Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 26

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 26

Tiết 121

Soạn 20/02/2009

Dạy 25/02/2009 SANG THU

 (Hữu thỉnh)

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 HS phân tích được những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi của thiên nhiên, đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Hiểu về thơ Hữu Thỉnh rất ấm áp tình người và giầu sức gợi.

 Giáo dục tình yêu quê hương đất nước

 Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ trữ tình và cảm nhận, phân tích thơ trữ tình làm rõ tâm trạng nhân vật trữ tình.

CHUẨN BỊ

 +GV: Chân dung nhà thơ, BT trắc nghiệm

 +HS: Tìm đọc thơ thiên nhiên bốn mùa, soạn bài

 TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 11 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 871Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Tiết 121	
Soạn 20/02/2009 
Dạy 25/02/2009	
Sang thu
 (Hữu thỉnh)
Mục tiêu cần đạt
	HS phân tích được những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi của thiên nhiên, đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Hiểu về thơ Hữu Thỉnh rất ấm áp tình người và giầu sức gợi.
	Giáo dục tình yêu quê hương đất nước
	Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ trữ tình và cảm nhận, phân tích thơ trữ tình làm rõ tâm trạng nhân vật trữ tình.
Chuẩn bị
	+GV: Chân dung nhà thơ, BT trắc nghiệm
	+HS: Tìm đọc thơ thiên nhiên bốn mùa, soạn bài
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4')
	Câu1 : Đọc thuộc bài thơ Viếng lăng Bác? Nêu chủ đề bài thơ? (ca ngợi lãnh tụ, yêu đất nước, con người Việt Nam,...)
 Câu 2: Nêu cảm nhận về nội dung và cách diễn đạt trong hai câu thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (hai câuthơ cùng nói về hình ảnh mặt trời. Câu 1 là hình ảnh mặt trời thực, đem nhiệt, ánh sáng cho muôn vật, muôn loài- Mặt trời tự nhiên. Câu thơ 2. mặt trời được ẩn dụ - đó là Bác Hồ, người đem tự do, cơm no, áo ấm cho nhân dân, công lao của người to lớn, vĩnh hằng như mặt trời tự nhiên...)
C - Bài mới (35')
	GV giới thiệu bài: Mùa thu là có thực trong tiết trời xuân, hạ, thu, đông đất nhiệt đới Việt Nam. Nhưng khi thu được các nghệ sĩ phản ánh qua lăng kính thơ thì mùa thu như được gửi vào đó những điều mới mẻ hơn, không chỉ là tiết trời là mùa, là thời gian. Mà mỗi nhà thơ lưu dấu của mình trong những vần thơ thu đợm vẻ riêng trong trẻo. Nguyễn Du, Nguyến Khuyến Xuân diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi,... đều có những câu thơ, những bài thơ thu tuyệt đẹp. Và Hữu Thỉnh cũng vậy, ông dành cho mùa thu một nét riêng, một hương sắc mới. Ông cảm nhận thu về trên quê hương thật nhẹ nhàng mà sâu lắng.
-HS nêu hiểu biết của mình về Hữu Thỉnh
-GV nhấn mạnh: Phong cách thơ Hữu Thỉnh, đọc cho học sinh nghe một đoạn thơ khác cuả ông "Chiều sông Thương" 
I . Giới thiệu chung (4')
1.Tác giả (sgk) 
 Tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh 1942, quê Vĩnh Phúc. Ông từng giữ những chức vụ quan trọng của Hội nhà 
-GV Đi suốt cả chiều thu 
Vẫn chưa về tới ngõ
Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bên sông Thương
Nuớc vẫn nước đôi dòng
Chiều uốn cong lưỡi hái
Những gì sông muốn nói
Cánh buồm đang hát lên....
Ôi con sông màu nâu
Ôi con sông màu biếc
Dâng cho mùa sắp gặt
Bồi cho mùa phôi pha
Nắng thu đang trải đầy
Đã trăng non múi bưởi...
