Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 19 đến tuần 22

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 19 đến tuần 22

 A/.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh :

- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách .

- Luyện tập thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài Bàn về đọc sách

 B/.CHUẨN BỊ .

 1/ Thầy: Thiết kế bài dạy ,đọc thêm tài liệu liên quan tới bài

 2/ Trò: Đọc kĩ văn bản + chuẩn bị kĩ bài

 C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1, Kiểm tra: Sự chuẩn bị bài của HS

 2 ,Bài mới

 

doc 48 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 19 đến tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Bài 18: Tiết 91+92 Văn bản 
Bàn về đọc sách
 (Chu quang tiềm)
 A/.Mục tiêu cần đạt 
Giúp học sinh :
- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách .
- Luyện tập thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài Bàn về đọc sách 
 B/.Chuẩn bị .
 1/ Thầy: Thiết kế bài dạy ,đọc thêm tài liệu liên quan tới bài 
 2/ Trò: Đọc kĩ văn bản + chuẩn bị kĩ bài 
 C/ hoạt động dạy học 
 1, Kiểm tra: Sự chuẩn bị bài của HS 
 2 ,Bài mới 
Hoạt động của thầy 
GV: hướng dẫn HS tiếp xúc văn bản
 ? Hãy đọc chú thích ?
? Nêu tóm tắt những nét chính về tác giả ?
? Hiểu gì về văn bản trích học ?
GV: cho HS đọc theo 3 đoạn 
?Hãy khái quát lại nội dung của từng đoạn 
?Chỉ ra hệ thống luận điểm của VB 
GV; Mỗi đoạn ứng với một luận điểm 
Theo dõi đoan 1
?Trên con đường học vấn của mỗi người đọc sách có tầm quan trọng như thế nào ?
GV: học vấn tích luỹ từ nhiều mặt trong đó đọc sách là một mặt quan trọng
?Học vấn thu được những gì qua đọc sách ?
?Vậy những cuốn sách mà em đang học có phả là di sản văn hoá tinh thần không .Tại sao ?
? Vậy để nói nên tầm quan trọng của việc đọc sách tác giả đã dùng phép nghị luận gì để trình bày rõ điều đó ?
? Hãy nêu VD cụ thể 
? Vậy qua lí lẽ trên em thấy tác giả đã đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách 
Theo dõi đoạn 2 
?Tác giả đã lí giải vấn đề này ntn (hay đó là những khó khăn nào) 
?Hiểu thế nào là đọc không chuyên sâu ?
? Tác giả nhận xét ntn về cách đọc lạc hướng ?
?Vì sao có hiên tượng đọc lạc hướng
?Cái hại của đọc lạc hướng là gì 
?Qua đó tác giả báo động với chúng ta về vấn đề gì.
?Em nhận xét ntn về cách trình bày vấn đề trên của tác giả
?Từ đó em rút ra được lời khuyên nào cho bản thân trong việc đọc sách .
Theo dõi đoạn còn lại
?Hãy tóm tắt những quan điểm của tác giả về việc chọn tinh đọc kĩ .
?Tác giả tỏ thái độ ntn với cách đọc để trang trí ?Vì sao?
?Từ đó em thấy tác giả đề ra cách đọc ntn.
?Cụ thể với chương trình phổ thông tác giả chỉ ra cách đọc ntn
?Vì sao tác giả đặt vấn đề đọc để có kiến thức phổ thông 
?Theo tác giả kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên môn có mối quan hệ ntn.
?Từ đó em nhận được lời khuyên nào qua lời bàn về phương pháp đọc sách .
?Nhận xét ntn về cách trình bày lí lẽ của tác giả về vấn đề đó 
GV khái quát lại toàn bộ vấn đề 
?Văn bản cho ta lời khuyên bổ ích nào về sách và việc đọc sách
?Qua đó hiểu gì về tác giả 
?Em học tập được gì qua cách viết của tác giả 
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ .
?Nếu chọn một lời bàn về đọc sách em chọn câu nào .
*Củng cố:
- Chỉ ra hệ thống luận điểm của vb 
Về nhà soạn vb Tiếng nói văn nghệ
Hoạt động của trò
I/ Đọc chú thích văn bản 
1,Tác giả (1897-1986) là nhà mĩ học nổi tiếng Trung Quốc.
