Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 27

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 27

MÂY VÀ SÓNG

Ngày soạn: 01/3/2009 (Ta-Go)

Ngày dạy: 06/3/2009

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 HS cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử, thấy được đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo thơ bằng những câu đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên giầu ý nghĩa tượng trưng.

 Giáo dục tình cảm gia đình

 Rèn kĩ năng đọc thơ tự do, phân tích hình ảnh thơ có tính biểu trưng

CHUẨN BỊ

 *Giáo viên: Nội dung bài, hệ thống câu hỏi thảo luận để tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

 *Học sinh: Học thuộc bài thơ, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.

TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC

A. Ổn định lớp (1')

 9B vắng:

 

doc 11 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Tiết 126- Văn học Mây và sóng
Ngày soạn: 01/3/2009 (Ta-Go)
Ngày dạy: 06/3/2009
Mục tiêu cần đạt
	 HS cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử, thấy được đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo thơ bằng những câu đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên giầu ý nghĩa tượng trưng.
	Giáo dục tình cảm gia đình
	 Rèn kĩ năng đọc thơ tự do, phân tích hình ảnh thơ có tính biểu trưng
Chuẩn bị
	*Giáo viên: Nội dung bài, hệ thống câu hỏi thảo luận để tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 
	*Học sinh: Học thuộc bài thơ, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.
Tiến trình dạy- học
A. ổn định lớp (1')
	9B vắng:
B. Kiểm tra bài cũ (4')
	?Đọc thuộc bài thơ Nói với con của nhà thơ Y phương và nêu chủ đề bài thơ.
	?Trình bầy bài viết nêu cảm nhận về lời cha nói với con trong bài thơ. (2 học sinh trình bầy)
C. Bài mới (36')
	GV giới thiệu bài:
* Học sinh trình bày về tác giả, tác phẩm.
- Giáo viên nêu thêm một số nội dung về bài thơ: Trong chương trình SGK cũ bài thơ đã được đưa vào giảng dậy - bản dịch của Nguyễn Đình Thi, còn trong sách mới bản dịch của Nguyễn Khắc Phi
* Học sinh đọc bài thơ - 3 HS đọc
* Học sinh nêu nghĩa các từ được chú thích và vận dụng trong bài học.
- HS nêu bố cục bài thơ
I. Giới thiệu chung (5')
1. Tác giả: Ra-bôn-đra-nát Ta-go (1881- 1941)
2. Tác phẩm.
In trong tập Si-Su (1909)
Thể thơ: Tự do.
Chủ đề: ca ngợi tình mẹ con sâu sắc.
II. Đọc- hiểu văn bản (28')
1. Đọc - Chú thích. (3')
-Giọng nhẹ nhàng, các lời thoại linh hoạt.
2. Bố cục: 2 phần (2')
+ Phần 1: Cuộc trò chuyện của em bé với mẹ về mây.
+ Phần 2: Cuộc trò chuyện của em bé với mẹ về sóng
* Học sinh đọc phần 1 và trao đổi:
-? Em hãy thuật lại cuộc trò chuyện cuả em bé với mẹ?
- ? Qua đó em nhận ra đợc tình cảm của em bé với mẹ nh thế nào?