-HS nêu xuất xứ, thể thơ? (Ca ngợi thiên nhiên, bầy tỏ tình cảm với quê hương, yêu quê hương, đất nước)
-GV hướng dẫn đọc: Giọng nhẹ, nhịp chậm, khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư. Chú ý nhịp thơ 5 chữ, gieo vần ít ( khổ 1 có 1 vần cách se- về; khổ 2 có 1 vần liền vã- hạ; khổ 3, vần không chỉnh ma- ngờ)
Học sinh tự đọc và nắm nghĩa các từ được giải thích. Và nêu cấu tạo và giải thích ý nghĩa của các từ:
- Chùng chình: là từ láy, gợi trạngthái chậm, cố ý chậm lại.
- Dềnh dàng: là từ láy, trạng thái chậm chạp, thong thả (trái với vội vã)
-Giáo viên nêu yêu cầu về bố cục, học sinh trao đổi trả lời:
 Cả bài thơ là sự quan sát và cảm nhận của tác giả của tác giả về thiên nhiên vào thu, từng khổ thơ nối tiếp nhau đều như vậy. Vậy có cần chia bố cục cho bài thơ không? (không cần chia bố cục)
-GV cùng học sinh trao đổi nội dung và nghệ thuật đoạn thơ I: Nhà thơ Tản Đà , hồi những năm đầu thế kỉ XX đã bâng khuâng chào đón thu trong bài Cảm thu, tiễn thu
văn Việt Nam. Ông là nhà thơ- chiến sĩ. 
-Thơ ông ấm áp tình ngời và giầu sức gợi và thiên về vẻ đẹp bình lặng, thanh bình của thiên nhiên đất nớc, ông hay viết về ngừơi mẹ, ngời chị ở làng quê.
-Một số tác phẩm chính: Từ chiến hào về thành phố. Chiều sông Thương,... Trên các số báo Xuân Mới đây có nhiều thơ Hữu Thỉnh (Ví dụ bài thơ Lọc:Lọc hết bùn đi/ Còn chút gì sót lại/ Đó là anh sau những vui buồn...)
2. Tác phẩm
-Xuất xứ: Sáng tác gần cuối năm 1977, in lần đầu trên báo Văn Nghệ, sau được in lại nhiều lần trong các tập thơ. Bài thơ rút từ tập "Từ chiến hào đến thành phố"
-Thể thơ: Thơ 5 chữ.
II . Đọc - hiểu văn bản (29')
1.Đọc, chú thích (3')
2. Bố cục (1')
-3 khổ thơ- nối tiếp nhau diễn tả cảm nhận, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên vào thu.
3. Phân tích (25')
a. Khổ thơ 1 (9')
như sau: Từ vào thu tới nay/ Trăng thu bạch,/ Gió thu lạnh,/ Khói thu xây thành/ sương thu man mác đầu ghềnh.
Còn nhà thơ Hữu Thỉnh cảm nhận thu sang như thế nào trong bài. Đọc đoạn 1 và cùng trao đổi :
?Trong khổ thơ đầu, tác giả đã cảm nhận thu sang qua những biểu hiện nào của thiên nhiên? (Học sinh liệt kê: hương ổi , gió thu, sương thu,...)
?Những biểu hiện thay đổi của thiên nhiên được cảm nhận qua những giác quan nào của tác giả?
* Giáo viên nêu nội dung trao đổi
 Để cảm nhận thu bằng các giác quan, tác giả đã vận dụng một hệ thống các từ ngữ để diễn đạt :
?Em có nhận xét gì về từ “bỗng’ được đưa lên đầu câu thơ? Tác dụng của cách dùng? (Tạo câu có cấu trúc đặc biệt, thể hiện sự bất ngờ, đột ngột, nhưng cái bất ngờ mới nên thơ làm sao, bất ngờ nhận ra thu qua dấu hiệu của thiên nhiên)
?Em hiểu “gió se’ là gió nh thế nào? Tại sao không viết gió thổi, gió mơn man,...? (gió se là nét đặc trưng của mùa thu, gió se se lạnh (hơi khô và lạnh), không thể thay bằng các trạng thái khác, vì như vậy sẽ không phải là thu.)
?Trong câu thơ Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se, từ phả có thể được thay bằng từ nào? (thổi, đưa, bay, lan, tan, ..) Nhưng tại sao tác giả không dùng? (vì không diễn tả được caí nghĩa đột ngột, bất ngờ của cảm nhận)
?Tại sao tác giả lại lại có cảm giác Hình như thu đã về? (Bởi do chính sự bất ngờ, đột ngột của thu, nên cả khứu giác, cả xúc giác, cả thị giác đèu mách bảo thu về mà chưa dám tin, chưa thể tin. Cụm từ đó là ấn tượng tổng hợp từ các cảm giác về hương, gió, sương thu. Thấy rồi đấy nhưng còn sững sờ, chưa dám tin. Đó cũng là một câu thầm hỏi lại mình để có một sự khẳng định)
?Vậy qua hệ thống từ ngữ, hình ảnh thơ đợc dùng rất chọn lọc của tác giả em có nhận xét gì về cách cảm nhận thu sangcủa tác giả? Thu đã đến chưa? Thu được cảm nhận trong một không gian như thế nào? Đó là mùa thu của vùng nào trên đất nước ta?
-Giáo viên bình thêm về chi tiết cái ngõ: Vì sao tác giả lại viết Sương chùng chình qua ngõ? Hình ảnh ngõ có sương chùng chình gợi điều gì?: 
Cái ngõ có sương thu đẫm hương, sương theo gióđang
- Hương ổi phả Gió se sương chùng chình Thu về
 Khứu giác- xúc giác-Thị giác- Lí trí, tình cảm
 Cảm nhận tinh tế nhạy bén, bất ngờ về thời khắc thu sang qua dấu hiệu đặc trng của thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc bộ, trong một không gian tầm thấp, hẹp.
ngập ngừng đi qua đi ngõ, đó là cái ngõ thực ở nơi làng quê, nhng đó còn là cái ngõ ảo- là của ngõ thời gian thông giữa hai mùa còn sương thu nh cô gái quê e ấp đi nhẹ trong cái ngõ đó.
-Giáo viên Khái quát nội dung chuyển khổ thơ 2: Từ những cảm nhận về thu qua các giác quan rất tinh tế: từ hương thu nhận ra gió thu, sương thu, tất cả thấm đợm hơng mùa thu nơi làng quê, ngõ xóm. Tác giả cảm nhận thu ở một tầm rộng, tầm cao hơn cụ thể hơn, không phải là những cái vô hình như gió, sương, hương mà thu đến trong những cái hữu hình.
- ? Hãy đọc thuộc đoạn thơ 2 và nhận xét:
- Trong khổ thơ này thiên nhiên sang thu được tác giả tiếp tục cảm nhận qua những hình ảnh thơ nào? (học sinh nêu: 
- Tại sao hai hình ảnh: sông và chim lại được miêu tả trong thế đối nhau?
- Từ dềnh dàng, vội vã đợc dùng trái nghĩa nhau có tác dụng diễn đạt như thế nào? (sông dềnh dàng gợi cảm nhận về sự thay đổi dòng chảy của sông, nếu những ngaỳ mưa nguồn nước cuồn cuộn chảy không ngừng, thì giờ đây không có gì phải vội, nước đã cạn dần, dòng chảy nhẹ nhàng. Còn cánh chim bắt đầu vội vã, đó là đặc trng của loài chim tránh rét, thu đến chớm lạnh các loài chim phải tìm cách tránh rét. Cả hai từ nêu trạng thái của sự vật đều được kết hợp rất khéo léo với các từ, bắt đâu, đợc tạo cảm giác mọi sự thay đổi mới chỉ bắt đầu. 
?Hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu nên hiểu nh thế nào? Có thật có một dám mây nh vậy không?
-GV bình: Đám mây mùa hạ giống như tấm khăn voan vắt trên bờ vai thiếu nữ trên bầu trời, nửa đang còn là mùa hạ, nửa đã nghiêng về thu. Bầu trời đã một nửa thu, đám mây mùa hạ nhuốm sắc thu để rồi một lúc nào đó ngỡ ngàng thấy đang bồng bềnh trong bầu
trời trọn vẹn thu.Nếu khổ thơ trên hình ảnh caí ngõ thực để cho sương đi qua gợi đến cái ngõ ảo nối hai mùa thì đám mây là thực nhưng cái ranh giới mùa là ảo, là hư)
* Giáo viên khái quát nội dung hai khổ thơ chuyển nội dụng:Trong hai khổ thơ đầu là những cảm nhận về thời điểm giao mùa một cách trực tiếp bằng nhiều giác quan. Hai khổ thơ nh cành biếc của một cây thơlạ. Thì khổ thơ cuối chính là cái gốc của cây thơ đó, là nơi cho hai nhánh thơ tựa vào để toả hương, 
b. Khổ thơ 2 (8')
+Sông được lúc dềnh dàng> < Chim bắt đầu vội vã
 Hai hình ảnh quen thuộc, đối nhau để cụ thể hơn sự giao mùa 
 Dùng cặp trái nghiã, mở rộng không gian thu ở tầm cao – rộng
+ Hình ảnh: đám mây.
 Là sản phẩm của trí tưởng 
tượng, sáng tạo mới mẻ; mây là thực vừa gợi liên tưởng. Góp phần làm rõ cảm nhận thu sang cả về thời gian, không gian chuyển mùa thật đẹp, đậm chất thơ.
khoe sắc, đem lại cho bà thơ một vẻ đẹp trọn vẹn bằng chính sự cảm nhận về mùa thu bằng khẳng định,bằng kinh nghiệm, bằng sự suy ngẫm.. 
 Hãy đọc đoạn thơ cuối.( học sinh đọc thuộc)
?Vẫn là nắng, là mưa trong tự nhiên, nhưng trong đoạn này tác giả đã miêu tả miêu tả chúng trong trạng thái như thế nào?
? Tại sao cuối bài thơ tác giả viết: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi.? Hình ảnh hàng cây đứng tuổi gợi suy nghĩ về điều gì?
* Giáo viên gợi mở về hình ảnh hàng cây để học sinh bình: không phải ngẫu nhiên hình ảnh hàng cây lại đứng ngự ở phần khép lại bài thơ. Phải chăng cái đứng tuổi của cây là cái chốt cửa để qua đó ta mở sang một thế giới khác, thế giới sang thu của hồn người. Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của cây trước sấm, sét, bão dông vào lúc thu sang đó chính là sự từng trải, chín chắn của con ngời sau bao vất vả, lo toan, khó khăn của cuộc đời. Thiên nhiên sang thu chủ yếu lắng lại, chủ yếu là chừng mực. Con ngời cũng thế, nhng có điều nửa đời nhìn lại thì ta một mặt nhận thấy sâu sắc hơn, chín chắn hơn, thâm trầm thêm, điềm đạm thêm, nhưng một mặt ta cũng cần khẩn trương hơn.
*Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét nội dung, nghệ thuật tiêu biểu bài thơ và đọc ghi nhớ.
?Nêu nhận xét cảm nhận của tác giả về mùa thu trong bài? (Cảm nhận thu bằng nhiều giác quan, qua từ ngữ giầu sức gợi và cách quan sát cảnh tinh tế trong không gian, thời gian, cảm nhận thu từ biểu tượng đến lí trí tạo nên chiều sâu của bài)
- Nghệ thuật tiêu biểu được dùng trong bài thơ? (Từ ngữ giầu hình ảnh gợi cảm, các phép tu từ nhân hoá, ẩn dụ làm cho cảnh trở nên có hồn, gần gũi, gợi nhiều suy tư)
c. Khổ thơ cuối (8')
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa.
 wa, nắng còn, nhung giảm dần số lượng, để mang nét đặc trwng của mùa thu. Nắng, mưa gợi sự từng trải
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
 Là hình ảnh thực, gợi liên tưởng về con người, cuộc đời vững vàng, từ trải trước những bất thường của ngoại cảnh.
* Ghi nhớ: SGK. (3')
D. Luyện tập - Củng cố (3')
	Bài tập: Viết đoạn văn nêu nhận xét cách cảm nhận về sự chuyển mùa trong bài thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh.
	* Học sinh hoàn chỉnh bài tập ở nhà, đảm bảo viết đoạn có sự cảm nhận nội dung, nghệ thuật
E - Hướng dẫn về nhà (2')
	-Học thuộc bài thơ. Nắm chắc giá trị nội dung nghệ thuật
	-Chon một đoạn thơ mà em thích và viết lời cảm nhận
	-Soạn " Nói với con"
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 124- Tập làm văn Nghị luận về bài thơ (đoạn thơ)
Ngày soạn: 27/2/09
Ngày dạy: 04/3/09
Mục tiêu cần đạt
	HS nắm được thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: vấn đề nghị luận, bố cục bài viết, cách diễn đạt.
	 Rèn kĩ năng trình bầy bài, liên kết ccâu, đoạn. Biết nhận diện các yếu tố trong bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
Chuẩn bị
	* Giáo viên: Nội dung, phương pháp trình bầy. Bài văn mẫu minh hoạ.
	* Học sinh: Đọc và trả lời các sau hỏi tìm ý, làm bài tập.
Tiến trình dạy- học
A. ổn định lớp (1')
	9B vắng:
B. Kiểm tra bài cũ (3')
	Câu1: Nêu cách làm nghị luận nói chung? Nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích như thế nào?
	Câu 2: Nêu bố cục bài nghị luận về tác phẩm truyện?
C. Bài mới (37')
* Học sinh dọc bài văn và cùng trao đổi các nội làm rõ yêu cầu:
-? Bài văn bàn về vấn đề nào?
-? Bài văn gồm mấy đoạn văn? Mỗi đoạn làm rõ một nội dung nào của vấn đề?
-? Căn cứ vào hệ thống luận điểm hãy nêu bố cục bài viết?
- ? Các luận điểm trong bài đợc tác giả làm rõ bằng cách nào?
= > Các luận điểm được làm rõ bằng các hình ảnh thơ, câu thơ đặc sắc trong bài thơ. Người viết đã phân tích, bình luận về giọng điệu, kết cấu thơ,..
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ (20')
1. Ví dụ: Văn bản Khát vọng.
2. Nhận xét:
* Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và cảm xúc của Thanh Hải trong bài thơ Mùa Xuân nho nhỏ.
* Bố cục: 3 phần.
+ Phần mở bài: Giới thiệu bài thơ của Thanh Hải. Nêu vấn đề...
+ Phần thân bài: (lần lợt trình bầy các luận điểm - Làm rõ nhận định, đánh giá của tác giả về nội dung và nghệ thuật của bài thơ)
- Hình ảnh mùa xuân trong bài có nhiều tầng ý nghĩa.
- Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc của trìu mến của nhà thơ.
- Hình ảnh mùa xuân thể hiện khát vọng được hoà nhập, được dâng hiến của nhà thơ.
?Vậy nghị luận về bài thơ là nghị luận những vấn đề nào trong bài thơ?
- Học sinh nêu và bổ sung, cuối cùng thống nhất và đọc ghi nhớ.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài tập và làm bài tập.
Hãy đặt câu hỏi để tìm thêm ý.
Từng học sinh trình bầy phần bổ sung của mình.
+ Phần kết bài: Tổng kết khái quát về giá trị tác dụng của bài thơ.
* Ghi nhớ: SGK
+ Nghị luận về bài thơ: Nêu nhận xét đánh giá về nội dung, nghệ thuật bài thơ.
- Nội dung, nghệ thuật thể hiện qua từ ngữ, nhịp thơ, phép tu từ...
- Bố cục bài viết: ba phần
* Ngôn ngữ dễ hiểu có tính hàn suc, biểu cảm.
II. Luyện tập (17')
Bài tập: Trình bầy những đánh giá, nhận xét khác về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"
- Nhạc điệu bài thơ như thế nào?
- ? Bức tranh mùa xuân trong bài được miêu tả có nét đặc sắc nào ?
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ có là cảm xúc để tác giả bộc lộ tình cảm với quê hương đất nước.
D. Củng cố (2')
	- Nêu lại khái niệm nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
	- Nghe đọc bài viết nghị luận về bài : Nói với con của Y Phương.
E. Hướng dẫn học bài (2')
- Học thuộc lí thuyết, đọc thêm bài viết trong SGK.
- Chuẩn bị: Cách làm bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ (Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi gợi ý).
 *******************
Tiết 125- Tập làm văn Cách làm bài nghị luận
Ngày soạn: 28/2/09 về bài thơ, đoạn thơ
Ngày dậy: 04/3/09
Mục tiêu cần đạt
	Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: tìm ý, lập dàn ý, viết từng phần, viết bài, các phương pháp lập luận....
	Rèn kĩ năng vận dụng các bước làm bài vào thực hành, cách triển khai các luận điểm.
Chuẩn bị
	*GV: Nội dung, các bước tiến hành bài làm có minh hoạ.
	*HS: Đọc bài văn và nắm các bước làm bài. Tập viết một số đoạn theo yêu cầu.
Tiến trình dạy- học
A. ổn định lớp (1')
	9B vắng:
B. Kiểm tra bài cũ (4')
	Câu 1: nêu khái niệm làm bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ?
	Câu 2: Bố cục chung của bài làm gồm nội dung nào, nhiệm vụ?
C. Bài mới (36')
* Học sinh quan sát các đề bài và tìm hiểu theo các gợi ý:
- ? Những đề bài nào có cấu tạo giống nhau?( học sinh nêu các đề)
-? Các đề có cấu tạo gồm mấy phần?
-? Có những cách ra đề dới dạng nào?
= > Các đề nghị luận về bài thơ, đoạn có điểm giống nhau và khác nhau: Giống nhau cùng là đề nghị luận về bài thơ, đoạn thơ; Khác nhau ở mức độ yêu cầu (nội dung, nghệ thuật,...), yêu cầu: Phân tích, cảm nhận, suy nghĩ.
* Học sinh nêu lại các bước thường thực hiện khi làm bài Tập làm văn sau đó vận dụng cho đề bài:
- ?Nêu nội dung tìm hiểu đề? (Trình bầy cụ thể từng nội dung.)
- Muốn tìm ý cần đặt các câu hỏi nào( câu hỏi nội dung và câu hỏi nghệ thuật)
- Học sinh tự trả lời các câu hỏi gợi ý SGK và nêu đợc các ý.
*Học sinh đọc dàn ý trong SGK và trao đổi nhiệm vụ từng phần.
I.Đề bài nghị luận bài thơ, đoạn thơ
 (6')
1. Ví dụ: Các đề bài
2. Nhận xét
+ Cấu tạo đề. Nội dung
- 2 phần Yêu cầu 
- 1 Phần nêu nội dung( đề 4,7)
+ Hình thức đề (dạng đề)
Đề nêu mệnh lệnh
Đề nêu câu hỏi
Đề bài là một tiêu đề (đầu đề)
II.Cách làm bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ (30')
 Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
Các bước làm bài
a. Tìm hiểu đề, tìm ý.
*Tìm hiểu đề:
- Kiểu đề: Nghị luận bài thơ
- Vấn đề nghị luận: tìmh yêu quê hơng của tác giả.
- Giới hạn đề: Trong bài thơ Quê hơng và một số bài thơ khác của tác giả.
* Tìm ý:
- Nội dung chính trong bài thơ: tình yêu quê hương sâu nặng.
+ Nhớ làng biển, dân chài đi đánh cá.
+ Hình ảnh thơ ấn tượng, gợi nhớ.
+ Nghệ thuật miêu tả, biểu cảm.
b. Lập dàn ý
A. Mở bài.
- Giới thiệu bài thơ
- Nêu khái quát nhận xét nội dung, nghệ thuật bài thơ
B. Thân bài.
(lần lượt phân tyích làm rõ tình yêu quê hương trong bài bằng các luận điểm)
*Học sinh thực hiện bước viết bài theo yêu cầu:
- Vận dung nội dung dàn ý, các liên kết câu đoạn hãy chuyển từng phần dàn ý thành văn viết:
- ? Viết hoàn chỉnh phần mở bài theo hai cách?
- chọn một ý trong phần thân bài và viết thành văn?( chú ý các dùng từ liên kết câu trong đoạn, các câu làm rõ luận điểm)
* Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh rút ra nhận xét cách viết đoạn, luận điểm.
* Học sinh thảo luận tình huống: Nếu làm xong bài văn, em không đọc lại thì có ảnh hưởng đến chất lượng bài làm không? Vì sao?
* Học sinh đọc ghi nhớ và nêu lại nội dung cách làm bài nghị luận thơ.
- Nội dung
- Nghệ thuật
C. Kết bài.
- Khái quát nội dung đã phân tích.
- ý nghĩa giáo dục rút ra từ bài thơ.
c. Viết bài.
+ Viết phần mở bài
- Nêu trực tiếp vấ đề.
- Dẫn dắt vào đề.
Ví dụ: Quê hương luôn là hình ảnh không bao giờ phai lạt trong tâm trí mỗi người, quê hương là trốn thân thương, là nơi để ta đi về trong niềm tự hào. Và nhà thơ Tế hanh đẫ diễn tả tình yêu quê hương của mình thật tinh tế trong bài thơ "Quê hương". Bài thơ viết khi ông đang sống xa quê.
+ Viết phần thân bài.
- Nhớ cảnh ra khơi đánh cá của dân chài: Sống xa quê, nhưng hình bóng quê hương luôn in đậm trong tâm tưởng nhà thơ. Ông nhớ như in cảnh dân làn mỗi sáng mai giương buồm đi đánh cá. Con thuyền đi đánh cá đẹp như trong huyền thoại. Mang trong mình linh hồn của làng biển thân yêu. Trên con thuyền ấy, ...
 Khi viết đoạn văn triển khai luận điểm cần có hệ thống luận cứ phù hợp, sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Các đoạn có liên kết, về nội dung và hình thức. Người viết phải có cảm nhận sâu sắc về nội dung và nghệ thuật.
d. Đọc và sửa chữa.
- Đọc lại để nhận diện những thiếu xót.
- Có thể sửa, bổ sung một số nội dung về dùng từ, dấu câu.
= > Góp phần năng cao chất lượng bài thiết thực
* Ghi Nhớ.
D. Củng cố (2')
Nêu lại cách làm bài nghị luận bài thơ, đoạn thơ
Nêu các cách viết mở bài.
E. Hướng dẫn học bài (2')
- Làm bài tập và học thuộc các bài thơ trong chương trình.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập:
	Bài tập 1: Viết phần kết bài cho đề đề bài.
	Bài tập 2: Viết đoạn vănphân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
+ Bài 1: Viết kết bài, cần dựa vào nội dung đã trình bầy trong mở bài, thân bài để: khái quát, nhận định, mở rộng thêm vấn đề.
+Bài tập 2: Viết thành đoạn ở nhà.
- Chuẩn bị bài: "Mây và sóng" 
-----------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.doc