2, Tác phẩm 
-Là những lời tâm huyết của tác giả về việc đọc sách ,cùng nhng kinh nghiệm mà ông muốn truyền lại cho thế hệ sau 
II/.Đọc hiểu văn bản 
1,Cấu trúc
 3 phần . 
Phần 1:Tầm quan trọng của việc đọc sách 
Phần2: Những khó khăn gặp phải trong việc đọc sách
Phần 3: Phương pháp đọc 
2,Nội dung . 
a,Tầm quan trọng của việc đọc sách 
-Muốn có học vấn không thể không đọc sách .
-HS trao đổi thảo luận .
VD: Những thành tựu đáng quí của nhân loại -Là tinh hoa của nhân loại -Là di sản văn hoá tinh thần 
 -Cũng là di sản văn hoá tinh thần của nhân loại .Vì đó là 1 phần tinh hoa của học vấn mà ngày nay chúng ta được tiếp nhận . - Phép nghị luận phân tích + tổng hợp 
- Đầu tiên tg nêu luận điểm sau dùng lí lẽ để giải thích và phân tíchCuối cùng là tổng hợp lại bằng một lời bàn
HS trao đổi thảo luận 
- Sách là vốn quí của nhân loại 
- Đọc sách là cách để tạo học vấn .vv.vvv
b,Những khó khăn gặp phải khi đọc sách 
HS đọc SGK
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên 
Sách nhiều khiến người ta đọc lạc hướng 
Là cách đọc liếc qua tuy rất nhiều nhưng đọng lại rất ít 
-Tham đọc nhiều mà không thực chất .
- Do sách vở ngày một nhiều 
+Do người đọc tham nhiều 
- Lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt ,bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốn sách quan trọng cơ bản .
-Cách đọc tràn lan thiếu mục đích .
-Kết hợp phân tích bằng lí lẽ với liên hệ thực tế .
-Đọc sách không đọc tràn lan mà cần có mục đích cụ thể .
c,Phương pháp đọc sách 
--Đọc sách không cốt lấy nhiều ..
-Đọc ít mà kĩ 
-Phê phán .Vì cách đó thể hiên phẩm chất tầm thường thấp kém .
--Đọc sách ít mà kĩ và tinh còn hơn là nhiều mà dối 
-Mỗi môn học chọn từ 3-5 quyển xem kĩ 
-Vì đây là yêu cầu bắt buộc đối với HS.
-Vì các môn học đều liên quan tới nhau ,không có học vấn nào cô lập cả .
-Không biết rộng thì không thể chuyên sâu 
-Không thông thái thì không thể nắm gọn 
Hãy biết rông rồi mới nắm chắc ,đó là trình tự để nắm vững bất cứ môn học nào 
-Đọc sách cần chuyên sâu và cần cả đọc rộng nữa 
-Có hiểu rộng nhiều lĩnh vực mới hiểu sâu một lĩnh vực .
-Phân tích kết hợp với lí lẽ có liên hệ so sánh ,dễ đọc dễ hiểu 
3,ý nghĩa văn bản
-HS thảo luận nhóm 
-Là người yêu quí sách
-Là người có học vấn 
-Là nhà khoa học 
-Tác giả có thái độ khên chê rõ ràng 
-Lí lẽ phân tích cụ thể .dễ thuyết phục .
*Ghi nhớ (SGK) .
Luyện tập
HS tự trình bày theo nhóm 
_---
j 
Đ
_
Tiết 93 
 Khởi ngữ
A/Mục tiêu cần đạt .
Giúp HS nắm được khái niệm khởi ngữ ,nhận diện được khởi ngữ trong câu ,và biết vận dụng những câu có khởi ngữ . 
B/Chuẩn bị 
 -GV : nghiên cứu ,thiết kế bài ,bảng phụ .
 _ HS : Xem trước bài .
C/các hoạt động dạy học
 1 Kiểm tra bài cũ 
 2.Bài mới .
Hoạt động của thầy
GV : hướng dẫn HS tìm hiểu bài .
GV: treo bảng phụ cho HS quan sát và đọc
?Nhận xét gì về vị trí của các từ ngữ in đậm (gạch chân) trong các VD a,b,c.
?Các từ ngữ đó có mối quan hệ ntn CN_VN 
?Có thể thêm vào trước khởi ngữ các quan hệ từ về ,đối với được không .