- ? Em có suy nghĩ gì về tò chơi em bầy ra cùng chơi với mẹ.?
-?Cuộc trò chuyện với mây của em là có thật hay không? Tác giả đã xây dựng cuộc trò chuyện bằng nghệ nào?
*Bằng trí tưởng tượng, kết hợp với những hình ảnh thơ đẹp, ngôn ngữ thơ đối thoại, tác gỉa đã tạo một cuộc trò chuyện thú vị đồng thời gợi tình mẹ con sâu sắc không có gì thay thế được.
* Học sinh trao đổi về nghệ thuật : Vì sao các rò chơi của em bé với mẹ lại hấp dẫn như vậy? (bằng trí tưởng tượng tác giả đã kết hợp các biện pháp lặp nhịp điệu, cấu trúc giúp ta hiểu hơn về tình mẹ con. Song không phải dễ nhận ra, nếu thiếu lí trí.
* Học sinh đọc bài thơ
- Trình bầy cảm nhận về tình cảm của em bé với mẹ.
GV hướng dẫn HS về nhà viết (Nêu rõ trong bài viết câu chủ đề)
3. Phân tích (22')
a. Cuộc trò chuyện của em bé về mây – Tình cảm của em với mẹ (11')
+ Mây: Rủ em bé đi chơi- đến thế giới cuả mây em rất thích.
- được rong chơi, ca hát, cùng thiên nhiên rực rỡ sắc mầu
+ Em bé: 
- Muốn đi- muốn được khám phá hiểu biết- rất trẻ con
- Muốn ở nhà với mẹ- mẹ cần mình- hiếu thảo với mẹ- yêu thương, quí trọng tình mẹ hơn thú vui khác.
+ Trò chơi em- mẹ.
Con là mây- Mẹ là trăng
Mái nhà là trời xanh
= > Gợi tình cảm gia định yên ấm, hạnh phúc, có con – mẹ. Có thiên nhiên đẹp- Cuộc sống hài hoà.
b. Cuộc trò chuyện của em với mẹ về sóng (11')
+ Sóng: Tự do, ca hát từ sáng đến chiều.
+ Em bé: Muốn đợc đi chơi
- Muốn đợc ở với mẹ.
+ Trò chơi của em với mẹ: 
- con là sóng- mẹ là mặt biển
 Cuộc vui chơi có tình cảm của mẹ con, có thiên nhiên, tạo sự hài hoà.
* Ghi nhớ: SGK. (2')
III.Luyện tập (3')
Bài tập: Đọc bài thơ và nêu nhận xét về suy nghĩ của em bé về mẹ.
Bài tập: Viết đoạn văn ngắn trình bầy cảm nhận về tình mẹ con trong bài thơ.
D. Củng cố (2')
	- Đọc thuộc bài thơ, nêu nội chính bài thơ.
	- Tìm những tác phẩm cùng chủ đề
E. Hướng dẫn về nhà (2')
	 Học thuộc bài thơ. Nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
	Chuẩn bị ôn tập thơ và kiểm tra truyện thơ.
 *****************
Tiết 127- Văn học Ôn tập thơ
Ngày soạn: 02/3/2009
Ngày dạy: /3/2009
Mục tiêu cần đạt
	 Hệ thống hoá nội dung kiến thức về các tác phẩm thơ. Nắm được những nội dung và nghệ thuật chính của các bài thơ.
	Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức theo hệ thống. Rèn khả năng cảm thụ văn trong quá trình ôn tập.
Chuẩn bị
* Giáo viên: Nội dung ôn tập, bảng thống kê các tác phẩm thơ, các nội dung chính. Một số bài tập ...
* Học sinh: Thống kê cac tác phẩm và nắm nội chủ yếu. Làm câu hỏi gợi ý SGK.
Tiến trình dạy - học
A. ổn định lớp (1')
	9B vắng:
B. Kiểm tra bài cũ 
	(Kết hợp trong nội dung ôn tập: Nội dung bài thơ. đọc thuộc thơ)
C. Bài mới (40')
I . Hệ thống tác phẩm thơ (20')
 GV yêu cầu HS kể tên những tác phẩm thơ đã học; nêu khái quát giá trị nội dung nghệ thuật của mỗi tác phẩm ...
