ? (Sự cảm thông, tình yêu thương đối với bọn trẻ và niềm tin tưởng trong thế giới cổ tích)
? Mặc dù bị người lớn cấm đoán, nhưng tình bạn của bọn trẻ như thế nào ? Những chi tiết nào thể hiện điều đó ?
? Qua những điều đó, em có nhận xét gì về tình bạn của A-li-ô-sa và những đứa trẻ ?
? A-li-ô-sa đã có những quan sát và nhận xét như thế nào về những đứa trẻ ? Trình bày cảm nhận của em về điều này ?
(Những quan sát và nhận xét của A-li-ô-sa về ba đứa trẻ: *Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con: so sánh chính xác, thể hiện sự cảm thông của A-li-ô-sa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ.
*Những con ngỗng ngoan ngoãn: so sánh chính xác, thể hiện sự cảm thông của A-li-ô-sa với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn nhỏ.)
? Vì sao sau hơn 30 năm mà tác giả vẫn còn nhớ như in và thuật lại hết sức xúc động về tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy ?
Hoạt động 4: Tổng kết
? Đoạn truyện có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật ?
+ Những chuyện đời thường và truyện cổ tích lồng vào nhau trong câu chuyện có tác dụng thể hiện điều gì ?
? truyện có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào ? Điều đó có tác dụng như thể nào trong việc thể hiện nội dung ?
? Đoạn trích có ý nghĩa thể hiện điều gì ?
- GV cho HS đọc tham khảo thêm phần ghi nhớ SGK/234.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Thảo luận nhóm theo tổ.
- Nhóm 1 thảo luận, đại diện trả lời.
- Nhóm 2 thảo luận, đại diện trả lời.
- Nhóm 3 thảo luận, đại diện trả lời.
- Nhóm 4 thảo luận, đại diện trả lời.
- Trình bày cảm nhận của bản thân.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
Hoạt động 4: 
- Độc lập suy nghĩ và trả lời.
- Độc lập suy nghĩ và trả lời.
- Độc lập suy nghĩ và trả lời.
ž Đọc phần ghi nhớ SGK/234.
2) Tình cảm trong sáng, đẹp đẽ của những đứa trẻ:
- Những đứa trẻ tìm thấy sự đồng cảm và trở thành những người bạn thân thiết.
+ Gặp nhau và trò chuyện hằng ngày.
+ Kể về những câu chuyện cổ tích (truyện mụ dì ghẻ phù thuỷ), tin tưởng ở thế giới cổ tích.
+ Bất chấp sự cấm đoán, tình bạn vẫn thân thiết.
* Tình cảm đó vẫn nguyên vẹn trong ký ức của nhân vật người kể chuyện qua mấy chục năm sau.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Kể chuyện đời thường và truyện cổ tích lồng trong nhau thể hiện tâm hồn trong sáng, khát khao tình cảm của những đứa trẻ.
- Kết hợp kể với tả và biểu cảm làm cho câu chuyện về những đứa trẻ được kể chân thực, sinh động và đầy cảm xúc.
2. Ý nghĩa văn bản: 
* Đoạn trích thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ và những khao khát tình cảm của những đứa trẻ.
à Ghi nhớ: ( SGK/234 )
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
Đọc và nhớ một số chi tiết thể hiện kí ức bền vững của nhân vật “tôi” về tình bạn tuổi thơ.
Tìm đọc tác phẩm Thời thơ ấu của M. Go-rơ-ki.
2/ Bài sắp học: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_soan_ngu_van_9_tuan_16_17.doc