?Hãy cho VD.
 GV: khái quát lại vấn đề .
?Khởi ngữ là gì ? có đặc điểm ntn ?
?Hãy tìm trong các VB đã học những câu có chứa khởi ngữ .
GV Hướng dẫn HS luyện tập 
_ Yêu cầu làm từng bài 1
_ GV ,kiểm tra ,đánh giá kết quả . 
*Củng cố ; 
Nhắc lại toàn bài 
VN: học thuộc ghi nhớ 
 Xem lại các bài tập 
Hoạt động của trò
I.Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu 
 Xét 2 VD 
VDa, Còn anh , anh không ghìm nổi xúc động .
VDb, Giàu, tôi cũng giàu rồi .
VDc, Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ ,chúng ta có thể tin ở tiếng ta ,ta không sợ nó thiếu giàu và đẹp.
*Vị trí đứng trước CN
*-Nêu lên đề tài nói đến trong câu 
*Có thể thêm vào trước khởi ngữ các qht
VD: Về giàu ,tôi cũng giàu rồi 
-HS trả lời 
* Ghi nhớ (SGK) Trang 8 – yêu cầu học thuộc 
 HS tìm theo nhóm 
II. Luyện tập 
HS . làm theo nhóm ,nhóm nào xong trước sẽ dành được quyền trả lời ,các nhóm còn lại nhận xét bổ sung .
Bài 1(8) yêu cầu tìm khởi ngữ 
 Đáp án :
VDa. là : Điều này 
VDb.là :Đối với chúng mình .
VDc,là :Một mình 
VDd.là: Làm khí tượng 
VDe.Là :Đối với cháu 
Bài 2(8) yêu cầu viết lại các câu bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ .Có thể thêm trợ từ thì và qht vào .
 Đáp án :
VD: có thể thêm như sau :
_ Với việc làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm 
_ Hiểu thì tôi hiểu nhưng tôi chưa giải được .
Tiết 94 
 Phép phân tích tổng hợp
A/ Mục tiêu cần đạt .
Giúp HS hiểu rõ khái niệm phép phân tích tổng hợp ;biết vận dụng các phép lập luận ấy trong làm văn nghị luận .
B/ Chuẩn bị .
 1, Thầy: nghiên cứu kĩ bài , soạn bài + bảng phụ .
 2, Trò: tìm hiểu trước các VD .
 C/ hoạt động dạy học .
1, Kiểm tra bài cũ : ?H ãy cho biết em đã học những loại văn nghị luận nào 
 2. Bài mới .
Hoạt động của thầy
GV : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
 Hãy đọc VB 
 ? VB gồm mấy đoạn .
? Đoạn 1 qua một loạt dẫn chứng tác giả đã rút ra nhận xét gì .Nêu cụ thể 
?Hai luận điểm chính trong VB là gì ? 
?Để xác lập 2 luận điểm trên ,tác giả đã dùng phép lập luận nào ,
?Mỗi luận điểm được phân tích cụ thể bằng những luận cứ nào .
?.Và để chốt lại vấn đề tác giả đã dùng phép lập luận nào .Hãy chỉ ra cụ thể trong luận điểm 1.
.?Cuối cùng để chốt lại vấn đề chung của VB tác giả đã dùng phép lập luận nào . 
GV: Khái quát lại toàn bộ vấn đề 
? Qua VB hiểu thế nào là phép phân tích 
?Thế nào là phép tổng hợp.
?Phép lập luận này thường đứng ở vị trí nào trong VB. Hãy chỉ ra cụ thể .
GV hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1: Y/c phân tích luận điểm :Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách ,nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn .
GV ,gợi mở dẫn dắt HS làm . nhận xét bổ sung
Bài tập 2 .Y/c phân tích lí do phải chọn sách để đọc 
GV ,gợi mở dẫn dắt HS,nhận xét bổ sung
Bài 3.Y/c phân tích cách đọc sách 
GV gợi mở dẫn dắt HS nhận xét bổ sung 
Bài 4,Y/cầu chỉ ra vai trò của phép phân tích trong lập
GV gợi mở dẫn dắt HS nhận xét bổ sung 
VD có thể hỏi :
? Phân tích là một thao tác bắt buộc hay không bắt buộc trong văn nghị luận .
?Có nhiệm vụ ntn với luận điểm nêu ra 
.?Mục đích của phân tích và tổng hợp là gì .
* Củng cố 
-Về nhà :đọc thuộc ghi nhớ,
-Xem lại các bài tập
Hoạt động của trò
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp 
Xét VD : VB : Trang phục (T 9- SGK) 
 HS đọc .
- 5 đoạn .
- Nhận xét về vấn đề : ăn mặc chỉnh tề 
Cụ thể ;đó là sự đồng bộ hài hoà trong trang phục của con người 
_LĐ1: Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh ,tức là tuân thủ những qui tắc ngầm ,mang tính văn hoá xã hội .
_LĐ2: Trang phục phải phù hợp với đạo đức ,tức là giản dị và hài hoà với môi trường xung quanh 
-Tác giả sử dụng phép lập luận phân tích .
-Cụ thể là: Ví dụ
+LĐ1:Ăn cho mình mặc cho người .Gồm 4luận cứ (Đó là 4 dẫn chứng).
*Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xoè váy ngắn
*Anh thanh niên đi tát nước ngoài đồng
*Đi đám cưới không thể mặc lôi thôi 
*Đi dự đám tang không thể mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang 
- Để chốt lại vấn đề trên tác giả đã dùng phép lập luận tổng hợp ; chỉ ra 1 qui tắc ngầm chi phối cách ăn mặc của con người,đó là văn hoá xã hội 
+LĐ2:Y phục xứng kì đức.Gồm 2luận cứ (Đó là 2 nhận định).
*Dù mặc đẹp đến đâu ,sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi.
*Xưa nay cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị ,nhất là phù hợp với môi trường 
- Cuối cùng để khẳng định cho nhận định trên tác giả đã chốt lại vấn đề là: Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội .
Dùng phép lập luận tổng hợp 
Đứng ở cuối câu .Đó là 1kếtluận ở cuối văn bản : (Thế mới biết ,trang phục hợp văn hoá đạo đức ,hợp môi trường mới là trang phục đẹp .).
_* Phân tích là phép lập luận chia nhỏ đối tượng ra để xem xét và chỉ ra mối liên hệ giữa các sự vật với nhau.Hay nói cách khác ,phân tích là trình bày từng bộ phận ,phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của một sự vật ,hiện tượng .
_* Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích .Không có phân tích thí không có tổng hợp 
*Lập luận tổng hợp thường đ ... ói và viết .
B,Chuẩn bị bài học .
1,GV : Soạn bài ,đọc kĩ những điều cần lưu ý SGV-33
2,HS: ôn lại bài trước và đọc trước bài bài theo yêu cầu của GV.
C,Tiến trình dạy học .
!,Kiểm tra
 ?1Thế nào là thành phần biệt lập .Nêu các thành phần biệt lập đã học 
 ?2 Cho VD từng thành phần 
 2,Bài mới. 
 GV vào bài 
 Hoạt động của thầy 
GV :Gọi HS đọc đoạn trích a,b,
 ?Trong những từ ngữ in đậm trên ,từ ngữ nào dùng để gọi ,từ ngữ nào dùng để đáp 
?Những từ ngữ dùng để gọi người khác ,hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt ý nghĩa sự việc hay không .
?Từ nào dùng để tạo lập cuộc gọi .
?Từ nào dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra .
GV :Những từ ngữ in đậm đó là thành phần gọi đáp .
?Vậy thế nào là thành phần gọi đáp 
 Hoạt động của tr I, Thành phần gọi đáp 
HS :Đọc 
*Từ “Này” dùng để gọi 
*Từ “Thưa ông” dùng để đáp 
-Không tham gia diễn đạt ý nghĩa sự việc 
-“Này” –Tạo quan hệ ,tạo lập cuộc gọi.
-“Thưa ông “-duy trì sự giao tiếp 
*HS dựa vào phần ghi nhớ để trả lời 
 II, Thành phần phụ chú
GV gọi HS đọc đoạn trích a,b, -SGK – Trang 31+32 .
 ?Nếu lựa bỏ các từ ngữ in đậm ,ý nghĩa sự việc của câu có thay đổi không .
GV: Điều này chứng tỏ rằng thành phần phụ chú không phải là một bộ phận thuộc cấu trúc cú pháp của câu . Nó là thành phần biệt lập .
?Câu (a) ,từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào .
?Trong câu (b),cụm chủ vị in đậm chú thích điều gì .
GV : đó là thành phần phụ chú .
?Thành phần phụ chú trong câu dùng để làm gì .Đặc điểm nhận diện của thành phần này .
HS đọc 
-ý nghĩa của câu vẫn nguyên vẹn .
HS nghe 
-Chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng”
-Giải thích thêm rằng “lão không hiểu tôi” chưa hẳn đã đúng ,nhưng “tôi’ cho đó là lí do làm “ tôi càng buồn lắm “
*HS dựa vào phần ghi nhớ SGK –32 để trả lời .
 III, Luyện tập 
 GV hướng dẫn HS làm theo nhóm 
 *Bài tập 1,2(32) 
 ?Nêu yêu cầu của bài tập .
*Bài tập 3(33).
?Tìm thành phần phụ chú .
?Cho biết chúng bổ xung cho điều gì 
*Bài 4(33)
?Thành phần phụ chú ở mỗi câu trong bài tập 3,liên quan đến những từ ngữ nào trước đó .
*Bài tập 5.
?yêu cầu viết đoạn văn có sử dụng TP phụ chú trình bày suy nghĩ của em về việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới .
HS làm theo nhóm 
Bài tập 1,2(32)
HS trả lời ;
Đáp án :
*Bài 1
-Từ dùng để gọi :Này 
 -Từ dùng để đáp : Vâng 
 -Quan hệ :Trên –dưới 
 -Thân mật ; Hàng xóm láng giềng ,cùng cảnh ngộ 
*Bài2 
-Từ để gọi : bầu ơi.
-Đối tượng hướng tới là tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt 
*Bài tập 3(33)
Đáp án :
a, Tp phụ chú : “Kể cả anh “ giải thích cho cụm từ “mọi người” 
b, Tp phụ chú :”Các thầy .người mẹ “ giải thích cho cụm từ “Những người nắm giữ chìa khoá ” 
c, , Tp phụ chú :” Những người chủ thực sự của đất nước ‘” giải thích “lớp trẻ”.
d,Nêu thái độ của mọi người trước sự việc ,.
*Bài 4(33).
Đáp án :
a, Mọi người 
b,Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này .
c, Lớp trẻ .
d, Cô bé nhà bên , Hôm gặp tròn đôi mắt 
*Bài tập 5
*HS chuẩn bị trong 10 phút -đọc 
Vd : Chúng ta hãy chuẩn bị 1 hành trang cần thiết đặc biệt là hành trang tinh thần để bước tới tương lai .Hành trang đó là tri thức .kĩ năng ,thói quen ,được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin bước vào thế kỉ mới .
	*Củng cố 
 _Đọc thuộc ghi nhớ 
 _Xem lại các bài tập .
Tiết 104- 105 
viết bài số 5
 (Nghị luận xã hội ) 
 A.Mục tiêu cần đạt ; 
 Kiểm tra kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc ,hiện tượng của đời sống xã hội .
 B. Chuẩn bị .
1,Thầy ;Suy nghĩ chọn đề bài thích hợp cho HS làm 
2, Trò; Chuẩn bị vở viết văn . Ôn lại phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội .
C, Tiến trình dạy học 
GV chọn đề bài 
Ghi đề bài lên bảng 
 1, Đề bài : Hãy viết bài nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác bừa bãi hiện nay .
 2,Gợi ý làm bài 
 -Nêu luận điểm xuất phát của bài nghị luận : Vứt rác thải bừa bãi ,không giữ giìn vệ sinh môi trường (Phần này khái quát ở mở bài ) .
 -Nêu những biểu hiện của hiện tượng này : Vứt rác bừa bãi ,Tại các điểm tham quan du lịch họ thường xuyên tiện tay vứt rác .vv .
-Phân tích tác hại của việc làm này ; làm cho môi trường ô nhiễm ,cảnh quan môi trường xấu đi ,có hại cho động thực vật và làm ô nhiễm bầu không khí sinh ra nhiều thứ bệnh nguy hiểm .
-Trình bày ý kiến quan điểm của người viết :Tuyên truyền cho mọi người hiểu tác hại phê phán . đồng thời có những hình phạt nghiêm minh với những người không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung .
3. Viết bài .
 4.Thu bài .
5. Nhận xét giờ viết văn .
 Tuần 22 Tiết : 106-107 
Văn bản Chó sói và cừu
Trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten 	 
 A,Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS hiểu ý kiến của tác giả về đặc trưng của sáng tác nghệ thuật được trình bày trong bài viết về hình tượng nhân vật chó sói và nhân vật cừu non trong thơ ngụ ngôn của La phông –ten .
-Biết được một cách lập luận theo lối so sánh trong nghị luận văn chương ..
B,Chuẩn bị bài học .
1,GV : Soạn bài ,đọc kĩ những điều cần lưu ý SGV.
-Dự kiến tích hợp :tập làm văn bài nghị luận tư tưởng đạo lí (Chú ý đây là bài nghị luận văn chương khác với nghị luận xã hội )
2,HS: Soạn bài trước và đọc trước bài theo yêu cầu của GV.
C,Tiến trình dạy học .
!,Kiểm tra
 ?VB :Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ,có mấy phần ,nêu nội dung của từng phần 
 ?Hãy giải thích nhan đề của văn bản .: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới 
 2,Bài mới. 
 GV vào bài
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
 GV yêu cầu HS đọc chú thích * SGK 
 ?Nêu khái quát vài nét về tác giả 
?Nêu khái quát sự khác nhau giữa nghị luận văn chương và nghị luận xã hội 
I, Đọc hiểu chú thích
HS đọc chú thích SGK 
Lưu ý các chú thích * 1,3,4.
HS thảo luận nhanh .
 II, Đọc hiểu văn bản 
 1, Cấu trúc văn bản 
 ?VB này thuộc loại VB gì 
?Em hiểu thế nào là nghị luận văn học .
?Văn bản này có thể chia làm mấy phần .Mỗi phần từ đâu đến đâu .Nêu nội dung của từng phần .
-VB nghị luận văn học .
-Đối tượng nghị luận của loại VB này là tác phẩm văn học (ở đây là lời bàn về đặc điểm sáng tạo nghệ của La Phông –ten )
*VB chia làm 2 phần 
_Phần 1: đến như thế (Hình tượng con cừu dưới ngòi bút của La Phông ten và BuyPhông)
_Phần 2 :Còn lại (Hình tượng con chó sói dưới ngòi bút của La Phông ten và BuyPhông)
 2, Nội dung 
 a, Hình tượng con cừu dưới ngòi bút của La Phông ten và BuyPhông)
?Hãy theo dõi SGK.
?Buy Phông có cái nhìn ntn về cừu .
?Từ đó Buy Phông chỉ ra đặc điểm nào của cừu 
?Nhận xét của Buy Phông về cừu có đáng tin cậy không .?Vì sao .
GV còn cách nhìn của La Phông ten về cừu thì ntn
?Hãy tóm tắt cách nhìn của La Phông ten về cừu 
?Hãy phân tích giọng buồn rầu và dịu dàng của con cừu non trong đoạn thơ đầu VB .
?Người viết bài này đã nhận xét đặc điểm nào của hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten? 
?Và nhận xét tình cảm nào của La Phông ten đối với loài vật này. 
GV nói :Cách cảm nhận này đã kết hợp cái nhìn khách quan và cảm xúc chủ quan ,tạo được hình ảnh vừa chân thực ,vừa xúc động về con vật này .
HS theo dõi SGK 
*Chúng thường tụ tập thành bầy .nhất nhất làm theo 
*Luôn sợ sệt , đần độn 
*Đáng tin cậy ,vì Buy Phông đã dựa trên những hoạt động bản năng của cừu do trực tiếp quan sát để nhận xét 
*HS dựa vào SGK để tóm tắt :
Mọi chuyện đều đúng .Nhưng không chỉ có vậy : giọng chú cừu non buồn rầu và dịu dàng làm sao ; sắp bị sói ăn thịt mà vẫn dịu dàng làm sao ; cừu mẹ chạy tứi khi nghe tiếng kêu rên của con nó , nhận ra con trong đám đông rồi đứng yên trên nền đất lạnh và bùn lầy ,vẻ nhẫn nhục cho đến kh con đã bú xong .
 Đó là thể hiện của tình mẫu tử cao đẹp 
* Khi bị sói vu oan gầm lên đe doạ về tội: khuấy nước phía trên đầu nguồn và nói xấu ta năm ngoáicừu non không dám cãi lại vì oan ức ,mà chỉ một mực gọi sói là bệ hạ , nhẹ nhàng và nhẫn nhục xin sói nguôi giận mà xét lại rằng mình là kẻ hèn còn đang bú mẹ .
* Chúng còn thân thương và tốt bụng nữa 
* La Phông ten đã động lòng thương cảm với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng như thế 
HS :Nghe 
 b, Hình tượng con chó sói dưới ngòi bút của La Phông ten và BuyPhông.
 ? Theo Buy Phông chó sói có đặc điểm nào 
mà ông nhìn thấy .
GV: Đó là những biểu hiện bản năng về thói quen và moi sự xấu xí 
?Tình cảm của ông đối với con vật này ra sao
?Nhận xét của Buy Phông về chó sói có đúng không ? Vì sao .
?Cái nhìn của La- Phông ten về con vật này có khác với Buy Phông không . Cụ thể ntn .
?Theo em Buy Phông đã tả 2 con vật này bằng phương pháp nào ,nhằm mục đích gì .
?Còn La- Phông ten,nhà nghệ sĩ ,ông cũng tả 2 con vật ấy bằng phương pháp nào .Nhằm mục đích gì .
?Em có nhận xét gì về cách lập luận của Hi-pô-lít –ten trong VB này .
 ? Cách lập luận đó có tác dụng gì .
*Là một tên bạo chúa khát máu với mọi thói quen xấu Sống gây hại ,chết vô dụng .
*Khó chịu ,đáng ghét ,lúc sống thì có hại chết rồi thì vô hại 
*Đúng .Vì dựa trên sự quan sát những biểu hiện bản năng của loài vật này 
*Khác :Vừa chân thực vừa gợi cảm xúc ghê sợ và thương cảm 
*Buy Phông:Tả chính xác ,khách quan dựa trên sự quan sát nghiên cứu ,phân tích để nhằm khái quát những đặc tính cơ bản của loài vật. 
*Nhà nghệ sĩ tả với óc quan sát tinh tế và sự nhạy cảm của trái tim ,cùng trí tưởng tượng phong phú cuả mình.(Đó là bản chất của sáng tạo nghệ thuật ) 
Nhà nghệ sĩ khi tả đối tượng không chỉ hiểu sâu kĩ mà còn phải tưởng tượng thâm nhập vào đối tượng . La- Phông ten viết về 2 con vật nhưng nhằm mục đích giúp ta hiểu thêm về đạo lí trên đời .Đó là sự đối lập giữa cái thiện và cái ác ,giữa kẻ yếu và kẻ mạnh mà ở đây cừu và sói đã được nhân hoá ,nói năng hành động như con người 
*Cách nghị luận :Phân tích , so sánh ,chứng minh ,làm sáng tỏ nổi bật ,sống động và thuyết phục .
_Mạch nghị luận triển khai theo trình tự từng con vật hiện ra dưới ngòi bút của La-phông – ten ,rồi Buy – Phông với bố cục chặt chẽ 
 3, ý nghĩa văn bản
?Văn bản “Chó sói ..” cho em hiểu gì về tác phẩm .
?Qua pt bài văn này ,em hiểu thêm đặc trưng nào của sáng tạo nghệ thuật .
 ?Vậy ý tưởng mà tác giả muốn nói đến qua văn bản này là gì .
 A/Những nét độc đáo của hình tượng con chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La –phông ten 
 B/So sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La –phông ten .
 Với con cừu và con chó sói trong những trang viết của Buy –phông .
C/ Mô tả cách nhìn nhận và phản ánh cuộc sống khác nhau giữa nhà thơ và nhà khoa học .
 D/Nêu bật được đặc trưng của sáng tác nghệ thuật qua việc bàn luận về hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La –phông –ten 
*H/S dựa vào ghi nhớ SGK -41 để trả lời 
_ Nhà nghệ thuật có cái nhìn về nhân vật phóng khoáng hơn nhà khoa học .
_ Nhà nghệ thuật bộc lộ thái độ cảm xúc khi phản ánh nhân vật .
Do đó NT phản ánh đời sống một cách chân thực và xúc động .
*H/S trao đổi thảo luận 
*Đáp án : D
 Hướng dẫn về nhà -Đọc lại VB .
-Học thuộc ghi nhớ , Soạn văn bản Con cò 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 9 ki 2 chuan.doc