 HS truy bài theo nhóm
 GV chiều bảng hệ thống kiến thức về các bài thơ hiện đại Việt Nam
Tác phẩm, tác giả,
thể thơ
Nội dung cơ bản
Nghệ thuật
1. Đồng chí- Chính Hữu
- Thơ tự do
- Viết 1948
Ca ngợi tình động chí gắn bó, keo sơn. Tình đồng chí là sức mạnh.
Thể thơ tự do, chi tiết thơ gợi cảm. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc.
2. Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận
- Thể thơ :7 chữ.
- 1958
Bức tranh đẹp về thiên nhiên và con người trong lao động, dựng xây cuộc sống mới. Cảm nhận về thiên nhiên lao động
 Hình ảnh thơ lãng mạn, giầu liên tưởng. Cảm hứng thơ khẻo khoắn. Sự sáng tạo trong hình ảnh thơ: so sánh, nhân hoá, điệp, kết cấu tương ứng.
3. Bếp lửa- Bằng Việt
- Thể thơ: Bầy chữ, 8 chữ.
-1963
Kỉ niệm về tình bà cháu trong dòng cảm xúc cảm động, lòng kính yêu bà, yêu quê hương đất nước
Sự sáng tạo trong hình ảnh thơ: Bếp lửa giầu tầng nghĩa.
- Hình ảnh sóng đôi đẹp hài hoà
4. Con cò-Chế Lan Viên
- Thơ tự do
- 1962
Ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru với cuộc đời con người
Hình ảnh thơ độc đáo, chất liệu thơ từ cuộc sống, giọng điệu thơ nhẹ nhàng dịu hiền
5.Bài thơ về tiểu đội xe khôngkính- Phạm Tiến Duật
- thể thơ tự do
- 1969
Hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong cuộc chiến đáu quan xâm lược Mĩ: hiên ngang dũng cảm, giàu loàng yêu nước
Hình ảnh thơ độc đáo, có sức gợi, ngôn ngữ thơ giản dị.
5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm.
Thể thơ 8 chữ
1971
Hình ảnh bà mẹ Tà ôi thương con, thương dân làng, bộ đội, đất nước. Có những ước mơ giản dị.
Khai thác chất liệu lời ru, vận dụng sáng tạo trong thơ, tạo giai điệu trầm bổng.
7. ánh trăng- Nguyễn Duy
Thể thơ: 5 chữ
1978
Hình ảnh trăng gợi nhớ những năm tháng hgian lao, của cuộc đời nhưng thấm đượm tình nghĩa. Nhắc nhở lối sống: Uống nước nhớ nguồn
Hình ảnh thơ giàn dị, ngôn ngữ thơ mộc mạc, giọng thơ chân thành
8. Sang thu- Hữu Thỉnh
- Thể thơ: 5 chữ
-Viết sau 1975
Sự biến chuyển của thiên nhiên từ hạ sang thu lúc giao mùa qua cảm nhận tinh tế của tác giả.
Sử dụng nhiều giác quan để miêu tả, ngôn ngữ giầu hình ảnh, giầu tầng nghĩa.
9. Nói với con - Y Phương
-Thể thơ tự do
Bằng lời trò chuyện tác giả thể hiện tình cảm gắn bó, niểm tự hào về quê hương, đạo lí của dân tộc.
Cách nói mộc mạc, giầu hình ảnh, giọng điệu tha thiết.
10. Nói với con- Viễn Phương
- 1976
- Thể thơ: 8 chữ
Lòng thành kính của nhà thơ và niềm xúc động sâu sắc trước hình ảnh vĩ đại Bác Hồ.
Giọng điệu thơ trang trọng, giầu hình ảnh, thiết tha.
11. Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải
- Thể thơ: 5 chữ
- 1980
Cảm xúc trớc mùa xuân thiên nhiên, đất nước. Thể hiện ớc nguyện chân thành đợc cống hiến.
Thể thơ 5 chữ, giầu nhạc điệu, hình ảnh thơ đẹp, giầu sức gợi cảm. Hình ảnh thơ nhiều tầng ý nghĩa.
II. Các giai đoạn phát triển của thơ ca (3')
1. Giai đoạn chống Pháp (1945- 1954)
2. Giai đoạn hoà bình sau cuộc kháng chiến chống Pháp.( 1954- 196)
3. Giai đoạn chống Mĩ( 1964- 1975)
4. Giai đoạn sau 1975
III. Đề tài phản ánh (2')
* Tình cảm gia đình
* Tình động chí, đồng đội.
* Xây dựng đất nớc, ca ngợi con ngời lao động.
IV. Nội dung phản ánh của thơ ca (15')
* Tái hiện được cuộc sống, đất nước và hình ảnh người Việt nam suốt thời kì lịch sử sau CM8 qua nhiều giai đoạn.
* Đất nước con ngời Việt nam qua 2 giai đoạn kháng chiến của dân tộc.
* Cuộc sống lao động và những tình cảm tốt đẹp của con người.
D. Củng cố (2')
	- Đọc thuộc một số bài thơ trong nội dung ôn tập và nêu nhận xét về nội dung.
E. Hướng dẫn về nhà (2')
	- Chuẩn bị bài kiểm tra thơ
	- Ôn tập, thống kê văn bản Nhật dụng.
 ****************************
Tiết 128- Tiếng Việt Nghĩa tường minh và hàm ý( tiếp) 
Ngày soạn: 03/3/2009
Ngày dạy: /3/2009
Mục tiêu cần đạt
	HS nhận diện được hai điều kiện sử dụng hàm ý và vận dung vào bài làm, vào giao tiếp nói viết.
	Rèn khả năng dùng câu với những nghĩa cụ thể trong hoàn cảnh giao tiếp.
Chuẩn bị
	* Giáo viên: Nội dung bài dạy, phương pháp. Một số bài tập.
	* Học sinh: Làm bài tập và trả lời các yêu cầu gợi ý.
Tiến trình dạy - học
A. ổn định lớp (1')
	9B vắng:
B. Kiểm tra bài cũ (3')
	Câu 1:Nêu cách hiểu về nghĩa tường minh và hàm ý? Ví dụ?
	Câu 2:Nhận diện nghĩa hàm ý trong câu đối đáp sau:
Vợ: Tôi mà biết anh như thế này thì thà tôi lấy quỉ sa tăng còn sướng hơn. 
Chồng: ủa lạ nhỉ? Bộ ở dưới âm ti địa ngục người ta cho phép họ hàng lấy nhau à?
C. Bài mới (37')
I. Điều kịên sử dụng nghĩa tường minh, hàm ý (17')
* Học sinh dọc đoạn trích và nhận xét các câu nói của chị Dậu:
-? Câu nói nào của chị Dậu có chứa hàm ý?
- ? Vì sao chị Dậu lại dùng câu nói có hàm ý đề nói với con?
-? Vậy khi mẹ nói cái Tý có hiểu hàm ý của chi Dậu không?
- ? Vậy muốn ngời nghe hiểu được hàm ý của mình ngời nói cần điều kiện gì?
* Học sinh nêu kết luận và đọc ghi nhớ.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.
+ Bài tập: Lần lượt đọc các câu và nhận diện, chỉ ra nội dung hàm ý.
+ Bài 2: đọc câu có hàm ý và căn cứ vào điều kiện dùng hàm ý để nhận xét.
+ Bài 3: hai học sinh đọc hai câu và nêu rõ hàm ý dùng trong câu thêm vào (Đặt trong văn cảnh, đối tượng,..)
1. Ví dụ: Đoạn trích.
2. Nhận xét.
* Các câu nói của chị Dậu.
+ Câu 1: Hàm ý ba sau con không ăn cơm ở nhà với thầy u nữa, u đã bán con cho người ta rồi.
 Chị không nói sự thật vì rất đau lòng và sợ cái Tí bị xốc.
Câu 2: Hàm ý mẹ đã bán con cho cụ Nghị ở thôn Đoài.
* Mục đích hàm ý.
- Câu 1: Cái Tý chưa hiểu hàm ý
- Câu 2: Cái Tý hiểu hàm ý và nó có phản ứng: giãy nẩy, khóc: U bán con ?
3. Kết luận:
Người nói cần có văn cảnh
Có ý thức đưa hàm ý vào lời nói
 Người nghe cần có năng lực phán đoán hàm ý.
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập (20')
Bài tập1: Nhận diện các câu có hàm ý trong các phần trích (5')
a. Người nói hàm ý: anh thanh niên
- Nội dung hàm ý: Mời bác và cô, và,...
- Người hiểu hàm ý: Ông hoạ sĩ- ông tiến theo anh thanh niên vào nhà và ngồi xuống ghế.
b. Người nói hàm ý: Tấn 
-Nội dung hàm ý: chúng tôi không cho được
-Người nghe hiểu hàm ý: Thím Hai Dương – Thật là càng giầu có càng không dám rời một đồng xu. Càng không dám rời một đồng xu lại càng giầu có.
Bài tập 2: (5')
 Nhận diện câu hàm ý và mục đích dùng
- Chắt nứơc giùm cái,...
 Dùng hàm ý không thành công. Người nghe không thực hiện
Bài tập 3: (5')
 Thêm vào để có câu chứa hàm ý.
+ Ngày mai về quê với mình nhé.
+ Ngày mai mình còn đi học thêm.
+ Bài tập 4: Học sinh nêu cách hiểu về câu có hàm ý.
Bài tập 4: Câu có hàm ý: (5')
 - Tuy hi vọng chưa có thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì đạt được.
D. Củng cố (3')
Ôn tập lại thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Lấy ví dụ?
Làm thêm bài tập: Vì sao câu chuyện sau lại gây cười: 
*Vua dầu mỏ Sa- mút nói với Bin-ghết:
- Giá dầu leo thang thế này chắc tôi sẽ mua được cả thế giới.
Bin-ghết mỉm cười và gật gật:
- Anh thì có thể nhưng tôi chưa hề có ý định bán nó. (Hàm ý Từ trước đến nay tôi vẫn giầu hơn anh và thế giới đang ở trong tay tôi)
E. Hướng dẫn học bài (1')
	- Học và làm bài tập theo hướng dẫn.
	- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt
	-Học ôn phần thơ chuẩn bị kiểm tra
 ***************************
Tiết 129- Văn học Kiểm tra Thơ Việt Nam. 
Ngày soạn:05/3/2009
Ngày dạy: /3/2009
Mục tiêu cần đạt
	 Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua nội dung ôn tập và kiểm tra các tác phẩm thơ đã học trong chương trình. Biết làm bài tự luận theo yêu cầu về thời gian và nội dung.
	Rèn kĩ năng viết bài, trình bầy bài, cảm thụ thơ.
Chuẩn bị
	* Giáo viên:Đề, đáp án, biểu điểm
Đề bài
Phần trắc nghiệm (3,0điểm)
Câu 1: (1đ) Nối tên tác giả ở cột A với tên tác phẩm ở cột B cho phù hợp!
A
B
1 - Mùa xuân nho nhỏ
2 - Sang thu
3 - Nói với con
4 - Con cò
5 - Viếng lăng Bác
a - Chế Lan Viên
b - Viễn Phương
c - Thanh Hải
d - Y Phương
e - Hữu Thỉnh
Câu 1: (2đ): Trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1, "Giàu chất suy tởng, đậm chất triết lí" là phong cách nghệ thuật của nhà thơ nào?
	A - Thanh Hải	 B - Y Phương	 C - Viễn Phương D - Chế Lan Viên
2, Dòng nào nêu đủ tên các bài thơ có nội dung đề cập đến tình cảm của cha mẹ đối với con cái?
	A - Mùa xuân nho nhỏ, Con cò	 C - Con cò, Nói với con
	B - Sang thu, Con cò 	 D - Viếng lăng Bác, Nói với con
