Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 22

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 22

Tiết 101

Soạn 15/01/2009

Dạy 19/01/2009 HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

 (Phần Tập làm văn - làm ở nhà)

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 HS tập trung suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương

 Viết bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: Tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh

 Giáo dục ý thức quan tâm đến các sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội

CHUẨN BỊ

 GV+HS: Tìm hiểu các sự việc, hiện tượng tiêu biểu ở địa phương

 TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 786Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Tiết 101	
Soạn 15/01/2009 
Dạy 19/01/2009	
Hướng dẫn chuẩn bị 
Chương trình địa phương
 (Phần Tập làm văn - làm ở nhà)
Mục tiêu cần đạt
	HS tập trung suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương
	Viết bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: Tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh
	Giáo dục ý thức quan tâm đến các sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội
Chuẩn bị
	GV+HS: Tìm hiểu các sự việc, hiện tượng tiêu biểu ở địa phương
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4')
	?Cấu tạo đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống?
	?Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống?
C - Bài mới (36')
	GV giới thiệu bài: Nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học
-GV giới hạn: Địa phương được hiểu là xã Thống Nhất, thôn xóm nơi mình ở
-GV cùng HS tìm hiểu những vấn đề, sự việc, hiện tượng cần được biểu dương hoặc phê phán ở địa phương.
-GV lưu ý: Sự viẹc, hiện tượng được chọn phải là sự việc được xã hội quan tâm, có tính thời sự cao
-GVhướng dẫn HS lựa chọn 
1. Xác định những vấn đề có thể viết ở địa phương
 (10') 
*Vấn đề môi trường:
-Sử dụng thuốc trừ sâu
-Xử lí rác thải
*Vấn đề chăm sóc sức khoẻ
-Việc hút thuốc lá ở địa phương
*Đời sống nhân dân, những thành tựu mới trong xây dựng...
*Vấn đề quyền trẻ em
-Việc quan tâm của chính quyền, của gia đình, của nhà trường...
*Vấn đề "Đền ơn, đáp nghĩa"
-Sự quan tâm đến những đối tượng chính sách
*Vấn đề tệ nạn xã hội
-Nghiện hút
-Điện tử
...
2. Cách viết (20') 
phương thức biểu đạt. Chú ý bố cục 3 phần của bài viết:MB - TB - KB
-GV nêu yêu cầu về nội dung
+Bày tỏ ý kiến, nhận định được chỗ đúng, chỗ bất cập, không nói quá, không giảm nhẹ
+Bày tỏ được thái độ tán thành hay phản đối xuất phát từ lập trường tiến bộ của xã hội,...
+ý kiến nhận định phải rõ ràng, cụ thể, có dãn chứng kèm theo, có lập luận, thuyết minh, thuyết phục, chặt chẽ
-GV nêu yêu cầu: Bài viết khoảng 1500 chữ
-GV chú ý: 
1-Không nêu tên người, cơ quan cụ thể có thật
2-Về nhà tìm hiểu các vấn đề địa phương, lựa chọn vấn đề và hoàn thành bài viết, nộp vè tổ vào tuần 26
 Tuần 27, các nhóm trao đổi bài, đọc, sửa cho bạn
 Tuần 28, thu bài, GV duyệt, sửa, bổ sung
 Tuần 29, học sinh trình bày trước lớp
a,Về thể loại:
Nghị luận + Thuyết minh
 + Tự sự
 + Miêu tả
b,Về nội dung
c,Dung lượng bài viết
D - Củng cố (2')
	-Cần quan tâm đến những vấn đề có tính thời sự ở địa phương. Lựa chọn những vấn đề và thực hành viết văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong cuộc sống - Kết hợp các phương thức biểu đạt khác...
E - Hướng dẫn về nhà (2')
	-Nắm chắc cách làm bài văn nghị luận về sự việc...
	-Tìm hiểu và viết bài cho chu đáo, nộp đúng thời hạn
	-Soạn "Hành trang vào thế kỉ mới"
-----------------------------------------------------------------
Tiết 102	
Soạn 15/01/2009 
Dạy 19/01/2009	
Chuẩn bị hành trang vào 
thế kỉ mới
 (Vũ Khoan)
 Tiết 1
Mục tiêu cần đạt
	1. HS nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách và thói quen của người Việt Nam. Yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thế kỉ mới
	Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả
	2. Giáo dục ý thức trau dồi ý thức và thói quen tốt
	3. Rèn luyện kĩ năng đọc, kĩ năng phân tích văn bản nghị luận
Chuẩn bị
	GV+ HS: Tìm hiểu xuất xứ, giá trị của văn bản
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4')
	?Giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản "Tiếng nói của văn nghệ"?
C - Bài mới (34')
	GV giới thiệu bài
-HS nêu hiểu biết của mình về tác giả Vũ Khoan
-HS nêu xuất xứ của tác phẩm
-GV nhấn mạnh hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
(Việc lựa chọn thời điểm LS để viết của t/g: Thông thường sau một thời gian dài để chuẩn bị bước vào chặng đường mới, người ta có nhu cầu kiểm điểm lại mình trên chặng đường đã qua và chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới. Thời điểm chuyển giao thời gian (giữa 2 TK, 2 thiên niên kỉ) có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với DTVN - Công cuộc đổi mới bắt đầu từ thế kỉ trước đã đạt được những kết quả bước đầu và chúng ta tiến sang thế kỉ mới với mục tiêu mới ... trở thành nước CN vào năm 2020...
-GV hướng dẫn đọc: Đọc to, rõ ràng, mạch lạc, tình cảm phấn chấn...
-GV đọc đoạn 1
-HS đọc đoạn còn lại
-GV kiểm tra việc đọc chú thích ở nhà của HS
-HS xác định thể văn, bố cục văn bản
I . Giới thiệu chung (4')
1.Tác giả 
2. Tác phẩm
II . Đọc - hiểu văn bản (26')
1.Đọc, chú thích (3')
2.Thể loại, bố cục (2')
-Nghị luận về vấn đề xã hội (Giải thích)
-Bố cục: 3 phần:
+Nêu vấn đề (2 câu đầu)
+Giải quyết vấn đề (Tết năm nay ... người VN"
+Kết thúc vấn đề: Còn lại
?Luận điểm chính của bài viết đựoc cụ thể hoá trong lời văn nào của bài?
?ở phần nêu vấn đề, t/g đã chỉ rõ dối tượng, nội dung, mục đích của văn bản này như thế nào?
-HS chỉ ra:...
-Tích hợp
?Việc đặt vấn đề... trong thời điểm... có ý nghĩa như thế nào?
-GV khẳng định lại...
?T/g đưa ra những luận cứ nào để giải quyết vấn đề?
?Nhận xét cách sắp xếp luận cứ?
-Thể hiện tính chặt chẽ, tính hệ thống...
?T/g đã nêu những luận cứ nào để xác minh cho luận cứ này?
?Nhận xét cách đưa lí lẽ của t/g?
?Luận cứ thứ 2 được triển khai như thế nào?
-GV chuyển
?Theo t/g, người VN có những điểm mạnh nào?
?Những điểm mạnh đó có ý nghĩa gì trong hành trang của con người VN khi bước vào thế kỉ mới?
-HS trả lời, lấy VD minh hoạ những biểu hiện tốt đẹp của con người VN được thể hiện trên sách báo
?Những điểm yếu của con người VN mà t/g đã chỉ ra?
?Những điểm yếu gây cản trở gì cho chúng ta khi bước vào thế kỉ mới?
?Em hãy tìm VD trong thực tế để minh hoạ cho điều t/g vừa phân tích?
3. Phân tích (21')
a, Nêu vấn đề (3')
 Lớp trẻ cần nhận ra cái mạnh, cái yếu của con người VN để rèn thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới
->Nêu vấn đề cụ thể, rõ ràng
b.Giải quyết vấn đề (15')
*Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người 
-Tự cổ chí kim bao giờ con người cũng là dộng lực phát triển của LS
-Trong nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội
->Lí lẽ xác thực, làm nổi bật vấn đề
*Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước
-Sự phát triển như huyền thoại của khoa học, công nghệ...
-Nước ta cùng một lúc phải giải quyết 3 nhiệm vụ...
*Những điểm mạnh và yếu của con người Việt Nam
-Điểm mạnh:
+Thông minh, nhạy bén với cái mới
+Cần cù, sáng tạo
+Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc
+Thích ứng nhanh
-Điểm yếu:
+Thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành
+Thiếu tính tỉ mỉ, không coi trọng qui trình công nghệ...
+Đố kị
+quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói "khôn vặt", ít giữ "chữ tín"
?Cách triển khai luận cứ?
-T/g không tách riêng khi trình bày điểm mạnh, điểm yếu mà trình bày xen kẽ: Nêu từng điểm manh, đi liền với nó là điểm yếu
-Sau khi HS nhận xét cách triển khai luận cứ của t/g, GV chốt lại:
+Điểm mạnh đi liền điểm yếu
+Điểm mạnh - yếu luôn được đối chiếu với yêu cầu xây dựng ĐN
?Sự phân tích của t/g nghiêng về điểm mạnh hay điểm yếu? Điều đó cho thấy dụng ý của t/g là gì?
(So sánh với các TP VH và những bài học LS)
?Thái độ của t/g khi phân tích điểm mạnh và yếu?
-T/g tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện không thiên lệch,... không đề cao hay miệt thị dân tộc
?Cách lập luận của t/g trong đoạn này?
?T/g nêu yêu cầu nào với lớp trẻ VN khi chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới?
?Theo t/g "hãy làm cho lớp trẻ nhận ra điều đó" - là điều gì?
?Em hiểu "Những thói quen tốt đẹp ngay từ việc nhỏ nhất" là gì?
?Nhận xét cách lập luận?
?Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản?
?Việc sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ có tác dụng gì?
?Tìm câu tục ngữ, thành ngữ minh hoạ?
?Nội dung của văn bản?
=>Lập luận rõ ràng, có sức thuyết phục
=>Người đọc nhận rõ hành trang để bước vào thế kỉ mới, thấy rõ bối cảnh thế giới, mục tiêu... nhận thức rõ điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để khắc phục
c, Kết thúc vấn đề (3')
+Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh
+Vứt bỏ điểm yếu
->T/g mong: Tạo một hành trang để người Việt Nam bước vào thế kỉ mới
III. Ghi nhớ (4')
1. NT
-Cách lập luận chặt chẽ...
-Ngôn ngữ: Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ ->Giản dị, trực tiếp, dễ hiểu
2. ND
D - Luyện tập - Củng cố (3')
	?T/g đặt lòng tin trước hết vào thế hệ trẻ. Điều này cho thấy tình cảm của t/g dành cho thế hệ trẻ như thế nào? (Qua bài viết, em hiểu gì về tác giả?)
	?BT 2 (tr 31)
	?Sau khi học xong văn bản, em học được điều gì?
E - Hướng dẫn về nhà (2')
	-Học bài (ghi nhớ)
	-GV hướng dẫn HS làm BT1 (tr 31) mục "Luyện tập"
	-Chuẩn bị bài "Các thành phần biệt lập" (Tiếp)
	-Chuẩn bị bài "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông ten"
	Tìm đọc thơ ngụ ngôn của La Phông ten
---------------------------------------------------------------------
Tiết 103	
Soạn 28/01/2009 
Dạy 02/02/2009	
Các thành phần biệt lập
Mục tiêu cần đạt
	-HS nhận biết hai thành phần biệt lập: Gọi-đáp và Phụ chú
	 Nắm được công dụng và đặc điểm của mỗi thành phần trong câu
	-Biết đặt câu có thành phần Gọi-đáp, Phụ chú
	-Rèn kĩ năng sử dụng các thành phần này khi viết câu
Chuẩn bị
	+ GV: Bảng phụ ghi VD
	+ HS: Ôn lại các thành phần câu đã học. Đọc trước bài ở nhà
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4')
	?Thế nào là thành phần biệt lập? Kể tên các thành phần biệt lập đã học?
	?Thế nào là thành phần tình thái? Lấy VD minh hoạ?
	?Thế nào là thành phần cảm thán? Lấy VD minh hoạ?
C - Bài mới (34')
	GV giới thiệu bài
-GV treo bảng phị ghi VD
-HS đọc VD, chú ý từ in đậm
?Các từ in đậm có tham gia điễn đạt nghĩa sự việc trong câu?
-HS khẳng định: Các từ (...) là thành phần biệt lập
?Trong các từ ấy, từ nào dùng để gọi, từ nào dùng để đáp? Từ nào dùng để tạo lập cuộc thoại, từ nào dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?
-GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ 
I .Thành phần gọi - đáp (11')
1. Ví dụ (sgk) 
2. Nhận xét
-Này, Thưa ông: Không tham gia điễn đạt nghĩa sự việc của câu
+Này: -Dùng để gọi
 -Tạo lập cuộc thoại
+Thưa ông: -Dùng để đáp
 -Duy trì cuộc thoại
=>Thành phần gọi - đáp
3.Ghi nhớ (sgk)
?Vị trí của từ in đậm trong câu?
-GV chú ý vị trí, tên gọi khác của thành
phần gọi - đáp
-HS làm BT2 (sgk)
-GV treo bảng phụ ghi VD (Thêm VD BT III.2.d)
-HS đọc VD, chú ý từ in đậm
?Nếu bỏ từ in đậm thì nghĩa sự việc trong mỗi câu trên có thay đổi?
?Các từ in đậm trong mỗi câu được dùng để làm gì?
-GV yêu cầu HS chú ý vị trí, dấu ngăn cách các từ in đậm với nòng cốt câu?
-GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ
-GV lưu ý tên gọi khác của thành phần phụ chú
-HS đọc và nêu yêu cầu BT1
-HS làm việc cá nhân, trình bày miệng
-GV nhận xét, bổ sung, cho điểm
Chú ý: Sử dụng từ gọi - đáp cho phù hợp với quan hệ người nói - người nghe
-HS đọc BT, nêu yêu cầu của bài
-HS trả lời miệng
-GV nhận xrts, bổ sung, cho điểm
-Tích hợp với giá trị của câu ca dao
-HS đọc BT, xác định yêu cầu của bài
-HS: Mỗi em làm một câu
-Từ câu d, GV lưu ý HS: TP phụ chú không chỉ dùng để giải thích mà còn có những công dụng khác như dùng để nêu xuất xứ của từ ngữ, nêu thái độ, cử chỉ, hành động đi kèm theo của người nói, của nhân vật... nhờ đó, văn bản được hiểu đúng hơn, thích hợp hơn với hoàn cảnh sử dụng chúng
-HS dọc bài 5
-GV hướng dẫn HS làm
II. Thành phần phụ chú (11')
1.Ví dụ 
2.Nhận xét 
-Từ in đậm (...) không tham gia điễn đạt nghĩa sự việc
+VDa: "và cũng là ... của anh"
->Giải thích cho "con gái đầu lòng"
-Đặt giữa dấu gạch ngang, dấu phẩy
+VDb: "tôi nghĩ vậy"
->Giải thích cho nội dung kể trong câu
-Đặt giữa hai dấu phẩy
=>Thành phần phụ chú
3.Ghi nhớ (sgk)
III. Luyện tập (12')
Bài 1 (3')
-Này: gọi
-Vâng: đáp
->Quan hệ trên - dưới thân tình
Bài 2 (3')
"Bầu ơi": Hướng đến tất cả mọi người
Bài 3,4 (5')
a,"Kể cả anh" giải thích cho "mọi người"
b,"Các thầy ... người mẹ" giải thích cho "những người nắm giữ ... này"
c,"Những người chủ ... thế kỉ tới" giải thích cho "lớp trẻ"
d,
-"Có ai ngờ" nêu thái độ ngạc nhiên của tác giả về việc cô gái tham gia du kích 
-"thương thương quá đi thôi" nêu tình cảm của t/g trước nụ cười và đôi mắt của cô gái
Bài 5 (1')
D - Củng cố (4')
	?Thế nào là thành phần biệt lập?
	?Các thành phần biệt lập đã học? Đặc điểm của mỗi thành phần?
	-GV khái quát nội dung tiết 98, 103
E - Hướng dẫn về nhà (2')
	-Học bài
	-Làm BT5
	- Chuẩn bị cho bài viết số 5
---------------------------------------------------------------------
Tiết 104,105	
Soạn 28/01/2009 
Dạy 04/02/2009	
Viết bài tập làm văn số 5
Mục tiêu cần đạt
	Qua bài kiểm tra, đánh giá kết quả dạy của GV, kết quả học của HS về phần văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
	Từ đó, GV và HS có hướng điều chỉnh phương pháp dạy và học cho phù hợp
	Giáo dục ý thức độc lập tự giác làm bài
Chuẩn bị
	+GV: Đề, đáp án, biểu điểm 
Đề bài: 
	Giữ gìn vệ sinh môi trường là việc làm của người có văn hoá. Song hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến là vứt rác tuỳ tiện. Em hãy đặt nhan đề cho hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình
Yêu cầu, biểu điểm:
	*Về hình thức: 
	-Viết đúng thể loại văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống
	-Bố cục mạch lạc
	-Lập luận chặt chẽ
	-Lời văn sinh động, chính xác
	-Trình bày sạch đẹp
	*Về nội dung:
	-Bàn luận về vấn đề vệ sinh môi trường
	 Có thể đặt nhan đề: Vứt rác tuỳ tiện hoặc một nhan đề khác thể hiện việc làm trên
	-Học sinh cần chỉ ra được hiện tượng đó xảy ra như thế nào trong đời sống? Tác hại? Nguyên nhân? Bày tỏ ý kiến thái độ của mình?
	*Có thể theo dàn ý sau:
MB: 	1,0đ
	Giới thiệu vấn đề: Hiện tượng vứt rác bừa bãi 	
TB: 	8,0đ
	Lấy dẫn chứng và lí lẽ, phân tích để làm nổi bật:	 
1-Những biểu hiện của hiện tượng vứt rác bừa bãi	3,0đ
2-Nguyên nhân của hiện tượng này	2,0đ
3-Tác hại	3,0đ
KB:	1,0đ
	Đề ra biện pháp khắc phục và nêu yêu cầu cụ thể với bản thân, với mọi người
	+HS: Ôn kĩ năng làm văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
	Tìm hiểu việc vứt rác ở địa phương
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp 
 9B vắng: 
B - Kiểm tra 
	-Sự chuẩn bị của HS
C - Bài mới 
1-GV ghi đề bài
2-HS đọc lập tự giác làm bài
D - Giáo viên thu bài, nhận xét giờ kiểm tra 
E - Hướng dẫn về nhà 
	-Tiếp tục rèn kĩ năng làm văn nghị luận
	-Soạn tiếp "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten"
---------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc