Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 25

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 25

Tiết 116

Soạn 13/02/2009

Dạy 18/02/2009 MÙA XUÂN NHO NHỎ

 (Thanh Hải)

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 HS cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát khao cuộc sống, tự hào về đất nước, ước nguyện được cống hiến cho cuộc đời chung dù một phần nhỏ bé, nhưng có ích. Hiểu được nghệ thuật thơ 5 chữ gần gũi với cuộc sống

 GD lòng yêu cuộc sống và tư tưởng cống hiến cho đất nước

 Rèn kĩ năng đọc thơ trữ tình, cảm nhận thơ qua các hình ảnh gợi cảm, nhiều tầng nghĩa. Biết phân tích cảm xúc thơ.

CHUẨN BỊ

 +GV: Đĩa ghi bài hát "Mùa xuân nho nhỏ"

 +HS: Đọc, soạn bài

 

doc 11 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 846Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Tiết 116	
Soạn 13/02/2009 
Dạy 18/02/2009	
Mùa xuân nho nhỏ
 (Thanh Hải)
Mục tiêu cần đạt
	HS cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát khao cuộc sống, tự hào về đất nước, ước nguyện được cống hiến cho cuộc đời chung dù một phần nhỏ bé, nhưng có ích. Hiểu được nghệ thuật thơ 5 chữ gần gũi với cuộc sống
	GD lòng yêu cuộc sống và tư tưởng cống hiến cho đất nước
	Rèn kĩ năng đọc thơ trữ tình, cảm nhận thơ qua các hình ảnh gợi cảm, nhiều tầng nghĩa. Biết phân tích cảm xúc thơ.
Chuẩn bị
	+GV: Đĩa ghi bài hát "Mùa xuân nho nhỏ" 
	+HS: Đọc, soạn bài
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (3')
	?Đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ "Con cò"
	?Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật?
C - Bài mới (35')
	GV giới thiệu bài: Cho HS nghe bài hát...
-HS nêu hiểu biết của mình về Thanh Hải
-GV nhấn mạnh: Phong cách thơ Thanh Hải
-HS nêu xuất xứ bài thơ
-GV nhấn mạnh hoàn cảnh sáng tác
-GV hướng dẫn đọc: có sự thay đổi giọng theo đoạn cho phù hợp đoạn1, đoạn 2, đoạn 3,.. Đọc mẫu một đoạn
-HS đọc (2 em đọc kế tiếp)
? Nêu mạch cảm xúc của bài từ đó nêu bố cục cho bài thơ?
I . Giới thiệu chung (4')
1.Tác giả (sgk) 
2. Tác phẩm
- Sáng tác năm 1980
II . Đọc - hiểu văn bản (29')
1.Đọc, chú thích (3')
2.Bố cục (2') 3 phần:
+ PhầnI: 6 câu thơ đầu.
- Cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên.
+ Phần II: Hai khổ thơ tiếp theo
- Cảm nhận về mùa xuân đất nước.
+ Phần III. Ba khổ thơ cuối
-Tâm niệm của nhà thơ
-HS đọc thầm đoạn 1
?Em cảm nhận đợc gì về cảnh sắc mùa xuân và tâm trạng của tác giả trong đoạn thơ?
?Cách diễn đạt của tác giả có gì đặc biệt? (từ ngữ miêu tả, hình ảnh thơ,...)
Trước cảnh thiên nhiên mùa xuân, tác giả có tâm trạng như thế nào? Cách biểu lộ tình cảm của tác giả được thể hiện qua các chi tiết nào?
-GV bình
-Học sinh đọc đoạn thơ và trao đổi:
?Muà xuân đất nước được cảm nhận như thế nào?
?Vì sao tác giả lại miêu tả mùa xuân đất nớc qua hai hình ảnh: Người cầm súng và người ra đồng?
- Vì sao không dùng hình ảnh khác để nói về mùa xuân đất nước mà dùng hình ảnh "lộc"?
?Hãy đọc các câu thơ nói về mùa xuân đất nớc trong quá khứ, tơng lai?
?Em hình dung như thế nào về đất nước qua các giai đoạn?
-Học sinh đọc đoạn thơ tiếp theo và trao đổi:
?Nhà thơ đã ước nguyện điều gì? Cách bầy tỏ của tác giả có gì đặc sắc?
?Em hiểu "Một mùa xuân nho nhỏ/ lặng lẽ dâng cho đời" như thế nào?
3. Phân tích (24')
a.Cảm xúc trước cảnh xuân thiên nhiên (8')
Cảnh sắc mùa xuân:
+ông xanh- hoa tím- chim hót,...
-> Cảnh gợi liên tưởng đến xứ Huế với sông xanh, hoa tím. Bức tranh xuân đẹp có mầu sắc, âm thanh, đường nét, không gian.
Tâm trạng: 
+ơi con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi/ tôi đưa tay tôi hứng.
->Câu thơ cảm thán kết hợp cách chuyển đổi cảm giác, cử chỉ trân trọng tâm trạng say sưa ngây ngất của tác giả được bộc lộ rõ.
b.Cảm nhận trước mùa xuân đất nước. (6')
 Đất nước trong hiện tại
+Người cầm súng -> lộc giắt đầy trên lưng
+Người ra đồng-> lộc trải đầy nương mạ.
=> Nhà thơ cảm nhận được sức sống mùa xuân đất nước đang trỗi dậy, bắt đầu một sức sống mới; xôn xao những bước chân, chồi non lộc biếc...
Mùa xuân đất nớc trong quá khứ, tương lai
+ Đất nước bốn ngàn năm
+ Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước.
-Đất nước trong quá khứ làm điểm tựa cho mùa xuân đất nước trong hiện tại và trong tương lai. Đó là niềm tin của tác giả vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
c. Tâm niệm của nhà thơ (10')
- Ta làm con chim hót/ ta làm một nhành hoa/ ta nhập vào hoà ca/ Một nốt trầm xao xuyến.
=>Dùng cách diễn đạt giản dị có ý nghĩa sâu sa; mỗi người hãy tự nguyện góp cho đời một phần dù nhỏ.
-Học sinh nêu cảm nhận về lời ca từ biệt cuộc đời của tác giả?
-Học sinh nêu nhận xét về nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?
- HS: Đọc ghi nhớ.
mà có ý nghĩa.. Mỗi chúng ta nên sống có ích (chủ đề tư tưởng của bài)
Lời ca từ biệt: gắn ,liền với lời ca, điệu hát của quê hương
-Cách dùng thanh diệu để diễn đạt thơ đặc sắc: Khổ thơ có 5 dòng thơ dòng đầu, cuối kết thúc bằng thanh trắc, ba dòng giữa là thanh bằng.
*Ghi nhớ: (SGK) (2')
D. Luyện tập - Củng cố (3')
	-HS: Hát bài hát được phổ nhạc.
	-Đọc thêm một số đọan thơ viết về mùa xuân: mùa xuân gọi; mùa xuân bên cửa sổ,...
E - Hướng dẫn về nhà (2')
	-Học thuộc bài thơ. Nắm chắc giá trị nội dung nghệ thuật
	-Chon một đoạn thơ mà em thích và viết lời cảm nhận
	-Soạn "Viếng lăng Bác"
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 117	
Soạn 13/02/2009 
Dạy 20/02/2009	
Viếng lăng bác
 (Viễn Phương)
Mục tiêu cần đạt
	HS cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tình cảm chân thành sâu lắng của một nhà thơ Miền Nam được về viếng Bác sau ngày đất nước giải phóng. Hiểu nghệ thuật thơ, giọng điệu thơ trang nghiêm, thành kính, hính ảnh thơ giàu sức gợi.
	Giáo dục lòng kính yêu, lòng biết ơn Bác
	Rèn kĩ năng đọc thơ trữ tình, cảm nhận thơ qua các hình ảnh gợi cảm, nhiều tầng nghĩa. Biết phân tích cảm xúc thơ.
Chuẩn bị
	+GV: Đĩa ghi bài hát "Viếng lăng Bác" 
	+HS: Đọc, soạn bài
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (3')
	?Đọc thuộc lòng một đoạn mà em thích trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".
	?Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật?
C - Bài mới (35')
	GV giới thiệu bài: Cho HS nghe bài hát...
-HS nêu hiểu biết của mình về Viễn Phương
-HS nêu xuất xứ bài thơ
-GV nhấn mạnh hoàn cảnh sáng tác. Giới thiệu: Bài thơ đợc phổ nhạc và được nhiều ca sĩ hát thành công (ca sĩ Vành Khuyên)
-HS xác định thể thơ
-GV hướng dẫn đọc: Giọng tha thiết, xúc động, tâm tình sâu lắng.
. Đọc mẫu một đoạn
-HS đọc (2 em đọc kế tiếp)
? Nêu mạch cảm xúc của bài từ đó nêu bố cục cho bài thơ?
-HS đọc đoạn 1 và trao đổi:
?Hình ảnh nào ngoài lăng Bác gợi cho tác giả niềm xúc động? Hình ảnh đó được dùng có hàm ý gì?
- Đọc thêm một số bài thơ viết về cây tre: Tre Việt Nam; Cây tre,...
-HS đọc khổ 2
-Giáo viên nêu nội dung cho học sinh trao đổi:
?Nhìn hàng người vào lăng viếng Bác, nhà thơ đã suy ngẫm điều gì?
?Cách miêu tả có gì đặc sắc?
?Đọc thuộc đoạn thơ 3 và cho biết cảm nhận của nhà thơ khi bước vào lăng viếng Bác? 
?Tâm trạng của nhà thơ như thế nào? Vì sao tác giả vẫn thấy nhói đau trước sự thật Bác đã mất?
-HS đọc đoạn thơ cuối
?Trước khi dời lăng tác giả có ước nguyện gì?
I . Giới thiệu chung (4')
1.Tác giả (sgk) 
2. Tác phẩm
-Viết 1976, sau giải phóng Miền Nam, khi lăng Chủ tịch HCM được đưa vào sử dụng, nhân dân từ khắp nơi về viếng Bác.
- Thể thơ; 8 chữ, linh hoạt
II . Đọc - hiểu văn bản (29')
1.Đọc, chú thích (3')
2.Bố cục (2') 4 phần:
3.Phân tích (24')
a. Cảm xúc trước cảnh trí ngoài lăng
 (8')
- Hàng tre xanh xanh Việt Nam.
=>là hình ảnh ẩn dụ, gợi hình ảnh của nhân dân Việt Nam kiên trung, bền bỉ đầy sức mạnh vượt qua thử thách.
b. Cảm xúc của nhà thơ trước dòng người vào viếng Bác (7')
+Ngày ngày dòng người đi trong
 thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín
 mùa xuân
=> Hình ảnh dòng người được hiểu như "tràng hoa" thành kính dâng lên Bác tình cảm trân trọng, thành kính
- Bác như vầng mặt trời chiếu sáng, đem lại hạnh phúc cho muôn người.
c. Cảm xúc khi vào viếng Bác (7')
+Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
=>Cảm giác êm nhẹ, thanh bình, huyền ảo.
+ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
 Mà sao nghe nhói ở trog tim.
=>Tâm trạng xúc độngmtrớc hiện thực, không thể không tin- Bác đã mất
d. Tâm trạng nhà thơ trước khi dời lăng Bác (7')
- Muốn làm con chim/ đoá hoa/ cây tre
?Vì sao tác giả ước nguyện như vậy?
?Nét đặc săc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
- Học sinh nêu giá trị nội dung, nghệ thuật rút ra ghi nhớ
=>Ước nguyện giản dị có ý nghĩa, mong mãi được bên Bác
* Ghi nhớ: SGK (3')
D. Luyện tập - Củng cố (3')
	- Hát bài hát được phổ nhạc: Vào lăng viếng Bác.
	- Tìm thêm các bài thơ viết về Bác
	- HS đọc diễn cảm bài thơ.
E. Hướng dẫn về nhà (2')
- Học thuộc bài thơ, nêu cảm nhận bài thơ.
- Chuẩn bị: "Nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)"
------------------------------------------------------------------
Tiết 118	
Soạn 16/02/2009 
Dạy 23/02/2009	
 Nghị luận về tác phẩm truyện
 (hoặc đoạn trích)
Mục tiêu cần đạt
	HS hiểu đựơc thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích). So sánh với kiểu bài nghị luận về xã hội.
	Nắm được các yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích).
	Rèn kĩ năng nhận diện bài nghị luận về tác phẩm: bố cục, đoạn, liên kết...
Chuẩn bị
	+GV+HS: Đọc lại "Lặng lẽ Sa Pa"
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (15')
Đề bài:
I. Trắc nghiệm (3đ):
 Khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"!
Câu1: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
	A. Khi tác giả đang nằm trên giường bệnh và đang buồn đau vì bệnh tật
	B. Khi tác giả đang nằm trên giường bệnh nhưng vẫn khao khát được sống và cống hiến
	C. Khi tác giả đang khoẻ mạnh và khao khát được sống được cống hiến
Câu2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
	A. Tự do năm chữ	B. Ngũ ngôn tứ tuyệt	 	C.Tự do bảy chữ
Câu3: Bức tranh mùa xuân của thiên nhiên trong khổ thơ đầu:
	A. Mang vẻ đẹp thơ mộng của xứ Huế
	B. Mang vẻ đẹp rực rỡ, sống động, tràn đầy sức sống
	C. Mang vẻ đẹp rực rỡ, sống động, tràn đầy sức sống và đặc trưng của mùa xuân xứ Huế
Câu4: Câu thơ: Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng sử dụng biện pháp tu từ:
	A. ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
	B. Điệp ngữ
	C. Liệt kê
Câu5: Thanh Hải muốn được dâng hiến một cách
	A. Sôi nổi, ồn ào	 B. Lặng lẽ, khiêm tốn	 C. Nghiêm trang, thành kính
Câu6: Khổ 6 trong bài cho thấy Thanh Hải là người
	A. Yêu quê hương đất nước
	B. Muốn lưu giữ truyền thống văn hoá dân tộc
	C. Cả A và B 
II. Tự luân (7đ):
	Cảm nhận của em về nhan đề bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"
Đáp án
	Phần trắc nghiệm (3đ)
	Chọn đúng mỗi đáp án được 0,5đ
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
A
C
A
B
C
	Phần tự luận (7đ)
	Làm nổi bật: Nhan đề bài thơ thể hiện quan niệm sống của tác giả: Cuộc đời mỗi người sống đẹp, sống hứu ích như mùa xuân sẽ góp phần làm nên mùa xuân chung cho đất nước
C - Bài mới (26')
	GV giới thiệu bài: 
-HS đọc văn bản và trao đổi các câu hỏi:
? Vấn đề đợc đặt ra trong vản là gì?
? Hãy đặt cho văn bản một nhan đề?
?Nêu bố cục văn bản? Nội dung mỗi phần?
?Từ đó hãy rút ra hệ thống luận điểm cho bài văn? Câu nào trong mỗi đoạn chứa luận điểm, vị trí câu chủ đề?
Luận điểm1
Luận điểm2
Luận điểm3
I.Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) (16')
1.Ví dụ: (sgk) 
2.Nhận xét:
Vấn đề bàn luận: Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong chuyện.
Nhan đề: Sa Pa không lặng lẽ
Bố cục: 3 phần.
+ Mở bài: Đoạn 1
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu nhân vật, nhận xét khái quát về nhân vật.
+ Thân bài: đoạn 2, 3,4
?Từ các nhận xét hãy nêu kết luận về bài nghị luận vể tác phẩm truyện?
nội dung
hình thức.
-HS đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi gợi ý:
Vấn đề nghị luận
Liên kết câu, đoạn
Các ý chính.
=> đưa ra ý kiến về nhân vật-> Nghị luận
-HS đọc BT
-GV hướng dẫn HS làm
-HS làm bài, trả lời miệng
- Đoạn2: Nhân vật anh thanh niên đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao.
- Đoạn 3: Nhân vật anh thanh niên hiếu khách, quan tâm dến mọi người.
- Đoạn 4: Anh thanh niên khiêm tốn, giản dị.
C. Kết bài: 
- Đoạn: 5 Nhận định khái quát nội dung, nghệ thuật xây dựng nhân vật.
*Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập (10')
Bài văn: 
+Vấn đề: Tình thế lựa chọn của lão Hạc và vẻ đẹp của nhân vật.
+Các ý kiến chính: 
- Về sự lựa chọn của lão Hạc
- Về vẻ đẹp nhân cách của lão Hạc.
D. Củng cố (2')
	- Cách hiểu về bài nghị luận về tác phẩm văn học
	-Những yêu cầu đối với bài nghị luận văn học
E. Hướng dẫn học bài (2')
	-Học bài (Phần ghi nhớ)
	-Làm hoàn thiện bài tập mục Luyện tập
	- Chuẩn bị: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
--------------------------------------------------
Tiết 119	
Soạn 17/02/2009 
Dạy 23/02/2009	
Cách làm bài Nghị luận
về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Mục tiêu cần đạt
	Biết cách vận dụng lí thuyết kiểu bài vào tập làm văn: tìm ý, lập dàn ý, viết các phần văn bản.
	Rèn kĩ năng thực hành các bước làm bài, tạo lập đoạn, văn bản.
Chuẩn bị
	+GV: Nội dung; hệ thống đề bài, bài viết tham khảo.
	+HS: Trả lời các câu hỏi ìim ý và tập viết một số đoạn cho baì viết.
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4')
	?Nêu khái niệm bài nghị luận tác phẩm truyện?
	?Trình bầy những yêu cầu về nội dung, hình thức của bài nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích?
C - Bài mới (36')
	GV giới thiệu bài: 
-HS: Đọc các đề bài và nhận xét:
?Các đề có điểm gì giống khác nhau?
?Từ đó nêu cấu tạo của đề bài nghị luận.
=>Cấu tạo 2 phần: Nêu vấn đề; nêu yêu cầu kiểu bài => các nức độ đề thể hiện qua từ ngữ: Phân tích, cảm nhận,...
=>các nội dung nghị luận: nhân vật, cốt truyện, bố cục, ngôi kể,...
-HS đọc đề bài
-HS nêu các bước làm bài chung và vận dụng vào thực hiện đề bài:
-Thực hiện tìm hiểu đề bài
-Tìm ý cho đề bài.
-GV hướng dẫn HS thực hiện
-HS đọc dàn ý trong SGK và trao đổi cách trình bầy dàn ý:
Ngôn ngữ diễn đạt, câu văn,
Trình tự các luận điểm.
-Học sinh đọc ghi nhớ
- Học sinh đọc và làm bài tập.
-Học sinh tập viết từng phần bài văn:
+Viết phần mở bài theo 2 cách và trình bầy trên lớp.
+Viết phần kết bài và trình bầy trên lớp
I.Tìm hiểu đề nghị luận tác phẩm truyện 
 (5')
1. Các đề bài: 4 đề bài.
2. Nhận xét:
*Giống nhau: có vấn đề nghị luận về tác phẩm truyện: Nhân vật, cốt truyện; chủ đề truyện.
*Khác nhau: từ ngữ nêu yêu cầu: cảm nhận, suy nghĩ,...
II. Các bước làm bài (12')
Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân
 a,Tìm hiểu đề
- Kiểu đề: nghị luận tác phẩm- nhân vật.
- Vấn đề nghị luận: Tình yêu làng của nhân vật ông Hai.
- Phạm vi đề bài: Truyện Làng- nhân vật ông Hai.
b,Tìm ý:
- Ông hai là người thế nào?
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật như thế nào?
- Cảm nhận về ông Hai .
c,Xây dựng dàn ý
-Ngôn ngữ: Ngắn gọn, dùng kiểu câu rút gọn.
-Thứ tự trình bầy lô gíc.
*Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập (19')
Bài tập viết đoạn:
*Viết đoạn mở bài theo 2 cách.
*Viết đoạn kết bài.
=>Có thể có nhiều cách viết các phần bài văn, nhng cần đảm bảo cá yêu cầu chung về nội dung, kiểu bài.
D. Củng cố (3')
	Nêu các bước làm bài nghị luận tác phẩm truyện.
	Có những cách viết mở bài như thế nào?
E- Hướng dẫn học bài (2')
	Học và nắm các cách làm bài. Hoàn chỉnh bài tập.
	Chuẩn bị: Luyện tập và chuẩn bị viết bài số 6 ở nhà.
-------------------------------------------------------------------
Tiết 120	
Soạn 18/02/2009 
Dạy 25/02/2009	
-Luyện tập làm bài Nghị luận
về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 -Bài viết số 6 (viết ở nhà)
Mục tiêu cần đạt
	Ôn tập lí thuyết kiểu bài nghị luận tác phẩm truyện... Vận dụng tập làm bài và viết bài nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
	Rèn kĩ năng thực hành các thao tác làm bài: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài.
Chuẩn bị
	+HS: Xem kĩ tiết 118, 119
	Đọc lại "Chiếc lược ngà"
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4')
	?Nêu khái niệm bài nghị luận tác phẩm truyện?
	?Trình bầy những yêu cầu về nội dung, hình thức của bài nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích?
C - Bài mới (37')
	GV giới thiệu bài: 
-HS đọc đề
-Học sinh trình bầy phần chuẩn bị luyện tập và thực hiện từng yêu cầu:
- Nêu các bước làm bài và rình bầy từng bước đối với đề bài.
- Từng nhóm trình bầy dàn ý và thống nhất.
II. Luyện tập (30')
Đề bài: Cảm nhận về đoạn trích truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng
*Các bước làm bài.
+Tìm hiểu đề, tìm ý.
+Lập dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu truyện, nội dung
Thân bài
*Nhân vật ông Sáu.
*Nhân vật bé Thu.
*Đánh gía nhận xét về tình cảm gia đình trong chiến tranh.
Kết bài 
 Khẳng định giá trị đoạn trích
* Giáo viên nêu dề bài, hớng dẫn học sinh viết bài số 6 ở nhà.
- Thực hiện các bớc làm baì
- Xây dựng dàn ý chi tiết- chú ý các luận cúa đợc dùng cần phù hợp.
 - Học sinh nêu yêu cầ về nội dung và hình thức của bài làm:
II. Hướng dẫn viết bài số 6 (7')
1. Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng le Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
2. Yêu cầu
* Về nội dung: 
-Nêu đợc vấn đề cần nghị luận: nhân vật anh thanh niên có vẻ đẹp đáng trân trọng.
- Các luận điểm cần tập trung làm rõ nhân vật và làm rõ chủ đề
* Về hình thức:
- Bố cục ba phần rõ ràng.
- Câu đoạn có sự liên kết.
- Ngôn ngữ diễn đạt mạch lạc, giản dị, dễ hiểu.
3. Dàn ý
MB: Giới thiệu vấn đề: Anh thanh niên có vẻ đẹp tâm hồn trong sáng.
TB:
-Anh thanh niên yêu nghề, có trách nhiệm với công việc.
-Anh thanh niên có tinh thần yêu đời, lạc quan.
- Sống khiêm tốn và vị tha.
KB:
Đánh giá nhân vật. Nêu cảm nghĩ.
4. Biểu điểm
+ Điểm 9-10. Đạt các yêu cầu, viết có cảm xúc chân thật.
+ Điểm 7-8 đạt các yêu cầu, viết còn lủng cùng một số ý.
+ Điểm 5-6 Đạt các yêu cầu, viết lủng củng, chưa có sự trau chuốt câu từ.
+ Điểm 3-4: Có hiếu để làm bài, viết sơ sài thiếu ý.
+ Điểm 1-1. Chưa đạt được yêu cầu, còn lan man, chưa có kĩ năng viết câu ,đoạn.
D. Củng cố (2')
	- Nhận xét dánh giá nội dung luyện tập.
	- Nêu hướng thực hiện bài viết và yêu cầu thời gian nộp bài (Thứ 2 tuần 26)
E. Hướng dẫn về nhà (2')
 	-Ôn tập kiểu bài nghị luận tác phẩm truyện 
 	-Chuẩn bị Nghị luận tác phẩm thơ.
---------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25.doc