3, Bài thơ nào có đặc điểm nghệ thuật: "Thể thơ tự do, hình thức nhắn nhủ, tâm tình, hình ảnh quê hương giàu sức gợi cảm"?
	A-Nói với con	 B-Sang thu	 C-Mùa xuân nho nhỏ D-Viếng lăng Bác
4, Dòng thơ nào sau đây chứa hình ảnh ẩn dụ?
	A - Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng	
	B - Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
	C - Mọc giữa dòng sông xanh - 	Một bông hoa tím biếc	
	D - Quê hương anh nước mặn đồng chua
Phần tự luận (7đ)
Câu 1 (1,0đ): Chép lại hai câu thơ cuối bài "Sang thu" của Hữu Thỉnh và nêu nội dung khái quát của hai câu thơ đó.
Câu 2 (6,0đ):	Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên chuyển mùa trong đoạn thơ:
	Bỗng nhận ra hương ổi 
	Phả vào trong gió se
	Sương chùng chình qua ngõ
	Hình như thu đã về (Sang thu - Hữu Thỉnh)
Đáp án, biểu điểm
Phần trắc nghiệm (3,0điểm)
Câu 1: (1đ) Nối đúng tên tác giả ở cột A với tên tác phẩm ở cột B. Mỗi trường hợp đúng được 0,2đ: 1 - c; 2 - e; 3 - d; 4 - a; 5 - b
Câu 2: (2đ): Chọn đúng mỗi đáp án được 0,5đ
Câu
1
2
3
4
Đáp án
D
C
A
B
Phần tự luận (7đ)
Câu 1 (1,0đ):
	HS chép đúng 2 câu cuối bài 	0,5đ
	Nêu được nội dung khái quát của hai câu thơ: Những người từng trải luôn vững vàng trường những biến động của cuộc sống	0,5đ
Câu 2: (6đ): 
	Viết dưới dạng văn nghị luận
	Làm nổi bật được cảm nhận tinh tế của Hữu thỉnh trước cảnh đất trời vào thu qua những hình ảnh đặc trưng cho mùa thu (hương ổi, gió se, sương chùng chình...), qua cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả...
	Bài viết có bố cục ba phần chặt chẽ, mạch lạc. Diễn đạt trôi chảy, lời văn giàu hình ảnh...
	(GV căn cứ vào mức độ yêu cầu đạt được của HS để cho điểm phù hợp:
	- Điểm 5-6 đạt các yêu cầu, văn viết có cảm xúc, sáng tạo.
	- Điểm 3-4: đạt các yêu cầu,viết còn sơ lược, câu chữ còn sai ít.
	- Điểm 1-2: Chưa đạt được đúng yêu cầu)
	* Học sinh: Chuẩn bị ôn tập, nội dung nghệ thuật các tác phẩm thơ.
Tiến trình dạy - học
A. ổn định lớp
	9B vắng:
B. Kiểm tra 
C. Bài mới
	1. GV phát đề
	2. HS đọc lập, tự giác làm bài
D. Củng cố
	- GV thu bài và nhận xét giờ kiểm tra
E. Hướng dẫn về nhà
	- Ôn tập thơ và học thuộc các bài thơ chuẩn bị cho làm bài tập làm văn Nghị luận tác phẩm thơ.
	- Chuẩn bị nội dung ôn Văn bản Nhật dụng.
	- Chuẩn bị cho tiết trả bài
 *********************
Tiết 130 - Tập làm văn Trả bài viết số 6
Ngày soạn: 10/3/2009 Nghị luận tác phẩm truyện (đoạn trích)
Ngày dạy: /3/2009
 Mục tiêu cần đạt
	HS nhận ra ưu điểm và hạn chế của mình khi làm văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
	Từ đó, các em có hướng điều chình phương pháp dạy và học cho phù hợp
Chuẩn bị
	* Giáo viên: Chấm chữa bài, xác định một số lỗi cơ bản để học sinh chữa. Hướng sửa chữa các lỗi.
	* Học sinh:Ôn tập nội dung văn ngị luận và chuẩn bị chữa bài.
Tiến trình dạy- học
A. ổn định lớp (1')
	9B vắng:
B. Kiểm tra bài cũ 
	(Kết hợp trong trả bài)
C. Bài mới (40')
* HS đọc lại đề bài
*Học sinh nêu lại các bước làm bài và trình bầy bước tìm hiểu bài, tìm ý.
* GV yêu cầu học sinh trình bầy dàn ý đã lập trong tiết làm bài
- Lần lượt trình bầy các ý trong dàn ý.
Đề bài: 
I. Xác định yêu cầu của đề (2')
II. Lập dàn ý (4')
MB
- Giới thiệu tác phẩm, tác giả.
- Nêu vấn đề: Anh thanh niên – với quan niệm về nghề nghiệp.
- Học sinh đối chiếu với dàn ý và nhận xét bổ sung.
- Giáo viên nhận xét hệ thống dàn ý học sinh trình bầy và bổ sung thêm nội dung cho dàn bài.
* Giáo viên nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh.
- Học sinh đối chiếu bài nhận diện những tồn tại, những u điểm của bài làm học sinh.
- Học sinh tự nhận dện lỗi và chữa bài theo nhận xét của giáo viên:
+ Dấu câu.
+ Dùng tự.
+ Liên kết câu, đoạn.
- ? Học sinh nêu một số lỗi mắc trong bài và hướng chữa.
- Các học sinh khác đối chiếu và đưa thêm các lỗi cùng chữa về câu, về dùng từ.
* Học sinh chữa bài của bạn các lỗi đã nhận diện và nêu ra bài học về dùng từ.
-GV đọc bài làm của Quân
-HS nghe
* Giáo viên thống kê chất lượng và rút kinh nghiệm cho bài làm, bài chữa của học sinh.
-Nêu nhận xét khái quát về quan niệm nghề nghiệp của anh thanh niên.
TB: (lần lượt trình bầy các luận điểm làm rõ quan niệm nghề nghiệp của anh thanh niên)
- Quan niệm về nghiệp lúc mới nhận công tác.
- Khi nhận thấy công viêvjcủa mình có ích cho cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Sống rất khiêm tốn, giản dị,...
KB
- Khẳng định nội dung đã chứng minh.
- Nêu ý nghĩa của vấn đề.
III . Nhận xét (6')
* Ưu điểm.
- Trình bầy được các nội dung về nhân vật theo một lập luận hợp lí (Quân)
- Các luận điểm trình bầy khá rõ, theo những cách lập luận, dựng đoạn cụ thể.
* Tồn tại:
- Bài viết còn thiếu tính liên kết câu đoạn, có bài viết chưa làm rõ cấu trúc một đoạn (Nhất, Luân...) 
- Phần thân bài chưa mạch lạc các ý, các luận điểm (Quyến)
- Đoạn văn chưa rõ câu chủ đề (Hằng)
IV. Chữa lỗi cơ bản (23')
1. Chữa lỗi trong bài
- Xác định lại dấu câu đã dùng, chữa lại những dấu câu dùng chưa hợp 
- Thay các từ dùng cha hợp lí bằng các từ gần nghĩa, đồng nghĩa khác để câu văn, ý câu rõ ràng, mạch lạc.
2. Trình bầy lỗi và chữa lỗi trong bài, bài làm khác.
V. Đọc bài làm khá (3')
VI. Công bố điểm (2')
Sĩ số
Số bài
Điểm
0-2
<5
6,5->7,5
8-10
36
36
D. Củng cố (2')
Nhận xét ý thức giờ trả bài và nhận xét cách học sinh nhận, chữa bài.
Củng cố cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích
E. Hướng dẫn về nhà (2')
 	- Ôn tập cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện.
 	- Chuẩn bị viết bài số 7.
	- Soạn "Bến quê"
 ****************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc